Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược học của dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền Syzygium polyanthum (Wight) Walp (LV00702

69 552 2
Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược học của dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền Syzygium polyanthum (Wight) Walp (LV00702

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của ngành hóa sinh, hóa sinh dược học cũng bùng nổ một cách mạnh mẽ. Do đặc tính thân thiện và an toàn, con người đang tích cực sử dụng và nghiên cứu các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau: thực phẩm, hương liệu, mỹ phẩm và đặc biệt là dược học. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, cận xích đạo, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao nên có thảm thực vật rất phong phú và đa dạng. Trong nhiều loại thực vật đó, có họ Sim (Myrtaceae), gồm khoảng 100 chi với hơn 3000 loài phân bố chủ yếu ở các nước nhiệt đới và châu Đại Dương. Ở nước ta, họ Sim có khoảng 13 chi với gần 100 loài, chủ yếu được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, lấy gỗ và lấy tinh dầu, trong đó có cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp.) Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa, có mức tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng cũng như chi phí điều trị, trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỉ 20 đã và đang trở thành hiện thực “ thế kỉ 21 là thế kỉ của của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa”. Năm 2008 WHO dự đoán, năm 2025, sẽ có 300-350 triệu người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ khoảng 5,4% dân số toàn cầu, trong đó ĐTĐ type 2 chiếm 85-95%. Với tốc độ phát triển nhanh chóng (tăng 170%), bệnh ĐTĐ ở các quốc gia đang phát triển sẽ trở thành “đại dịch”. Tại Mỹ hiện nay có ít nhất 25 triệu người mắc bệnh và sẽ dự báo tăng lên tới 60 triệu người trong 10 năm tới, với tỷ lệ mắc trung bình 8% dân chúng và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu tại nước này[1], [8], [23]. 2 WHO dự báo năm 2025 thì Ấn Độ và sau đó là Trung Quốc sẽ dẫn đầu thế giới về tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường, các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam cũng sẽ không kém gì hai nước khổng lồ kể trên [1]. Với nhu cầu điều trị và dự phòng ĐTĐ, hàng loạt các thuốc tổng hợp đã được các tập đoàn, các công ty dược phẩm nghiên cứu và phát triển như sulfonylurea, các biguanid, thiazolidindion. Tuy nhiên các thuốc có nguồn gốc tổng hợp không phải là giải pháp tối ưu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, với lý do là giá thành điều trị cao, thuốc tổng hợp có phản ứng phụ với các tác dụng không mong muốn. Thuốc có nguồn gốc thảo dược đang được các nước quan tâm và phát triển với ưu điểm là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít tác dụng phụ, dễ được cộng đồng chấp nhận đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển [18], [19], [23]. Kinh nghiệm trị liệu đái tháo đường trong dân gian là rất phong phú nhưng chưa được chú ý đúng mức và khai thác triệt để. Ví dụ: dùng lá bông ổi, rễ cây dâm bụt, rễ cây dâu tằm, mướp đắng, thiên hoa phấn, củ mài, hoàng liên, dưa hấu, cà rốt, lê, dưa chuột, bí đao, mướp đắng … Cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp.) còn có tên khác là sắn xám thuyền, là cây nhỡ, thân thẳng đứng, có thể cao từ 10-15m. Cây mọc hoang và được trồng khắp nơi từ Cao Bằng đến các tỉnh Nam Bộ Việt Nam. Lá non và quả sắn thuyền dùng để ăn, vỏ để xám thuyền và phối hợp với củ nâu để nhuộm lưới, bộ phận dùng làm thuốc là lá và vỏ cây. Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát, có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương [3]. Nhiều nghiên cứu đã khẳng định tác dụng chống ôxi hóa của vỏ cây sắn thuyền. Đây là cơ sở của những tác động dược lý của cây sắn thuyền, đó là: kháng khuẩn, tiêu viêm, kháng dị ứng, hạ đường huyết, ung thư …[45]. Những nghiên cứu mới nhất trên thế giới, đặc biệt là của các nước Đông Nam Á như 3 Indonesia, Malaysia…đã chứng minh Syzygium polyanthum (Wight) Walp. có tác dụng rất lớn trong điều trị tiểu đường, cải thiện tỷ lệ đau tim và tăng huyết áp [27]. Tuy nhiên việc nghiên cứu đặc tính hóa sinh, y dược của các hoạt chất thiên nhiên từ đối tượng này ở nước ta chưa được nghiên cứu một cách thỏa đáng. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược học của dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền Syzygium polyanthum (Wight) Walp.” Với các nội dung chính: - Tìm hiểu thành phần hóa học cơ bản trong lá và vỏ cây sắn thuyền. - Tìm hiểu tác dụng hạ đường huyết của một số phân đoạn dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền trên mô hình chuột gây ĐTĐ type 2 bằng STZ. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá hoạt tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp.) 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Khảo sát sơ bộ thành phần các hợp chất tự nhiên có trong lá và vỏ cây sắn thuyền. 3.2. Định tính, định lượng polyphenol tổng số theo phương pháp sắc kí lớp mỏng và phương pháp Folin-Ciocalteau. 3.3. Nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của các phân đoạn dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp.) trên mô hình chuột gây ĐTĐ type 2. 4. Đóng góp mới của đề tài Đánh giá khả năng điều trị ĐTĐ nhờ các phân đoạn dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền trên mô hình thí nghiệm chuột nhắt trắng, được gây tiểu đường type 2 bằng STZ kết hợp với chế độ ăn giàu lipid. 4 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Giới thiệu một số hợp chất thứ sinh có hoạt tính sinh học ở thực vật Quá trình trao đổi chất của sinh vật bao gồm sự tạo thành hợp chất sơ cấp và hợp chất thứ cấp. Hợp chất sơ cấp là sản phẩm tạo thành từ quá trình đồng hóa và dị hóa, có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Bao gồm những chất thiết yếu cho cơ thể sống như các acid amin, các acid nucleic, cacbonhydrat, lipid…Chúng là trung tâm của quá trình trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của sinh vật. Các hợp chất thứ cấp (hay còn gọi là hợp chất thứ sinh) là các chất không có chức năng trực tiếp trong các quá trình đồng hóa, hô hấp, vận chuyển, tăng trưởng và phát triển thực vật. Chức năng chủ yếu của các hợp chất thứ cấp là bảo vệ thực vật chống lại các tác nhân gây bệnh. Nhiều chất thứ cấp có hoạt tính sinh học mạnh được dùng làm chất diệt côn trùng, diệt nấm, dược chất. Hợp chất thứ cấp được phân làm ba nhóm chính ở thực vật: các terpen, các hợp chất phenolic và các hợp chất chứa nitrogen. Hiện nay nhiều hợp chất thứ cấp đã được tách chiết và sử dụng làm dược liệu để phòng tránh và điều trị một số loại bệnh, trong đó có cả các bệnh hiểm nghèo ở người như: ung thư, đái tháo đường, cao huyết áp, tai biến mạch máu não …. Phổ biến nhất là các hợp chất phenolic, flavonoid, alkaloid, tannin, terpen, coumarin [1], [24]. 1.1.1. Các hợp chất phenolic 1.1.1.1. Đặc điểm Hợp chất phenolic là nhóm các chất khác nhau rất phổ biến trong thực vật. Đặc điểm chung của chúng là trong phân tử có vòng thơm (benzene) mang một, hai hay ba nhóm hydroxyl (-OH) gắn trực tiếp vào vòng benzene. Dựa vào thành phần và cấu trúc người ta chia hợp chất phenolic thành 3 nhóm nhỏ [28]. 5 Nhóm hợp chất phenolic đơn giản: Trong phân tử chỉ có một vòng benzene và một vài nhóm hydroxyl. Tùy thuộc vào số lượng nhóm OH mà chúng được gọi là các monophenol (phenol), diphenol (pyrocatechin, hydroquynone), triphenol (pyrogalol, oxyhydroquynol…). Nhóm hợp chất phenolic phức tạp: Trong thành phần cấu trúc phân tử của chúng ngoài vòng thơm benzene (C 6 ) chúng còn có dị vòng, mạch nhánh. Đại diện nhóm này có acid cyamic, acid ceramic. Nhóm hợp chất phenolic đa vòng: Là nhóm đa dạng nhất trong các hợp chất phenol, có cấu trúc phức tạp do sự liên kết hoặc trùng hợp của các đơn phân. Ngoài gốc phenol còn có các nhóm phụ dị vòng mạch nhánh hoặc đa vòng. Nhóm này có flavonoid, tannin và coumarin. 1.1.1.2. Vai trò sinh học của hợp chất phenolic Hợp chất phenolic có hầu hết trong các bộ phận của cây, chúng được hình thành từ những sản phẩm của quá trình đường phân và chu trình pentose qua cynamic acid hay theo con đường acetate malonate qua Acetyl-CoA [28]. Hợp chất phenolic có tính kháng khuẩn, chúng có tác dụng quan trọng trong quá trình liền sẹo ở các vết thương cơ học của thực vật, chúng có tác dụng đẩy mạnh quá trình tái sinh, chống bức xạ, gốc tự do, tác nhân gây đột biến và chất chống oxi hóa. 1.1.2. Flavonoid thực vật Flavonoid là một nhóm hợp chất tự nhiên lớn thường gặp trong thực vật, phần lớn có màu vàng. Về cấu trúc hoá học, flavonoid có khung cơ bản theo kiểu C6 - C3 - C6 (2 vòng benzen A và B nối với nhau qua một mạch 3 carbon) và được chia làm nhiều nhóm khác nhau. Hầu hết Flavonoid là các chất phenolic 1.1.2.1 Cấu tạo và phân loại 6 Flavonoid là một chuỗi polyphenolic gồm có 15 nguyên tử cacbon và hai vòng benzen liên kết bởi một đường thẳng có 3 cacbon. Cấu trúc hóa học của flavonoid được dựa trên cơ sở là một khung 15C với một Chromane vòng thơm B thứ hai ở vị trí 2, 3 hay 4. Flavonoid có cấu trúc mạch C 6 C 3 C 6 , đều có 2 vòng thơm. Tùy thuộc vào cấu tạo của phần mạch C 3 trong bộ khung C 6 C 3 C 6 , flavonoid được phân thành các phân nhóm sau: Eucflavonoid: flavon, flavonol, flavanon, flavanol, chalcon, anthocyanin. Isoflavonoid: isoflavon, isoflavanon, rotenoid. Neoflavonoid: calophylloid. Trong thực vật, flavonoid tồn tại chủ yếu ở hai dạng: dạng tự do (aglycol) và dạng liên kết với glucid (glycosid). Trong đó, dạng aglycol thường tan trong các dung môi hữu cơ như ete, aceton, cồn nhưng hầu như không tan trong nước, còn dạng glycosid thì tan trong nước nhưng không tan trong các dung môi không phân cực như aceton, benzen, cloroform. 7 1.1.2.2. Hoạt tính sinh học của Flavonoid Flavonoid làm bền thành mạch, giảm sức thẩm thấu các hồng cầu qua thành mạch nên được ứng dụng trong chữa trị các rối loạn chức năng tĩnh mạch, giãn hay suy yếu tĩnh mạch, trĩ, rối loạn tuần hoàn võng mạc. Flavonoid có tác dụng với khối u và một số dạng ung thư như enpatin (3,5,3'-trihydroxy-6,7,4'- trimetoxyflavon), enpatoretin (3,3'-dihydroxy -5,6,7,4'-tetrametoxyflavon); Nâng cao tính bền của thành mạch máu như rutin; Có tác dụng estrogen như glycosid quercetin và kaempferol- 3-3-ramnogalacto-7-ramnorid. Ngoài các tác dụng trên, flavonoid còn có các tác dụng khác như: chống dị ứng, chống co giật, giãn phế quản, giãn mạch, lợi mật, giảm đau và có tác dụng diệt nấm Một số dẫn chất của flavonoid có tác dụng thông tiểu như quercetin (có trong lá diếp cá), kháng khuẩn như acvicularin. Đặc biệt, flavonoid còn có hoạt tính vitamin P, làm bền những mao mạch và giảm tính giòn của thành mạch. Các kết quả nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng: tác dụng sinh học của flavonoid là do khả năng chống oxy hoá của chúng quy định. Do khả năng ức chế quá trình oxy hoá nên chúng có hiệu ứng chống u lành tính và u ác tính. Các flavonoid còn được ứng dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng như chống viêm loét dạ dày, viêm mật cấp tính và mãn tính, viêm gan, thận, thương hàn, lị [3]. Chất flavonoid từ lá cây Chay giúp bảo quản mô thận, ức chế phản ứng thải ghép thận; yếu tố bảo vệ thận ghép, hạn chế tổn thương tế bào thận do thiếu máu. Flavonoid được chiết từ lá cây bạch quả (Ginkgo biloba-thuộc họ Ginkgoaceae) chứa các chất dẫn chất của Kaempferol, quercetin có tác dụng cải thiện được tuần hoàn, đặc biệt là tuần hoàn não, làm tăng trí nhớ, có tác dụng tính cực trong chữa bệnh Alzheimer, cải thiện chứng liệt dương. Thí nghiệm flavonoid chiết xuất từ hoa kim ngân cũng có tác dụng làm giảm các chỉ số 8 cholesterol toàn phần, triglycerid và LDL-c (hại cho tim) đồng thời làm tăng HDL-c (lợi cho tim mạch) trong huyết tương chuột cống trắng uống cholesterol thực nghiệm. Trong nụ hoa hòe có chứa flavonoid: rutin (rutosid) cao nhất. Tác dụng của rutin (một loại vitamin P) làm giảm tính thấm của mao mạch, củng cố sức bền thành mạch, hạn chế hiện tượng suy giảm tĩnh mạch ở người cao tuổi. Rất nhiều loại hoa chứa các flavonoid, polyphenol (như hoa và đài hoa cây bụt dấm) có tính chống ôxy hoá, làm giảm rối loạn lipid máu, nguy cơ bệnh tim mạch [9], [10]. Đặc biệt theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy có nhiều thành phần có tác dụng hạ đường huyết thuộc nhóm saponin, tannin, flavonoid trong lá Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa (L.) Pers) thông qua cơ chế kích thích sự vận chuyển glucose vào trong tế bào. Một vài thí nghiệm tương tự với flavonoid từ lá Kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) đối với chuột cống trắng cũng cho thấy có tác dụng làm giảm các chỉ số cholesterol, triglyceride, LDL-c đồng thời tăng HDL-c [9]. Naringin (C 17 H 32 O 4 ) và hespeidin (C 28 H 34 O 15 ) là những flavonoid có hàm lượng cao trên họ cam chanh (Rutaceae) đã được chiết suất, nghiên cứu và thử tác dụng trên trên mô hình chuột béo phì cho thấy kết quả rất tốt trong việc làm hạ các chỉ số lipid máu [9], [10]. 1.1.3 Alkaloid 1.1.3.1. Đặc điểm và cấu tạo Alkaloid là một hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp mà mỗi phân tử của nó đều chứa ít nhất một nguyên tử nitơ dưới dạng dị vòng. Do đó, nó là nhóm các hợp chất không thuần khiết về mặt hoá học. Hiện nay, người ta đã tìm được khoảng gần 6000 alkaloid và chủ yếu là các chất ít tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ. Đa số các alkaloid trong thành phần có chứa oxy ở thể rắn (cafein), không có oxy và 9 thường ở thể lỏng dễ bay hơi (nicotin). Alkaloid thường không có màu, mùi, có vị đắng, một số alkaloid có màu vàng như berberin, palmitin…[14]. 1.1.3.2. Tác dụng sinh học Các chức năng của alkaloid trong cây chủ yếu là chưa biết, tầm quan trọng của chúng trong quá trình trao đổi chất ở thực vật cũng được tranh luận rất nhiều. Một loài thực vật duy nhất có thể chứa hơn 100 alkaloid khác nhau và nồng độ có thể khác nhau từ một phần nhỏ hơn 10% trọng lượng khô. Alkaloid được quan tâm với vai trò là một chất có tác dụng dược học và chất độc từ những năm trước công nguyên. Nhà triết học Hy Lạp Socrates qua đời năm 399 trước Công nguyên bởi sử dụng cây độc có chứa coniine (maculatum Conium). Trong thời hiện đại, chất kích thích như caffein trong cà phê, trà, ca cao và chất nicotine trong thuốc lá được tiêu thụ trên toàn thế giới. Alkaloid với tính chất gây ảo giác hay thuốc giảm đau đã được ứng dụng trong y tế như các hợp chất tinh khiết (ví dụ như morphine, atropine, và quinine) hoặc chúng được coi như các hợp chất mô hình cho các loại thuốc tổng hợp hiện đại, trong khi đó một số đang bị lạm dụng như các loại thuốc bất hợp pháp (ví dụ như cocaine). Một số alkaloid khác được xem là độc hại cho bất kỳ việc sử dụng điều trị nào (ví dụ: coniline và strychnine). Mới đây là sự phát hiện ra taxol, hợp chất có hoạt tính sinh học, có tính chất kìm hãm đã được áp dụng như một loại thuốc chống ung thư [14]. 1.1.4. Glycosid trợ tim 10 Glycosid trợ tim là một nhóm glycosid có cấu trúc steroid, có tác dụng đặc hiệu đối với bệnh tim nhưng với liều cao chúng là các chất gây độc. Trong cây, chúng tồn tại ở dạng glycosid hoà tan trong các dịch tế bào. Dưới tác dụng của enzym hay acid loãng, các glycosid bị thuỷ phân tạo thành các genin và các ose. Là glycosid nên chúng tan nhiều trong nước và cồn loãng, ít tan trong các dung môi không phân cực như ete, dầu, benzen Tác dụng của glycosid trợ tim là làm tăng sức co bóp của cơ tim, cả ở người lành lẫn người bệnh; làm tăng trương lực cơ tim: làm ngắn chiều dài của các sợi cơ tim đã bị căng, giãn do vậy làm tăng trương lực cơ tim, giảm thể tích và kích thước tim; làm chậm nhịp tim: do vừa có tác dụng trên dây thần kinh phế vị, vừa làm giảm tính tự động của nút xoang; làm giảm dẫn truyền trong nhĩ, đặc biệt nút nhĩ thất; làm giảm tính kích thích của cơ tâm nhĩ, nhưng trái lại, làm tăng tính kích thích của cơ tâm thất; gây lợi tiểu nhẹ do giảm tái hấp thu natri ở ống lượn gần. 1.1.5. Coumarin Coumarin là nhóm hợp chất tự nhiên, được xem là dẫn xuất lacton của acid octo-hydroxy xinamic. Đến nay đã xác định được khoảng 600 chất và coumarin tồn tại trong cây chủ yếu dưới dạng tự do. Ví dụ như: Coumarin được dùng để làm thuốc chống đông máu, coumarin có tác dụng làm giãn động mạch vành và mạch ngoại vi, đồng thời có tác dụng chống [...]... đoạn dịch chiết tương ứng 2.3.2 Phương pháp khảo sát thành phần hóa học trong lá và vỏ cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp. ) 2.3.2.1 Định tính một số nhóm hợp chất thiên nhiên trong lá và vỏ cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp. ) Cao các phân đoạn được hòa tan trong dung môi thích hợp với từng loại phản ứng định tính * Định tính flavonoid Mẫu thử được pha trong ethanol với một. .. phân cho petunidin và malvidin Trong hoa có kaempferol và các hợp chất tritecpen [3] Từ rễ cây sắn thuyền cũng đã phân lập được acid oleanoic, betulinic, asiatic và kaempferol 26 1.5.3 Một số tác dụng sinh dược của cây sắn thuyền Lá của cây sắn thuyền được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm ở Indonesia như một phụ gia Sắn thuyền cũng được sử dụng với khả năng kháng viêm và điều trị antidiarhea... 1.5 Cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp. ) Sắn thuyền hay còn gọi là sắn sàm thuyền có tên khoa học Syzygium polyanthum (Wight) Walp hay Eugenia polyantha Witht., E resinosa Gagnep., thuộc họ Sim - Myrtaceae 1.5.1 Đặc điểm hình thái và phân bố * Đặc điểm hình thái: Sắn thuyền có thân thẳng đứng, hình trụ, cao tới 15 m Cành nhỏ gầy, dài, lúc đầu dẹt sau hình trụ, màu nâu nhạt, nhăn nheo Lá. .. OneTouch Ultra và que thử của công ty JohnsonJohnson- tập đoàn Lifescan của Mỹ - Micropipet và các dụng cụ đo đếm khác - Cân kĩ thuật GM612, Đức - Máy quang phổ UV – VIS 1000 - Một số máy móc cần thiết khác như: voltex, máy ly tâm, máy khuấy từ, bếp điện 30 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp tách chiết mẫu 3000g lá và vỏ cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp. ) phơi khô dưới điều... tiêu chảy, sử dụng khoảng 15 lá đun sôi với hai ly nước, đun nhỏ lửa khoảng 10 phút Sau đó, thêm một chút muối, sau đó lọc và uống cùng một lúc [11], [15] 28 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng 2.1.1 Dược liệu Mẫu: Cây sắn thuyền có tên khoa học là Syzygium polyanthum (Wight) Walp thuộc họ sim Mytaceae được phòng thực vật học của Viện sinh thái Việt Nam giám định Địa... dương tính khi dung dịch có màu lục, tía, lam, xanh đen hay đen * Định tính glycoside Phản ứng Keller-Killian: - Thuốc thử Keller-Killian: Dung dịch A: thêm 0,5 ml dung dịch FeCl3 5% vào 50 ml acid acetic 10% Dung dịch B: thêm 0,5 ml dung dịch FeCl3 5% vào 50 ml acid sunfuric đặc - Cho cặn dịch chiết vào ống nghiệm Thêm 1ml dung dịch A lắc cho tan hết, 32 nghiêng ống nghiệm từ từ cho dung dịch B vào... dung dịch mẫu vào 2 ống nghiệm: một ống đối chứng, ống kia thêm vài giọt acid sunfuric đặc Phản ứng cho màu vàng đậm cho 31 thấy sự có mặt của flavon và flavonol, màu đỏ hay nâu cho thấy sự có mặt của chalcon và auron - Phản ứng định tính catechin: nhỏ một giọt dung dịch mẫu lên giấy lọc, nhỏ tiếp lên một giọt dung dịch vanilin trong HCl đặc Kết quả cho màu đỏ son là phản ứng dương tính * Định tính. .. khoảng từ 3% chiết suất đến 84,67% chiết xuất [31] Kháng khuẩn: Syzygium polyanthum (Wight )Walp giảm Streptococcus sp trong mẫu [29] Nó cũng được sử dụng như thuốc giảm đau gây ra bởi eugenol, đó là một tinh dầu có tính axit được sử dụng như bột giấy kích thích và sát trùng nhẹ Việc sử dụng Syzygium polyanthum (Wight) Walp trong phục hình như một chất tẩy rửa hàm răng giả Trích xuất của Syzygium polyanthum. .. huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Bộ phận sử dụng: Lá và vỏ cây Hình 2.1 Hình thái lá cây sắn thuyền Syzygium polyanthum (Wight) Walp 2.1.2 Động vật thí nghiệm Hình 2.2 Mẫu chuột nuôi với hai chế độ ăn khác nhau (thí nghiệm) Chuột nhắt trắng Mus musculus (chủng Swiss) có trọng lượng 18-20g đảm bảo sinh lý khỏe mạnh, đủ tiêu chuẩn cho nghiên cứu, được Viện vệ sinh dịch tễ 29 TW cung cấp Chuột nhắt trắng Mus... Thái Lan, sử dụng quả của Syzygium polyanthum (Wight) Walp như một loại trái cây tươi, nó có vị chua ngọt Nhựa cây đã được sử dụng như thuốc nhuộm có tác dụng làm tăng độ bền cho lưới [43] * Tác dụng dược lý Kháng nấm: loại dầu dễ bay hơi từ Syzygium polyanthum (Wight) Walp cho thấy hoạt động kháng nấm chống lại nấm hư hỏng của các sản phẩm bánh như Euroticum sp, Aspergillus.sp và Penicillium sp (Guynot . Nghiên cứu một số đặc tính sinh dược học của dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền Syzygium polyanthum (Wight) Walp. ” Với các nội dung chính: - Tìm hiểu thành phần hóa học cơ bản trong lá. đích nghiên cứu Đánh giá hoạt tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền (Syzygium polyanthum (Wight) Walp. ) 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Khảo sát sơ bộ thành. trong lá và vỏ cây sắn thuyền. - Tìm hiểu tác dụng hạ đường huyết của một số phân đoạn dịch chiết từ lá và vỏ cây sắn thuyền trên mô hình chuột gây ĐTĐ type 2 bằng STZ. 2. Mục đích nghiên cứu

Ngày đăng: 22/07/2015, 23:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan