Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

38 555 0
Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương tại Tổng công ty Giấy Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các yếu tố năng suất và chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, mà trong đó tiền lương được xem là một trong những chính sách quan trọng. Có thể nói, tiền lương đóng vai trò như một bộ phận thiết yếu trong thu nhập của người lao động, đồng thời đảm bảo tái sản xuất mở rộng sức lao động nhằm đạt hiểu quả kinh tế cao trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chất lượng quá trình kiểm soát tiền lương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, góp phần đảm bảo tính trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính cũng như việc tuân thủ các luật lệ và hệ thống pháp lý. Một chính sách tiền lương hiệu quả được thể hiện không chỉ thông qua một chu trình tiền lương chặt chẽ, phù hợp với điều kiện doanh nghiệp, mà bên cạnh đó còn bởi quá trình kiểm soát nội bộ hữu hiệu tại doanh nghiệp. Việc thực hiện công tác tiền lương hiệu quả sẽ cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin hữu ích về quản lý, sử dụng lao động, chi phí lao động nhằm đề ra những biện pháp tối ưu hóa công tác và quá trình sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy một doanh nghiệp nếu chỉ ban hành chính sách tiền lương đúng đắn chưa hẳn sẽ kích thích người lao động hăng hái tham gia và gia tăng hiệu suất, hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mà bên cạnh đó, điều này còn đòi hỏi hệ thống kiểm soát nội bộ chu trình tiền lương tại doanh nghiệp phải được thiết kế phù hợp và vận hành một cách hữu hiệu hay. Tổng công ty Giấy Việt Nam là một doanh nghiệp có quy mô sản xuất kinh doanh lớn với nhiều phần hành khác nhau. Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty được thiết kế khá chặt chẽ, tuy nhiên những hạn chế cố hữu của hệ thống kiểm soát nội bộ là khó tránh khỏi. Vì vậy, xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, bài tiểu luận này xin tập trung nghiên cứu về vấn đề “Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương tại Tổng công ty Giấy Việt Nam”. 1 B. NỘI DUNG I. Một số vấn đề chung về Kiểm soát nội bộ đối với tiền lương 1.1. Khái niệm về tiền lương Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. Về bản chất, tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Hay có thể hiểu tiền lương là các khoản thu nhập mang tính thường xuyên mà nhân viên của công ty được hưởng từ công ty. Nhiệm vụ: - Tiền lương phải được coi là giá cả của sức lao động và trở thành thu nhập chính của người lao động. - Chính sách tiền lương là một bộ phận cấu thành của tổng thể các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, khi thay đổi chính sách tiền lương thì phải cải cách các chính sách có liên quan. Lương tối thiểu phải đảm bảo thực sự là nền tảng của chính sách tiền lương mới. - Tiền lương phải kích thích người lao động làm việc, tăng cường hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước. Thực hiện điều tiết tiền lương, thiết lập trật tự trong tiền lương, đảm bảo công bằng xã hội. - Mức lương phải gắn với trình độp phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh, quan hệ cung cầu lao động và sự biến động của giá cả lạm phát. 1.2. Chu trình nhân sự tiền lương Chu trình nhân sự tiền lương gồm nhiều quy tình nhỏ, ta có thể khái quát chung chu trình nhân sự tiền lương qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ chu trình nhân sự tiền lương 2 Tuyển dụng Sử dụng LĐ Tính lương Thanh toán lương 1.2.1. Quy trình tuyển dụng Tuyển dụng là quá trình tìm kiếm, thu hút và tuyển chọn từ những nguồn khác nhau những nhân viên đủ khả năng vào những vị trí mà doanh nghiệp cần tuyển. Tuyển dụng là quy trình đầu tiên trong chu trình nhân sự, không chỉ là nhiệm vụ của phòng tổ chức nhân sự, và cũng không chỉ là công việc đơn giản bổ sung người lao động cho doanh nghiệp mà đó thực sự là quá trình tìm kiếm và lựa chọn cẩn thận, nó đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các bộ phận trong doanh nghiệp với nhau (bộ phận có nhu cầu tuyển dụng, phòng tổ chức nhân sự, ban giám đốc). Mục tiêu của quy trình tuyển dụng: - Đảm bảo về số lượng công nhân viên trong cả ngắn hạn và dài hạn, đảm bảo kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục, đúng tiến độ - Đảm bảo về chất lượng công nhân viên được đưa vào công ty - Đảm bảo tính hợp pháp, công khai, công bằng của việc tuyển dụng - Góp phần quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp 1.2.2. Quy trình sử dụng lao động Quy trình sử dụng lao động gồm những công việc chính sau: theo dõi lao động, đánh giá công việc, điều chỉnh nhân sự (Bổ nhiệm nhân sự, điều chuyển nhân sự), điều chỉnh lương, đào tạo lao động. Mỗi doanh nghiệp khác nhau cách thức xử lý từng công việc trong quy trình cũng khác nhau, nó phụ thuộc vào quan điểm quản trị của từng doanh nghiệp. Quy trình này đòi hỏi có sự kết hợp của nhiều đối tượng, phòng ban, Ban lãnh đạo, Phòng tổ chức nhân sự, phòng ban chuyên môn, các phân xưởng. Mục tiêu của quy trình sử dụng lao động: - Đảm bảo chấm đúng, chấm đủ, kịp thời thời gian lao động của công nhân viên - Đảm bảo đánh giá đúng năng suất lao động, hiệu quả làm việc của CNV - Đảm bảo nhân sự quản lý trong dài hạn, số lượng nhân sự cho các phòng ban, phân xưởng - Đảm bảo công bằng mức lương trong công ty, hợp lý mức lương với chế độ và thị trường 3 - Đảm bảo phát triển trình độ chuyên môn, tay nghề cho công nhân viên 1.2.3. Quy trình tính lương Tính lương là giai đoạn kế toán tiền lương căn cứ vào số công, kết quả lao động, chế độ thưởng phạt, cấp bậc, … để tính ra số tiền lương mà công nhân viên được hưởng trong tháng. Quy trình này đòi hỏi có sự kết hợp của bộ phận chấm công, tổ trưởng sản xuất, và kế toán tiền lương. Mục tiêu chung của quy trình là tiền lương của công nhân viên luôn được tính toán đầy đủ, chính xác và kịp thời. Để đạt được mục tiêu chung đó thì cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau: - Nhân sự của công ty luôn được cập nhật một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời - Sức lao động của từng nhân viên luôn được đánh giá theo quy định về chấm công của công ty. - Tiền lương công ty được tính một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời trên cơ sở chấm công. 1.2.4. Quy trình thanh toán lương Quy trình thanh toán lương được thực hiện sau quy trình tính lương, quy trình này do thủ quỹ thực hiện, Mục tiêu của quy trình: - Trả lương đúng thời gian quy định - Trả lương đúng người - Trả lương đúng số tiền lương của từng người 1.3. Kiểm soát nội bộ trong chu trình nhân sự tiền lương 1.3.1. Kiểm soát nội bộ quy trình tuyển dụng Quy trình tuyển dụng gồm nhiều bước, không phải mọi doanh nghiệp đều có quy trình tuyển dụng giống nhau, nhiều khi trong một doanh nghiệp tuyển dụng cho những vị trí khác nhau có cách tuyển dụng khác nhau. Vì vậy, quy trình tuyển dụng sau đây được các doanh nghiệp áp dụng rất linh hoạt: 4 Bảng 1.1: Các bước quy trình tuyển dụng STT CÁC BƯỚC NỘI DUNG 1 Lập kế hoạch tuyển dụng Xác định: Số lượng nhân viên cần tuyển, vị trí cần tuyển và tiêu chuẩn đặt ra đối với ứng viên 2 Xác định phương pháp và nguồn tuyển dụng Xác định vị trí nào nên tuyển người ở trong, vị trí nào nên tuyển người ở ngoài doanh nghiệp. Các hình thức tuyển dụng sẽ được áp dụng là gì? 3 Xác định địa điểm và thời gian tuyển dụng Xác định địa điểm cung cấp nguồn lao động thích hợp cho mình, doanh nghiệp cũng phải lên được thời gian tuyển dụng dài hạn, ngắn hạn phù hợp với nhu cầu của mình 4 Tìm kiếm, lựa chọn ứng viên Dùng nhiều hình thức đa dạng để thu hút các ứng viên, đặc biệt là phải xây dựng hình ảnh tốt đẹp và đúng với thực tế của doanh nghiệp. Tổ chức các vòng tuyển chọn và các buổi gặp gỡ, phỏng vấn cởi mở với ứng viên 5 Thử việc Doanh nghiệp cần giao nhiệm vụ đúng vị trí tuyển dụng để thử tay nghề và đạo đức, ngoài ra giao những nhiệm vụ khác để khám phá khả năng của nhân viên mới 6 Quyết định tuyển dụng Doanh nghiệp cần làm những thủ tục hợp pháp để tuyển dụng nhân viên mơi 7 Đánh giá quá trình tuyển dụng Doanh nghiệp cần đánh giá xem quá trình tuyển dụng có gì sai sót không và kết quả tuyển dụng có đáp ứng được nhu cầu nhân sự của doanh nghiệp không? Các rủi ro có thể xảy ra của quy trình: - Xác định không đúng nhu cầu tuyển dụng - Lập kế hoạch không hợp lý về nguồn tuyển dụng (nguồn bên trong hay bên ngoài công ty) - Xác định số lượng và tiêu chuẩn tuyển dụng không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của công ty và thị trường lao động - Xác định phương pháp tuyển dụng không hợp lý dẫn đến số lượng hồ sơ không đạt chỉ tiêu mong muốn - Xác định nơi tuyển dụng không phù hợp với vị trí và tiêu chuẩn tuyển dụng 5 - Không phát hiện được các hồ sơ không đúng theo yêu cầu, hồ sơ giả mạo - Trình độ chuyên môn, tay nghề thực sự của ứng viên không như mong muốn - Tiêu cực trong tuyển dụng - Việc tuyển dụng chưa đạt mục tiêu góp phần quảng bá cho hình ảnh công ty Biện pháp kiểm soát: Phê duyệt, báo cáo bất thường, bất kiêm nhiệm, sử dụng chỉ tiêu, đối chiếu, kiểm tra và theo dõi 1.3.2. Kiểm soát nội bộ quy trình sử dụng lao động Quy trình sử dụng lao động gồm những công việc chính sau: Theo dõi lao động (chấm công, năng suất lao động), đánh giá công việc, điều chỉnh nhân sự (Bổ nhiệm nhân sự, điều chuyển nhân sự), điều chỉnh lương, đào tạo lao động. Quy trình sử dụng lao động có thể khái quát bởi sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ quy trình sử dụng lao động Theo dõi lao động: là quá trình theo dõi ghi nhận thời gian lao động, thái độ lao động, năng suất lao động của công nhân viên. Biểu hiện cụ thể là quá trình chấm công. Chấm công: Chấm công là quá trình theo dõi, ghi nhận thời gian lao động của công nhân viên, quá trình này được biếu hiện qua các bước sau: 6 Theo dõi lao động Đánh giá công việc Điều chỉnh nhân sự Điều chỉnh lương Đào tạo lao động Bảng 1. 2: Bảng các bước quy trình chấm công STT Các bước Nội dung 1 Chuẩn bị chấm công Thu thập các thông tin liên quan Giấy đề nghị tăng ca, đơn xin nghỉ, giấy ra cổng, quy định chấm công, kế hoạch công tác, … 2 Thực hiện chấm công Ghi lại thời gian làm việc hàng ngày của từng công nhân viên 3 Tổng hợp công cả tháng Tổng cộng số công, thời gian làm thêm cho từng công nhân viên trong cả tháng Các rủi ro có thể xảy ra: Chấm công không đầy đủ, không chính xác và không kịp thời: - Chấm công thiếu thời gian, thừa thời gian làm việc thực tế của CNV - Chấm công sai: sai số công, sai thời gian làm thêm - Chấm công cả lao động không có mặt - Chấm sai kết quả lao động: sai chủng loại sản phẩm, sai sản lượng - Chấm công không kịp thời so với quy định của công ty Biện pháp kiểm soát: Phê duyệt, báo cáo bất thường, bất kiêm nhiệm, đối chiếu, kiểm tra và theo dõi Đánh giá công việc: Đánh giá công việc là quá trình xác định kết quả công việc, năng lực làm việc của công nhân viên. Mục đích của đánh giá công việc là để CNV thấy được kết quả làm việc của bản thân trong quá khứ và nâng cao hiệu quả làm việc trong tương lai, còn đối với nhà quản trị thì kết quả của đánh giá công việc là cơ sở để ra những quyết định quan trọng trong quản lý (khen thưởng, điều chỉnh nhân sự, đào tạo nhân sự, tìm ra yếu kém trong quản lý,…) Mỗi công ty khác nhau có cách thức đánh giá công việc khác nhau, nhưng về cơ bản đánh giá công việc thường trải qua các bước sau: 7 Bảng 1.3: Bảng các bước quy trình đánh giá công việc STT Các bước Nội dung 1 Xác định tiêu chí đánh giá Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu cho từng vị trí nhân viên khác nhau. Mỗi công việc khác nhau, nội dung đánh giá sẽ khác nhau 2 Chuẩn bị đánh giá Lên kế hoạch cụ thể về thời gian, địa điểm và không gian phù hợp, Xem lại hồ sơ đánh giá của các kỳ trước. Chuẩn bị các biểu mẫu đánh giá 3 Tiến hành đánh giá Thu thập các thông tin đánh giá 4 Hoàn tất hồ sơ đánh giá Tổng hợp các thông tin, kết luận và thông báo kết quả đánh giá đến nhân viên, lưu hồ sơ đánh giá Các rủi ro có thể xảy ra: - Chuẩn mực công việc không rõ ràng, tiêu chí đánh giá không phù hợp với từng công việc - Đánh giá không khách quan, thành kiến cá nhân - Đánh giá sai thực tế - Đánh giá không kịp thời, chỉ dựa trên các thông tin trong trí nhớ - Chưa thấy được khả năng tiềm ẩn của công nhân viên Biện pháp kiểm soát: Phê duyệt, báo cáo bất thường, sử dụng chỉ tiêu, đối chiếu, kiểm tra và theo dõi Điều chỉnh nhân sự: là công việc điều chuyển nhân sự từ đơn vị này sang đơn vị khác, hoặc từ vị trí này sang vị trí khác để đảm bảo nhân sự trước mắt và lâu dài cho công ty. Việc điều chỉnh nhân sự được căn cứ vào tình hình nhân sự của công ty và kết quả đánh giá công việc. Việc điều chỉnh nhân sự thực hiện qua các bước sau: 8 Bảng 1.4: Bảng các bước quy trình điều chỉnh nhân sự STT Các bước Nội dung 1 Đề xuất Đề xuất nhân sự ở các bộ phận 2 Lập kế hoạch Xác định vị trí, số lượng, điều kiện, thời gian, phương pháp điều chỉnh 3 Thực hiện Thực hiện theo phương pháp đã xác định Ra quyết định, công bố 4 Hoàn tất hồ sơ điều chỉnh Lưu hồ sơ văn bản điều chỉnh nhân sự (Bảng đánh giá công việc, phiếu thăm dò, biên bản họp, quyết định, …) Các rủi ro có thể xảy ra: - Đề xuất nhân sự không phản ánh đúng tình hình thực tế của bộ phận (cấu kết tư lợi cá nhân) - Bổ nhiệm nhân sự không khách quan, tư lợi cá nhân, không công bằng - Điều kiện điều chỉnh nhân sự không rõ ràng - Phương pháp thực hiện chủ quan, mang tính hình thức Biện pháp kiểm soát: Phê duyệt, báo cáo bất thường, sử dụng chỉ tiêu, đối chiếu, kiểm tra và theo dõi Điều chỉnh lương: là quá trình thay đổi mức lương cho công nhân viên để phù hợp với chế độ của nhà nước, tình hình sản xuất kinh doanh, thị trường và năng lực của công nhân viên. Bảng 1.5: Bảng các bước quy trình điều chỉnh lương STT Các bước Nội dung 1 Lập kế hoạch + Xác định vị trí cần điều chỉnh, số tiền, điều kiện, thời gian điều chỉnh. + Đối chiếu với mức lương hiện tại 2 Thực hiện Ra quyết định, công bố 3 Hoàn tất hồ sơ điều chỉnh + Lưu hồ sơ văn bản điều chỉnh lương + Nhập mức lương đã điều chỉnh vào máy tính Các rủi ro có thể xảy ra: - Chưa đảm bảo tính công bằng giữa các công nhân viên trong công ty, giữa các vị trí chênh lệch quá lớn, 9 - Không phù hợp với kết quả lao động, sự cống hiến và thành tích của CNV - Không phù hợp với tình hình thực tế về thị trường lao động - Điều chỉnh lương không kịp thời gian quy định - Nhập sai mức lương đã điều chỉnh vào máy tính Biện pháp kiểm soát: Phê duyệt, báo cáo bất thường, sử dụng chỉ tiêu, đối chiếu, kiểm tra và theo dõi Đào tạo lao động: Ðào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật cho tất cả mọi lao động của doanh nghiệp là khâu quan trọng nối liền quá trình tuyển dụng với quá trình sử dụng lao động có hiệu quả. Trong quá trình đào tạo, mỗi nhân viên sẽ tự tích luỹ được những thiếu hụt về kiến thức và kỹ năng, cập nhật thêm kiến thức và đặc biệt là học tập được kinh nghiệm của những đồng nghiệp khác để đáp ứng nhu cầu công việc và đối đầu với những thách thức trong tương lai. Các bước tiến hành đào tạo thông thường là: Bảng 1.6: Bảng các bước quy trình đào tạo nhân sự STT Các bước Nội dung 1 Xác định nhu cầu Căn cứ vào mức độ phát triển và chính sách đào tạo nguồn nhân lực của công ty để xác định nhu cầu đào tạo 2 Lập kế hoạch Xác định vị trí đào tạo, số lượng đào tạo, phương pháp và thời gian đào tạo 3 Tiến hành đào tạo Triển khai đào tạo 4 Đánh giá kết quả Kiểm tra kết quả đào tạo của các đối tượng được đào tạo Các rủi ro có thể xảy ra: - Xác định không chính xác nhu cầu đào tạo - Đào tạo không đúng phương pháp - Kết quả đào tạo không như mong muốn - Kết quả đào tạo không đúng thực tế Biện pháp kiểm soát: Phê duyệt, báo cáo bất thường, sử dụng chỉ tiêu, đối chiếu, kiểm tra và theo dõi. 10 [...]... này cho thấy công ty đã tạo điều kiện vừa học vừa làm để nâng cao trình độ tay nghề cho các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty nhằm nâng cao năng suất cho toàn công ty 2.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với tiền lương tại Tổng công ty Giấy Việt Nam 2.2.1 Kiểm soát nội bộ quy trình tuyển dụng Đây là bước công việc đầu tiên có vai trò quyết định đến các nghiệp vụ lao động và tiền lương Quá trình... chưa có bộ phận kiểm toán nội bộ 2.4 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương tại Tổng công ty Giấy Việt Nam Về cơ cấu tổ chức: - Công ty cần bóc tách phòng nhân sự và phòng tiền lương, đảm bảo nguyên tắc phân công phân nhiệm, tránh gian lận, sai sót trong quy trình nhân sự tiền lương - Công ty nên xây dựng các quy trình cụ thể bằng văn bản, phân công công việc... bộ đối với tiền lương tại Tổng công ty Giấy Việt Nam 2.1 Khái quát chung về Tổng công ty Giấy Việt Nam 2.1.1 Tên và địa chỉ công ty - Tên công ty: Tổng công ty Giấy Việt Nam - Tên viết tắt: VINAPACO - Tên giao dịch quốc tế: VIETNAM PAPER CORPORATION - Mã số thuế: 0600357502 - Trụ sở hoạt động văn phòng Tổng công ty tại Hà Nội: Địa chỉ: 25A- Lý Thường Kiệt- Hoàn Kiếm- Hà Nội Điện thoại: ( 043)8 247 773,... toán lương tại công ty Hiện tại Tổng công ty Giấy Việt Nam thực hiện thanh toán lương cho cán bộ, CNV dưới 2 hình thức: chi lương bằng tiền mặt và chuyển vào thẻ ATM 30 Quy trình chi lương bằng tiền mặt: Đếm lương Cho vào phong bì lương Trả lương cho tổ trưởng Tổ trưởng trả lương cho CN Công nhân ký nhận Trả lại bảng thanh toán lương Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán lương tại Tổng công ty Giấy VN Sau khi... tại Tổng công ty Giấy VN Tổng Công ty Giấy Việt Nam DANH SÁCH ĐIỀU CHỈNH LƯƠNG BỘ PHẬN:………… Ngày Vị trí Lương Phụ Stt Họ tên Số thẻ vào công cơ bản cấp công ty tác (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Lương cơ bản mới (8) Phụ cấp mới (9) Phó giám đốc (ký tên) Mục đích việc điều chỉnh lương tại Công ty là kích thích tinh thần LĐ của công nhân viên để họ yên tâm LĐ tại Công ty và đảm bảo phù hợp với mức lương. .. công tác tập hợp chi phí Trong quá trình hạch toán tiền lương công ty đã sử dụng đầy đủ các chứng từ kế toán cần thiết và đảm bảo theo quy định của nhà nước - Ban kiểm soát và bộ phận kiểm toán nội bộ tại công ty hoạt động khá tốt, cung cấp các đánh giá khách quan và đúng mục đích một cách chuyên nghiệp cho Tổng công ty 33 2.3.2 Nhược điểm Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu tổ chức tại Tổng công ty Giấy Việt Nam. .. trả lương chứa đựng những rủi ro như trả lương không đầy đủ, không chính xác, không kịp thời: - Chi lương không đúng với bảng lương: Trả thiếu, trả thừa - Trả lương nhầm người (nhầm phiếu lương, nhầm tài khoản) - Trả lương không đúng ngày quy định Biện pháp kiểm soát: Phê duyệt, báo cáo bất thường, bất kiêm nhiệm, đối chiếu, kiểm tra và theo dõi II Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với tiền lương tại Tổng. .. động văn phòng Tổng công ty tại Phú Thọ Địa chỉ: Thị trấn Phong Châu – Phù Ninh – Phú Thọ Điện thoại: ( 0210) 3 829 755, Fax: ( 0210) 3 829 177 Email: bapaco@hn.vnn.vn - Giám đốc: Vũ Thanh Bình 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty Giấy Việt Nam 2.1.2.1 Chức năng 12 - Sản phẩm sản xuất chủ yếu của Tổng công ty là bột giấy và các loại giấy như: giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, giấy bao gói có... trình thanh toán lương Công việc Nguyên nhân Rủi ro In nhầm thông tin trên thẻ lương In sai thông tin trên phong bì In phong bì lương lương In thẻ lương Cẩu thả Cẩu thả Đút vào phong bì lương Đút vào túi lương Tư lợi cá nhân Nhầm tiền lương Đếm lương Đổi tiền giả, tiền mất góc Cẩu thả Nhầm tiền lương, thẻ lương và phong bì lương Nhầm phong bì lương và bảng thanh toán lương vào túi lương của tổ khác... kiệm đáng kể chi phí về thời gian, nhân lực cho công tác chi lương Tránh những rắc rối về việc thừa thiếu tiền, bỏ qua giai đoạn chuẩn bị tiền, phân phát tiền mặt, đồng thời đản bảo tính bảo mật trong việc chi lương Chức năng kiểm toán nội bộ: Công ty nên xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ Kiểm toán nội bộ có thể đem lại cho công ty rất nhiều lợi ích Đây là công cụ giúp phát hiện và cải tiến những điểm . hình nhân sự của công ty và kết quả đánh giá công việc. Việc điều chỉnh nhân sự thực hiện qua các bước sau: 8 Bảng 1.4: Bảng các bước quy trình điều chỉnh nhân sự STT Các bước Nội dung 1 Đề xuất Đề. cá nhân) - Bổ nhiệm nhân sự không khách quan, tư lợi cá nhân, không công bằng - Điều kiện điều chỉnh nhân sự không rõ ràng - Phương pháp thực hiện chủ quan, mang tính hình thức Biện pháp kiểm. pháp kiểm soát: Phê duyệt, định dạng trước, bất kiêm nhiệm, đối chiếu, kiểm tra và theo dõi. 1.3.4. Kiểm soát nội bộ quy trình thanh toán lương Quy trình thanh toán lương được thực hiện qua các

Ngày đăng: 22/07/2015, 17:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan