Cảm Nghĩ Của Con Quý Vị - Your Child’s Feelings

2 242 0
Cảm Nghĩ Của Con Quý Vị - Your Child’s Feelings

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vietnamese - Number 92c Child Development Series - October 2013 Cảm Nghĩ Của Con Quý Vị Your Child’s Feelings Ngay cả trước khi học và hiểu ngôn ngữ, trẻ em đã có cảm xúc. Trẻ biết quý vị đang vui sướng và thoải mái hay đang căng thẳng và bực tức. Trẻ nhận biết được mọi người, mọi cảm xúc xảy ra quanh trẻ, và môi trường trẻ đang sống. Trẻ em có cùng các cảm nghĩ như người lớn. Trẻ có thể không biết những chữ giận, buồn, vui, hay sợ, nhưng trẻ sẽ có các cảm nghĩ này. Xem Trọng Trẻ Em Quý vị là tấm gương của trẻ. Trẻ sẽ tự xem trọng mình theo mức độ quý vị xem trọng trẻ. Điều thật quan trọng là cho trẻ thấy quý vị luôn luôn yêu thương trẻ – ngay cả khi quý vị tức giận với trẻ. Hãy cho trẻ biết quý vị yêu thương trẻ bằng cách mỉm cười, vuốt ve, nói chuyện, lắng nghe, ngắm nhìn và có mặt ở đó để chăm sóc. Nếu quý vị cảm thấy tức giận hoặc buồn, hãy cho trẻ biết và cho biết cả lý do. Trẻ có thể cảm nhận được các cảm xúc của quý vị và nghĩ rằng trẻ là nguyên nhân gây ra các cảm xúc đó cho quý vị. Hãy nhìn nhận các cảm nghĩ của mình và nói rằng các cảm xúc đó chỉ là tạm thời. Để ý các dấu hiệu cho thấy trẻ đang khó chịu Quý vị không thể làm hư trẻ khi chú ý nhiều đến trẻ. Đừng lơ đi các dấu hiệu cho thấy trẻ đang khó chịu vì bị đau, bệnh, sợ hãi, hoặc cô đơn. Các nhà nghiên cứu cho chúng ta biết rằng nếu đáp ứng ngay khi em bé khóc thì em bé sẽ khóc ít hơn sau năm đầu so với các em bé mà cha mẹ cứ để cho “khóc cho đến khi nín thì thôi.” Sau thời gian sơ sinh, em bé có thể chịu được những lúc bị khó chịu nhẹ không lâu, chẳng hạn như khi trẻ tập ngủ lâu hơn vào ban đêm. Trẻ nhỏ cần biết là lúc nào cũng có thể được người lớn vỗ về và giúp trẻ qua được các cảm nghĩ khó khăn. Các Khó Khăn Con quý vị gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, chẳng hạn như phát triển các năng khiếu và khả năng mới. Trẻ phải học tất cả mọi thứ – học bò, đi, nói, và tôn trọng người khác. Trong khi học các năng khiếu mới, con quý vị có thể bực dọc. Đôi khi trẻ có thể nổi cơn bực tức. Hãy kiên nhẫn và bình tĩnh. Ý thức an ninh của trẻ tùy thuộc vào việc biết là trẻ vẫn an toàn, do đó hãy dỗ hoặc vỗ về trẻ. Sau khi trẻ thông thạo năng khiếu mới, trẻ thường sẽ hài lòng hơn. Hãy tiên liệu con quý vị sẽ cảm thấy như thế nào trong các tình huống nào đó và quý vị có thể mong chờ nơi trẻ những gì trẻ có thể làm được. Nếu trẻ đi mua sắm trong thương xá với quý vị cả ngày, trẻ sẽ mệt nhoài và bị kích thích quá độ khi đến giờ ăn tối; vì thế mà trẻ có thể khóc và nổi cơn bực tức. Một số đề nghị để giúp con quý vị là:  bất cứ khi nào có thể được, hãy cho trẻ chọn lựa;  tránh đặt trẻ vào các tình huống có thể gây khó khăn cho trẻ;  có sẵn các bữa ăn vặt, sinh hoạt và đồ chơi lành mạnh;  nói chuyện và giải thích – thí dụ, “5 phút nữa mình phải đi vì Ba sẽ có mặt ở nhà”; và  đừng quá để ý khó khăn đến những chuyện vặt. Nếu trẻ có hành vi hung hãn, hãy tìm hiểu nguyên nhân và cố giúp trẻ. Giữ giọng bình tĩnh và tôn trọng và để cho trẻ thuật lại nội vụ theo ý trẻ. “Mẹ biết con cảm thấy tức giận. Nói cho mẹ biết tại sao con lại tức giận đến thế.” Được đối xử tôn trọng sẽ dạy cho trẻ cách giải quyết vấn đề bằng cách nói chuyện, thay vì hung hãn hoặc dùng vũ lực. Dùng ngôn từ rõ ràng, đơn giản, hãy nói về các hành vi và hậu quả. “Nếu con ném cát thì con không được ở đây nữa.” Ngưng chơi một lúc cũng là một cách để giải quyết hành vi hung hãn. Ngưng chơi có nghĩa là đưa trẻ ra khỏi sinh hoạt trẻ đang làm trong một thời gian ngắn. Ngưng chơi có hiệu quả nhất nếu quý vị làm như sau:  áp dụng ngay biện pháp ngưng chơi;  đừng ngưng chơi quá lâu và để cho trẻ chơi lại hoặc nhập bọn khi đã sẵn sàng;  làm cho thời gian ngưng chơi thật đáng chán; và  Đừng áp dụng biện pháp ngưng chơi quá thường xuyên. Muốn biết thêm chi tiết về cách áp dụng kỷ luật tích cực, hãy đến website Chăm Sóc Trẻ Em (Caring for Kids) tại www.caringforkids.cps.ca/handouts/guiding_with_positive _discipline. Bày Tỏ Cảm Nghĩ Hãy giúp con quý vị bày tỏ cảm xúc. Dạy cho trẻ những chữ diễn tả cảm nghĩ để trẻ có thể cho quý vị biết cảm nghĩ của trẻ. Khi gọi tên cảm nghĩ và nói về các cảm xúc của trẻ thì quý vị có thể giúp trẻ hiểu được các cảm nghĩ như vui sướng, buồn bã, hồi hộp, và tức giận. Trẻ nào có khả năng diễn tả cảm nghĩ của mình và biết sẽ được vỗ về dỗ dành thì ít khi tỏ ra chướng ách để cho mọi người biết các nhu cầu của mình. Quý vị cũng có thể trấn an trẻ là khi khóc hoặc có những cảm xúc khác có thể là chuyện tự nhiên. Nước mắt là cách giải tỏa cảm xúc, và đôi khi trẻ em hoặc người lớn chỉ cần khóc. Đôi khi cũng có thể tức giận hoặc cảm thấy tổn thương hoặc bực dọc. Tuy nhiên, nếu đập phá hoặc đả thương người khác, kể cả chính bản thân trẻ là không được. Xây Dựng Lòng Tự Trọng Tự trọng được định nghĩa là ‘tin vào chính mình’. Chúng ta biết rằng trẻ có khả năng tự lo xoay sở và tham gia vào thế giới xung quanh hay không là tùy vào ý thức tự trọng của trẻ. Điều thật quan trọng là cha mẹ phải thành lập một môi trường để giúp trẻ gia tăng lòng tự trọng và tự tin. Chuẩn Bị Để Thành Công Hãy giúp con quý vị học hỏi và thành công. Thành lập một môi trường giúp có thể thành công hơn. Thí dụ, đặt một chiếc ghế đẩu phía trước bồn rửa để trẻ có thể tự rửa tay, hoặc chọn loại dép cho trẻ dễ tự đi dép. Để Trẻ Tự Làm Một Mình Hoạch định các sinh hoạt của quý vị sao cho chừa đủ thì giờ cho con quý vị tự làm việc gì đó một mình. Nếu trẻ nhờ giúp, quý vị có thể giúp hoặc hướng dẫn nhưng tránh làm cho trẻ. Trẻ có thể làm việc đó không có hiệu quả bằng hoặc không nhanh, nhưng trẻ sẽ có ý thức về thành quả khi tự đi giày hoặc mặc quần áo. Chọn Lựa là Quyền Hạn Người nào cũng cần có một số quyền hạn nào đó về cuộc sống của mình. Trẻ em cần có các quyết định thích hợp với tuổi. Thí dụ:  nếu em bé 6 tháng không chịu ăn đậu xay là vì em không muốn ăn đậu;  trẻ 2 tuổi có thể quyết định mặc áo nào; và  trẻ 3 tuổi biết mình muốn ăn sáng loại cereal nào. Bất cứ khi nào có thể được, hãy để cho trẻ được chọn lựa hoặc có quyền kiểm soát một phần trong cuộc sống của em. Trẻ sẽ phạm một số lỗi lầm, nhưng đó là cách học hỏi mà chúng ta hầu như ai cũng trải qua. Có quyết định đúng là một năng khiếu mà con quý vị có thể phát triển được nếu tập. Tỏ Lòng Tôn Trọng Hãy khuyến khích con quý vị nói ra và trình bày quan điểm của trẻ, rồi sau đó cứu xét kỹ lưỡng. Trẻ em có thể có nhiều sáng kiến để giải quyết vấn đề. Hãy tỏ ra tôn trọng và đối xử với trẻ theo cùng cung cách như quý vị muốn trẻ phải tôn trọng mình. Bằng cách làm gương tốt, quý vị giúp cho trẻ cảm thấy được tôn trọng và đặt ra tiêu chuẩn về hành vi trong nhà quý vị và cho gia đình quý vị. Trẻ Em Thích Thói Quen Thường Nhật Trẻ em cảm thấy thoải mái nhất với các thói quen thường nhật và khi trẻ biết trước là sẽ làm gì. Quý vị có thể chuẩn bị cho trẻ và nói về một kinh nghiệm mới, chẳng hạn như lần đầu tiên đi nha sĩ. Hãy cho trẻ biết về các thay đổi trong thói quen thường nhật. Thí dụ, “Thay vì đi tới chỗ chơi ngày mai, con sẽ chơi với Jessie.” Muốn Biết Thêm Chi Tiết Muốn biết thêm chi tiết về sức khỏe và vấn đề phát triển trẻ em, hãy đến Healthy Families BC tại www.healthyfamiliesbc.ca/parenting, hoặc đọc cẩm nang Baby’s Best Chance, có để tại www.health.gov.bc.ca/library/publications/year/2015/baby s-best-chance-2015.pdf (PDF 16.67 MB) Muốn biết thêm các HealthLinkBC Files khác về vấn đề phát triển của trẻ em, hãy đọc:  #92a Con Quý Vị và Chơi Đùa  #92b Mức Phát Triển của Con Quý Vị Từ Sơ Sinh đến 3 Tuổi  #92d Huấn Luyện Vệ Sinh  #92e Giờ Đi Ngủ Một số chi tiết trong tài liệu này đã được Liên Minh Phát Triển Trẻ Em Khỏe Mạnh BC (BC Healthy Child Development Alliance) cho phép ứng trích. Muốn biết thêm chi tiết, hãy đến website của họ tại www.childhealthbc.ca/bchcda. Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị. . Bày Tỏ Cảm Nghĩ Hãy giúp con quý vị bày tỏ cảm xúc. Dạy cho trẻ những chữ diễn tả cảm nghĩ để trẻ có thể cho quý vị biết cảm nghĩ của trẻ. Khi gọi tên cảm nghĩ và nói về các cảm xúc của trẻ. Vietnamese - Number 92c Child Development Series - October 2013 Cảm Nghĩ Của Con Quý Vị Your Child’s Feelings Ngay cả trước khi học và hiểu ngôn ngữ, trẻ em đã có cảm xúc. Trẻ biết quý vị đang. lý do. Trẻ có thể cảm nhận được các cảm xúc của quý vị và nghĩ rằng trẻ là nguyên nhân gây ra các cảm xúc đó cho quý vị. Hãy nhìn nhận các cảm nghĩ của mình và nói rằng các cảm xúc đó chỉ là

Ngày đăng: 21/07/2015, 20:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan