Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường THPT Nhã Nam - Tân Yên - Bắc Giang

111 377 0
Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường THPT Nhã Nam - Tân Yên - Bắc Giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

- 1 - BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2    NGÔ THỊ HẢI YẾN NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NHÃ NAM - TÂN YÊN - BẮC GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC HÀ NỘI, 2009 - 2 - LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TSKH. Tạ Thuý Lan – người đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Sinh – KTNN và Phòng sau đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho em học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em học sinh trường THPT Nhã Nam – Tân Yên – Bắc Giang cùng tất cả các bạn bè đồng nghiệp và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Hà nội, tháng 9 năm 2009 Tác giả Ngô Thị Hải Yến - 3 - LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả điều tra trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố ở trong bất lỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2009 Tác giả Ngô Thị Hải Yến - 4 - BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CHỮ VIẾT TẮT ĐƯỢC ĐỌC LÀ CAH Самочувство Активностъ Настроение (Trạng thái sức khoẻ Tính tích cực Tâm trạng) CQ Chỉ số sáng tạo (Creative Quotient) IQ Chỉ số thông minh (Intelligence Quotient) THPT Trung học phổ thông WAIS Wechsler Adult Intelligence Scale WISC Wechsler Intelligence Scale for Children - 5 - MỤC LỤC Trang Mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 2 4. Dự kiến những đóng góp mới 2 Nội dung Chương 1. Tổng quan tài liệu 3 1.1. Trí tuệ 3 1.2. Chú ý 13 1.3. Trí nhớ 15 1.4. Cảm xúc 19 1.5. Phản xạ cảm giác – vận động 22 Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu 25 2.2. Phương pháp nghiên cứu 26 Chương 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Năng lực trí tuệ của học sinh 32 3.2. Khả năng chú ý của học sinh 40 3.3. Trạng thái cảm xúc của học sinh 52 3.4. Trí nhớ của học sinh 68 3.5. Thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh 82 3.6. Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học 84 Chương 4. Bàn luận 4.1. Năng lực trí tuệ 91 4.2. Khả năng chú ý 92 4.3. Trạng thái cảm xúc 94 4.4. Trí nhớ ghi nhớ 94 4.5. Thời gian phản xạ cảm giác – vận động 95 Kết luận và kiến nghị Kết luận 97 Kiến nghị 99 Tài liệu tham khảo 100 Phần phụ lục - 6 - MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ đòi hỏi con người phải đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển ấy. Việc đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện cả về thể lực lẫn trí lực góp phần công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là hết sức cần thiết. Vì vậy, giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ đóng vai trò quan trọng, là nền tảng, động lực thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nghị quyết Trung ương hai, khoá VIII của Đảng ta đã xác định “Phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Giáo dục và đào tạo là nhân tố quyết định cho sự phát triển của đất nước, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”[2]. Để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn, ngành Giáo dục và đào tạo đã và đang thực hiện các chương trình cải cách giáo dục. Mục tiêu chung là đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Muốn thực hiện được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học phải hiểu rõ đặc điểm sinh lí, tâm lí của từng lứa tuổi. Vì vậy, việc nghiên cứu về trí tuệ và các chỉ số sinh học để biết năng lực thực chất của học sinh có vai trò rất quan trọng. Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu các chỉ số sinh học và trí tuệ trên đối tượng học sinh và sinh viên các trường đại học của Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu này là cơ sở để có thể lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh cho phép phát huy hết khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của các em. Xuất phát từ nhu cầu đánh giá một số chỉ tiêu sinh học và trí tuệ của học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng giáo dục Trung học phổ thông nói riêng, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh Trường THPT Nhã Nam, huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang”. - 7 - 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Xác định một số chỉ số sinh học của học sinh: khả năng chú ý, trạng thái cảm xúc, trí nhớ ngắn hạn, thời gian phản xạ cảm giác – vận động. - Xác định mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học của học sinh . 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các chỉ số IQ (intelligence Quotient), khả năng tập trung chú ý, trí nhớ, cảm xúc, thời gian phản xạ cảm giác – vận động của học sinh theo khối lớp, theo tuổi, theo giới tính. - Nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và các chỉ số sinh học. 4. Dự kiến đóng góp mới - Đánh giá được thực trạng năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường Nhã Nam, Tân yên, Bắc Giang. - Xác định được mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và các chỉ số sinh học từ đó đề ra các phương pháp dạy học phù hợp. - 8 - NỘI DUNG Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. TRÍ TUỆ 1.1.1. Khái niệm về trí tuệ Trí tuệ là một hoạt động đặc biệt chỉ có ở con người, liên quan tới cả thể chất lẫn tinh thần. Nghiên cứu trí tuệ được coi là một lĩnh vực liên nghành, phức hợp. Nó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các nhà sinh lý học, tâm lý học, tâm thần học, các nhà điều khiển học, các nhà sinh học và toán học [32]. Vậy trí tuệ là gì? Theo tiếng La tinh, trí tuệ (Intellectus) được định nghĩa là trí năng sắc sảo, sự hiểu biết chu đáo. Với khoa học, có rất nhiều quan điểm khác nhau về trí tuệ [32]. Trí tuệ theo quan niệm truyền thống có nhiều cách hiểu, nhưng tựu chung lại có hai khuynh hướng chính. Khuynh hướng thứ nhất, coi trí tuệ là khả năng hoạt động lao động và học tập của cá nhân. Quan điểm này có từ khá lâu và khá phổ biến. Mỗi người đều phải học tập để bảo toàn cơ thể, để phát triển nhân cách, để khẳng định mình trong xã hội và để phát triển như một thực thể tinh thần. Người ta quan niệm như vậy khi đề cập đến chức năng của trí tuệ. Vì vậy, khái niệm “học tập” và “trí tuệ” được nói đến trong một mối quan hệ chặt chẽ. Theo nhà tâm lí học Nga B.G. Ananhev, trí tuệ là đặc điểm tâm lí phức tạp của con người mà kết quả của công việc học tập, lao động phụ thuộc vào nó [55]. Nhiều nhà tâm lí học khác cũng cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa kết quả học tập và trí tuệ [64]. Tuy nhiên, trí tuệ và học tập có mối liên hệ nhưng không đồng nhất. Trên thực tế, chúng ta thường thấy phần lớn học sinh có chỉ số thông minh cao thì đạt kết quả học tập cũng cao, song cũng có một số học sinh khác có IQ cao nhưng kết quả học tập lại thấp và ngược lại. Ngay từ những năm - 9 - 1905, A.Binet đã nghiên cứu (bằng test trí tuệ) và xác định được những học sinh kém do lười hoặc do những nguyên nhân khác như thiếu động cơ học tập…[32]. Khuynh hướng thứ hai, coi trí tuệ là năng lực tư duy. Theo R.J.Sternberg và W.Stern, trí tuệ là những năng lực giải quyết các nhiệm vụ mới thông qua hoạt động tư duy. J.Guthke quan niệm trí tuệ là toàn bộ cấu trúc thứ bậc của các năng lực đặc trưng cho trình độ và chất lượng của quá trình tư duy (phân tích, tổng hợp) của một cá nhân [32]. F.Klix và J.Lauder cho rằng, khi sử dụng khái niệm trí tuệ - trí thông minh cần phải luôn tập hợp những đặc điểm của hành vi cá nhân như chúng thể hiện lúc đáp ứng các yêu cầu tư duy. L.Terman coi chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm. Bên cạnh đó còn rất nhiều nhà khoa học khác cùng chung quan điểm. Về thực chất, các quan điểm này đã thu hẹp khái niệm trí tuệ vào các thành phần cốt lõi của tư duy và gần như đồng nhất chúng với nhau. Theo quan niệm mới, trí tuệ là khả năng thích ứng của cá nhân. Quan điểm này khá phổ biến và được nhiều nhà nghiên cứu tán thành. Theo Piaget (1969), trí tuệ là sự thích ứng. Các nhà tâm lí học như Wechsler (1956), Hofstactter (1971), Sternberg và Gardner (1984) đã khẳng định rằng: Trí tuệ của một người không phải chỉ thể hiện trong việc giải quyết các nhiệm vụ có tính hàn lâm, mà còn thể hiện trong sự giải quyết nhiệm vụ cuộc sống hàng ngày. Như vậy, trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống, đồng thời cũng là tiền đề cho sự tương tác ấy [67]. Ngoài các quan niệm trên, còn nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ, do hướng tiếp cận riêng của mỗi nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các quan niệm về trí tuệ không loại trừ lẫn nhau. Trong thực tiễn không có quan niệm nào chỉ chú ý đến duy nhất một khía cạnh năng lực tư duy hay khả năng thích ứng mà thường đề cập tới hầu hết những nội dung đã nêu. Sự khác biệt giữa các quan - 10 - niệm chỉ là ở chỗ khía cạnh nào được nhấn mạnh và nghiên cứu sâu hơn. Bên cạnh thuật ngữ trí tuệ, còn có một số thuật ngữ, khái niệm có liên quan đến nó như: trí khôn, trí lực, trí thông minh …. Các thuật ngữ này được coi là thuộc tính của khái niệm trí tuệ thường dùng để chỉ khả năng hoạt động trí óc của con người. Tuy nhiên, các thuật ngữ trên đều có sắc thái riêng và được dùng trong các văn cảnh nhất định. Trí khôn là khả năng suy nghĩ và hiểu biết. Trí khôn cũng là khả năng hành động thích nghi với những biến động của hoàn cảnh thiên về hành động. Khi nghiên cứu về cơ cấu của trí khôn, H. Gardner [24], đưa ra học thuyết về nhiều dạng của trí khôn. Trí lực thuộc bình diện năng lực hoạt động trí tuệ của cá nhân, bao gồm các nhân tố như: óc quan sát, trí nhớ, óc tưởng tượng, tư duy… Đặng Phương Kiệt [30] cho rằng, trí lực là khả năng phức hợp biết vận dụng trải nghiệm – biết vượt ra khỏi điều được tri giác và hình dung ra những khả năng biểu tượng. Trí thông minh có 2 nghĩa: Một là có trí lực tốt, hiểu nhanh, tiếp thu nhanh; Hai là nhanh trí và khôn khéo, tài tình trong cách ứng đáp đối phó. Nguyễn Kế Hào [14] cho rằng, trí thông minh là một phẩm chất tổng hợp của trí tuệ nói riêng và là một phẩm chất của nhân cách nói chung, cốt lõi của trí thông minh là phẩm chất tư duy tích cực, độc lập, linh hoạt, sáng tạo trước những vấn đề thực tiễn và lý luận. Theo Phạm Hoàng Gia [11], bản chất của trí thông minh là một phẩm chất cao của tư duy sáng tạo đưa đến sự giải quyết vấn đề một cách mau lẹ và thích hợp trong tình hình mới; cho nên nó không chỉ thể hiện ở sự nhận thức mà biểu hiện cả trong hành động thực tiễn. 1.1.2. Cấu trúc của trí tuệ Khi nghiên cứu về trí tuệ, một câu hỏi lớn được đặt ra là: Trí tuệ có cấu trúc như thế nào, liệu nó có phải là năng lực hoặc chức năng thống nhất chung [...]... trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tương đối đồng đều và không có sự khác biệt theo giới tính Mai Văn Hưng đã nghiên cứu một số chỉ số thể lực và năng lực trí tuệ của sinh viên ở một số trường đại học phía Bắc Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy, năng lực trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tương quan thuận khá chặt chẽ Còn mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và thời gian... tuệ Điều này cho thấy, năng lực trí tuệ của học sinh không phụ thuộc vào giới tính Tạ Thuý Lan, Võ văn Toàn đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn Kết quả nghiên cứu cho thấy, trí tuệ của học sinh phát triển theo tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh Hà Nội cao hơn của học sinh Quy Nhơn [44], [45] Điểm quan trọng của công trình này là các tác giả... của nữ Tạ Thuý Lan - Trần Thị Loan [40], [42], nghiên cứu trí tuệ của học sinh - 17 - nông thôn và thành phố Hà Nội bằng test Raven Kết quả cho thấy, điểm trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng không đồng đều, năng lực trí tuệ của học sinh nông thôn thấp hơn so với học sinh Hà Nội Giữa học sinh nam và học sinh nữ không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ Điều này cho thấy, năng lực. .. giữa khả năng hoạt động trí tuệ với quá trình hoàn chỉnh hoá hình ảnh điện não đồ, cụ thể là hoàn chỉnh nhịp α ở vùng chẩm và nhịp β ở vùng trán Tạ Thuý Lan, Mai Văn Hưng [36] nghiên cứu trí tuệ của học sinh Thanh Hoá cũng nhận thấy, năng lực trí tuệ của học sinh tăng dần theo tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh có mối tương quan thuận với học lực Trần Thị Loan [49] nghiên cứu trí tuệ của học sinh phổ... dụng test Raven để nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam là Trần Trọng Thuỷ [63] Ông đã nghiên cứu chiều hướng, cường độ, trình độ và chất lượng phát triển trí tuệ của học sinh bằng test Raven Ông còn đề cập tới mối tương quan giữa trí tuệ và thể lực của học sinh Kết quả nghiên cứu cho thấy, so với học sinh nước ngoài thì trình độ phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam không thua kém... [17] nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Thành phố Huế và Hà Nội Ông nhận thấy có sự chênh lệch về mức độ phát triển trí tuệ giữa học sinh thường và học sinh chuyên toán Nguyễn Thạc, Lê Văn Hồng [56] đã nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Hà Nội độ tuổi từ 1 0-1 4 Kết quả cho thấy, sự phát triển trí tuệ tăng theo lứa tuổi và có sự phân hoá từ tuổi 11 trở đi trong đó trí tuệ của nam. .. tuệ cá nhân; Trí tuệ người khác hay trí tuệ xã hội [30] Nhà tâm lí học Anh H.J.Eysenck đã tổng hợp các kết quả nghiên cứu lý thuyết cũng như phương pháp đo đạc trí tuệ truyền thống và đưa ra mô hình trí tuệ 3 tầng bậc: - 12 - + Trí tuệ sinh học biểu hiện mặt sinh học của năng lực trí tuệ, là nguồn gốc của những khác biệt về trí tuệ cá nhân + Trí tuệ tâm trắc hay trí tuệ hàn lâm đo được bằng các trắc... nữ học sinh biến động theo thời gian, giảm dần từ 6 đến 14 tuổi, từ 15 đến 17 tuổi tương đối ổn định Những kết quả của các tác giả khác như Mai Văn Hưng [20], … cũng cho kết luận tương tự - 30 - Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của các em học sinh từ lớp 10 đến lớp 12 của trường THPT. .. Tổng Nam Nữ 286 132 154 144 56 88 142 76 66 17 261 85 176 133 43 90 128 42 86 18 275 109 166 138 48 90 137 61 76 822 326 496 415 147 268 407 179 228 Tổng Tổng Nam Nữ Khối lớp thường Tổng Nam Nữ - 31 - 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp nghiên cứu các chỉ số Các chỉ số được nghiên cứu: - Các chỉ số về trí tuệ : IQ, sự phân bố học sinh theo mức trí tuệ - Trí nhớ - Khả năng chú ý - Cảm xúc và. .. trình nghiên cứu trí tuệ mới trở nên phổ biến rộng rãi Việc nghiên cứu trí tuệ ở nước ta hiện nay được tiến hành theo ba hướng chính: Mối tương quan giữa các chỉ số sinh học với sự phát triển trí tuệ; Mối quan hệ giữa yếu tố di truyền với trí tuệ; Ảnh hưởng của môi trường tới sự phát triển trí tuệ Về mối tương quan giữa các chỉ số sinh học với sự phát triển trí tuệ đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đã . Bắc Giang . - 7 - 2. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng năng lực trí tuệ của học sinh trường THPT Nhã Nam, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. - Xác định một số chỉ số sinh học của. tính. - Nghiên cứu mối tương quan giữa năng lực trí tuệ và các chỉ số sinh học. 4. Dự kiến đóng góp mới - Đánh giá được thực trạng năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường. đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở ở Hà Nội và Quy Nhơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trí tuệ của học sinh phát triển theo tuổi và năng lực trí tuệ của học

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • NGÔ THỊ HẢI YẾN

    • NGHIÊN CỨU NĂNG LỰC TRÍ TUỆ VÀ MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH HỌC CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT NHÃ NAM - TÂN YÊN - BẮC GIANG

    • HÀ NỘI, 2009

    • Chương 4. BÀN LUẬN

    • 4.1. Năng lực trí tuệ của học sinh

    • 4.2. Khả năng chú ý của học sinh

    • 4.4. Trí nhớ của học sinh

    • 4.5. Thời gian phản xạ cảm giác – vận động

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan