Dạy - học cốt truyện trong bài văn kể chuyện ở trường tiểu học

118 933 2
Dạy - học cốt truyện trong bài văn kể chuyện ở trường tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 ĐINH THỊ THANH XUÂN DẠY- HỌC CỐT TRUYỆN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI, 2012 ĐINH THỊ THANH XUÂN GIÁO DỤC HỌC (BẬC TIỂU HỌC) KHÓA 2010 - 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 __________________________ ĐINH THỊ THANH XUÂN DẠY - HỌC CỐT TRUYỆN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN Ở TRƢỜNG TIỂU HỌC Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học) Mã số: 60140101 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Xuân HÀ NỘI, 2012 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Anh Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn khoa học, nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ, động viên, giúp đỡ của Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp Trường Tiểu học Nghĩa Dũng và Trường Tiểu học Bồ Đề, gia đình và người thân đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tác giả Đinh Thị Thanh Xuân LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Nếu những cam kết trên là không đúng sự thật, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tác giả Đinh Thị Thanh Xuân MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa………………………………………………………………… Mục lục………………………………………………………………………… Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt……………………………………… MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 2.1. Lịch sử nghiên cứu phân môn TLV trong nhà trường Tiểu học 3 2.2. Lịch sử nghiên cứu về văn kể chuyện 5 2.3. Lịch sử nghiên cứu về cốt truyện trong bài văn kể chuyện 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7 3.1. Mục đích nghiên cứu 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 4.1. Đối tượng nghiên cứu 7 4.2. Phạm vi nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu 8 5.1. Phương pháp khảo sát. 8 5.2. Phương pháp thống kê 8 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu 9 5.4. Phương pháp thực nghiệm 9 6. Cấu trúc của luận văn 9 NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 10 1.1. Cơ sở lí luận ngữ văn học 10 1.1.1. Lí thuyết về Tập làm văn 10 1.1.2. Lí thuyết về văn kể chuyện 12 1.1.3. Lí thuyết về cốt truyện 16 1.1.3.1. Khái niệm 16 1.1.3.2. Tính chất 17 1.1.3.3. Chức năng 19 1.1.3.4. Cấu trúc 20 1.2. Cơ sở lí luận tâm lí học 21 1.2.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học 21 1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh tiểu học 23 1.3. Cơ sở thực tiễn 24 1.3.1. Chương trình SGK Tiểu học 24 1.3.2. Thực trạng dạy và học TLV Tiểu học 29 1.3.3. Thực trạng dạy và học cốt truyện trong bài văn kể chuyện 35 1.3.3.1. Thực trạng dạy của giáo viên 35 1.3.3.2. Thực trạng học của học sinh 38 Tiểu kết chương 1 41 CHƢƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY – HỌC CỐT TRUYỆN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN 42 2.1. Dạy - học cốt truyện trong bài văn kể chuyện theo hướng dẫn của sách giáo viên 42 2.1.1. Mục đích, yêu cầu cần đạt của bài học về cốt truyện 43 2.1.2. Đồ dùng dạy học chuẩn bị cho bài học 43 2.1.3. Các hoạt động dạy học 43 2.1.3.1. Kiểm tra bài cũ 44 2.1.3.2. Dạy bài mới 44 2.1.3.3. Củng cố, dặn dò 50 2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy – học cốt truyện trong bài văn kể chuyện 50 2.2.1. Nâng cao vốn sống cho học sinh 50 2.2.2. Tổ chức hoạt động nhóm 56 2.2.3. Sử dụng bảng phụ 58 2.2.4. Sử dụng bản đồ tư duy 62 Tiểu kết chương 2 66 CHƢƠNG 3 : THỰC NGHIỆM 67 3.1. Mục đích thực nghiệm 67 3.2. Nội dung thực nghiệm 67 3.2.1. Bài dạy thực nghiệm 67 3.2.2. Định hướng thiết kế giáo án thực nghiệm 67 3.2.3. Các giáo án cụ thể 68 3.2.4. Tiến trình các hoạt động dạy học trên lớp 85 3.3. Cơ sở và đối tượng thực nghiệm 85 3.4. Thời gian và quy trình thực nghiệm 86 3.5. Tiến trình triển khai thực nghiệm 86 3.6. Kết quả thực nghiệm 87 Tiểu kết chương 3 91 KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… PHỤ LỤC…………………………………………………………………… DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ CHỮ VIẾT TẮT SGK TH TLV GV HS Sách giáo khoa Tiểu học Tập làm văn Giáo viên Học sinh 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong nhà trường Tiểu học, môn Tiếng Việt là môn học trung tâm với tỉ lệ thời lượng lớn nhất, chiếm tới 39 %. Nó mang tư cách một môn khoa học đồng thời là công cụ giúp học sinh (HS) học những môn học khác. Kĩ năng nghe, nói, đọc, viết là điều kiện và phương tiện học tập của HS. Tiếng mẹ đẻ là chìa khóa của nhận thức, học vấn và sự phát triển trí tuệ. Nếu khả năng ngôn ngữ hạn chế, con người rất khó có thể hòa nhập thành công vào cuộc sống xã hội. Môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng giữa các môn học khác trong trường Tiểu học, vì một mặt, nó cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về ngôn ngữ như là một phương tiện thông báo (về ngữ âm, cấu tạo từ, ngữ pháp, ); mặt khác, các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết mà nó hình thành và rèn luyện ở HS thông qua các giờ học tạo thành vốn sống cần thiết cho mỗi người. Môn Tiếng Việt ở tiểu học được cấu tạo bởi các phân môn : Học vần, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, Tập viết, Luyện từ và câu, Tập làm văn (TLV). Dù đều có mục đích đồng thời rèn luyện và nâng cao 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết không tách rời nhau, song rõ ràng, mỗi phân môn dường như chú trọng hơn về một vài kĩ năng : Học vần, Tập đọc nhấn mạnh mục đích hình thành và phát triển kĩ năng đọc (đọc thành tiếng và đọc – hiểu văn bản), Tập viết, Chính tả chú trọng rèn kĩ năng viết (viết đúng chữ và viết đúng chuẩn chính tả), Kể chuyện thiên về hướng rèn luyện kĩ năng nghe – nói, Luyện từ và câu nhằm cung cấp cho HS những kiến thức sơ giản về ngôn ngữ để trẻ có thể sử dụng nó như một công cụ hiệu quả trong tư duy và giao tiếp. Còn TLV, có thể nói, đây phân môn mang tính chất tổng hợp từ các phân môn khác của môn Tiếng Việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác trong cả bậc học và thể hiện được đậm nét dấu ấn ngôn ngữ cá nhân. Không 2 thể phủ nhận vai trò quan trọng của TLV đối với nội dung chương trình Tiếng Việt nói riêng và Tiểu học nói chung. Phân môn TLV ở Tiểu học cung cấp cho học sinh các kiến thức về kiểu bài, về các kĩ năng làm văn một số kiểu văn bản thường dùng trong đời sống : Miêu tả, kể chuyện, viết thư, đơn, tin nhắn, Trong đó, kể chuyện vừa là một kiểu bài làm văn, vừa là một kĩ năng học sinh được rèn luyện. Ta thấy, con người có nhu cầu vô tận trong việc khám phá thế giới xung quanh, không chỉ hiện tại mà còn trong quá khứ và tương lai, không chỉ nơi mình đang sống mà cả những nơi xa xôi, cả những chuyện lớn và chuyện nhỏ, chuyện vui và chuyện buồn, Mặt khác, họ luôn có nhu cầu chia sẻ với người khác, quen biết và không quen, người đương thời và hậu thế. Bởi vậy, kể chuyện (kể miệng hay in thành sách) trở nên một thành tựu văn hóa vĩ đại của loài người với vô vàn sản phẩm truyện dân gian, sử thi, tiểu thuyết, anh hùng ca, Với trẻ em, nghe kể chuyện và kể chuyện cho người khác nghe cũng là một nhu cầu thiết yếu. Ngoài phân môn kể chuyện chú trọng hoạt động nói – kể, trong TLV, HS được luyện tạo lập văn bản kể chuyện. Trong loại văn bản này, cốt truyện có vai trò quan trọng. Dạy tốt các dạng bài cốt truyện sẽ giúp các em trong việc tạo lập một văn bản kể chuyện hay. Các bài học về xây dựng cốt truyện giúp cho học sinh rèn kĩ năng biết trình bày, giải quyết một vấn đề. Bên cạnh đó, hình thành ý thức, nhân cách cũng như khả năng hiểu biết về mọi mặt đời sống. Đồng thời, rèn luyện cho các em ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng con người, yêu mến bạn bè, gia đình, yêu cuộc sống và biết làm cho cuộc sống thêm đẹp hơn lên. Bài văn xây dựng cốt truyện hướng các em tới tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, biết căm ghét cái xấu, cái ác, yêu quý và bảo vệ cái đẹp. Từ đó, rèn cho các em tính tự lập, có tư duy rõ ràng mạch lạc, có trí 3 tưởng tượng sáng tạo phong phú, có năng lực cảm thụ giá trị cái chân, thiện, mĩ được ẩn chứa trong các nhân vật ở cốt truyện. Việc dạy và học tốt các bài xây dựng cốt truyện giúp năng lực học tập phân môn Tập làm văn của học sinh được phát triển, thể hiện ở kĩ năng học sinh sử dụng từ ngữ tiếng Việt như là công cụ để tư duy và rèn khả năng giao tiếp. Nhưng dạy - học cốt truyện trong các nhà trường Tiểu học hiện nay như thế nào cho hiệu quả vẫn còn là một vấn đề cần bàn bạc. Bởi vậy, tôi chọn đề tài: Dạy - học cốt truyện trong bài văn kể chuyện ở trường Tiểu học với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy dạng bài này. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu phân môn TLV trong nhà trƣờng Tiểu học Trong nhà trường Tiểu học, Tập làm văn là phân môn thực hành tổng hợp sáng tạo của môn Tiếng Việt. Nó giúp HS vận dụng vốn sống, trí tưởng tượng, thông qua khả năng sử dụng ngôn ngữ (các từ ngữ, các kiểu câu, các phương tiện và biện pháp tu từ, các lối diễn đạt,…) để nói – viết theo những đề tài khác nhau, theo các kiểu văn bản khác nhau; để bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, nhận thức của mình cũng như thuyết phục người đọc, người nghe thấu hiểu, cảm thông, đồng tình. Qua đó, góp phần phát triển tư duy và nuôi dưỡng tâm hồn các em vươn đến chân - thiện - mĩ. Nền giáo dục của nước ta đã có từ cách đây gần 1000 năm, nếu lấy mốc bắt đầu từ khi có Quốc tử giám (1075). Chương trình giáo dục thời kì đó chủ yếu là thông qua những bài văn để dạy về cách sống, về kỉ cương xã hội, về lòng trung hiếu, về đạo đức nhân nghĩa của xã hội phong kiến. Lúc đó cả học và thi đều là những bài văn, thơ, phú, biểu, Vì vậy, có thể nói, môn TLV được hình thành từ rất sớm, và trong một thời gian dài là môn học chính, thậm chí, là môn duy nhất để rèn luyện và tuyển chọn con người bổ sung vào hệ thống quan lại. [28, tr 354 – 356] [...]... nâng cao hiệu quả dạy - học cốt truyện trong bài văn kể chuyện - Tiến hành thực nghiệm sư phạm 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Việc dạy và học cốt truyện trong bài văn kể chuyện cho học sinh Tiểu học 8 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học các bài về cốt truyện trong bài văn kể chuyện ở Tiểu học Cụ thể là các bài sau : + Bài Cốt truyện , tuần 4,... kiến trong cuộc họp - Kết cấu 3 phần của bài văn kể chuyện và văn miêu tả (mở - Viết: bài, thân bài, kết + Viết dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả bài) Lập dàn ý bài + Viết đoạn văn miêu tả, kể chuyện theo dàn ý văn kể chuyện, miêu + Viết thư, giấy mời tả văn kể + Kể câu chuyện đã nghe, đã đọc, thuật lại sự việc chuyện, miêu tả đã chứng kiến hoặc tham gia Kể chuyện bằng lời 4 - Nói: Đoạn - Bài văn kể. .. niệm văn kể chuyện, cốt truyện, nhân vật trong bài văn kể chuyện, mở bài, kết bài trong bài văn kể chuyện, … Ngoài ra, còn nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến những góc độ khác nhau Tác giả M.K Bogliuxkaia và V.V Septsenko đã đưa ra những nghệ thuật và thủ thuật đọc khi còn nhỏ về những phương pháp dạy học một tiết kể chuyện trong cuốn Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ Trong cuốn Văn miêu tả và kể chuyện ... cứu Luận văn được viết với mục đích tìm ra được những phương pháp phù hợp để có thể góp phần nâng cao chất lượng dạy - học cốt truyện trong bài văn kể chuyện dành cho cấp tiểu học hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn trong công tác dạy học cốt truyện trong bài văn kể chuyện - Tìm hiểu về chương trình, sách giáo khoa phân môn Tập làm văn ở chương trình tiểu học - Đề xuất... nội dung làm bài và trình bày bài văn kể chuyện [16, tr 78 - 85] 2.3 Lịch sử nghiên cứu về cốt truyện trong bài văn kể chuyện Nói tới văn kể chuyện, không thể không nhắc tới cốt truyện bởi cùng với nhân vật, đây là yếu tố vô cùng quan trọng 7 Đã có nhiều ý kiến bàn về cốt truyện trong văn kể chuyện, nhất là văn bản kể chuyện với tư cách là một tác phẩm nghệ thuật Từ điển thuật ngữ văn học đã khẳng... kiểu bài khác như văn miêu tả, văn nghị luận, văn thuyết minh,… + Chỉ tên một phân môn trong chương trình Tiếng Việt ở nhà trường Tiểu học, bên cạnh các phân môn Học vần, Tập viết, Tập đọc, Chính tả, Luyện từ và câu, TLV [19, tr 275] Hiện nay, ở trường Tiểu học, văn kể chuyện bắt đầu được dạy từ lớp 1 trong phân môn Kể chuyện, từ lớp 2 trong phân môn Tập làm văn và Kể chuyện với 3 kiểu bài chính : - Kể. .. khách quan và khoa học, giúp người xem thấy vững tin hơn khi đem ứng dụng luận văn này vào cách dạy - học cốt truyện và luyện tập xây dựng cốt truyện trong bài kể chuyện 6 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn Chương 2: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả dạy học cốt truyện trong bài văn kể chuyện Chương 3: Thực... sử, văn hóa, nhân vật tiêu biểu của địa phương Nhìn vào phần trình bày ở trên, trong chương trình TLV ở trường Tiểu học, văn kể chuyện được coi là một kiểu bài quan trọng, nó là một trong hai kiểu bài chính (kể chuyện, miêu tả) để rèn kĩ năng viết văn bản cho HS 1.3.2 Thực trạng dạy và học TLV Tiểu học Như chúng tôi đã trình bày, việc dạy TLV ở trường Tiểu học được thực hiện thông qua thực hành - Nội... miêu tả ? Cốt truyện, Nhân vật trong truyện, Đoạn văn trong bài văn kể chuyện, Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, ) và kiểu bài thực hành (ví dụ các bài trong SGK Tiếng Việt 4, tập 1 : Luyện tập xây dựng cốt truyện, Luyện tập phát triển câu chuyện, Luyện tập miêu tả đồ vật, Luyện tập giới thiệu địa phương, ) Tuy nhiên, những kiểu bài lí thuyết cũng không có mục đích lí thuyết, chúng là những bài có... nghiên cứu Cụ thể là, tôi sẽ tiến hành soạn giảng thực nghiệm các giáo án về dạy học cốt truyện và luyện tập xây dựng cốt truyện trong bài kể chuyện, trong đó có lồng các phương pháp mà chúng tôi giới thiệu ở chương II Sau khi tiến hành dạy thực nghiệm, tôi cho học sinh làm bài kiểm tra xây dựng cốt truyện trong bài kể chuyện Các bài thu về có chấm, cho điểm và thống kê, đánh giá kết quả Như vậy, với phương . học sinh Tiểu học. 8 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học các bài về cốt truyện trong bài văn kể chuyện ở Tiểu học. Cụ thể là các bài sau : + Bài Cốt truyện ,. quả dạy - học cốt truyện trong bài văn kể chuyện. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Việc dạy và học cốt truyện trong bài văn kể chuyện. văn kể chuyện và cốt truyện trong bài văn kể chuyện 9 nói riêng, cũng như đưa ra được những nhận xét phản ánh thực trạng tình hình dạy học xây dựng cốt truyện trong bài văn kể chuyện trong

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan