Rèn luyện tư duy logic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua việc giải toán có lời văn

122 3.9K 31
Rèn luyện tư duy logic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua việc giải toán có lời văn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tư duy có vai trò quan trọng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Trong cuộc sống hàng ngày, mọi hoạt động của con người đều thông qua tư duy; khác với hoạt động mang tính bản năng của loài vật, hoạt động của con người luôn mang tính tự giác, trước khi bắt đầu một hoạt động thực tiễn, con người đều đã chuẩn bị sẵn những dự án, kế hoạch trong đầu. Sự khác biệt ấy là vì con người có tư duy và biết vận dụng sức mạnh của tư duy vào thực hiện các mục đích của mình. Hoạt động lao động sản xuất, quản lý xã hội và học tập của con người là thực tiễn vô cùng sinh động, đa dạng và luôn luôn biến đổi; các hoạt động đó luôn đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ, tình huống cần phải giải quyết. Do vậy, đòi hỏi con người cần phải có một tư duy chính xác, một tư duy lôgic để có khả năng phát hiện những quy luật và định hướng hoạt động thực tiễn của chính mình; điều này đã được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu và khẳng định. Tư duy lôgic cũng giống như bất kỳ loại tư duy nào khác, cũng đều cần sự rèn luyện và có thể phát triển được. ở cấp Tiểu học có nhiều môn học, mỗi môn đều có một vai trò khác nhau đối với sự phát triển tư duy lôgic của học sinh. Trong môn Toán, đặc biệt là việc dạy - học giải toán có lời văn không chỉ đơn thuần rèn luyện kỹ năng tính toán, giải toán cho học sinh, mà quan trọng hơn là nhằm phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận cho học sinh. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, bao gồm các loại toán về số học, các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo đại lượng. Có thể nói toán có lời văn là cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. 2 Thông qua giải toán có lời văn, học sinh đi sâu vào việc lập luận, tìm lời giải, chọn lọc ngôn từ, tìm ra con đường ngắn nhất để đi đến mục đích bằng sự trình bày rõ ràng với những lập luận chặt chẽ của mình. Hình thành phương pháp suy luận không những nâng cao năng lực suy nghĩ, thúc đẩy học sinh phát triển sự thông minh sáng tạo, rèn luyện kỹ năng đọc, viết, diễn đạt, tính toán cho học sinh mà còn làm cho quá trình rèn luyện tư duy ở học sinh diễn ra một cách tự nhiên, mang lại hiệu quả cao. Thực tế giảng dạy và học các mạch kiến thức trong chương trình Toán ở bậc Tiểu học thì mạch kiến thức giải toán có lời văn là mạch kiến thức khó khăn nhất đối với học sinh vì học sinh tiểu học còn hạn chế về vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic. Một nét nổi bật hiện nay là nhìn chung học sinh Tiểu học chưa biết cách tự học, chưa chủ động trong học tập; nhiều trường hợp, với một bài toán có lời văn, học sinh có thể đặt và tính đúng phép tính của bài nhưng không thể trả lời hoặc lý giải tại sao các em lại có phép tính như vậy; một số học sinh chưa biết cách tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra cách giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diễn đạt thiếu lôgic, ngôn ngữ toán học sử dụng còn rất hạn chế, tính toán, trình bày thiếu chính xác, thiếu khoa học; ở các em, phương pháp học và giải toán vẫn còn máy móc, nặng nề về dập khuôn, bắt chước. Trước thực tiễn trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải nâng cao chất lượng việc dạy và học môn Toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng nhằm rèn luyện, phát triển và bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh. Từ lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài "Rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua việc giải toán có lời văn". 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề tư duy lôgic và rèn luyện tư duy lôgic là một vấn đề đã được nghiên cứu từ rất lâu trong lịch sử. 3 Ngay từ thời cổ đại, những nhà thông thái như Socrates, Aristot,… đã đề cập đến những tư tưởng đầu tiên về tư duy lôgic. Socrates đã đưa ra phương pháp sử dụng bảng hỏi để gạt bỏ những tri thức sai, đạt tới những chân lý. Bằng việc sử dụng những câu hỏi, ông đã bước đầu nhấn mạnh đến tính thiết yếu của tư duy lôgic như tính chặt chẽ, mạch lạc, suy luận đi từ những vấn đề đơn giản đến những vấn đề phức tạp. Aristot là người nêu ra những phương pháp cơ bản của việc xây dựng khái niệm, phạm trù phán đoán, suy luận tam đoạn luận và chứng minh. Ông là người đầu tiên đưa ra những quy luật cơ bản của môn “Lôgic học hình thức” với tư cách là một quy luật của tư duy. Vào đầu thế kỉ XX, rất nhiều nhà toán học đã đưa ra những quan điểm nêu bật được vai trò cũng như vị trí của tư duy lôgic. Chẳng hạn như Frege và Russell đã có “ý đồ xếp lôgic vào trung tâm những hoạt động trí tuệ bằng cách quy luật những chân lý toán học về chân lý lôgic” [8; 175]. Nhà tâm lý học Thuỵ Sĩ Piaget cũng khẳng định trong lý thuyết “Trẻ em xây dựng” rằng: lôgic xuất hiện từ một chuỗi những giai đoạn. Trẻ xây dựng thao tác tư duy thông qua việc hội nhập hành vi và suy nghĩ về các thao tác này. Nhà tâm lý học Nga A.A. Larudnaia cho rằng tư duy của con người là quá trình giải quyết các nhiệm vụ khác nhau nhằm giải quyết vấn đề. Để làm được việc đó, con người phải thiết lập mối quan hệ giữa các thành tố, các ý nghĩa, phải tiến hành quá trình tư duy gọi là các thao tác tư duy lôgic để giải quyết nhiệm vụ. Như vậy, trên thế giới từ cổ chí kim đã có rất nhiều nhà triết học, tâm lý học… quan tâm, nghiên cứu về vấn đề tư duy. Bên cạnh đó, vấn đề phát hiện, bồi dưỡng, rèn luyện tư duy lôgic cho người học cũng được rất nhiều tác giả quan tâm, chú ý thực hiện. Theo M. Alec-xe-ep thì việc bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh và 4 hình thành những kĩ năng, kĩ xảo suy luận hợp lôgic cho học sinh chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong các hoạt động của thầy giáo [19; 34]. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra những đặc trưng của tư duy lôgic và những yêu cầu, biện pháp rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh như: phải đảm bảo có kế hoạch và có hệ thống, phải gây hứng thú cho học sinh, phải tùy vào từng môn học mà có những phương pháp riêng… Trong các biện pháp nêu ra, Alec-xe-ep đặc biệt nhấn mạnh đến việc thực hành luyện tập vì ông cho rằng: “Các bài tập và giờ thực hành về lôgic giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành tư duy lôgic cho học sinh” [19; 35]. Theo ông, trong quá trình luyện tập thực hành cần dạy cho các em biết suy luận và đặt vấn đề một cách lôgic, tuân theo lôgic dữ liệu; cân nhắc đến tính chất lôgic của câu hỏi… [19; 35]. Cũng trong tài liệu này, tác giả Dabotin đã xét tới hai biểu hiện quan trọng của tư duy lôgic, đó là tính lôgic của việc đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Trong nước đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu với nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau từ các cuốn sách, luận án, luận văn đến khoá luận, các bài báo, tạp chí khoa học… Tiêu biểu như: Các tác giả Phạm Văn Hoàn, Trần Thúc Trình, Phạm Gia Cốc trong cuốn Giáo dục học môn toán đã khẳng định: “làm cho học sinh nắm được phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương pháp học tập để từ đấy rèn luyện năng lực tư duy lôgic.” [13; 81] Các tác giả Hoàng Chúng, Võ Đức Hoài, Nguyễn Văn Bàng trong “phương pháp tổng quan dạy học toán” đã đề cập đến tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy lôgic cũng như ý nghĩa của môn toán đối với việc rèn tư duy lôgic cho học sinh. Theo các ông, rèn tư duy lôgic cho học sinh là một vấn đề rất hệ trọng. Bởi trong lao động và sinh hoạt hàng ngày, bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu con người cũng cần tư duy chính xác - một tư duy lôgic. Nếu không có điều này, con người sẽ không thể lao động, mà cũng không thể giao tiếp được 5 với nhau. Sự hiểu biết về tư duy lôgic giúp đỡ chúng ta rất nhiều trong học tập để nắm lấy tri thức mới. Và cũng theo các giả trên, môn toán có ý nghĩa rất lớn đối với việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh. Trong quá trình học tập toán học, học sinh gặp các hình thức và các quy luật khác nhau của tư duy lôgic cũng như các vấn đề của lôgic học . Các tác giả Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thuỵ trong cuốn Phương pháp dạy học môn Toán đã nhấn mạnh: “Tư duy không thể tách rời ngôn ngữ. Nó phải diễn ra với các kiến thức ngôn ngữ; hoàn thiện trong sự trao đổi bằng ngôn ngữ. Vì vậy việc rèn luyện tư duy lôgic phải gắn liền với việc rèn luyện ngôn ngữ chính xác” [16; 29]. Đồng thời các tác giả cũng đề ra phương hướng bồi dưỡng và rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh như: làm cho học sinh nắm vững, hiểu đúng và sử dụng đúng những liên kết lôgic “và”, “hoặc”, “nếu… thì”,…; phát triển khả năng định nghĩa và làm việc với những định nghĩa… [16; 30]. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều công trình nghiên cứu về tư duy và tư duy lôgic trong dạy học toán ở Tiểu học. PGS. TS Trần Diên Hiển với cuốn “Các bài toán về suy luận lôgic” đã đưa ra một hệ thống bài tập giải bằng phương pháp suy luận đơn giản và các bài toán giải bằng công cụ của lôgic mệnh đề. Tuyển tập “10 chủ đề trắc nghiệm khách quan 4 - 5” của ông đã đưa ra các bài tập trắc nghiệm khá điển hình xuyên suốt toàn bộ chương trình toán lớp 4 và lớp 5. TS. Trần Ngọc Lan chủ biên cuốn “Rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy học toán ở bậc tiểu học” cung cấp cho người đọc những kiến thức đại cương về tư duy và một số biện pháp rèn luyện tư duy cho học sinh trong dạy học toán bậc tiểu học. Luận Văn Thạc sỹ của thạc sỹ Trịnh Lưu Luấn với đề tài “Rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh lớp 4 thông qua các phép suy luận quy nạp trong dạy học các tính chất, quy tắc thực hành bốn phép tính” đã đề xuất các biện pháp 6 và hệ thống bài tập nhằm rèn tư duy lôgic cho học sinh thông qua dạy học các quy tắc thực hành, dạy học các tính chất các phép tính trong tập số tự nhiên và trên các phân số. Luận văn Thạc sỹ của thạc sỹ Đoàn Thị Hà với đề tài “Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập có nội dung hình học để bước đầu rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh lớp 5” đã đề xuất các biện pháp và hệ thống bài tập hình học nhằm rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh lớp 5. Luận văn Thạc sỹ của thạc sỹ Phạm Minh Phương với đề tài “Xây dựng các chuyên đề gợi mở kích thích và bồi dưỡng năng khiếu toán học cho học sinh THPT chuyên toán” – Hà Nội 2005 đã đưa ra các nghiên cứu về học sinh năng khiếu và các chuyên đề bồi dưỡng năng khiếu toán học cho học sinh THPT chuyên toán. Cùng với các công trình nghiên cứu trên là các bài báo, tạp chí về vấn đề rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh như: “Nâng cao trình độ lôgic cho học sinh lớp qua dạy học hình học 6” đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 4 năm 1994 của tác giả Nguyễn Văn Lộc. Tác giả Hoàng Đức Nhuận có nhiều bài báo đề cập về vấn đề rèn luyện nhằm phát triển tài năng cho học sinh có năng khiếu trên tạp chí nghiên cứu giáo dục như: “Về giáo dục năng khiếu và cơ sở khoa học của chính sách tài năng”… Nhìn chung, vấn đề rèn luyện và phát triển tư duy lôgic cho học sinh đã được nhiều nhà tâm lý và giáo dục trong cũng như ngoài nước nghiên cứu. Đây cũng là vấn đề quan trọng trong dạy học toán nói chung và dạy học toán tiểu học nói riêng đề cập đến. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu nội dung mạch giải toán có lời văn đối với việc phát triển tư duy lôgic cho học sinh tiểu học, chúng tôi đưa ra một số biện pháp và hệ thống các bài tập nhằm rèn luyện, phát triển tư duy lôgic cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giải toán có lời văn. 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu, nghiên cứu về tư duy, tư duy lôgic và đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học, tìm hiểu nội dung mạch giải toán có lời văn trong chương trình toán ở bậc Tiểu học. Tìm hiểu thực trạng việc rèn luyện khả năng tư duy lôgic cho học sinh thông qua hoạt động giải toán có lời văn ở một số Trường Tiểu học điển hình. Đưa ra một số biện pháp nhằm rèn luyện, nâng cao khả năng tư duy lôgic cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động giải toán có lời văn. Thử nghiệm sư phạm để đánh giá đúng đắn hiệu quả cũng như tính khả thi của các biện pháp đã đưa ra. 5. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động giải toán có lời văn ở học sinh các lớp 4, 5 và việc rèn tư duy lôgic đối với học sinh các lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn . 6. Giả thuyết khoa học Việc nghiên cứu vấn đề rèn tư duy lôgic cho học sinh các lớp 4,5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn và xây dựng một số biện pháp rèn luyện tư duy logic cho hoạt động đó thì sẽ góp phần nâng cao năng lực tư duy lôgic của học sinh. 7. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp điều tra khảo sát Phương pháp quan sát, thử nghiệm sư phạm 8. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trong phạm vi mạch toán có lời văn trong chương trình toán Tiểu học lớp 4, 5 và việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số vấn đề về tư duy 1.1.1.1. Tư duy là gì? Tư duy là một quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê: Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức, đi sâu vào bản chất và phát hiện ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức như biểu tượng, khái niệm phán đoán và suy lý. Theo từ điển triết học (nhà xuất bản Tiến Bộ, Matxcơva, 1986) thì tư duy là sản phẩm Cao nhất của cái vật chất được tổ chức một cách đặc biệt là bộ não, phản ánh tích cực thế giới khách quan trong các khái niệm, phán đoán, suy luận Tư duy xuất hiện trong quá trình hoạt động sản xuất xã hội của con người và bảo đảm phản ánh thực tai một cách gián tiếp, phát hiện những mối quan hệ của thực tại. Theo R.S.Nickerson: Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh một những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó chủ thể nhận thức chưa biết. Tuy diễn đạt bằng cách khác nhau nhưng các quan niệm trên đã nêu lên bản chất của tư duy: Tư duy là quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra cho họ. Tư duy là một quá trình nhận thức bậc cao có ở con người phản ánh các thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật của sự vật và hiện tượng tư duy nảy sinh trong hoạt động xã hội, là sản phẩm 9 hoạt động xã hội: Có nảy sinh, có diễn biến và có kết thúc.Tư duy là một quá trình vận động phức tạp của ý nghĩa từ cái đã biết đến cái phải tìm, từ những sự kiện đến những khái quát, kết luận, giải pháp. Nó diễn ra trên cơ sở những thao tác tư duy: So sánh, phân tích và tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa… 1.1.1.2. Đặc điểm của tư duy a. Tính có vấn đề Không phải bất cứ tác động nào của hoàn cảnh đều gây ra tư duy.Tư duy chỉ xảy ra khi con người gặp những “tình huống có vấn đề”- Đó là những hoàn cảnh, những tình huống mà bằng vốn hiểu biết, bằng phương pháp hành động đã có, con người không thể giải quyết được nhiệm vụ đề ra cho họ trong tình huống đó. Đòi hỏi con người phải vượt ra khỏi phạm vi của những hiểu biết và phương thức hành động cũ, đi tìm cái mới,phương thức hành động mới và đạt được mục đích mới – nảy sinh tư duy. Như vậy, yếu tố kích thích con người tư duy chính là tình huống có vấn đề. Muốn vậy, con người phải nhận thức được tình huống có vấn đề, có nhu cầu giải quyết ấn đề và phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề.Vì vậy, cùng một hoàn cảnh nhưng nó có thể trở thành “vấn đề” đối với người này mà không trở thành vấn đề với người kia. Trong dạy học muốn học sinh nhận thức tích cực, động não người giáo viên cần đưa các em vào những tình huống có vấn đề liên quan tới nội dung bài giảng nhằm mục đích lôi cuốn và làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề ở các em. b. Tính gián tiếp của tư duy Tư duy của con người mang tính gián tiếp. Tư duy phản ánh thế giới một cách gián tiếp bằng ngôn ngữ.Tư duy được biểu hiện trong ngôn ngữ. Các quy luật, quy tắc, các sự kiện, các mối liên hệ và sự phụ thuộc đều được 10 khái quát và diễn đạt trong các từ. Nhờ đó mà con người có thể hiểu biết được những hiện tượng có trong hiện thực mà không thể tri giác chúng một cách trực tiếp được, làm mở rộng không giới hạn những khả năng nhận thức của con người. c. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy Tư duy có khả năng phản ánh những thuộc tính chung, những mối liên hê, quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật, hiện tượng. Nói cánh khác, tư duy mang tính trừu tượng và khái quát. d. Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ Ngôn ngữ và tư duy có quan hệ mật thiết nhau, không thể tách rời. Ngôn ngữ được xem là phương tiện cuả tư duy. Nhờ có ngôn ngữ mà con người nhận thức được tình huống có vấn đề, phản ánh được cái bản chất, khái quát của vấn đề. Ngôn ngữ và tư duy thực ra là hai mặt đối lập tồn tại ở trong cùng một thể thống nhất, ngôn ngữ là bộ phận hình thức còn tư duy là bộ phận nội dung của thể thống nhất này. Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ được, ngược lại ngôn ngữ cũng không thể tồn tại nếu không dựa vào tư duy. e. Tính chất lý tính của tư duy Ở mức độ nhận thức của cảm tính, con người phản ánh trực tiếp các sự vật, hiện tượng bằng các giác quan nên chỉ có được hình ảnh cảm tính về sự vật hiện tượng đó. Chỉ có tư duy mới giúp con người phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng, vượt qua những giới hạn trực quan, cụ thể của nhận thức cảm tính. Nó mang tính chất lý tính. Nhưng không có nghĩa là tư duy phản ánh đúng đắn, sâu sắc sự vật, hiện tượng – Điều đó tùy thuộc vào chiến thuật và phương pháp tư duy. g. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính Tuy ở mức độ cao hơn hẳn nhận thức cảm tính nhưng tư duy không tách rời nhận thức cảm tính. Mặc dù trong những điều kiện của khoa học hiện [...]... Việc rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn có cơ sở lí luận và thực tiễn vững chắc Các giáo viên tiểu học đã có nhận thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh tiểu học Các giáo viên đều có ý thức hình thành và phát triển tư duy lôgic cho học sinh song do hiểu biết còn hạn chế của giáo viên về logic toán, tư duy logic. .. logic đối với học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn a Mục đích điều tra Bước đầu tìm hiểu thực trạng của việc rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4 ,5 thông qua việc dạy học môm toán nói chung và thông qua hoạt động giải toán có lời văn nói riêng 34 b Đối tư ng điều tra Chúng tôi đã tiến hành điều tra các giáo viên hiện đâng trực tiếp đứng lớp tại một số trường tiểu học ở Bắc... đẩy học sinh phát triển sự thông minh sáng tạo, rèn luyện kĩ năng đọc, viết, diễn đạt, tính toán cho học sinh mà còn làm cho quá trình tư duy của học sinh diễn ra một cách tự nhiên mang lại hiệu quả cao Do đó hoạt động giải toán có lời văn góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển tư duy logic cho học sinh đặc biệt là đối với học sinh các lớp 4 ,5 1.2.2 .5 Điều tra thực trạng của việc rèn tư duy logic. .. phương pháp suy luận cho học sinh Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học, bao gồm các loại toán về số học, các yếu tố đại số, ccs yếu tố hình học và đo đại lượng Có thể nói toán có lời văn là cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môm học khác Thông qua giải toán có lời văn, học sinh đi sâu vào việc lập luận, tìm lời giải, chọn lọc ngôn ngữ,... tư duy cũng chỉ đạo hoạt động giúp các em nhiều phương pháp hợp lý nhằm đạt mục đích đề ra Chính vì vậy, việc rèn luyện thu duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn không chỉ tập trung vào rèn luyện 3 kỹ năng của tư duy logic đã được trình bày ở trên thông qua việc rèn luyện các thao tác tư duy mà hơn nữa chúng ta phải kết hợp rèn luyện kỹ năng xử lí đa dạng 20 khi giải. .. còn lại cho rằng tư duy lôgic là có kỹ năng rút ra kết luận từ các tiền đề cho trước hoặc là khả năng diễn đạt vấn đề một cách trôi chảy 54 ,5 % giáo viên cho rằng việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh tiểu học là rất quan trọng 39% giáo viên cho rằng công việc này là quan trọng với học sinh tiểu học Số còn lại cho rằng việc rèn tư duy lôgic là bình thường, ít quan trọng đối với học sinh tiểu học 87%... viên đưa ra các phản ví dụ để học sinh xử lý 20,8% giáo viên thừa nhận chỉ rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh khi dạy bài mới và chỉ có 22,4% giáo viên xây dựng các câu hỏi, bài tập rèn luyện các thao tác tư duy, suy luận lôgic cho học sinh 38% giáo viên thấy gặp khó khăn khi rèn luyện tư duy lôgic cho học 36 sinh vì công việc này tốn thời gian 19,2% giáo viên cho rằng việc rèn tư duy cho học sinh khó... giáo viên tại trường tiểu học Nội dung phiếu điều tra tập trung vào các vấn đề : Việc dạy học giải toán có lời văn nhằm rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4 ,5 ; Nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy logic cho học sinh lớp 4 ,5 và những khó khăn mà giáo viên thường gặp phải khi dạy học nội dung này Các nội dung điều tra trên được chúng tôi ghi vào các phiếu dưới dạng câu... thức khá đúng đắn về tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh tiểu học Các giáo viên đều có ý thức hình thành và phát triển tư duy lôgic cho học sinh nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp khá nhiều khó khăn Từ thực trạng trên, chúng tôi nhận thấy việc đưa ra một số biện pháp nhằm rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn là hoàn toàn cần... bắt đầu học Trong các môn học ở nhà trường tiểu học thì môn Toán là một trong các môn học có nhiều giờ và do tính chất đặc thù của môn học, nó có rất nhiều lợi thế trong việc rèn luyện và phát triển tư duy cho học sinh 21 Theo M.Alec-xe-ep thì việc rèn luyện tư duy logic cho học sinh cho vai trò hết sức quan trọng, được thể hiện ở các điểm 1 Bằng việc phát triển tư duy logic của học sinh trước hết giáo . các lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn . 6. Giả thuyết khoa học Việc nghiên cứu vấn đề rèn tư duy lôgic cho học sinh các lớp 4 ,5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn và. việc rèn luyện thu duy logic cho học sinh lớp 4, 5 thông qua hoạt động giải toán có lời văn không chỉ tập trung vào rèn luyện 3 kỹ năng của tư duy logic đã được trình bày ở trên thông qua việc. cứu đề tài " ;Rèn luyện tư duy lôgic cho học sinh các lớp 4, 5 thông qua việc giải toán có lời văn& quot;. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Vấn đề tư duy lôgic và rèn luyện tư duy lôgic là một

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

    • 3. Mục đích nghiên cứu

    • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 5. Đối tượng nghiên cứu

    • 6. Giả thuyết khoa học

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

    • 8. Phạm vi nghiên cứu

    • Chương 1

    • CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

      • 1.1. Cơ sở lý luận

        • 1.1.1. Một số vấn đề về tư duy

          • 1.1.1.1. Tư duy là gì?

          • 1.1.2. Tư duy logic

          • 1.2 . Cơ sở thực tiễn

            • 1.2.1. Đặc điểm về tư duy logic của học sinh tiểu học

            • 1.2.2. Nội dung mạch giải toán có lời văn trong chương trình toán lớp 4,5

            • Chương 2

            • RÈN LUYỆN TƯ DUY LOGIC CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN

              • 2.1. Các dạng toán có lời văn trong chương trình toán lớp 4,5

              • 2.2 . Quy trình giải một bài toán có văn điển hình

              • 2.3. Nguyên tắc tư duy logic

              • 2.4 Một vài nguyên tắc của việc phát triển tư duy logic

                • 2.4.1. Hiểu thấu và nắm vững kiến thức

                • 2.4.2. Phát triển tư duy dựa trên sự thực hành vận dụng kiến thức thường xuyên

                • 2.4.3. Tích lũy kinh nghiệm để phát triển tư duy

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan