Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới

100 806 1
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kỳ đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học s phạm hà nội 2 Phạm thu minh Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lê lựu thời kỳ đổi mới luận văn thạc sĩ văn HọC Hà nội, 2010 2 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Kiều Anh, ngời đã tận tình hớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy các chuyên đề trong thời gian học tập tại trờng, ban chủ nhiệm khoa ngữ văn, phòng Sau đại học trờng Đại học S phạm Hà Nội 2 đã đóng góp ý kiến và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của bạn bè và gia đình. Hà Nội, ngày tháng năm 2010 Tác giả Phạm Thu Minh 3 Mục lục Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Bảng Kí hiệu các chữ viết tắt Mở đầu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 9 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu 9 4.1. Đối tợng nghiên cứu 9 4.2. Phạm vi nghiên cứu 9 5. Phơng pháp nghiên cứu 9 5.1. Phơng pháp thống kê - phân loại 9 5.2. Phơng pháp phân tích 10 5.3. Phơng pháp so sánh 10 Nội dung 11 Chơng 1: Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 11 1.1. Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngời 11 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới 12 1.3. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 14 1.3.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tiểu thuyết của Lê Lựu trớc thời kì đổi mới 14 4 1.3.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngời trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 17 Chơng 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 26 2.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật 26 2.1.1. Khái niệm về nhân vật 26 2.1.2. Khái niệm thế giới nhân vật 28 2.2. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới 30 2.2.1. Vài nét về nhân vật tiểu thuyết 30 2.2.2. Nhân vật trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới 33 2.3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 36 2.3.1. Nhân vật bi kịch 36 2.3.2. Nhân vật tha hóa biến chất 42 2.3.3. Nhân vật hớng thiện 48 2.3.4. Nhân vật lỡng hóa 52 2.3.5. Nhân vật đám đông 56 Chơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới 63 3.1. Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật 63 3.2. Nghệ thuật miêu tả tính cách và số phận nhân vật 72 3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật 77 3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại 78 3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại 83 KếT LUậN 93 Danh mục các công trình của tác giả 95 Danh mục các tài liệu tham khảo 96 5 Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Lê Lựu sinh ngày 12/12/1942 tại thôn Mẫn Hòa, xã Tân Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hng Yên trong một gia đình nhà nho nghèo. Năm 1959, Lê Lựu gia nhập quân đội và chính nơi đây ông đã trở thành một nhà văn nhà báo. Sau giải phóng, ông về công tác tại tòa soạn Tạp chí Văn nghệ quân đội trong nhiều năm. Hiện nay, đại tá nhà văn Lê Lựu, ngoài công việc sáng tác, ông còn là giám đốc trung tâm văn hóa doanh nghiệp. Mặc dù không nổi bật ngay từ khi mới xuất hiện nh một số nhà văn cùng thời nhng Lê Lựu đã có đợc những thành tựu nhất định. Ông đã làm nên một khuôn mặt riêng và tạo dựng đợc cho mình một vị trí khá vững chắc trong nền văn xuôi đơng đại Việt Nam. Những thể nghiệm đầu tay của ông là hàng loạt truyện ngắn xuất hiện khá đều đặn trên tạp chí Văn nghệ quân đội và báo Văn nghệ vào những năm 60: Tết làng Mụa (Văn nghệ quân đội, 2/1964), Những ngời ở lại hậu phơng (Văn nghệ quân đội,7/1964), Gan góc Bạch Long (Văn nghệ quân đội, 7/1965), Những ngời đi nối mạch cầu (Văn nghệ, 2/1967), Nhng phải đến truyện Ngời cầm súng, đợc trao giải nhì (không có giải nhất) trong cuộc thi truyện ngắn do tuần báo Văn nghệ tổ chức năm 1967 - 1968 Lê Lựu mới thực sự đợc bạn đọc chú ý. Ngay trong những truyện ngắn đầu tay và đặc biệt với truyện vừa Ngời về đồng cói, sáng tác của Lê Lựu đã đem đến cho ngời đọc một không khí mới toát ra từ chất liệu của đời, của hiện thực khách quan. Đúng nh quan niệm của ông: Toàn bộ những trang viết của tôi chỉ theo đuổi một nguyên tắc là thật. Tôi không thể viết đợc nếu không bám lấy sự thật [48]. Có ngời đã cho rằng với Ngời về đồng cói văn của Lê Lựu đã có chất tiểu thuyết. Rồi nh một duyên nghiệp, ngòi bút của ông đã thâm nhập vào địa hạt của tiểu thuyết nh muốn bộc lộ rõ hơn cái chất tiểu 6 thuyết tiềm ẩn trong t duy sáng tạo của ông. Và không phải ngẫu nhiên sau đó Lê Lựu lần luợt trình diện làng văn các tiểu thuyết: Mở rừng (1977), Ranh giới (1979). Phải đến Thời xa vắng thì vị thế của Lê Lựu trong làng văn mới thực sự đợc khẳng định một cách chắc chắn. Tác phẩm đợc giải A của Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Đây không chỉ là tác phẩm để đời trong sự nghiệp văn chơng của nhà văn mà còn là tác phẩm có ý nghĩa tiền trạm trong tiến trình đổi mới văn xuôi Việt Nam sau 1975. Sau tiểu thuyết Thời xa vắng (1986), Lê Lựu tiếp tục cho ra đời: Đại tá không biết đùa (1989), Chuyện làng Cuội (1993), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000). Trong đó tiểu thuyết Sóng ở đáy sông đã đợc chuyển thành phim nhựa cùng tên. Ngoài t cách một nhà văn, Lê Lựu còn là một nhà báo có tài. Những bút kí của ông viết về nớc Mỹ: Một thời lầm lỗi (1989), Trở lại nớc Mỹ (1990) đã thực sự đem đến cho bạn đọc những trang viết sắc sảo, sinh động và cuốn hút. Với các thể loại truyện ngắn, truyện vừa, ký, tiểu thuyết Lê Lựu đều gặt hái đợc những thành công nhất định, đặc biệt với các tiểu thuyết sáng tác trong thời kì đổi mới. Năm 2001, Lê Lựu là một trong số hiếm hoi những nhà văn của thế hệ chống Mỹ, vinh dự đợc nhận giải thởng Nhà nớc với cụm tác phẩm: Ngời cầm súng, Mở rừng, Thời xa vắng. Qua những trang viết của ông, có thể nhận ra một t duy văn học hết sức sắc sảo. Lê Lựu có sở trờng nắm bắt những cái mới, thời sự của cuộc sống đơng đại. Phần lớn tiểu thuyết của ông đều thể hiện cái nhìn nhạy bén, có nhiều phát hiện đối với hiện thực. Tác phẩm của Lê Lựu chứa đựng nét độc đáo, mới lạ của một cây bút tiềm tàng khả năng sáng tạo. Đặc biệt thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu đã làm nên những dấu ấn riêng cho sáng tác của ông trong việc khám phá hiện thực và thể hiện con ngời. Việc nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu có ý nghĩa quan trọng vừa nhằm nhìn nhận, đánh giá những thành công về một trong 7 những phơng diện nghệ thuật viết tiểu thuyết của tác giả vừa thấy đợc những đóng góp của nhà văn vào quá trình cách tân văn học Việt Nam đơng đại. Đồng thời nghiên cứu nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu cũng là cách vận dụng thực tiễn (nghệ thuật xây dựng nhân vật của một tác giả cụ thể) để nghiên cứu, hiểu sâu thêm về những kiến thức lý luận văn học: lý thuyết về nhân vật văn học (đặc điểm, vị trí, ý nghĩa, nghệ thuật xây dựng nhân vật), về thể loại (tiểu thuyết, nhân vật trong tiểu thuyết),về phong cách nhà văn. Sự độc đáo, mới lạ của tiểu thuyết Lê Lựu trên thực tế đã đợc d luận quan tâm. Đã có một số bài viết, một số luận văn khoa học nghiên cứu, đánh giá về tác phẩm của ông. Nhng cha có bài viết, công trình nào đi sâu vào phơng diện nhân vật trong sáng tác cũng nh trong tiểu thuyết của Lê Lựu. Vì những lý do trên, chúng tôi chọn nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới. 2. Lịch sử vấn đề Lê Lựu là nhà văn có quá trình sáng tác lâu dài, có uy tín và đã đợc khẳng định trong d luận. Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, khi nói đến thành tựu của văn học chống Mỹ và văn học thời kì đổi mới, giới nghiên cứu văn học không thể không nhắc đến nhà văn Lê Lựu và đặt ông ở vị trí xứng đáng của thế hệ nhà văn trởng thành trong kháng chiến chống Mỹ, đồng thời là ngời khơi nguồn cảm hứng mới cho văn xuôi Việt Nam trong thời kì đổi mới. Những gặt hái đầu tiên trên hành trình sáng tạo của Lê Lựu là ở thể loại truyện ngắn. Ngay từ những sáng tác đầu tay của Lê Lựu, giới phê bình đã ghi nhận: Lê Lựu là một ngời đang tìm tòi. Truyện nào anh cũng tìm đợc những nét tính cách mới, những hớng khai thác vấn đề mới. Anh có năng lực quan sát khá nhạy bén, sắc sảo và một bút lực đủ sức cắt rời đợc những mảnh đời bề bộn tơi nguyên vào trong trang sách, cái khả năng rất đáng quý ở một cây bút trẻ [59]. 8 Có thể thấy Lê Lựu là nhà văn giàu tâm huyết với nghề. Ông luôn viết hết mình nh ông sống. Nói nh nhà thơ Trần Đăng Khoa: Lê Lựu biết cuốn hút ngời đời bằng thứ văn đọc không nhạt. Ngay cả ở những truyện xoàng xoàng, ngời đọc vẫn thu lợm đợc một cái gì đó (). Nghĩa là đọc anh không bị lỗ trắng. Cũng bởi Lê Lựu là nhà văn không chấp nhận sự nhạt nhẽo tầm thờng. Dù ở bất cứ tác phẩm nào dù lớn hay nhỏ Lê Lựu cũng có vấn đề gì đấy gửi gắm [70]. Tác giả Lê Hồng Lâm chỉ rõ: Quyết liệt - có thể gọi tên cái tính cách đó của nhà văn Lê Lựu trong cuộc sống đời thờng cũng nh khi ông thể hiện nó trên trang viết (). Ông luôn viết hết mình nh Ông sống, yêu ghét rạch ròi và đặc biệt đi đến tận cùng tính cách của nhân vật. [42]. Song điều đáng chú ý đối với ngòi bút Lê Lựu ở giai đoạn này là khả năng nới rộng dung lợng thể loại trong sáng tác của ông. Phải đến Thời xa vắng, sáng tác của ông mới thực sự có sức lôi cuốn đối với độc giả cũng nh giới nghiên cứu phê bình văn học.Và cũng từ Thời xa vắng trở đi, mỗi tiểu thuyết của Lê Lựu đều tạo đợc sự quan tâm rộng rãi trong d luận. Khi Thời xa vắng ra đời, các nhà nghiên cứu văn học đã nhận thấy trong tác phẩm này có cách nhìn hiện thực mới. Giáo s Phong Lê cho rằng: Giang Minh Sài thất bại, nhng cả xã hội thì thắng lợi, cả xã hội đang vật vã trong những chuẩn bị cho cái thời xa vắng ấy qua đi. Không còn bi kịch kiểu Giang Minh Sài, cho những Giang Minh Sài khác đợc sống làm mình ngay từ đầu Thời xa vắng là sự đón nhận trớc cái yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật và nhận thức lại lịch sử đợc đề ra với Đại hội VI cuối năm 1986 [44]. Tác giả Nguyễn Hoà nhận thấy Thời xa vắng là sự Đi tìm lại những chân giá trị từng bị đánh mất, từng bị lãng quên. Viên đại bác Thời xa vắng khoan thủng các tấm màn vô hình che giấu nhiều điều lâu nay chúng ta không nhớ tới. Quá khứ đâu chỉ là chiếc bánh ngọt ngào mà có cả vị đắng cay [39]. 9 Nhà thơ Trần Đăng Khoa cảm nhận đợc Thời xa vắng là sự khái quát lịch sử bằng số phận bi thảm của anh nông dân Giang Minh Sài [70]. Bởi vậy tác giả Vơng Trí Nhàn đã khẳng định: Thời xa vắng nên đợc xem là cuốn sách biết làm đúng nhiệm vụ một tác phẩm văn học cần làm [50]. Khẳng định thành công của Lê Lựu trong việc xây dựng nhân vật, tác giả Ngô Vĩnh Bình cho rằng: Chúng ta đã từng làm quen với Chí Phèo (trong truyện Chí Phèo) của Nam Cao, Năm Sài Gòn (trong tiểu thuyết Bỉ Vỏ) của Nguyên Hồng, lại đợc biết Lão Khúng (trong truyện ngắn nổi tiếng Khách ở quê ra) của Nguyễn Minh Châu. Mấy năm gần đây, sau tiểu thuyết Thời xa vắng (giải thởng Hội nhà văn Việt Nam 1986) ra mắt, bạn đọc đợc biết thêm một nhân vật văn học nữa là anh Sài, viết đầy đủ họ và tên là Giang Minh Sài [24]. Trần Đăng Khoa lại nhận thấy tài năng của Lê Lựu bộc lộ ở những nhân vật phụ rất sống động [70]. Anh khẳng định:Ai hiểu đời t Lê Lựu sẽ có cảm giác Thời xa vắng nh một cuốn tự truyện của tác giả. Lê Lựu đã in quá đậm bóng dáng của mình xuống trang giấy đến nỗi ngời ta nhầm anh với Sài còn gọi anh là anh cu Sài [70]. Thời xa vắng của Lê Lựu ra đời đợc đông đảo d luận xôn xao và hởng ứng cũng bởi Lê Lựu đã xây dựng một nhân vật Giang Minh Sài anh hùng không có truyền thuyết, không cần đến truyền thuyết. Tác giả đã không miêu tả Sài nh một anh hùng kiểu truyền thống, Sài mang tất cả sự biến đổi sâu xa và nỗi đau bất hạnh của con ngời. Tâm sự về cuốn Thời xa vắng, nhà văn Lê Lựu đã bộc lộ: Tôi viết Thời xa vắng trong nỗi day dứt về sự đau đớn và mất mát của con ngời. Đã đến lúc cần phải viết một cái gì về thân phận con ngời [47]. 10 Tiếp nối mạch cảm hứng của Thời xa vắng, Lê Lựu cho ra đời Đại tá không biết đùa (1989), Chuyện làng cuội (1993), Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000),đã thêm một lần nữa khẳng định vốn sống và sức viết của nhà văn. Đại tá không biết đùa (1989) là cuốn tiểu thuyết mang đậm khuynh hớng triết lí. Tác phẩm đợc tác giả Nguyễn Ngọc Thiện đánh giá: Là một thể nghiệm của Lê Lựu, không còn là mới khi so sánh với các nớc khác, nhng đã làm phong phú thêm cách viết tiểu thuyết ở ta, rất đáng hoan nghênh. Vấn đề đặt ra trong tác phẩm cũng là vấn đề muôn thuở: tình yêu lứa đôi trong những ngời trẻ tuổi và xung đột về nhận thức, ứng xử giữa hai thế hệ cha - con, già - trẻ. Xung quanh vấn đề này, kèm theo đó là những hậu qủa mang tính xã hội của nó [61]. Năm 1993, Chuyện làng Cuội ra mắt bạn đọc cũng đợc d luận chú ý. Tuy nhiên hầu hết độc giả lẫn giới phê bình lại không tìm đợc tiếng nói chung với nhà văn. Theo tác giả Dơng Trọng Dật tác phẩm này thể hiện Sự kém bản lĩnh của một phù thuỷ non tay ấn trớc những âm binh mà mình dựng lên [31]. Trớc nhiều ý kiến khen chê của d luận, chúng tôi muốn đa ra một chính kiến của nhà văn Lê Lựu: Qua cuốn tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, tôi muốn đặt ra một vấn đề nghiêm chỉnh mà lại có ý nghĩa thời sự. Tôi muốn nói lên rằng nhân dân có thể chịu tất cả mọi sự chà đạp, lừa dối của đế quốc, phong kiến, chịu mọi hi sinh, mất mát trong bớc thăng trầm của đất nớc và của chính cuộc đời họ. Nhng đến khi họ bị chính ngời thân yêu ruột thịt chà đạp, lừa dối thì họ đã không sống nổi. Xã hội ta hiện nay đang có mầm mống anh em ruột thịt chà đạp lừa dối lẫn nhau. Đây là một hiện tợng đáng báo động cần phải ngăn chặn và lên án [66]. Sau tiểu thuyết Chuyện làng Cuội, Lê Lựu viết Sóng ở đáy sông (1994), Hai nhà (2000), đó cũng là những thành công mới của nhà văn, khi ông tiếp tục khơi sâu vào đời sống riêng t, bi kịch hôn nhân gia đình. Hai cuốn tiểu thuyết đợc d luận cho rằng: Đọc rất vào vì ngòi bút phân tích tâm lí của Lê Lựu đạt đến trình độ lão luyện. Với Hai nhà Lê Lựu không còn dự báo mà đi thẳng vào phân tích nguyên [...]... sau: Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kỳ đổi mới 16 Nội dung Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 1.1 Khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người Quan... Lê Lựu, đặc biệt là tiểu thuyết thời kì đổi mới Tìm hiểu khái quát quan niệm nghệ thuật về con người của Lê Lựu chính là cơ sở quan trọng để nghiên cứu nhân vật văn học trong tiểu thuyết của nhà văn 31 Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 2.1 Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật 2.1.1 Khái niệm về nhân vật Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là hình... vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới ở ba phương diện: Nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật, nghệ thuật miêu tả tính cách và số phận nhân vật, ngôn ngữ nghệ thuật 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 5.2 Phạm vi nghiên cứu Những tiểu thuyết của nhà văn Lê Lựu thời kì đổi mới (bao gồm 5 tác phẩm): - Thời xa vắng... tài: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Lê 12 Lựu thời kì đổi mới Luận văn này khái quát tiểu thuyết Lê Lựu trên ba phương diện: - Bức tranh hiện thực từ điểm nhìn nhân bản - Nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới - Hình tượng tác giả - Năm 2005, tác giả Thái Thị Mỹ Bình đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ trường Đại học sư phạm Hà Nội với đề tài: Thời xa vắng của Lê Lựu và tiến trình đổi. .. bộ hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu, từ đó tiến hành phân loại nhân vật theo những tiêu chí riêng 6.2 Phương pháp phân tích Tiến hành phân tích cụ thể các kiểu nhân vật cơ bản được xây dựng trong tiểu thuyết Lê Lựu 6.3 Phương pháp so sánh Tiến hành so sánh, đối chiếu giữa nhân vật trong truyện ngắn Lê Lựu với nhân vật trong tiểu thuyết của chính tác giả và một số tác giả cùng thời để thấy... tối sáng đan xen gợi nhiều bức xúc trong mỗi người đọc 1.3.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới Lê Lựu từng quan niệm: Tiểu thuyết của tôi là tiểu thuyết của tính cách, của số phận con người Mỗi cuốn tiểu thuyết Lê Lựu thời đổi mới là một cuộc kiếm tìm, dõi theo số phận và quá trình hình thành nhân cách các nhân vật Nằm trong tiến trình vận động và phát triển... vật trong tiểu thuyết Lê Lựu Nhận ra khoảng trống đó, trong luận văn này, chúng tôi tiến hành đi sâu khảo sát, nghiên cứu về nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu một cách khoa học, hệ thống và toàn diện Những ý kiến đánh giá nói trên chính là cơ sở khoa học để chúng tôi tiếp tục công trình nghiên cứu của mình 13 3 Mục đích nghiên cứu Chọn đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới. .. thế giới nhân vật cũng như nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, hấp dẫn trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới Qua đó, thấy được tài năng nghệ thuật của Lê Lựu trong việc ghi lại những gì xảy ra xung quanh cuộc sống của con người thời hiện đại 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là chỉ ra các loại nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu. .. thể nói, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng Mỗi thể loại văn học cũng có Thế giới nhân vật với quy luật riêng của nó 35 2.2 Vài nét về nhân vật tiểu thuyết và nhân vật trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới 2.2.1 Vài nét về nhân vật tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại thuộc phương thức tự sự Không phải ngẫu nhiên mà ngay từ thế kỉ XIX, tiểu thuyết đã được coi là hình thái chủ yếu của... bi thảm của các nhân vật bao nhiêu, ông giận dữ lên án cách sống của họ bấy nhiêu Ngòi bút của Lê Lựu nghiêm khắc mà chân tình[49, tr577] Cuộc đời bất hạnh của nhiều nhân vật trong tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới là bài học sâu sắc về cách sống, về trách nhiệm của mỗi người với nhân cách của chính mình và cũng là một câu hỏi day dứt về hoàn cảnh sống Tiểu thuyết Lê Lựu thời kì đổi mới một mặt phê . ngời trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới. Chơng 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới Chơng 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu. con ngời trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 17 Chơng 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 26 2.1. Khái niệm về nhân vật và thế giới nhân vật 26 . thuyết 30 2.2.2. Nhân vật trong văn học Việt Nam thời kì đổi mới 33 2.3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Lê Lựu thời kì đổi mới 36 2.3.1. Nhân vật bi kịch 36 2.3.2. Nhân vật tha hóa biến

Ngày đăng: 22/07/2015, 23:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan