Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá môn khoa học lớp 4

152 1.8K 11
Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá môn khoa học lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Trang Lời cảm ơn Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu, biểu đồ Mục lục 1 MỞ ĐẦU 4 NỘI DUNG 8 Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá môn Khoa học lớp 4 8 1.1. Cơ sở lí luận 8 1.1.1. Quan điểm về kiểm tra đánh giá 8 1.1.1.1. Khái niệm kiểm tra 8 1.1.1.2. Khái niệm đánh giá 9 1.1.1.3. Mục tiêu đánh giá kết quả học tập 10 1.1.1.4. Nội dung đánh giá kết quả học tập ở tiểu học 14 1.1.1.5. Một số quan điểm kiểm tra đánh giá hiện nay 21 1.1.1.6. Một số công cụ kiểm tra đánh giá 22 1.1.1.7. Vài nét về trắc nghiệm 24 1.1.2. Bài tập và hệ thống bài tập 31 1.1.2.1. Bài tập 31 1.1.2.2. Hệ thống bài tập 33 1.1.3. Chương trình môn Khoa học lớp 4 34 1.1.3.1. Mục tiêu chương trình Khoa học lớp 4 34 1.1.3.2. Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 35 2 1.2. Cơ sở thực tiễn 36 1.2.1. Mục đích khảo sát thực trạng 36 1.2.2. Phương pháp khảo sát thực trạng 37 1.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng 38 1.2.3.1. Thực trạng dạy học môn Khoa học lớp 4 38 1.2.4.2. Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập môn Khoa học lớp4 44 1.3. Kết luận chương 1 46 Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá môn Khoa học lớp 4 48 2.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập môn Khoa học 4 48 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 48 2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với mục đích, nội dung chương trình 48 2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát huy tính sáng t ạo của học sinh 49 2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 50 2.2 Quy trình xây dựng hệ thống bài tập 50 2.2.1. Xác định mục tiêu, nội dung kiểm tra đánh giá 50 2.2.2. Lập kế hoạch xây dựng hệ thống bài tập 52 2.2.3. Soạn thảo bài tập 53 2.2.4. Sắp xếp bài tập 64 2.2.5. Xây dựng đáp án 64 2.3. Hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá môn Khoa học 4 66 2.4. Một số lưu ý sư phạm khi xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập 95 2.5. Kết luận chương 2 96 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 98 3 3.1. Mục đích thực nghiệm 98 3.2. Nội dung thực nghiệm 98 3.3. Đối tượng thực nghiệm 99 3.4. Thời gian thực nghiệm 100 3.5. Quy trình thực nghiệm 102 3.6. Đánh giá kết quả thực nghiệm 106 3.7. Kết luận chương 3 119 KẾT LUẬN 120 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 PHỤ LỤC LỜI CẢM ƠN 4 Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những người thân. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo - PGS.TS. Nguyễn Thị Thấn, người đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy tôi trong suốt khóa học, giúp tôi nắm vững được những tri thức là nền tảng để nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, phòng Sau Đại học, các thầy, cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh của các trường tiểu học: Xuân Hòa A- Phúc Yên- Vĩnh Phúc, Bá Hiến A- Bá Hiến- Bình Xuyên- Vĩnh Phúc, Nhân Chính- thành phố Hà Nội. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn tất cả những người thân trong gia đình, những người đã thường xuyên động viên, quan tâm, tạo điều kiện để tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực để hoàn thành luận văn nhưng chắc chắn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo của quý thầy, cô giáo cũng như những ý kiến đóng góp của các bạn quan tâm. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Duyên 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong giai đoạn hiện nay, đất nước ta đang đòi hỏi phải có những đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Mục tiêu của giáo dục đã chỉ rõ “Mục tiêu của giáo dục là đạo tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, sức khoẻ, trí tuệ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” (Luật Giáo dục 2005, chương 1, Điều 2). Để đạt được mục tiêu trên, cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản về phương pháp giáo dục. “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Luật giáo dục 2005, chương 1, điều 5). Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã chỉ rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng - trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng cường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh trong quá trình học tập”. Theo chủ trương đổi mới giáo dục, bên cạnh đổi mới về nội dung chương trình, đổi mới về phương pháp giảng dạy đồng thời đổi mới cả về kiểm tra, đánh giá. Trong đó phương hướng đổi mới kiểm tra, đánh giá đó là kết hợp giữa hình thức kiểm tra truyền thống tự luận với kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan. Kiểm tra, đánh giá bằng hình thức tự luận và 6 trắc nghiệm khách quan đều có những ưu điểm và hạn chế. Vì vậy, khi tiến hành kiểm tra, đánh giá cần kết hợp sử dụng cả hai hình thức trên để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của mỗi hình thức. Môn Khoa học tìm hiểu về con người, sự vật, hiện tượng gần gũi với cuộc sống của học sinh tiểu học. Bên cạnh việc cung cấp cho học sinh các kiến thức về sự trao đổi chất, nhu cầu dinh dưỡng của con người, động vật, thực vật, phòng tránh một số bệnh và tai nạn thường gặp, đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu, môn Khoa học lớp 4 còn hình thành và phát triển ở các em một số kĩ năng như: quan sát, phân tích, tổng hợp, thực hành, thí nghiệm; hình thành và phát triển thái độ và hành vi như: tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước. Những kiến thức, kĩ năng này là cơ sở để học sinh học tiếp môn Khoa học lớp 5 và các môn học: Sinh học, vật lý, hoá học ở các cấp học trên. Cùng với các môn học khác ở trường tiểu học, môn Khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Hiện nay, trên thị trường có nhiều sách bài tập tham khảo của môn Khoa học lớp 4. Tuy nhiên các sách này hầu hết đều chỉ sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan, như vậy sẽ làm cho một số học sinh có thói quen đoán mò kết quả, lười suy nghĩ, làm bài theo cảm tính. Mặt khác các tài liệu tham khảo này cũng mới chỉ đưa ra được hệ thống bài tập để kiểm tra tri thức là chính, các bài tập kiểm tra đánh giá kĩ năng của học sinh rất ít, các bài tập để đánh giá thái độ của học sinh thì hầu như không có. Từ những lí do trên nên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá môn Khoa học lớp 4” với mong muốn xây dựng được một hệ thống bài tập hoàn chỉnh trong môn Khoa học lớp 4 để làm tài liệu tham khảo cho các giáo viên, phụ huynh và các em học sinh, đồng thời 7 đóng góp vào sự nghiệp đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của đất nước. 2. Mục đích nghiên cứu Từ việc nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn, đề tài xác định quy trình xây dựng hệ thống bài tập và xây dựng một số hệ thống bài tập mẫu để giáo viên và học sinh có thể tham khảo khi dạy- học môn Khoa học lớp 4, góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy và học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu một số vấn đề về cơ sở lí luận liên quan đến đề tài làm cơ sở để xây dựng hệ thống bài tập. - Tìm hiểu thực trạng dạy và học, thực trạng sử dụng hệ thống bài tập môn Khoa học ở một số trường tiểu học. - Xác định nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập. - Xây dựng quy trình xây dựng hệ thống bài tập. - Xây dựng hệ thống bài tập môn Khoa học lớp 4. - Thực nghiệm hệ thống bài tập môn Khoa học lớp 4 ở một số trường tiểu học. - Bước đầu đánh giá kết quả và khả năng thực thi của hệ thống bài tập do luận văn đề xuất. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Khoa học Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập môn Khoa học lớp 4 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc xây dựng hệ thống bài tập môn Khoa học lớp 4 và việc sử dụng chúng trong dạy và học Phạm vi điều tra: Điều tra sẽ được tiến hành tại một số trường tiểu học thuộc địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hà Nội. 8 Phạm vi thực nghiệm: Đề tài sẽ được thực nghiệm tại hai trường tiểu học thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và Hà Nội. 6. Các phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu lí luận: bao gồm các phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hóa các tài liệu liên quan để làm sáng tỏ cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài + Phương pháp tìm hiểu thực tiễn: - Phương pháp điều tra: điều tra được tiến hành theo mẫu phiếu hỏi để thu được những thông tin làm sáng tỏ hiện trạng dạy học môn Khoa học cũng như việc sử dụng hệ thống bài tập môn Khoa học lớp 4. - Phương pháp thực nghiệm: thực nghiệm được tiến hành để kiểm tra tính khả thi của hệ thống bài tập mà đề tài sẽ xây dựng. - Phương pháp trò chuyện phỏng vấn: trò chuyện, phỏng vấn giáo viên và học sinh tiểu học để làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn của đề tài. - Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động dạy học môn Khoa học ở trường tiểu học để thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài. Ngoài hai nhóm phương pháp nghiên cứu trên đề tài sẽ sử dụng các phương pháp bổ trợ như: - Thông kê toán học: sử dụng công thức thông kê toán học để tổng hợp kết quả điều tra, thực nghiệm, chứng minh độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu. 7. Giả thuyết khoa học Việc xây dựng hệ thống bài tập môn Khoa học lớp 4 phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn học này. 9 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ MÔN KHOA HỌC LỚP 4 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan điểm về kiểm tra đánh giá 1.1.1.1. Khái niệm kiểm tra Theo từ điển tiếng Việt: “Kiểm tra là sự xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét”. [21 tr 523] Theo Trần Bá Hoành: “Việc kiểm tra cung cấp những dữ kiện, những thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá”. [16] Như vậy, kiểm tra là thuật ngữ chỉ cách thức hoạt động giáo viên sử dụng để thu thập thông tin về biểu hiện kiến thức, kĩ năng và thái độ của học sinh trong học tập nhằm cung cấp dữ kiện làm cơ sở cho việc đánh giá. Xét theo phương thức và công cụ thu thập thông tin để đánh giá kết quả học tập, hoạt động kiểm tra được thực hiện theo hai hướng: định tính và định lượng. Dựa trên kết quả được ghi nhận theo hướng định tính hoặc định lượng, giáo viên đưa ra những phán đoán, những kết luận, những quyết định về người học hoặc về việc dạy học. Kiểm tra theo hướng định tính là phương thức thu thập thông tin về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh bằng cách quan sát và ghi nhận xét dựa theo các tiêu chí giáo dục đã định. Kiểm tra theo hướng định lượng là phương thức thu thập thông tin về kết quả học tập của học sinh bằng số như điểm số hoặc số lần thực hiện của những hoạt động nào đó. Cách và phương tiện ghi nhận kết quả học tập của học sinh bằng điểm hay số lần thực hiện theo những quy tắc đã tính trong kiểm tra là mang tính chất định lượng. Còn chính điểm số vẫn chỉ là những kí 10 hiệu gián tiếp phản ánh trình độ học lực của mỗi học sinh mang ý nghĩa định tính. Như vậy bản thân điểm số không có ý nghĩa về mặt định lượng. Như vậy, kiểm tra chỉ là hình thức và phương tiện cụ thể góp phần vào quá trình đánh giá. Thông qua kết quả của các bài kiểm tra, giáo viên sẽ có những thông tin cần thiết để xác nhận kết quả học tập của từng học sinh, những thông tin về nguyên nhân của những kết quả mà học sinh đạt được, cũng như những thông tin để có thể chuẩn đoán được khả năng học tập của học sinh trong những giai đoạn học tập tiếp theo đối với môn học. 1.1.1.2. Khái niệm đánh giá Theo quan điểm triết học, đánh giá là thái độ đối với những hiện tượng xã hội, hoạt động hành vi của con người; xác định những giá trị của chúng tương xứng với các nguyên tắc và chuẩn mực đạo đức nhất định, được xác định bằng vị trí xã hội, thế giới quan, trình độ văn hóa. Tác giả Richan I Miller cho rằng: đánh giá được chấp nhận “là sự việc có giá trị” với ý nghĩa cuối cùng dẫn đến sự cải tiến hoạt động của cá nhân và tập thể.[14, tr 23] Theo Beeby: “Đánh giá là sự thu thập và lí giải một cách có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động”. [20 tr 8] Theo Jean- Marie De Ketele (1989), đánh giá có nghĩa là: + Thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy. + Xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin. + Nhằm ra một quyết định. Trong dạy học, đánh giá được xem xét như một quá trình liên tục và là một phần của hoạt động dạy học. [...]... kiến thức, khi xây dựng hệ thống bài tập cần xác định được các sự kiện, khái niệm, nguyên tắc, phương pháp trong bài học để xây dựng nội dung bài tập cho phù hợp, chính xác Với nội dung kĩ năng, khi xây dựng hệ thống bài tập đánh giá trong môn Khoa học, chủ yếu là xây dựng các bài tập đánh giá các kĩ năng trí tuệ Khi xây dựng bài tập đánh giá thái độ, chủ yếu là nhằm đánh giá thái độ của học sinh với... văn này, chúng tôi chỉ đưa ra cách phân loại bài tập dựa trên mục đích kiểm tra, đánh giá Dựa vào mục đích kiểm tra, đánh giá, bài tập có thể chia làm ba loại: bài tập kiểm tra kiến thức, bài tập kiểm tra kĩ năng, bài tập kiểm tra thái độ Bài tập kiểm tra kiến thức: Đây là các bài tập được sử dụng để kiểm tra, đánh giá khả năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức của học sinh Các kiến thức ở đây thường là các... chú ý đến đánh giá mục tiêu kĩ năng và thái độ Để thực hiện được điều này, khi xây dựng các bài tập đánh giá, giáo viên phải xây dựng được hệ thống bài tập phong phú, đánh giá được tất cả các mục tiêu của bài học, môn học 1.1.3.2 Nội dung chương trình môn Khoa học lớp 4 Chương trình môn Khoa học lớp 4 gồm 70 bài học được chia làm 3 chủ đề: Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Thực vật và động... tập là tập hợp các bài tập có mối liên hệ nhất định với nhau Mỗi bài tập được coi là một mắt xích trong hệ thống bài tập, đóng góp một phần nào đó vào việc củng cố, hoàn thiện, mở rộng kiến thức, hình thành và rèn luyện kĩ năng, thái độ Hệ thống bài tập có thể gồm nhiều dạng bài tập khác nhau: Bài tập lí thuyết, bài tập vận dụng, bài tập tự luận, bài tập trắc nghiệm khách quan, … Hệ thống bài tập gồm... tiêu học tập ở tiểu học đơn giản hơn và phù hợp với năng lực và trình độ của học sinh tiểu học 1.1.1 .4 Nội dung đánh giá kết quả học tập ở tiểu học Đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học Học lực Kiến thức Hạnh kiểm Kĩ năng Thái độ Theo mô hình trên, học lực bao gồm ba thành tố: Kiến thức, kĩ năng, thái độ được học sinh thể hiện qua việc học tập các môn học Căn cứ vào 16 chương trình mỗi môn học, ... cho giáo viên và học sinh trong quá trình đánh giá và tự đánh giá 24 a) Sổ ghi chép Là một trong những phương tiện để thu thập thông tin có hệ thống, là căn cứ để giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh Giáo viên có thể theo dõi và ghi lại những hành vi học tập của học sinh, những nhận xét về việc học của học sinh sau mỗi tiết học, bài học Để thu thập được thông tin từ phía học sinh thì giáo... thái độ dược xác lập Hệ thống chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của một môn học được xem là trình độ chuẩn tối thiểu mà mỗi học sinh cần phải đạt sau khi học môn học đó Hệ thống chuẩn đó là căn cứ để giáo viên xây dựng hay lựa chọn các công cụ kiểm tra và đánh giá học sinh Trong quá trình đánh giá học lực của học sinh, cần tiến hành đánh giá các nội dung sau: 1.1.1 .4. 1 Nội dung đánh giá kiến thức Theo... cách đánh giá và với các loại công cụ khác nhau để đánh giá học sinh Khi kiểm tra, đánh giá cần nhấn mạnh vào mặt làm được, mặt thành công của học sinh, giúp học sinh coi đó là cơ sở, tiền đề quan trọng để sửa sai và phấn đấu vươn lên trong học tập Kiểm tra, đánh giá bằng nhiều cách khác nhau như: Bài kiểm tra viết, bài kiểm tra miệng và việc quan sát, theo dõi thái độ, hành vi của học sinh Trong các bài. .. nhiều bài tập nên cũng có các chức năng của bài tập: Chức năng dạy học, chức năng giáo dục, chức năng phát triển, chức năng kiểm tra Ngoài ra, hệ thống bài tập còn có thêm chức năng định hướng Đó là 35 hệ thống bài tập có khả năng dự báo được những kết quả học tập mà học sinh có thể đạt được trong quá trình học tập, xác định những ưu điểm và hạn chế của học sinh về kiến thức, kĩ năng, thái độ và đánh giá. .. số bài tập lựa chọn (đồng ý/ không đồng ý; đồng tình/ không đồng tình; tán thành/ không tán thành,…) 1.1.2.2 Hệ thống bài tập Hệ thống bài tập là tập hợp các nhiệm vụ cụ thể mà giáo viên đưa ra dưới hình thức các câu hỏi một cách có hệ thống nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức, kĩ năng, thái độ sau khi học xong bài học, đồng thời để vận dụng những điều đã học vào thực tế Như vậy, hệ thống bài tập . học môn Khoa học lớp 4 38 1.2 .4. 2. Thực trạng sử dụng hệ thống bài tập môn Khoa học lớp4 44 1.3. Kết luận chương 1 46 Chương 2: Xây dựng hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá môn Khoa học lớp. Xây dựng quy trình xây dựng hệ thống bài tập. - Xây dựng hệ thống bài tập môn Khoa học lớp 4. - Thực nghiệm hệ thống bài tập môn Khoa học lớp 4 ở một số trường tiểu học. - Bước đầu đánh giá. thống bài tập 52 2.2.3. Soạn thảo bài tập 53 2.2 .4. Sắp xếp bài tập 64 2.2.5. Xây dựng đáp án 64 2.3. Hệ thống bài tập kiểm tra, đánh giá môn Khoa học 4 66 2 .4. Một số lưu ý sư phạm khi xây dựng

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan