Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014.

72 958 3
Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN NGỌC VINH Chuyên đề: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2013 – 2015 Thái Nguyên, năm 2014 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN NGỌC VINH Chuyên đề: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K9 LT - LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2013 – 2015 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Việt Hưng Thái Nguyên, năm 2014 LỜI NÓI ĐẦU Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn hết sức quan trọng đối với mỗi sinh viên, bởi thông qua quá trình thực tập tốt nghiệp một mặt giúp sinh viên có cơ hội làm quen dần với môi trường công việc ngoài thực tế, mặt khác thông qua quá trình này lại giúp cho mỗi sinh viên vận dụng sáng tạo những kiến thức đã được học tại trường vào thực tế công việc, góp phần rèn luyện, nâng cao kiến thức, kỹ năng, năng lực của bản thân mình vào cuộc sống sau này. Với nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá công - tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên – tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 2014”. Để hoàn thành đề tài này trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã trang bị cho tôi vốn kiến thức quý báu và cần thiết trong suốt quá trình học tập tại trường. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Nguyễn Việt Hưng đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý và tận tình giúp tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Về phía hạt kiểm lâm, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình thực tập. Đặc biệt là bác Phạm Thành hạt trưởng hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên đã trực tiếp truyền đạt thông tin và giúp tôi có được những thông tin và hiểu thêm một số kiến thức liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy rừng. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong khi thực hiện khóa luận này nhưng do kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế nên bài viết của tôi khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cùng các bạn để tôi có thể rút kinh nghiệm và học tập thêm những kiến thức bổ ích vào thực tế. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 08 năm 2014 Sinh Viên Nguyễn Ngọc Vinh DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT PCCCR : Phòng cháy chữa cháy rừng BCHPCCCR : Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng UBND : Ủy ban nhân dân QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam CNTCN : Công nghiệp thủ công nghiệp UBNN TT : Uỷ ban nhân dân thị trấn LL : Lực lượng VLC :Vật liệu cháy DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân cấp nguy hiểm cháy rừng ở Nga……………………………12 Bảng 1.2. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện Bảo Yên năm 2013 16 Bảng 1.3. Thống kê dân số và lao động 19 Bảng 2.1 Thông tin chung về đối tượng phỏng vấn. 24 Bảng 3.1: Tổng hợp tài nguyên rừng huyện Bảo Yên. 25 Bảng 3.3 Thực trạng cháy rừng từ năm 2010 – 2013 30 Bảng 3.4: Một số xã thường hay xảy ra cháy rừng trên địa bàn huyện 31 Bảng 3.5 Nguyên nhân xảy ra cháy rừng tại huyện Bảo Yên 32 Bảng 3.6: Mức độ thiệt hại do các vụ cháy rừng gây ra từ năm 2010-2013 34 Bảng 3.7: Tình hình cháy rừng từ năm 2010 – 2013 35 Bảng 3.8: Lực lượng phòng cháy chữa cháy của huyện Bảo Yên 41 Bảng 3.9 Các biện pháp tuyên truyền được sử dụng. 44 Bảng 3.10 Các hình thức tuyên truyền được sử dụng 45 Bảng 3.11 Biện pháp sử dụng các phương tiện dụng cụ để PCCCR 46 Bảng 3.12: Kế hoạch và dự trù kinh phí thực hiện các biện pháp PCCCR áp dụng cho 1 năm 48 Bảng 3.13: Trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR. 50 Bảng 3.14 Những khó khăn trong công tác PCCCR tại Huyện Bảo Yên 52 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Tam giác lửa 4 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức PCCCR tại huyện Bảo Yên 36 MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu…………………………………….…………… …… 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ……………………………………….……… ……… 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài…………………………………………………….……….3 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập……………………………………………… …… 3 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 1.5.2.1.Tình hình nghiên cứu về PCCCR ở Việt Nam 8 1.5.2.2.Tình hình nghiên cứu về PCCCR trên thế giới 11 1.5.3.Tổng quan khu vực nghiên cứu 14 1.5.3.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 14 1.5.3.2. Tình hình dân sinh, kinh tế xã hội 18 PHẦN 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 2.1.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 2.3. Nội dung nghiên cứu 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu 22 2.4.1. Kế thừa có chọn lọc các số liệu liên quan đến các nội dung của đề tài 22 2.4.2. Chọn địa điểm nghiên cứu 23 2.4.3. Phương pháp thu thập số liệu 23 3.4.4. Phương pháp phân tích số liệu. 24 PHẦN 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 3.1. Thực trạng tài nguyên rừng huyện Bảo Yên 25 3.2. Một số văn bản có liên quan đến công tác PCCCR 27 Bảng 3.2: Một số văn bản luật và dưới luật liên qua đến công tác PCCCR 27 3.3. Thực trạng cháy rừng ở huyện Bảo Yên 29 3.3.1. Kết quả điều tra về cháy rừng tại huyện Bảo Yên 29 3.3.2. Đặc điểm các vùng trọng điểm gây cháy rừng 31 3.3.3. Nguyên nhân xảy ra cháy rừng và thời gian xảy ra cháy rừng 32 3.3.4. Loại rừng bị cháy 35 3.4. Thực trạng công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên 35 3.4.1. Cơ cấu tổ chức PCCCR của huyện Bảo Yên giai đoạn 2010 - 2014 35 3.4.2. Tổ chức lực lượng PCCCR 40 3.4.3. Các biện pháp PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên 44 3.4.3.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 44 3.4.3.2. Biện pháp sử dụng các phương tiện dụng cụ để PCCCR 46 3.4.3.3. Biện pháp xây dựng cơ sở vật chất và những chính sách trong việc hỗ trợ công tác PCCCR 46 3.4.3.4. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong PCCCR 48 3.5. Trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR. 49 3.6. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác PCCCR 51 3.6.1.Những thuận lợi 51 3.6.2. Những khó khăn. 52 3.6.3. Đề xuất giải pháp cho PCCCR. 52 PHẦN 4 KẾT LUẬN TỒN TẠI KIẾN NGHỊ 55 4.1. Kết luận 55 4.2. Tồn tại 56 4.3. Kiến nghị 56 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của đất nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế - xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái quan trọng, rừng tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu, đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của các thiên tai, bảo tồn nguồn nước và làm giảm mức ô nhiễm không khí. Tuy nhiên hiện nay, cháy rừng đang là một thảm họa gây nên tổn thất to lớn về môi trường sinh thái. Nó tiêu diệt gần như toàn bộ các sinh vật trong khu vực rừng bị cháy, thải vào khí quyển khối lượng lớn khói bụi cùng với những khí gây hiệu ứng nhà kính như CO, CO 2 , NO Cháy rừng là một trong những nguyên nhân lớn làm gia tăng quá trình biến đổi khí hậu và các thiên tai hiện nay. Đối với nước ta diện tích đất đồi núi rất nhiều nên có rất nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn cung cấp lâm sản, các sản phẩm có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, gắn với đời sống nhân dân. Hiện nay Việt Nam có 13,4 triệu ha rừng, trong đó có gần 11 triệu ha rừng tự nhiên, hơn 2 triệu ha rừng trồng, trong đó có khoảng 6 triệu ha các trạng thái rừng dễ cháy như là rừng tràm, rừng thông, rừng tre trúc Vào mùa khô với xu hướng gia tăng nóng hạn của khí hậu toàn cầu và diễn biến thời tiết phức tạp trong khu vực như hiện nay thì hầu hết các trạng thái rừng trên đều dễ dàng bắt lửa và cháy lớn. Vì vậy cháy rừng thường xảy ra rất nghiêm trọng, làm cho bộ mặt của thảm thực vật bị thay đổi, diễn thế rừng theo chiều hướng đi xuống, nhiều loại cỏ dại và cây thứ sinh phát triển thay thế cho các loài cây gỗ lớn, quý hiếm, nhiều loài động 2 thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt. Do vậy cháy rừng là một thảm họa lớn, nó ảnh hưởng lớn đến nguồn tài nguyên rừng, vật chất, tính mạng con người, nhất là ảnh hưởng đến môi trường sinh thái ở nước ta và nhiều nước trên thế giới. Hàng năm trên thế giới đã xảy ra cháy rừng khoảng 10 - 15 triệu ha rừng, có năm 20 - 25 triệu ha. Ở Việt Nam năm 2010 có tới 5600 vụ cháy rừng gây tổn thất rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. Cháy rừng làm cho bộ mặt thảm thực vật bị thay đổi, diễn thế rừng theo chiều hướng đi xuống, xuất hiện nhiều loài cỏ dại và cây thứ sinh phát triển thay thế cho các loại cây gỗ quý hiếm, làm cho nhiều loài động thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt, giảm da dạng sinh học trong rừng. Nó không chỉ ảnh hưởng tới cấu trúc của rừng bị thay đổi mà còn gây nên những trận lũ lụt, sạt lở đất vào mùa mưa, làm đảo lộn cuộc sống của con người. (Đinh Thúy Nga, 2011 [11]). Cháy rừng làm thu hẹp nhanh chóng diện tích rừng có giá trị kinh tế, làm cho diễn thế theo chiều hướng đi xuống, các loài sinh vật còn xót lại thì sinh trưởng kém, dễ bị sâu bệnh năng suất kém ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cây trồng. Ngoài ra cháy rừng còn gây thiệt hại về tính mạng của con người, môi trường, kinh tế, làm mất đi nhiều loài động thực vật quý hiếm dẫn tới làm giảm đa dạng sinh học. Trước thực tiễn đó, một nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải nghiên cứu tìm ra những giải pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) một cách có hiệu quả nhất cho địa phương cũng như đất nước. Để góp phần làm cơ sở khoa học cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại đại phương mình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện BảoYên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2014”. [...]... rừng tự nhiên và rừng trồng tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 - 2014 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu công tác phòng cháy và chữa cháy rừng tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai Thời gian nghiên cứu của đề tài là từ tháng 05-2014 đến tháng 8 năm 2014 2.3 Nội dung nghiên cứu Đánh gái thực thực trạng tài nguyên rừng huyện Bảo Yên Tìm hiểu một số văn bản có liên quan đến công. .. tra, đánh giá về thực trạng công tác PCCCR trên địa bàn hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên quản lý Từ kết quả phân tích thực trạng đó đề xuất một số giải pháp góp phần tích cực vào công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai 1.3 Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng công tác PCCCR tại huyện Bảo Yên tỉnh Lào Cai - Nêu ra được những thuận lợi và khó khăn trong công tác. .. là thời điểm dễ xảy ra sâu bệnh và lũ lụt Huyện có vị trí như sau: + Phía Bắc giáp huyện Bắc Hà tỉnh Lào Cai + Phía Nam giáp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái 15 + Phía Đông giáp huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái và huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang + Phía Tây giáp huyện Văn Bàn tỉnh Lào Cai *Địa hình, địa mạo: - Địa hình, địa thế: Bảo Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, địa hình chủ yếu là đồi núi thấp thuận... Yên Tìm hiểu một số văn bản có liên quan đến công tác PCCCR Điều tra thực trạng cháy rừng ở huyện Bảo Yên Thực trạng công tác PCCCR tại hạt kiểm lâm huyện Bảo Yên Trang thiết bị phục vụ cho công tác PCCCR tại huyện Bảo Yên Xác định những thuận lợi khó khăn trong công tác PCCCR taị huyện Bảo Yên Đề xuất một số giải pháp cho công tác phòng chống cháy rừng trong thời gian tới 2.4 Phương pháp nghiên cứu... xã hội, về tình hình sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng, tuy nhiên địa điểm được lựa chọn nghiên cứu phải có đặc điểm là có rừng, đã xảy ra cháy rừng và có áp dụng các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Bảo Yên – Tỉnh Lào Cai 2.4.3 Phương pháp thu thập số liệu * Thu thập số liệu thứ cấp Đây là những số liệu đã công bố, đảm bảo tính đại diện và khách quan của đề... các số liệu thu thập được, phân tích và đánh giá theo từng đề mục về thực trạng công tác PCCCR trên địa bàn huyện 25 PHẦN 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng tài nguyên rừng huyện Bảo Yên Bảo Yên là một huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai bao gồm 16 dân tộc anh em cùng sinh sống Với đặc thù của huyện chủ yếu là đồi núi nên tài nguyên rừng của huyện là tương đối lớn, bao gồm nhiều loài... đất rừng Kết cấu vật liệu cháy càng mịn, càng xốp càng dễ cháy, tỷ trọng vật liệu càng nhỏ càng dễ cháy Tính chất vật liệu cháy phụ thuộc vào các chỉ số: lượng phát hiện, hàm lượng dầu, hàm lượng tro và SiO Cháy rừng là: cháy tán (cháy trên ngọn), cháy mặt đất (cháy dưới tán rừng) và cháy ngầm (cháy than bùn) Cháy tán là kiểu cháy trên tán cây, tán rừng và thường phát triển từ cháy dưới tán, chỉ xảy ra... nguyên rừng, các biện pháp PCCCR, các vụ cháy rừng một số năm gần đây ( từ 23 năm 2010 - 8/2014), nguyên nhân gây ra cháy rừng, các biện pháp PCCCR, diện tích rừng bị thiệt hại Các báo cáo hàng năm về công tác QLBVR nói chung và công tác PCCCR nói riêng Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến công tác PCCCR trong và ngoài nước và tìm hiểu các văn bản luật và các văn bản dưới luật liên quan tới công tác. .. được các phương pháp trong điều tra, đánh giá công tác PCCCR cấp thôn bản 1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Qua điều tra đánh giá công tác PCCCR từ đó nắm bắt được tình hình thực tế về công tác quản lý bảo vệ rừng tại địa phương nhằm từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực, phù hợp với từng thôn bản, từng khu vực, từng điều kiện cụ thể của địa phương mình để công tác PCCCR tốt hơn 4 1.5 Tổng quan... vùng Nghĩa đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là 52% (năm 2013) Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó 16 là; Rừng nguyên sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều lâm sản quý hiếm; Rừng giữa hiện nay đã . tài : Đánh giá công tác phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện BảoYên tỉnh Lào Cai giai đoạn 2010 – 2014 . 3 1.2. Mục đích nghiên cứu Tiến hành điều tra, đánh giá về thực trạng công tác PCCCR. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM o0o NGUYỄN NGỌC VINH Chuyên đề: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 CHUYÊN ĐỀ. Chuyên đề: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI GIAI ĐOẠN 2010 - 2014 CHUYÊN ĐỀ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành :

Ngày đăng: 23/07/2015, 08:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan