Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học phổ thông Hàm Long, tỉnh Bắc Ninh

103 439 0
Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trường trung học phổ thông Hàm Long, tỉnh Bắc Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học s phạm hà nội 2 phạm thị thu hờng Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trờng trung học cơ sở phơng liễu, trung học phổ thông hàm long - tỉnh bắc ninh Chuyên ngành: Sinh lý ngời và động vật Mã số: 60.42.30 Tóm tắt Luận văn thạc sỹ sinh học Hà Nội, 2009 2 phần Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài Nguồn lao động là tài sản quý giá và to lớn của quốc gia, vừa là mục tiêu, tiền đề, vừa là động lực thực hiện chiến lợc phát triển kinh tế- xã hội, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Sự thịnh vợng của các quốc gia trong thế kỉ XXI sẽ đợc xây dựng chủ yếu trên nền tảng văn minh về trí tuệ của con ngời, khác với trớc đây là dựa trên sự giàu có của tài nguyên thiên nhiên. Trong xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế thế giới hiện nay, Việt Nam phải chuẩn bị một đội ngũ lao động đợc trang bị tốt về mọi mặt, đủ năng lực từ quản lí sản xuất kinh doanh, đến điều hành vĩ mô kinh tế- xã hội [55]. Với tiêu chí giáo dục toàn diện (đức, trí, thể, mỹ) cho học sinh ở mọi lứa tuổi theo hớng bồi dỡng, nâng cao chất lợng mũi nhọn và không ngừng thúc đẩy, nâng cao chất lợng đại trà, ngành giáo dục và đào tạo đang trên con đờng đổi mới nhằm nâng cao chất lợng dạy và học. Để đạt đợc mục đích này, ngành giáo dục và đào tạo đã không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, đổi mới nội dung chơng trình, trang thiết bị dạy học, phơng pháp dạy học [5], [11]. Tuy nhiên, sự đổi mới này chỉ có hiệu quả khi áp dụng đúng với từng đối tợng học sinh, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh ở từng lứa tuổi. Do đó, nghiên cứu về trí tuệ và các chỉ số sinh học của con ngời nói chung, đặc biệt là lứa tuổi học sinh nói riêng, là một việc làm rất cần thiết. Trí tuệ và các chỉ số sinh học đợc coi là hai mặt cùng phát triển trong quá trình đào tạo con ngời mới, phục vụ cho nền kinh tế tri thức hiện nay. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực trí tuệ và các chỉ số sinh học trên các đối tợng học sinh, sinh viên [25], [26], [31], [35], [36], [43]. Kết quả nghiên cứu của các công trình này cho thấy, năng lực trí tuệ của 3 con ngời thay đổi theo lứa tuổi và điều kiện xã hội, đặc biệt là đối với các em học sinh ở trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bắc Ninh là một tỉnh có nền kinh tế phát triển khá tốt, luôn đạt thành tích cao trong công tác giảng dạy và học tập. Để góp phần cung cấp số liệu tham khảo cho việc xây dựng các biện pháp phát triển nhân lực địa phơng, những nghiên cứu về con ngời, đặc biệt là học sinh trở thành một nhu cầu cần thiết. Vì tất cả những lí do trên, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: " Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trờng Trung học cơ sở Phơng Liễu và Trờng Trung học phổ thông Hàm Long - Tỉnh Bắc Ninh". 2. Mục đích nghiên cứu - Xác định năng lực trí tuệ, khả năng chú ý, khả năng ghi nhớ, trạng thái cảm xúc, thời gian phản xạ cảm giác - vận động, chỉ số vợt khó của học sinh từ 12 đến 18 tuổi thuộc Trờng Trung học cơ sở (THCS) Phơng Liễu và Trờng Trung học phổ thông (THPT) Hàm Long - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh. - Xác định mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học và học lực của học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ số thông minh (IQ) và mức trí tuệ - Nghiên cứu khả năng chú ý (độ chính xác, độ tập trung chú ý) - Nghiên cứu khả năng ghi nhớ (trí nhớ thị giác, trí nhớ thính giác) - Nghiên cứu trạng thái cảm xúc - Nghiên cứu thời gian phản xạ cảm giác - vận động (phản xạ thị giác-vận động, phản xạ thính giác-vận động) - Nghiên cứu chỉ số vợt khó (AQ) - Nghiên cứu mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học và học lực của học sinh. 4 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Đối tợng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 của trờng THCS Phơng Liễu và THPT Hàm Long - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh. Đối tợng nghiên cứu có 7 nhóm với các độ tuổi khác nhau từ 12- 18 tuổi. Tổng số có 891 học sinh. Trong đó khối THCS có 505 em, khối THPT có 386 em. 5. Phơng pháp nghiên cứu - Đối tợng nghiên cứu đợc chọn một cách ngẫu nhiên, hoàn toàn khoẻ mạnh, không dị tật. - Năng lực trí tuệ đợc xác định bằng phơng pháp trắc nghiệm (test Raven). - Trí nhớ đợc xác định bằng phơng pháp Nechaiev. - Khả năng chú ý đợc xác định bằng phơng pháp Ochan Bourdon. - Phản xạ cảm giác - vận động đợc xác định bằng phần mềm đồ hoạ của Đỗ Công Huỳnh và cộng sự. - Trạng thái cảm xúc đợc nghiên cứu theo phơng pháp tự đánh giá C.A.H. - Chỉ số AQ đợc xác định qua hồ sơ AQ của tiến sĩ Paul Stoltz. 6. ý nghĩa của đề tài - Xác định đợc năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh lứa tuổi từ 12 đến 18 tuổi thuộc trờng THCS Phơng Liễu và THPT Hàm Long- Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh. - Nghiên cứu về chỉ số AQ ở học sinh khối THCS và THPT - Xác định mối liên quan giữa chỉ số IQ với một số chỉ số sinh học và học lực của học sinh. Kết quả trong luận văn có thể sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy để nâng cao hiệu quả học tập. Trên cơ sở đó, các nhà giáo dục và bản thân các học sinh đề ra đợc các biện pháp giáo dục, rèn luyện hợp lí, bố trí thời lợng học tập, thể dục thể thao, lao động phù hợp, thành lập chế độ dinh dỡng cân đối sẽ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của cơ thể. 5 PHầN NộI DUNG Chơng 1 Tổng quan tài liệu 1.1. Những nghiên cứu về trí tuệ Trí tuệ là một khả năng rất quan trọng trong hoạt động của con ngời, có liên quan đến cả thể chất và tinh thần của họ. Trí tuệ đã tạo ra những tiến bộ trong xã hội loài ngời. Hoạt động trí tuệ đợc biểu hiện ra nhiều mặt, liên quan đến nhiều hiện tợng tâm sinh lí và là đối tợng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học khác nhau nh sinh học, triết học, y học, xã hội học, giáo dục học, Cho đến nay vẫn còn tồn tại rất nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ, có thể phân chia thành ba khuynh hớng chính. Khuynh hớng thứ nhất coi năng lực trí tuệ là năng lực nhận thức của cá nhân. Khuynh hớng thứ hai coi năng lực trí tuệ là năng lực t duy trừu tợng. Khuynh hớng thứ ba lại coi năng lực trí tuệ là năng lực thích ứng của cá nhân. Khuynh hớng thứ nhất đã có từ rất lâu. Theo nhà tâm lý học B.G.Ananhiev (theo [43]), trí tuệ là một đặc điểm tâm lý phức tạp của con ngời mà kết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó. Các nhà tâm lý học nh N.D.Lêvitov, Duncanson I.P và một số tác giả khác cũng cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa kết quả học tập và trí tuệ. Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, trí tuệ và kết quả học tập có mối liên hệ với nhau nhng không đồng nhất. Những công trình nghiên cứu trên sinh viên ở trờng Đại học tổng hợp Kiev kết luận: trong số sinh viên học yếu có cả những ngời có chỉ số IQ cao (theo [43]). Điều này đợc giải thích do sự thiếu động cơ học tập của sinh viên. Từ năm 1905, A.Binet đã nghiên cứu (bằng test trí tuệ) và xác định đợc những học sinh học kém do khả năng trí tuệ hoặc do lời biếng, hay nhiều nguyên nhân khác nhau. 6 Khuynh hớng thứ hai khá phổ biến và đại diện là A.Binet. Theo Binet, trí tuệ là một chức năng chung đối với việc suy luận và giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau. L.Terman cho rằng, chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm. Nh vậy, về thực chất, khuynh hớng này đã thu hẹp khái niệm trí tuệ vào thành phần cốt lõi của nó là t duy và gần nh đồng nhất chúng với nhau. Khuynh hớng thứ ba coi trí tuệ là năng lực thích nghi của con ngời đối với thế giới xung quanh, đại diện cho khuynh hớng này là R. Stern. Ông coi trí tuệ là năng lực thích ứng chung của con ngời đối với những điều kiện và nhiệm vụ mới trong đời sống. Theo D. Wechsler, trí tuệ là khả năng tổng thể để hoạt động một cách có suy nghĩ, t duy hợp lí, chế ngự đợc môi trờng xung quanh. Piaget J. lại coi trí tuệ là một hình thái nhất định của sự cân bằng, hình thành trên nghiên cứu cơ sở tri giác, kỹ xảo. Bản chất của trí tuệ bộc lộ trong mối q uan hệ mới giữa cơ thể và môi trờng (theo [26]). Sự tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về trí tuệ và mỗi khái niệm chỉ nêu đợc một số mặt của trí tuệ, chứng tỏ trí tuệ là hoạt động phức tạp của con ngời. Năng lực trí tuệ biểu hiện ở nhiều mức độ và liên quan đến nhiều hiện tợng tâm lý khác nhau. Trớc tiên, nó thể hiện qua mặt nhận thức nh nhanh biết, nhanh hiểu, nhanh nhớ hoặc biết tìm ra các quy luật. Ngoài ra, nó còn thể hiện ở khả năng tởng tợng phong phú. Tiếp đến, nó biểu hiện qua hành động nh nhanh trí, tháo vát, linh hoạt, sáng tạo. Cuối cùng, năng lực trí tuệ thể hiện qua phẩm chất nh óc tò mò, lòng say mê, sự hứng thú, kiên trì. Để hiểu thêm về năng lực trí tuệ chúng ta phải tìm hiểu thêm một số khái niệm có liên quan tới nó nh trí khôn, trí thông minh. Theo Claparede và Stern, trí khôn là sự thích nghi của tinh thần đối với các hoàn cảnh mới. D.Wechsler lại coi trí khôn là tổng thể của nhiều chức 7 năng trí tuệ, gắn chặt với các điều kiện văn hoá - xã hội nơi con ngời sinh ra và lớn lên. Trí khôn là thuật ngữ thờng dùng cho động vật và trẻ em. Thông minh là khả năng phản ứng có hiệu quả trong những tình huống mới, là phẩm chất cao của trí tuệ mà bản chất của nó là t duy tích cực, chủ động, sáng tạo, linh hoạt trớc những vấn đề thực tiễn lý luận. Nh vậy, trí tuệ, trí khôn, trí thông minh là những khái niệm có nhiều điểm trùng nhau nhng lại có tính chất biểu hiện khác nhau. Trong đó trí khôn, trí thông minh là các phạm trù hẹp hơn nằm trong nội hàm trí tuệ. Vậy làm thế nào để đánh giá đợc trí tuệ của mỗi cá nhân? Có rất nhiều phơng pháp đánh giá. Một phơng pháp phổ biến là sử dụng trắc nghiệm [30]. Theo nguyên nghĩa, trắc nghiệm (test) là phép thử, phép đo. Đó là một công cụ đã đợc tiêu chuẩn hoá, dùng để đo lờng khách quan một hay nhiều khía cạnh của nhân cách hoàn chỉnh qua những mẫu trả lời bằng ngôn ngữ hay phi ngôn ngữ hoặc các loại hành vi khác. Trắc nghiệm trí tuệ đợc chuẩn hoá đầu tiên là thang đo lờng trí tuệ của Binet-Simon (1905). Nhiệm vụ chính của nó là thử nghiệm óc phán đoán và sự thông hiểu mà Binet cho là 2 thành phần của trí thông minh. Trắc nghiệm này đợc coi là một phơng pháp trớc tiên để chẩn đoán những trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Ngời đầu tiên đa ra khái niệm chỉ số thông minh là W.Stern (1912). Chỉ số thông minh viết tắt là IQ (Intelligence Quotient), nó là chỉ số đo nhịp độ phát triển trí tuệ đặc trng cho mỗi đứa trẻ và đợc tính theo công thức sau: IQ= MA CA x100 Trong đó: MA (Mental Age) - là tuổi trí khôn đợc tính theo kết quả của bài trắc nghiệm 8 CA (Chrorological Age) - là tuổi thời gian tính theo thời gian ngày tháng năm sinh. Nh vậy, chỉ số IQ chỉ ra sự vợt lên trớc hay chậm lại của tuổi trí khôn (MA) so với tuổi thời gian (CA). Giữa tuổi trí khôn và tuổi thời gian có mối tơng quan tuyến tính. D.Wechsler không đồng tình với quan niệm của W.Stern. Ông cho rằng, sự phát triển trí tuệ diễn ra suốt đời ngời một cách không đồng đều nên chỉ số IQ của W.Stern không thể đánh giá đợc sự phát triển của trí tuệ và không phải là một chỉ số thông minh. Cách tính này đã bộc lộ nhiều nhợc điểm là không đại diện đợc cho mọi lứa tuổi và mọi hình thái trí tuệ phức tạp của con ngời. Wechsler đã sử dụng điểm IQ chuyển hoá trong các trắc nghiệm trí tuệ dùng cho trẻ em và ngời lớn. Đây là loại điểm IQ chuyển đổi từ điểm số của bài trắc nghiệm của một ngời sang loại thang đo tiêu chuẩn, dựa trên lí thuyết cho rằng những điểm số trắc nghiệm của một dân số ngời đợc phân bố bình thờng và thang này có điểm trung bình = 100, độ lệch chuẩn = 15 Công thức tính: IQ = 15.Z + 100 Z là điểm biến đổi từ điểm số bài trắc nghiệm theo công thức Trong đó: Z = SD XX X: Điểm trắc nghiệm cá nhân X : Điểm trắc nghiệm trung bình trong cùng một độ tuổi SD: Độ lệch chuẩn Mỗi điểm trắc nghiệm sẽ có một giá trị IQ tơng đơng. Dựa vào hệ thống trắc nghiệm nổi tiếng của Binet - Simon, các nhà khoa học đã đa ra hàng loạt các trắc nghiệm khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích đề ra ban đầu. Đó là các test phân tích nghiên cứu trí tuệ của Richard Meili (1928) sử dụng vào t vấn nghề nghiệp và t vấn học đờng; Test trí tuệ đa dạng của Gille (1944); Các test thông minh cho trẻ em của Wisc (1949) và cho ngời lớn của 9 Wais (1955) của D.Wechsler; Test hình phức hợp của A.Rey; Test khuôn hình tiếp diễn chuẩn của J.C.Raven (1936); Test cấu trúc trí tuệ của Amthauer (1953) để đánh giá trí tuệ và cấu trúc của nó đối với những ngời từ 15 đến 61 tuổi, Test Raven là trắc nghiệm đợc sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất, đợc xây dựng trên thuyết tri giác hình thể của tâm lý học Gestal và thuyết tân phát sinh của Spearman. Test Raven đợc công bố lần đầu tiên vào năm 1936, sau hai lần chuẩn hoá vào năm 1945 và 1956, đã đợc UNESCO công nhận và chính thức đa vào sử dụng để chẩn đoán trí tuệ con ngời từ năm 1960 [1], [51]. Ưu điểm của test Raven là nó mang tính khách quan cao và có khả năng loại trừ cao những khác biệt về văn hoá, xã hội của khách thể nghiên cứu thuộc các quốc gia, dân tộc khác nhau, hoặc cùng một quốc gia, dân tộc. Do đó có thể áp dụng với tất cả mọi ngời trên thế giới. Hơn nữa, kỹ thuật trắc nghiệm tơng đối đơn giản, dễ làm, tốn ít thời gian. Bên cạnh đó, nó cũng thể hiện một số hạn chế là test chỉ cho ta thấy kết quả cuối cùng mà không cho biết quá trình diễn biến để đi đến kết quả đó. Do vậy, trong quá trình trắc nghiệm phải tránh sự sao chép của các đối tợng đợc tiến hành thực nghiệm. ở Việt Nam, trớc năm 1975 việc sử dụng test vào nghiên cứu trí tuệ còn rất hạn chế. Test đo lờng trí tuệ thờng đợc dùng trong ngành y tế để chẩn đoán bệnh [44]. Từ những năm 80 trở lại đây, các công trình nghiên cứu trí tuệ ngày càng nhiều. Ngời đầu tiên nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh Việt Nam là Trần Trọng Thuỷ. Ông đã sử dụng test Raven để tìm hiểu sự phát triển trí tuệ của học sinh. Kết quả cho thấy, chiều hớng, cờng độ và chất lợng phát triển trí tuệ của học sinh qua các lứa tuổi khác nhau. Từ kết quả nghiên cứu ông đã khẳng định, tính hiệu quả của test Raven với đối tợng là học sinh Việt Nam và trình độ trí tuệ học sinh Việt Nam không thua kém học sinh nớc ngoài. 10 Trịnh Văn Bảo (1994) nghiên cứu mối liên quan giữa yếu tố di truyền và sự phát triển trí tuệ của học sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền là tiền đề cho sự phát triển trí tuệ của học sinh [6]. Tạ Thuý Lan, Trần Thị Loan (1996) đã nghiên cứu đánh giá sự phát triển trí tuệ của học sinh thành phố và học sinh nông thôn. Kết quả cho thấy, không có sự khác biệt về năng lực trí tuệ giữa học sinh nam và nữ, học sinh thành phố có mức trí tuệ cao hơn học sinh nông thôn [36]. Tạ Thuý Lan, Võ Văn Toàn (1995) đã nghiên cứu năng lực trí tuệ của học sinh tiểu học và THCS Hà Nội và Quy Nhơn. Kết quả cho thấy trí tuệ của học sinh phát triển theo lứa tuổi và năng lực trí tuệ của học sinh Hà Nội cao hơn của học sinh Quy Nhơn. Ngoài ra, các tác giả còn nghiên cứu mối tơng quan giữa năng lực trí tuệ của trẻ em với quá trình hoàn chỉnh hoá nhịp ở thuỳ chẩm và nhịp ở vùng trán [41]. Trần Thị Loan [42], [43] nghiên cứu sự phát triển trí tuệ của học sinh từ 6 -17 tuổi quận Cầu Giấy - Hà Nội. Kết quả cho thấy, quá trình phát triển trí tuệ của học sinh diễn ra liên tục, tơng đối đồng đều và không có sự khác biệt về giới tính. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về trí tuệ của nhiều tác giả khác trên đối tợng học sinh, sinh viên cũng cho kết quả tơng tự [34], [40], Một trong số những yếu tố cần thiết cho phát huy trí tuệ là khả năng ghi nhớ và sự tập trung chú ý. 1.2. Những nghiên cứu về trí nhớ Trí nhớ là một quá trình tâm sinh lí phản ánh những gì chúng ta đã trải qua. Trí nhớ là sự tiếp nhận và tái hiện những sự vật, hiện tợng mà con ngời đã cảm giác, đã tri giác, đã suy nghĩ và hành động. Theo quan niệm của những ngời ủng hộ thuyết liên tởng (Gartli, Miler, Ben), liên tởng là yếu tố quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ và các hiện tợng tâm lý. Sự xuất hiện một hình ảnh tâm lý trong vỏ não bao giờ [...]... kể vào năng lực trí tuệ Phần lớn học sinh có năng lực trí tuệ thuộc loại rất thông minh và thông minh là những em có học lực giỏi, khá Học sinh có trí tuệ khá và trung bình có học lực khá, trung bình Đa số học sinh có trí tuệ trung bình, yếu trở xuống có học lực trung bình Năm 2002, theo kết quả nghiên cứu của tác giả trên đối tượng học sinh từ 6 - 17 tuổi quận Cầu giấy, Hà Nội thì trí tuệ và học lực. .. nhiên, trong số học sinh khá và giỏi cũng có những học sinh có chỉ số IQ ở mức trung bình Ngược lại, trong số học sinh có học lực trung bình hoặc yếu cũng có những học sinh có chỉ số IQ ở mức xuất sắc hoặc thông minh Như vậy, kết quả học tập của học sinh không chỉ phụ thuộc vào năng lực trí tuệ mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác nữa [43] Những nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập và cũng là nhân... trị trung bình của hai mẫu ngẫu nhiên khác nhau được kiểm định bằng hàm T-test theo phương pháp Student - Fisher Các kết quả nghiên cứu được so sánh với các kết quả nghiên cứu trong những năm gần đây của các tác giả khác 35 Chương 3 Kết quả nghiên cứu 3.1 Năng lực trí tuệ của học sinh 3.1.1 Chỉ số thông minh (IQ) của học sinh 3.1.1.1 Chỉ số thông minh của học sinh theo tuổi Kết quả nghiên cứu chỉ số. .. công trình nghiên cứu cho thấy mối tương quan thuận giữa năng lực trí tuệ và học lực [13], [16], [20], [30], [54], Học sinh ở trường năng khiếu, trường chuyên thường có chỉ số IQ cao hơn trường không chuyên, trong cùng một trường thì các học sinh giỏi, khá có chỉ số IQ đạt loại cao Các công trình nghiên cứu của ban tâm lý học ở trường Đại học tổng hợp Kiev cho thấy, trong những sinh viên học yếu có... giải quyết nổi Đo chỉ số E để xác định thời gian chịu đựng các sự kiện xấu, là thước đo về sự lạc quan, hi vọng [56] 1.7 Mối tương quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học và học lực của học sinh Năng lực trí tuệ là khả năng nhận thức, hoạt động trí óc và khả năng thực hành của con người Nó là tổ hợp các đặc điểm tâm sinh lý của mỗi người nhằm đáp ứng nhu cầu và sự thành công của hoạt động nhận... thuộc nhiều vào hoạt động học tập Hoạt động học tập tạo ra sự phát triển tâm lý, hình thành nhân cách của học sinh Đáng chú ý ở bậc học này là sự phát triển trí tuệ của các em Chính vì vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này [36], [37], [46] Trần Thị Loan (1996), nghiên cứu mối liên quan giữa năng lực trí tuệ và học lực của học sinh Kết quả cho thấy, kết quả học tập của học sinh phụ thuộc... cứu của chúng tôi là học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 của trường THCS Phương Liễu và THPT Hàm Long - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh Điểm thi tuyển đầu vào của học sinh thấp hơn nhiều so với các trường THPT khác trong huyện, trong tỉnh Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục cũng như kết quả học tập chung của học sinh toàn trường Hiện nay, cán bộ, giáo viên và học sinh của trường đang cố gắng... 2,37) Chỉ số IQ tăng ít nhất ở độ tuổi 16-17 (tăng 0,04) 36 Chỉ số IQ 110 103,17 105 99,98 100,66 12 13 14 102,05 102,09 15 16 17 100,8 105,12 100 95 90 85 80 75 70 Tuổi 18 Hình 3.1 Biểu đồ về chỉ số IQ của học sinh theo lớp tuổi 3.1.1.2 Chỉ số thông minh của học sinh theo giới tính Kết quả nghiên cứu chỉ số IQ của học sinh theo giới tính được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2 Bảng 3.2 Chỉ số IQ của. .. tương quan này Kết quả nghiên cứu cho thấy, giữa năng lực trí tuệ và khả năng tập trung chú ý có mối tương quan thuận Còn năng lực trí tuệ có mối tương quan nghịch với thời gian phản 26 xạ cảm giác - vận động [25] Giữa năng lực trí tuệ và khả năng ghi nhớ có mối tương quan thuận [43] Chỉ số AQ có thể đo được những phẩm chất mà riêng IQ không làm được, vì chỉ số thông minh IQ chỉ nói lên được người... IQ của học sinh từ 12 - 18 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi đạt 101,97 điểm, xếp loại trí tuệ trung bình Chỉ số IQ của học sinh có mức tăng là 0,86/năm Kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ số IQ của học sinh tăng dần từ 12 đến 18 tuổi Chỉ số IQ thấp nhất ở độ tuổi 12 (99,98) và cao nhất ở độ tuổi 18 (105,12) Tốc độ tăng chỉ số IQ trong giai đoạn này không đều Chỉ số IQ tăng nhanh nhất ở độ tuổi 17- 18 . " Nghiên cứu năng lực trí tuệ và một số chỉ số sinh học của học sinh trờng Trung học cơ sở Phơng Liễu và Trờng Trung học phổ thông Hàm Long - Tỉnh Bắc Ninh& quot;. 2. Mục đích nghiên cứu. Phơng Liễu và Trờng Trung học phổ thông (THPT) Hàm Long - Thành phố Bắc Ninh - Tỉnh Bắc Ninh. - Xác định mối liên quan giữa năng lực trí tuệ với các chỉ số sinh học và học lực của học sinh. 3 quan giữa năng lực trí tuệ với một số chỉ số sinh học và học lực của học sinh. 4 4. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu Đối tợng nghiên cứu của chúng tôi là học sinh từ lớp 6 đến lớp 12 của trờng

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan