Thực tiễn ứng dụng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

19 2.3K 14
Thực tiễn ứng dụng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Lời mở đầu I. Lý thuyết bộ ba bất khả thi 1. Nguon goc bộ ba bat khả thi 2. Định nghı̃a 3. Ba nhân to của bộ ba bat khả thi 3.1. Chính sách tiền tệ độc lập 3.2. On địnhtỷ giá 3.3. Hội nhập tài chı́nh (tự do hóa dòng von) II. Sự kết hợp ba nhântố của bộ ba bất khả thi III. Thực tiễn ứng dụng bộ ba bất khả thi trên thế giới Trên the giới: Mỹ, Châu Au, Trung Quoc: thực tien và đánh giá IV.Thực tiễn ứng dụng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam 1. Thực tiễn và đánh giá 2. Tác động của bộ ba bat khả thi ở Việt Nam 2.1. Lạm phát 2.2. Lãi suat 2.3. Thị trường chứng khoán 3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : 3.1 . Trong điều hành chính sách tiền tệ 3.2 . Trong hội nhập tài chı́nh 3.3 . Trong đieu hành tỷ giá Kết luận Lý thuyết bộ ba bất khả thi là một lý thuyết nền tảng, phổ biến trong kinh tế vĩ mô. Trong bối cảnh hiện nay, những bất ổn của nền kinh tế đã và đang tác động sâu sắc từng ngành nghề, khi đề cập tới chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương, một trong những lý thuyết kinh tế học được quan tâm và suy xét cẩn trọng đó là: Lý thuyết bộ ba bất khả thi. Đây cũng là lý do chính chúng tôi thực hiện tiểu luận này, tập trung tìm hiểu các khía cạnh chính của lý thuyết bộ ba bất khả thi. I. Lý thuyết bộ ba bất khả thi 1. Nguồn gốc bộ ba bất khả thi Đây là mô hình lý thuyết rất phổ biến, gọi là mô hình Mundell- Fleming được Robert Mundell và Marcus Fleming phát triển trong những năm 1960. Và vào những năm 1980 khi vấn đề kiểm soát vốn bị thất bại ở nhiều quốc gia cùng với mâu thuẫn giữa việc neo giữ tỷ giá và chính sách tiền tệ độc lập ngày càng rõ ràng thì Lý thuyết bộ ba bất khả thi đã trở thành nền tảng cho kinh tế học vĩ mô của nền kinh tế mở. Một kiểu khác của lý thuyết bộ ba bất khả thi rất được chú ý - với một chính sách ổn định tỷ giá hoàn hảo, với một tài khoản vốn mở (không bị kiểm soát) hoàn hảo, nhưng một quốc gia vẫn hoàn toàn không thể tự chủ chính sách tiền tệ. Những ví dụ lặp lại trên thế giới cho thấy ở những nơi và thời điểm mà tài khoản vốn bắt đầu được tự do, thì cùng lúc xuất hiện một chính sách tỷ giá cứng nhắc hơn và sự tự chủ về chính sách tiền tệ cũng giảm đi. Song song với sự phát triển thương mại và dịch vụ trong thế giới hiện đại, kiểm soát vốn rất dễ bị lãng quên. Thêm nữa, vấn đề kiểm soát vốn còn thể hiện những thay đổi của quốc gia không đúng thực tế. Do vậy rất khó để một quốc gia có được một hệ thống kiểm soát vốn thật sự hiệu quả. Lý thuyết bộ ba bất khả thi khẳng định rằng: Trong điều kiện ngày nay, một quốc gia phải lựa chọn giữa việc giảm thiểu sự thay đổi tỷ giá hoặc điều hành một chính sách tiền tệ độc lập ổn định. Nó không thể có đồng thời cả hai. 2. Định nghĩa Lý thuyết bộ ba bất khả thi - The Impossible Trinity (hay Inconsistent Trinity hoặc Triangle of Impossibility) là một chính sách kinh tế quốc tế. Lý thuyết phát biểu rằng: Một quốc gia không thể đồng thời thực hiện cùng một lúc 3 mục tiêu chính sách vĩ mô: - Ổn định tỷ giá. - Tự do hóa dòng vốn. - Chính sách tiền tệ độc lập. “Bạn không thể có đồng thời tất cả: một quốc gia chỉ có thể chọn tối đa 2 trong 3. Nó có thể chọn một chính sách ổn định tỷ giá nhưng phải hi sinh tự do hóa dòng vốn tức là tiếp tục kiếm soát vốn (giống như Trung Quốc ngày nay), nó có thể chọn một chính sách tự do hóa dòng vốn nhưng vẫn tự chủ về tiền tệ, song phải để tỷ giá thả nổi (giống như Anh hoặc Canada), hoặc nó có thể chọn kiểm soát vốn và ổn định chính sách tiền tệ , nhưng phải thả nổi lãi suất để chống lạm phát hoặc suy thoái (giống như Achentina hoặc hầu hết Châu Âu)" - trích lời đề tặng Robert Mundell - Paul Krugman, 1999. 3. Ba nhân tố của bộ ba bất khả thi 3.1. Chính sách tiền tệ độc lập Chính sách tiền tệ độc lập được hiểu là khả năng NHTW có thể chủ động thực thi các công cụ chính sách tiền tệ thích hợp với các mục tiêu đã xác định – ví dụ khi nền kinh tế quá nóng, NHTW có thể tăng lãi suất và giảm cung tiền; hay khi nền kinh tế suy thoái, NHTW có thể giảm lãi suất và tăng cung tiền, mà không bị tác động và ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như biến động dòng vốn vào ra nền kinh tế. Chính sách tiền tệ độc lập cho phép gia tăng hiệu quả chính sách khi các công cụ chính sách đưa ra có thể tác động đến kết quả của nền kinh tế theo định hướng mục tiêu mong muốn. 3.2. Ổn định tỷ giá Tỷ giá hay tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa các đồng tiền với nhau. Ví dụ tỷ giá trao đổi giữa đồng tiền Việt Nam (Việt Nam đồng) và đô-la Mỹ vào khoảng 21.230 VND/USD ở thời điểm hiện tại. Tỷ giá này bị ảnh hưởng bởi cung và cầu giữa đồng tiền trong nước và đồng ngoại tệ.Ví dụ, ở trạng thái hiện tại tỷ giá trao đổi giữa VND và USD ở mức nêu trên, nhưng do một lý do nào đó, đồng ngoại tệ đột ngột đổ vào Việt Nam và Ngân hàng Nhà nước không có biện pháp can thiệp gì thì cung ngoại tệ cũng như cầu tiền đồng tăng. Kết quả đồng tiền trong nước sẽ lên giá. Ngược lại, vì một lý do nào đó mà đồng ngoại tệ chảy ra nhiều (ví dụ tăng nhập khẩu hoặc có hiện tượng rút vốn ra bên ngoài chẳng hạn)thì có sự thay đổi cung cầu ngoại tệ và tien đong theo hướng cau ngoại tệtăng sẽ làm cho đong tien trong nước mat giá. Việc in tien trong nước quá nhieu cũng làm cho đong tien quoc gia mat giá. Việc on định tỷ giá có ý nghı̃a het sức quan trọng đoi với nen kinh te: a. So sánh sức mua giữa các đồng tiền Tỷ giá hối đoái phản ánh tương quan giá trị giữa hai đồng tiền, thông qua đó có thể so sánh giá cả tại thị trường trong nước và trên thế giới, đánh giá năng suất lao động, giá thành sản phẩm trong nước với các nước khác. b. Vai trò kích thích và điều chỉnh xuất nhập khẩu Thông qua cơ chế tỷ giá, chính phủ sử dụng tỷ giá để tác động đến xuất nhập khẩu trong từng thời kỳ, khuyến khích những ngành hàng, chủng loại hàng hóa tham gia hoạt động kinh tế đối ngoại, hạn chế nhập khẩu nhằm thực hiện định hướng phát triển cho từng giai đoạn. c. Điều tiết thu nhập trong hoạt động kinh tế đối ngoại Phân phối lại thu nhập giữa các ngành hàng có liên quan đến kinh tế đối ngoại và giữa các nước có liên quan vềkinh tếvới nhau. Khi tỷ giá cao, tức là giảm sức mua của đồng tiền trong nước so với đồng tiền nước ngoài. Điều này có tác dụng giúp cho nhà xuất khẩu có thêm lợi thế để cạnh tranh tăng thêm thu nhập cho nhà xuất khẩu. d. Tỷ giá còn là công cụ sử dụng trong cạnh tranh thương mại, giành giật thị trường tiêu thụ hàng hóa, khai thác nguyên liệu của nước khác với giá rẻ. 3.3. Hội nhập tài chính ( tự do hóa dòng vốn) Hiện nay có rất nhiều quan niệm về quá trình tự do hóa dòng vốn. Mở cửa dòng vốn đến mức độ nào thì được coi là tự do hóa. Tại nước ta, Ngân hàng nhà nước Việt Nam định nghĩa như sau: Tự do hoá dòng vốn (còn có tên gọi khác là tự do hoá tài khoản vốn hay tự do hoá thị trường vốn) là quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế giao dịch vốn ở thị trường, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các quyết định phát hành và đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán, là việc cho phép rộng rãi các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các giao dịch chứng khoán ở thị trường trong nước, là quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và luồng vốn ra khỏi nền kinh tế. Trong đó: - Các luồng vốn vào gồm: + Các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), bao gồm vấn đề chuyển tiền và rút vốn của quỹ đầu tư, trả cổ tức, thanh toán hoàn trả các khoản vay trực tiếp với nước ngoài của các dự án FDI; + Các luồng vốn vào được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolio investment inflows), bao gồm vấn đề chuyển tiền vào và rút vốn ra, về vay nợ, cổ phần, cho vay ngoại tệ đối với công dân nước sở tại; - Các luồng vốn ra gồm: + Luồng vốn FDI ra nước ngoài, bao gồm cả việc mua sắm của các công dân nước sở tại; + Luồng vốn ra được đầu tư theo danh mục qua TTCK (Portfolio investment outflows), vấn đề sở hữu trái phiếu bằng đồng nội tệ của người nước ngoài và luồng vốn ra của các khoản vay bằng ngoại tệ; Ta có thể xem xét định nghĩa về tự do hoá dòng vốn của ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau: Quá trình giảm thiểu và dỡ bỏ dần các biện pháp hạn chế giao dịch vốn ở thị trường. Điều này nhằm tạo điều kiện cho dòng vốn được lưu thông trên thị trường từ đó phát huy tối đa vai trò, chức năng của vốn. Vì nếu vốn không được đem ra giao dịch rộng rãi, quay vòng thì đồng vốn đó đã không được sử dụng hiệu quả, gây tổn thất cho nền kinh tế. Giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào các quyết định phát hành và đầu tư vốn trên thị trường chứng khoán. Điều này giúp người cần vốn và người thừa vốn dễ dàng tìm đến với nhau. Từ đó thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế. Cho phép rộng rãi các ngân hàng và các nhà đầu tư nước ngoài tham gia các giao dịch chứng khoán ở thị trường trong nước. Đây là yêu cầu quan trọng vì việc cho phép các định chế tài chính nước ngoài tham gia đầu tư sẽ mở cửa dòng vốn vào một cách thông thoáng hơn. Quá trình dỡ bỏ kiểm soát các luồng vốn vào và luồng vốn ra khỏi nền kinh tế. Đây là quá trình cao nhất của tự do hóa dòng vốn. Là điều kiện hoàn hảo của thị trường vốn do thị trường tự nó vận động mà không cần sự can thiệp của chính phủ thông qua các biện pháp kiểm soát vốn. Tuy nhiên trong sự biến động của nền kinh tế toàn cầu, hầu như chưa một quốc gia nào đạt đến sự dỡ bỏ hoàn toàn kiểm soát luồng vốn vào và luồng vốn ra vì bản thân mỗi nền kinh tế luôn có sự tác động lẫn nhau, nên dù hệ thống an ninh tài chính của một quốc gia có tốt đến đâu cũng chịu ảnh hưởng dù ít dù nhiều từ các nền kinh tế khác. Do vậy, quá trình dỡ bỏ kiểm soát vốn vào và ra hiện nay mới chỉ có duy nhất Hồng Kông áp dụng dựa theo cơ chế kinh tế thả nổi của mình. Còn lại, hầu hết các quốc gia khác đều chưa đạt đến yêu cầu này. Tóm lại, tự do hóa dòng vốn cho phép vốn tự do luân chuyển giữa các nước và tạo sự linh hoạt cho nền kinh tế. Nhưng quá trình này cũng làm cho nền kinh tế trở nên dễ bị tổn thương. Vì thế, tại những nước đang phát triển, việc tự do hoá tài khoản vốn thường bị hạn chế để giữ lại tiết kiệm và phục vụ cho đầu tư trong nước, cũng như hạn chế tác động của các cuộc khủng hoảng từ bên ngoài. II. Sự kết hợp bộ ba bất khả thi: Hình bên minh họa nguyê n tắc hoạt động của bộ ba bất khả thi. Mỗi cạnh thể hiện cho các mục tiêu tốt nhất, lần lượt là: chính sách tiền tệ độc lập, ổ n định tỷ giá và hội nhập tài chí nh hoàn toàn. Đối nghịch với mỗ i cạnh (hay mỗi mục tiêu) là các công cụ chính sách tại các đỉnh.Mục tiêu hội nhập tài chính đối ngược với đỉnh kiểm soát vốn, mục tiêu ổn định tỷ giá đối ngược với đỉnh thả nổi hoàn toàn, mục tiêu chính sách tiền tệ độc lập đối ngược với đỉnh liên minh tiền tệ.Bất kỳ cặp mục tiêu nào cũng có thể đạt được bởi một đỉnh nằm giữa và một quốc gia hoàn toàn không khả thi để đạt được đồng thời cả ba mục tiêu. Cụ thể: Ổn định tỷ giá và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá cố định nhưng phải từ bỏ độc lập tiền tệ. Điều này có nghĩa chính phủ đã mất đi một công cụ để điều chỉnh lãi suất trong nước độc lập với lãi suất nước ngoài. Độc lập tiền tệ và hội nhập tài chính được kết hợp bằng cách lựa chọn chế độ tỷ giá thả nổi.Với lựa chọn này, chính phủ (NHTƯ) được quyền tự do ấn định lãi suất nhưng đổi lại tỷ giá phải vận hành theo những nguyên tắc của thị trường. Ổn định tỷ giá và độc lập tiền tệ được kết hợp bằng cách lựa chọn thị trường vốn đóng hay chính phủ phải thiết lập kiểm soát vốn hoàn toàn. Khi có kiểm soát vốn, mối liên hệ giữa lãi suất và tỷ giá sẽ bị phá vỡ. III. Bộ ba bất khả thi ở các nước Nước Mỹ chọn hai mục tiêu đó là sử dụng chính sách tiền tệ và lưu chuyển dòng vốn tự do vào nền kinh tế. Mọi người Mỹ đều có thể dễ dàng đầu tư ra nước ngoài, đơn giản là gửi tiền cho một quỹ đầu tư tương hỗ quốc tế và người nước ngoài có thể dễ dàng mua chứng khoán, trái phiếu tại Mỹ. Mặt khác Cục dự trữ liên bang Fed cũng sử dụng chính sách tiền tệ để góp phần tạo việc làm và ổn định giá cả. Tuy nhiên, kết quả của quyết định này là sự bất ổn đối với giá trị của đồng đôla trên thị trường ngoại hối. Ngược lại, Trung Quốc lại chọn cách khác. Ngân hàng trung ương nước này thực hiện chính sách tiền tệ và duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với giá trị trao đổi của đồng nhân dân tệ. Nhưng để hoàn thành 2 mục tiêu này, Trung Quốc phải hạn chế dòng vốn quốc tế, bao gồm cả việc hạn chế công dân Trung Quốc chuyển tài sản ra nước ngoài. Nếu không có những hạn chế đó, tiền sẽ chu chuyển ra và vào đất nước khiến lãi suất trong nước bằng với lãi suất do các ngân hàng trung ương nước ngoài thiết lập. Phần lớn các nước Châu âu đã chọn cách thứ ba. Bằng cách sử dụng đồng euro để thay thế cho đồng franc Pháp, mác Đức, lira Italia…những nước này đã loại bỏ những biến động tỷ giá hối đoái trong khu vực của họ. Thêm vào đó, dòng vốn tự do di chuyển trong các quốc gia này. Nhưng cái giá của sự lựa chọn này là việc từ bỏ khả năng sử dụng chính sách tiền tệ. Giả sử một nước cố gắng thực hiện cả ba chính sách trên đồng thời. Khi kinh tế tăng trưởng nhanh, vốn nước ngoài sẽ chảy vào trong nước gây ra áp lực tăng giá nội tệ. Khi đó, ngân hàng trung ương muốn bảo vệ chế độ tỷ giá cố định thì phải thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Song điều này có thể làm tăng lượng cung tiền trong lưu thông dẫn đến tăng tốc lạm phát. Muốn lạm phát không tăng tốc, thì phải thực hiện chính sách thanh khoản đối ứng. Song như thế thì vốn nước ngoài càng chảy vào nhiều. Như vậy một nước không thể thực hiện đồng thời ba chính sách gồm chế độ tỷ giá hối đoái cố định, chính sách tiền tệ độc lập để ổn định giá cả và tự do lưu chuyển vốn. Chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi. IV.Thực tiễn ứng dụng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam 1. Thực tiễn và đánh giá : Thực tiễn phát triển kinh tế thế giới trong thời gian vừa qua đã cho thấy rõ tác động của việc giám sát tài chính - tiền tệ kém hiệu quả đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế của các nước. Việt Nam đang và sẽ phải làm nhiệm vụ "kép", tức vừa phải tái cơ cấu để nền kinh tế có thể phát triển theo chiều sâu, có hiệu quả với sức cạnh tranh, vừa phải tăng cường giám sát đảm bảo an toàn tài chính - tiền tệ cho quá trình này. Việc hoàn thiện và nâng cao năng lực giám sát an toàn vĩ mô thị trường tài chính ở Việt Nam là một yêu cầu cấp thiết, trong đó nhiệm vụ đầu tiên là cần xây dựng một chính sách an toàn vĩ mô phục vụ việc giám sát an toàn vĩ mô dựa trên các tiêu chí, công cụ, phương pháp giám sát hiện đại đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Thị trường phát triển nhanh chóng đã kéo theo nhiều bất cập, trình độ quản trị điều hành, giám sát từng định chế và toàn bộ thị trường chưa bắt kịp với tốc độ phát triển nhanh chóng của thị trường tài chính. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại khoảng cách lớn của Việt Nam với chuẩn mực an toàn và giám sát tài chính của khu vực và thế giới. Minh chứng cho sự hạn chế này là đã có không ít các loại hình hoạt động mang bản chất ngân hàng nhưng chưa được quy định trong khuôn khổ kiểm soát của các cơ quan quản lý. Đó là các tập đoàn tài chính với mô hình công ty mẹ là ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty con, công ty liên kết là các công ty chứng khoán, bảo hiểm tạo nhiều rủi ro qua giao dịch nội bộ, sở hữu chéo. Các chuyên gia đã cùng cho rằng không có một mô hình giám sát tài chính tối ưu bởi các kinh nghiệm thành công và thất bại là đan xen. Việc thiết kế các mô hình giám sát tài chính phụ thuộc một phần vào mô thức tổ chức thị trường tài chính ở các nước, độ sâu tài chính, trình độ phát triển kinh tế, kể cả các đặc điểm về văn hóa, chính trị lẫn các khuôn khổ thể chế và quản trị nhà nước của một quốc gia. [...]...2 Tác động của bộ ba bất khả thi ở thị trường Việt Nam Bộ ba bất khả thi là lý thuyết phổ biến trong tài chính quốc tế được áp dụng rất nhiều trong điều hành của chính phủ của các quốc gia bao gồm 3 yếu tố cấu thành: Ổn định tỷ giá, Dòng vốn luân chuyển tự do và Độc lập chính sách tiền tệ Và ở các nước mới nổi thường có thêm dự trữ ngoại hối để có thể duy... ta cần nhìn nhận rằng các chính sách tài khóa đang bị kiềm hãm tác dụng do yếu tố doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả, nợ xấu và áp lực bội chi ngân sách Thực tiễn điều hành chính sách vĩ mô Những quốc gia nhỏ như Việt Nam khi điều hành chính sách vĩ mô theo góc độ bộ ba bất khả thi thì việc duy trì chính sách tiền tệ là một điều cần thi t còn hai yếu tố còn lại thì có thể điều chỉnh linh hoạt cho nhau... phép dòng vốn ra vào nhưng những nhà điều hành đã không thể duy trì được giá tiền đồng cố định Lại một lần nữa bộ ba bất khả thi xuất hiện Việc điều hành các chính sách trọng bộ ba bất khả thi nên được điều hành một cách sáng tạo thông qua các chiến lược như lạm phát mục tiêu, Dự trữ ngoại hối ở mức an toàn , và quan trong nhất là các giải pháp cụ thể và đặc thù nhằm tạo ra sự ổn định trong ngắn hạn và... nhiên các nước này cũng muốn thực thi chính sách tỷ giá cố định nhằm đảm bảo chính sách ngoại thương Hai điều trên chắc chắn sẽ khiến quốc gia gặp khó khăn trong việc thực thi chính sách tiền tệ độc lập Trên cơ sở đó, có thể đúc kết một số kinh nghiệm điều hành chính sách vĩ mô của các quốc gia mới nổi và bài học kinh nghiệm ở Việt Nam Giống như lý thuyết chỉ ra, Việt Nam không thể giữ được cả 3 yếu... khác cũng đặt các quốc gia vào những thử thách lớn trong việc thực thi chính sách vĩ mô Trên quan điểm của Bộ ba bất khả thi, một quốc gia chỉ có thể đạt được hai điều sau tại bất kỳ thời gian nhất định: Một tài khoản vốn mở, tỷ giá hối đoái cố định, và một chính sách tiền tệ độc lập Đây thật sự là một thách thức với các nền kinh tế mới nổi ở Châu Á, khi việc hội nhập sâu ngày càng mạnh mẽ, các nước... cân nhắc Thực tế ,Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có độ ổn định về chính trị tuy nhiên do cơ sở hạ tầng thấp và rủi ro hệ thống chính sách làm ảnh hưởng đến mức độ thu hút vốn và bù rủi ro khá cao khi tình hình nợ xấu ở hệ thống ngân hàng đang tác động làm tăng rủi ro đối với thị trường, mức độ tăng vay nợ nước ngoài và nợ công để bù đắp sự bội chi ngân sách khi tình hình tăng trưởng khó... xuất khẩu Bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thâm dụng vốn và lao động, và các doanh nghiệp FDI đầu tư vào nhiều cũng hướng tới giảm giá thành và xuất khẩu nên khả năng phá giá 2% của chính phủ để ủng hộ mục tiêu tăng trưởng và duy trì lạm phát mục tiêu của Chính phủ là cần thi t khi tình hình Dự trữ ngoại hối đã ở mức an toàn,thâm hụt thương mại đã ở mức thấp so với các năm trước và... gian gần đây Tóm lại việc điều hành các chính sách trong bộ ba bất khả thi nên được điều hành một cách sáng tạo thông qua các chiến lược như lạm phát mục tiêu, Dự trữ ngoại hối ở mức an toàn, và quan trong nhất là các giải pháp cụ thể và đặc thù nhằm tạo ra sự ổn định trong ngắn hạn và phát triển trong dài hạn 3 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Toàn cầu hóa một mặt mang lại nhiều cơ hội cho các nước... ngắn hạn và phát triển trong dài hạn Chính phủ các nền kinh tế mới nổi có triết lý khá rõ ràng trong việc lựa chọn các mục tiêu chính sách của bộ ba bất khả thi: từng bước mở cửa tài chính nhưng không quên kiểm soát vốn, linh hoạt thay vì cố định tỷ giá và sử dụng công cụ chính sách tiền tệ bơm thắt nhịp nhàng làm đầy kho dự trữ ngoại hối của mình HỌ VÀ TÊN Trần Lê Thanh Thủy Nguyễn Thị Kim Ngân MSSV... tố nào đó Như có thể quan sát trong biểu đồ, lượng vốn FDI đổ vào Việt Nam rất lớn ngay sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 Đi kèm với đó là chính sách tung tiền ra để đảm bảo tiền đồng không lên giá thể hiện qua tín dụng tăng Kết quả là lạm phát năm 2008 tăng rất nhanh, lên mức đỉnh hơn 20% Từ đó, Ngân hàng Nhà nước đã thi hành nhiều biện pháp mạnh như khống chế lãi suất tiền gửi dưới mức . ba nhântố của bộ ba bất khả thi III. Thực tiễn ứng dụng bộ ba bất khả thi trên thế giới Trên the giới: Mỹ, Châu Au, Trung Quoc: thực tien và đánh giá IV .Thực tiễn ứng dụng bộ ba bất. lưu chuyển vốn. Chỉ có thể thực hiện đồng thời hai trong ba chính sách này mà thôi. IV .Thực tiễn ứng dụng bộ ba bất khả thi ở Việt Nam 1. Thực tiễn và đánh giá : Thực tiễn phát triển kinh tế thế. thuyết bộ ba bất khả thi. Đây cũng là lý do chính chúng tôi thực hiện tiểu luận này, tập trung tìm hiểu các khía cạnh chính của lý thuyết bộ ba bất khả thi. I. Lý thuyết bộ ba bất khả thi 1.

Ngày đăng: 22/07/2015, 22:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan