Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh

111 1.8K 17
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN LAM CHÂU NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2010 Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN LAM CHÂU NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA TẠ DUY ANH Chuyên ngành: Lí luận văn học M· sè: 60 22 32 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Kiều Anh HÀ NỘI, 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Kiều Anh - người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu Trường ĐHSP Hà Nội 2, Viện Văn học, Trường ĐH KHXH và Nhân văn, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội, Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà nội 2 và các thầy cô giáo Phòng Sau đại học Trường ĐHSP Hà Nội 2. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ để luận văn của tôi được hoàn thành. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong luận văn này là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Kiều Anh. Luận văn này chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu những lời cam đoan trên là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 10 - 2010 Tác giả luận văn Nguyễn Lam Châu Môc lôc trang më ®Çu 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7 6. Phương pháp nghiên cứu 8 7. Những đóng góp mới 8 8. Cấu trúc của luận văn 8 NỘI DUNG 9 Chƣơng 1: Một số vấn đề lí luận về trần thuật học 9 1.1. Nghệ thuật trần thuật 9 1.1.1. Khái niệm trần thuật 9 1.1.2. Các yếu tố cơ bản của trần thuật 11 1.2.3. Vai trò của nghệ thuật trần thuật trong xây dựng tiểu thuyết 19 1.2. Tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 21 1.2.1. Hành trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam từ 1975 đến nay 21 1.2.2. Những cách tân và thể nghiệm hình thức trần thuật mới 25 1.3. Tạ Duy Anh trong bối cảnh văn học đương đại 32 Chƣơng 2: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh 36 2.1. Điểm nhìn gắn với ngôi kể 37 2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn 48 2.2.1. Sự dịch chuyển từ điểm nhìn bên ngoài sang điểm nhìn bên trong 49 2.2.2. Sự dịch chuyển điểm nhìn theo không gian, thời gian 58 Chƣơng 3: Ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh 65 3.1. Ngôn ngữ trần thuật 65 3.1.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 66 3.1.2. Ngôn ngữ nhân vật 69 3.2. Giọng điệu trần thuật 77 3.2.1. Giọng điệu chất vấn, đay đả 79 3.2.2. Giọng điệu giễu nhại 82 3.2.3. Giọng điệu bỗ bã dung tục 89 3.2.4. Giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng 91 3.2.5. Giọng điệu triết lí, suy ngẫm 93 KẾT LUẬN 99 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lâu nay, tiểu thuyết vẫn được xem là một loại hình tự sự tiêu biểu. Nó mãi tồn tại ở “thì hiện tại chưa hoàn thành” (Bakhtin) và có vị trí quan trọng trong nền văn học nhân loại. Văn học Việt Nam từ sau 1975 và nhất là sau năm 1986 đã có sự khởi sắc của văn xuôi, trong đó tiểu thuyết vẫn là thể loại chủ đạo, bộc lộ ưu thế của mình trong cách “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và con người trong sự vận động, phát triển, đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của công chúng đương đại. Văn học Việt Nam thời kì đổi mới đã có những bước chuyển mình so với giai đoạn trước đó. Nếu như ở những năm tiền đổi mới (1975 - 1985), tiểu thuyết vẫn theo hướng nghiêng về sự kiện, về sự bao quát hiện thực trên một bình diện rộng, cảm hứng sử thi vẫn chiếm vị trí đáng kể trong tư duy nghệ thuật của các nhà văn thì bước vào thời kì đổi mới, trong không khí dân chủ của đời sống văn học, tiểu thuyết thực sự bùng phát, thăng hoa, đặc biệt là có sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật. Những mạch nguồn truyền thống đã được thay thế bằng những cảm hứng mới, những khám phá sáng tạo. Những trang viết về con người cá nhân, về cuộc sống đời thường với tất cả sự phức tạp và bề bộn đã xuất hiện, thay thế những cảm hứng sử thi truyền thống trước đó. Điều đó trước hết là nhu cầu tự thân của giới văn nghệ sĩ và cũng là phù hợp với đường lối văn nghệ của Đảng được đề ra ở Đại hội Đảng lần VI: “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”, “phải đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, chúng ta mới có thể vượt qua khó khăn, thực hiện được những mục tiêu do Đại hội lần 2 thứ VI đề ra”. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị khuyến khích văn nghệ đổi mới: “…văn hóa, văn nghệ nước ta càng phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ cách làm”, “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo, rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, phát triển các loại hình nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”. Hưởng ứng đường lối đổi mới văn học, các tác giả như Lê Lựu, Bảo Ninh, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạ Duy Anh… đã góp phần tạo nên diện mạo mới của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Trong xu hướng cách tân thể loại tiểu thuyết, Tạ Duy Anh được xem là một hiện tượng nổi bật với nhiều thể nghiệm văn chương táo bạo. Đi sâu tìm hiểu sáng tác của Tạ Duy Anh, chúng tôi nhận thấy, các tác phẩm của nhà văn đã đặt ra những vấn đề nghiêm túc về cuộc sống, chứa đựng những giá trị thẩm mĩ mới mẻ của một cây bút trẻ khát khao sáng tạo. Từ quan niệm về hiện thực, về con người cho đến cách tổ chức truyện, ngôn ngữ, giọng điệu… Tạ Duy Anh đều có những tìm tòi, cách tân mới lạ, góp phần làm phong phú thêm cho nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam. 1.2. Nghệ thuật trần thuật là một trong những phương diện cơ bản nhất của phương thức tự sự, một yếu tố quan trọng để tạo nên hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật là một việc làm có ý nghĩa giúp ta có cơ sở để hiểu sâu sắc hơn giá trị của tác phẩm, đồng thời thấy được tài năng và những đóng góp của nghệ sĩ vào tiến trình văn chương. Nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, một mặt cho ta thấy rõ hơn những cố gắng cách tân nghệ thuật của nhà văn, mặt khác, qua những sáng tác của Tạ Duy Anh, chúng ta có thể nhìn rõ hơn sự vận động của tư duy tiểu thuyết trong giai đoạn hiện nay. 3 2. Lịch sử vấn đề Các sáng tác của Tạ Duy Anh, ngay từ khi mới ra đời đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc cũng như giới phê bình văn học, đã trở thành một trong những tâm điểm của báo chí và là đề tài của nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Trước hết phải kể đến là thành công khởi nghiệp của ông - truyện ngắn Bước qua lời nguyền - tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi viết về nông thôn do Tuần báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài tiếng nói Việt Nam tổ chức 1989. Nhà thơ Hoàng Minh Châu nhận định rằng đây là truyện ngắn báo hiệu một tấm lòng lớn, một tầm nhìn xa và một tài năng viết về số phận con người. Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến cũng cho rằng đây là tín hiệu về một dòng văn học mới, dòng văn học “bước qua lời nguyền” và ở đó là một khát vọng đổi mới, một tiềm năng sáng tạo mới. Tạ Duy Anh đã không làm người đọc thất vọng bằng một hành trình sáng tạo không mệt mỏi. Sau Bước qua lời nguyền, Tạ Duy Anh đã cho ra đời tiểu thuyết Lão Khổ. Đây có thể coi là bước ngoặt trong sáng tác của Tạ Duy Anh bởi nó đã thể hiện một kiểu tư duy khác, một lối viết tiểu thuyết khác. Tác giả Đoàn Ánh Dương trong bài Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết) khẳng định: “Không còn là sự nhất phiến, liền mạch của câu chuyện, tiểu thuyết hiện lên bởi một “chuyện chính yếu” và rất nhiều những “chuyện ngoài rìa”, tức về mặt hình thức, Lão Khổ là sự lắp ghép từ các phiến đoạn khác nhau, nhiều truyện ngắn trong một tiểu thuyết. Ý định một cấu trúc như vậy đã khẳng định một tư duy mới về tiểu thuyết, được Tạ Duy Anh mượn lời Đức Thánh nhân để tuyên ngôn: “ Ngôi nhà chỉ giá trị ở cái phần không có gì đó sao” [12]. Gần 10 năm sau, năm 1999, tiểu thuyết Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh ra mắt công chúng. Đây là một tác phẩm lạ, khác hẳn so với tiểu thuyết Việt Nam đương thời. Nhà văn đã đạt đến lối viết đa âm hiện đại, mà theo 4 Trần Quang: “từ cách đặt vấn đề đầu tiên đến cấu trúc tiểu thuyết, phong cách ngôn ngữ… đều lạ lẫm với những gì chúng ta được biết về dòng tiểu thuyết non trẻ Việt Nam” [16, tr.143]. Đến Thiên thần sám hối năm 2004 thì Tạ Duy Anh đã thực sự trở thành “một hiện tượng văn học nổi bật”, “một gương mặt nhà văn tiêu biểu”. Trong lời giới thiệu cuốn Thiên thần sám hối của Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2004 có đoạn viết: “Thiên thần sám hối là một thử nghiệm mới trong sáng tạo, một thử nghiệm đầy day dứt, trong đó những yếu tố phi lí, hoài nghi, liên thông, bất ngờ và mang đậm dấu ấn chủ quan, tạo nên cái riêng của tác phẩm” [1, tr.3]. Tác giả Dương Thuấn trong bài viết Nét đặc sắc của Thiên thần sám hối là không mượn mồm người biết nói cho rằng: Thiên thần sám hối ra đời, “Tạ Duy Anh đã chứng minh cho bạn đọc thấy rằng - anh viết theo một lối viết mới - lối viết tiểu thuyết của riêng Tạ Duy Anh”. Tác phẩm “mang một lối viết hoàn toàn hiện đại. Điều đó thể hiện rõ nhất trong cách kể, cách dẫn chuyện, nghệ thuật mê hoặc bạn đọc” [42]. Báo Thể thao và Văn hóa số 47 năm 2004 viết: “Có thể gọi ông là nhà văn của đạo đức. Văn chương ông có lúc hiện lên bằng thế sự, đau đáu, riết róng chuyện thánh thiện, tàn ác, liêm sỉ và vô lương… Tiểu thuyết mới nhất của Tạ Duy Anh, Thiên thần sám hối, gọn nhẹ và giản dị về hình thức… chứa đựng những ẩn số lớn về con người và nhân thế” [Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối - Nhà xuất bản Hội Nhà văn (tái bản) - tr.159]. Báo Pháp luật số 140 năm 2004 cũng đã đánh giá: “Tạ Duy Anh là tác giả của những tác phẩm luôn làm bạn đọc giật mình và suy ngẫm bởi những vấn đề gai góc của xã hội hiện đại. Ông cũng là tác giả tâm huyết, trăn trở với số phận con người, nhất là khi họ rơi vào tình trạng khủng hoảng nhân cách. Trong lăng kính đa chiều, Tạ Duy Anh đã nhìn hiện thực một cách lí trí, 5 lạnh lùng nhưng cũng đầy thương xót con người” [Tạ Duy Anh (2004), Thiên thần sám hối - Nhà xuất bản Hội Nhà văn (tái bản) tr.160]. Tiểu thuyết gần đây nhất của Tạ Duy Anh, Giã biệt bóng tối, cũng là một tiểu thuyết gây sự chú ý trong bạn đọc và giới phê bình. Tiểu thuyết đã được Phòng Văn học Việt Nam đương đại đem ra tọa đàm bởi tính chất đặc biệt của nó trong bối cảnh đời sống văn học đương đại. Có rất nhiều ý kiến đưa ra trong buổi tọa đàm. Những thành công, hạn chế của nhà văn ở tiểu thuyết này được chỉ ra trên tinh thần thẳng thắn. Theo PGS.TS Bích Thu, “Với Giã biệt bóng tối, Tạ Duy Anh không chỉ đổi mới tư duy tiểu thuyết, đổi mới cách nhìn thế giới và con người mà còn đổi mới bút pháp khiến độc giả có thể đọc một mạch và cảm thấy lôi cuốn với tác phẩm” [5, tr.14]. PGS.TS Tôn Phương Lan lại khẳng định: “Sự nỗ lực của Tạ Duy Anh thể hiện ở chỗ anh luôn luôn tự làm mới mình: từ Lão Khổ, Đi tìm nhân vật, Thiên thần sám hối cho đến Giã biệt bóng tối. Trong cuốn tiểu thuyết, tác giả đã có những cách tân trong quá trình triển khai đề tài: Từ điểm nhìn trần thuật đến giọng điệu giễu nhại, việc sử dụng yếu tố huyền ảo… Chính những yếu tố này đã làm mới sáng tác của Tạ Duy Anh so với đồng nghiệp và cũng làm anh không lặp lại mình trong từng tác phẩm” [5, tr.34] Tác giả Đoàn Ánh Dương trong bài viết Tiến trình tiểu thuyết Tạ Duy Anh (nhìn từ lối viết) cũng đưa ra nhận xét: “về mặt tư duy nghệ thuật, rõ ràng Giã biệt bóng tối là một bước chuyển về mặt lối viết, đúng hơn là một câu hỏi về lối viết: tiểu thuyết bây giờ cần phải được viết như thế nào?” [12, tr.65]. Bên cạnh những ý kiến, bài viết nêu trên, các sáng tác của Tạ Duy Anh cũng đã trở thành đề tài nghiên cứu trong các khóa luận tốt nghiệp và các luận văn thạc sĩ. Có thể kể đến là các luận văn Nông thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Mai Loan (năm 2004), Thế giới nghệ thuật tiểu [...]... Nam 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lí luận về trần thuật học Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh Chương 3: Ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh 9 NỘI DUNG Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRẦN THUẬT HỌC 1.1 Nghệ thuật trần thuật Khái niệm trần thuật Ngay từ... mới” trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, làm mới thực chất từ sự đổi mới tư duy nghệ thuật trần thuật; tác giả Vũ Lê Lan Hương đi sâu khám phá hành trình văn học Tạ Duy Anh, một thế giới nhân vật ngoại biên và những thủ pháp xây dựng nhân vật đáng chú ý trong sáng tác của Tạ Duy Anh; tác giả Võ Thị Thanh Hà nghiên cứu Tạ Duy Anh trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, quan niệm nghệ thuật. .. tiểu thuyết của Tạ Duy Anh như là một đối tượng nghiên cứu khoa học độc lập 7 Trên cơ sở học tập, tiếp thu kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh 3 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu những đặc điểm nổi bật về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, từ đó thấy... mới về tiểu thuyết của Tạ Duy Anh từ phương diện trần thuật Từ đó, chỉ ra sự độc đáo về điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh Trên cơ sở của những kết quả thu được, tác giả luận văn hy vọng sẽ góp phần giúp độc giả hiểu sâu sắc hơn các giá trị của tiểu thuyết Tạ Duy Anh, đồng thời thấy được những đóng góp của nhà văn đối với tiến trình phát triển của. ..6 thuyết Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Ninh (năm 2005), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh của Nguyễn Thanh Hùng (năm 2008), Tinh thần hậu hiện đại qua “Đi tìm nhân vật” và “Giã biệt bóng tối” của Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Tươi (năm 2009) Năm 2007, Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam đã cho ra mắt bạn đọc cuốn Thế giới nghệ thuật Tạ Duy Anh trong đó trình bày ba luận văn của các tác... vật trong tiểu thuyết của ông Qua các bài viết, các công trình nghiên cứu nêu trên, chúng tôi nhận thấy từ nhiều khía cạnh khác nhau, các tác giả đã nêu được những nét đặc sắc làm nên giá trị trong sáng tác của Tạ Duy Anh, trong đó ít nhiều cũng đã đề cập đến nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết. .. bày ba luận văn của các tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang - Tạ Duy Anh với việc làm mới nghệ thuật tiểu thuyết; Vũ Lê Lan Hương - Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tạ Duy Anh; Võ Thị Thanh Hà - Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh Nhìn chung các tác giả của cuốn sách đã đề cập rất nhiều vấn đề về các sáng tác của Tạ Duy Anh Chẳng hạn như đặc điểm về ngôn ngữ, giọng điệu, thế... đó thấy được những đóng góp mới trong tư duy nghệ thuật của Tạ Duy Anh ở lĩnh vực tiểu thuyết trong văn xuôi đương đại Việt Nam 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu những lí luận cơ bản về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Đây là nhiệm vụ cần thiết, là nền tảng và cơ sở để người viết thực hiện những nhiệm vụ tiếp theo - Tìm hiểu nghệ thuật trần thuật qua một số tiểu thuyết: Lão Khổ, Đi tìm nhân vật,... hai nhân tố quy định tới trần thuật 12 là người kể chuyện và chuỗi ngôn từ Từ người kể chuyện ta có ngôi trần thuật, điểm nhìn trần thuật; từ chuỗi ngôn từ ta có ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật, không gian trần thuật, thời gian trần thuật Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số yếu tố tiêu biểu thuộc nghệ thuật trần thuật của Tạ Duy Anh Vì thế chúng tôi sẽ tiến... của Tạ Duy Anh - Phạm vi nghiên cứu: Tạ Duy Anh sáng tác ở cả hai lĩnh vực tiểu thuyết và truyện ngắn Tuy nhiên trong khuôn khổ của một luận văn, chúng tôi chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở thể loại tiểu thuyết, trong một phương diện cụ thể, đó là Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh 8 Để tiến hành nghiên cứu đề tài, chúng tôi khảo sát 4 tiểu thuyết: + Thiên thần sám hối (2004), . đề lí luận về trần thuật học Chương 2: Điểm nhìn trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh Chương 3: Ngôn ngữ trần thuật, giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh 9 NỘI. thôn trong sáng tác của Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Mai Loan (năm 2004), Thế giới nghệ thuật tiểu 6 thuyết Tạ Duy Anh của Nguyễn Thị Ninh (năm 2005), Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết của Tạ. về tiểu thuyết của Tạ Duy Anh từ phương diện trần thuật. Từ đó, chỉ ra sự độc đáo về điểm nhìn trần thuật, ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết của Tạ Duy Anh. Trên cơ sở của

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan