Thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

110 1.6K 17
Thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 LÊ THỊ CHINH THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM HÀ NỘI, 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ văn, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2. Các thầy cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đã trực tiếp giảng dạytrong suốt khoá học. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lý Hoài Thu, người đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều để luận văn có thể hoàn thành. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bèđã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2013 Học viên Lê Thị Chinh LỜI CAM ĐOAN Luận văn với đề tài: Thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tưđược hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS. TS Lý Hoài Thu. Tôi xin cam đoan rằng: Luận văn này là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của cá nhân tôicó tham khảo ý kiến của những người đi trước. Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực Kết quả nghiên cứu này không trùng khít với bất cứ công trình nghiên cứu của các tác giả nào đã được công bố trước đó. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Học viên Lê Thị Chinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọnđềtài 1 2. Lịchsửvấnđề 2 3. Mụcđíchnghiêncứu 9 4. Nhiệmvụnghiêncứu 10 5. Đốitượngvàphạmvinghiêncứu 10 6. Phươngphápnghiêncứu 10 7. Giảthiếtkhoahọc 10 NỘI DUNG 12 CHƯƠNG 1.THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI 12 1.1 Thânphậnngườiphụnữ qua sángtáccủanhàvănnữđươngđại 12 1.2 TruyệnngắnNguyễnNgọcTưtrongbốicảnhvănxuôiđươngđại 27 CHƯƠNG 2.THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ NHÌN TỪ QUAN HỆ XÃ HỘI VÀ ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH 35 2.1. Thânphậnngườiphụnữnhìntừquanhệxãhội 35 2.1.1 Ngườiphụnữ - nạnnhâncủasựnghèođói, thiếuhiểubiết 35 2.1.2 Ngườiphụnữgiàulòngyêuquêhương, mangnặngnghĩatìnhvớimảnhđất Nam Bộ 39 2.1.3 Ngườiphụnữchânthànhnhânhậu 43 2.2 Thânphậnngườiphụnữnhìntừquanhệgiađình 47 2.2.1 Ngườiphụnữbấthạnhtrongtìnhyêuvàhônnhân 47 2.2.2 Ngườiphụnữkhátkhaolàmmẹ 55 2.2.3 Ngườiphụnữkhátkhaotìnhyêuhạnhphúc 58 2.2.4 Ngườiphụnữgiàuđức hi sinh, bao dung vịtha 63 CHƯƠNG 3.MỘT SỐ VẤN ĐỀ THUỘC NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 67 3.1 Nghệthuậtxâydựngnhânvật 67 3.1.1 Nghệthuậtmiêutảngoạihình 67 3.1.2 Nghệ thuật miêu tả hành động 71 3.1.3 Biểuhiệnnộitâm 72 3.2 Thờigianvàkhônggiannghệthuật 74 3.2.1 Thờigiannghệthuật 75 3.2.2 Khônggiannghệthuật 80 3.3 Ngônngữvàgiọngđiệu 84 3.3.1 Ngônngữ 84 3.3.1.1 Ngônngữtrầnthuật 84 3.3.1.2 Ngônngữnhânvật 88 3.3.2. Giọngđiệu 91 3.3.2.1 Giọngđiệudândã, mộcmạc 92 3.3.2.2 Giọngđiệutrữtìnhđằmthắm, sâulắng 94 3.2.2.3 Giọngsuytư, chiêmnghiệmmangmàusắctriếtlý 96 KẾT LUẬN 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1 Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư là một đại diện nổi bật. Tên tuổi của chị vang xa trên văn đàn Việt Nam và lan rộng ra nước ngoài. Với tài năng, tâm huyết của mình Nguyễn Ngọc Tư đã tạo dựng cho mình một phong cách nghệ thuật độc đáo và cho ra những tác phẩm đặc sắc mang đậm chất Nam Bộ. Người ta xem Nguyễn Ngọc Tư là “đặc sản” riêng của Nam Bộ, là một thứ duyên văn hấp dẫn bạn đọc đương đại. 1.2 Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ vừa mới xuất hiện trên bầu trời văn học trong những năm gần đây. Sự xuất hiện của chị đã mang đến cho truyện ngắn đương đại Việt Nam một luồng sinh khí mới. Qua các sáng tác của chị hình ảnh thiên nhiên dân dã và cuộc sống nơi miệt vườn cực Nam của tổ quốc hiện ra rõ nét. Cái tên Nguyễn Ngọc Tư đã để lại dấu ấn khó phai trong lòng độc giả thông qua việc thể hiện hình ảnh con người trong tác phẩm. Ở đó thân phận người phụ nữ được tác giả tập trung chú ý hơn cả. Có thể thấy ở bất cứ thời đại nào vấn đề thân phận con người luôn được xem là vấn đề trọng tâm và chủyếu trong văn học. Đến nay vấn đề đó không phải là mới song dưới sự quan sát nhạy bén và tinh tế của mỗi nhà văn, thân phận con người đặc biệt là người phụ nữ lại hiện lên với nhiều diện mạo, sắc thái khác nhau. 1.3 Trong các sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư thân phận người phụ nữ vừa mang những nét chung của những người phụ nữ xưa nhưng cũng mang những nét rất riêng độc đáo, cá tính và đầy bản lĩnh. Cách khám phá thân phận người phụ nữ ở nhiều cung bậc, đa chiều, đa diện đã cho ta thấy một con người không toàn vẹn mà là con người với những vết trầy xước, bầm dập cả về thể xác lẫn tinh thần. Những người phụ nữ trong tác phẩm của Nguyễn 2 Ngọc Tư có những số phận khác nhau, nhưng hầu như không một người phụ nữ nào của chị được hưởng hạnh phúc trọn vẹn. Mỗi người khổ một kiểu, mỗi người có một nỗi niềm riêng. Nhưng điều kì lạ là chúng ta không cảm thấy sự bi quan hay bóng tối bao trùm cuộc đời họ. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt về thân phận những người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư so với các nhà văn trước đây và các nhà văn cùng thời. Đóng góp này cho thấy chân dung con người, đặc biệt là những người phụ nữ trong thời đại mới được hiện lên sâu sắc và đậm nét hơn. Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài Thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư làm đề tài luận văn cho mình. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Ngọc Tư là cây bút nữ trẻ được biết đến nhiều trong thời gian khoảng một thập niên trở lại đây. Cho đến nay, chị đã có nhiều truyện ngắn và tập truyện ngắn được xuất bản như: Ngọn đèn không tắt (2000), Biển người mênh mông(2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ và 9 câuchuyện khác (2008) và gần đây nhất là tập Khói trời lỗng lẫy mới được ra mắt bạn đọc vào tháng 11/2010 vừa rồi cùng với sự kiện chuyển thể thành công bộ phim Cánh đồng bất tận từ tác phẩm cùng tên của mình. Mới đây, tập truyện ngắn mang tên Cánh đồng bất tận và truyện ngắn Cuối mùa nhan sắc do Hội Nhà văn Việt Nam đề cử, đã được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hàn và nhận Giải thưởng văn học quốc tế ASEAN tại Thái Lan vào tháng 10/2008. Có thể nói, ngay từ khi ra mắt bạn đọc những tác phẩm đầu tay của mình, “ những đứa con tinh thần” của chị đã nhận được rất nhiều sự đánh giá, phê bình của độc giả. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã được nghiên cứu và phê bình, đánh giá dưới nhiều góc độ khác nhau. 3 Các nhà nghiên cứu cũng như độc giả đều thấy rằng có một khoảng cách rất rõ ở Nguyễn Ngọc Tư trong các truyện ngắn trước và sau Cánh đồng bất tận. Từ tập truyện đầu tay Ngọn đèn không tắt đến các tập Biển người mênh mông, Giao thừa và Nước chảy mây trôi, điểm dễ thấy là Nguyễn Ngọc Tư thường viết về những câu chuyện nhỏ nhẹ, man mác buồn. Những câu chuyện ấy đều được kể rất chân thành, giản dị với một văn phong hồn nhiên, thấm đẫm phương ngữ Nam Bộ. Chị được gọi là “Nhà văn của xóm bèo” (Quang Vinh), là “đặc sản Nam Bộ” (Trần Hữu Dũng), được đánh giá là người “điềm đạm mà thấu đáo” trên từng trang viết (Dạ Ngân). Các tác phẩm của chị gắn liền với ruộng đồng lam lũ, với cảnh sông nước Miền Tây và những con người thì hiền lành, thẳng thắn, bộc trực và đầy tình nghĩa. Về tập truyện ngắn Nước chảy mây trôi, Minh Phương nhận xét: “Những truyện ngắn này được tác giả khai thác nhẹ nhàng mà sâu sắc. Người viết không đặt vấn đề trong sự va đập gay gắt của hoàn cảnh và cũng không đẩy tới tận cùng những xung đột quyết liệt của tính cách mà đi sâu vào tâm trạng nhân vật làm nổi bật chủ đề và bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của con người” [28]. Trong một bài khác tác giả Dạ Ngân đánh giá: “Nguyễn Ngọc Tư giỏi ở chỗ cái tưởng không có gì mà Tư cũng viết được, lại viết rất có duyên, rất nhân hậu. Đọc cái nào xong cũng phải nhoẻn cười sung sướng, sung sướng mà lại ứa nước mắt”[24]. Tác giả Hoàng Thiên Nga qua bài báo đăng trên văn nghệ số 39, ngày 24/9/2005 đánh giá cao tài năng và phẩm chất của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư: “Truyện Nguyễn Ngọc Tư hấp dẫn từ đầu đến cuối, tới dấu chấm hết vẫn thấy ngòi bút tác giả bình thản như đôi chân vàng chưa đuối sức sau cuộc chạy maratong” [23]. 4 Kiệt Tấn là một trong những nhà nghiên cứu, đánh giá công phu về sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư, qua hai bài viết: bài thứ nhất là “Cái rầu bất tận của Nguyễn Ngọc Tư” đề cập đến các tác tác phẩm Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận, bài thứ hai là “Sông nước Hậu Giang và Nguyễn Ngọc Tư” điểm tới các tác phẩm Giao thừa và Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư. Tác giả đã đi vào tìm hiểu, cắt nghĩa và lí giải chiều sâu của tập truyện “Ngọn đèn không tắt” từ bối cảnh lịch sử - xã hội của đất nước ta từ những năm chống Pháp, chống Mỹ đến những ngày hòa bình với những đổi thay trong cuộc sống. Trên nền bối cảnh đó hình bóng con người hiện lên với một nỗi buồn hiu hắt, tâm lý thất vọng não nề. Nhìn chung, đối với các tập truyện ra đời trước Cánh đồng bất tận, các ý kiến đánh giá còn có phần khiêm tốn, rải rác và lẻ tẻ. Người ta thấy văn Nguyễn Ngọc Tư toát lên vẻ đẹp của đồng quê nhẹ nhàng mà thấm thía, buồn man mác. Chị cần có sự làm mới mình, cần có cái gì đó dữ dội hơn, quyết liệt hơn. Chỉ một năm sau tác phẩm Nước chảy mây trôi, Cánh đồng bất tận ra đời. Đây là một đột phá, một sự làm mới mình mà không cầu kỳ, phức tạp. Cánhđồng bất tận chính là sự lớn dần, sự chuyển đổi tự nhiên trong tư tưởng của một Nguyễn Ngọc Tư tài năng và hồn hậu đã gắn bó máu thịt với ruộng đồng lam lũ, với mảnh đất mà chị hiểu sâu xa tường tận hơn cả so với bất kỳ vùng đất nào khác. Tập truyện này đã đặc biệt thu hút được sự chú ý của dư luận trong và ngoài nước. Các ý kiến khen có, chê có, nhưng đa số thiên về khẳng định tài năng văn chương của Nguyễn Ngọc Tư. Một số ý kiến không đồng tình với lối viết mới của chị, như bài viết “Im lặng thở dài” của Đỗ Hồng Ngọc (báo Tuổi trẻ, 30/11/2005), hay bài “Nói nhỏ cho Tư nghe” của doanh nhân Lê Duy (báo Văn nghệ trẻ, 16/4/2006), đã tỏ ý xem nhẹ tài năng, thậm chí là trình độ học vấn của 5 Nguyễn Ngọc Tư. Hoặc trong bài “Bênh vực truyện đạo văn – đạo đức hay văn hóa” của Lý Nguyên Anh (báo Văn nghệ trẻ số 40, 1/10/2006) nhân việc dư luận xoay quanh hai truyện ngắn Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư và Dòng sông tật nguyền của Phạm Thanh Khương có sự giống nhau, tác giả cho rằng: “dù vì lý do nào đi chăng nữa, dù ai hết lời tán dương đi chăng nữa, tôi cũng coi hai truyện ngắn đồng sàng dị mộng ấy là những tác phẩm hết sức tật nguyền”. Tác giả Bùi Việt Thắng trong “Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7/2006 nhận xét: “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư còn quá non nớt, chưa đủ bản lĩnh nghệ thuật, và phải chăng chính Nguyễn Ngọc Tư quá sớm khi sống trong ánh hào quang do dư luận tạo nên… và đặc biệt Tư còn quá ít kinh nghiệm sống, một nền văn hóa cần thiết”. Về phương diện ngôn ngữ, Bùi Việt Thắng nhận xét: “văn viết Nguyễn Ngọc Tư rất gần với văn nói”. Từ những phân tích và nhận xét chủ quan của mình, ông đi đến kết luận: “Nguyễn Ngọc Tư đang đi từ trong kênh rạch ra biển lớn, thiết nghĩ, nhà văn phải có ý thức lao động nghệ thuật nhiều hơn nữa để cho tác phẩm của mình trở thành tài sản quốc gia”. Ngược lại với những ý kiến trên, đa số các bài viết tập trung làm nổi bật vẻ đẹp, sự cuốn hút của tác phẩm từ cốt truyện, câu chữ, cho tới nội dung đầy tính nhân văn. Chẳng hạn Nguyên Ngọc qua bài “Không gian… của Nguyễn Ngọc Tư” đăng trên báo Sài Gòn Tiếp Thị số ra ngày 1/2/2008 đã đánh giá rất cao về Cánh đồng bất tận. Ông coi đó là một trong số những tác phẩm hiếm hoi có thể đưa văn học ta ra với thế giới, bước vào hội nhập: “Để mà tính chuyện đi ra thế giới, tức là cái mà người ta gọi là mở rộng không gian văn học, […]. Với Cánh đồng bất tận, văn chương ta bước vào toàn cầu hóa hôm nay một cách đường hoàng, cùng và ngang bằng với những giá trị nghệ thuật và nhân văn của toàn cầu”. Trước đó trong một bài báo đăng trên http://www.vnexpress.net ngày [...]... Nguyễn Ngọc Tư, qua đó làm rõ thân phận người phụ nữ được phản ánh trong tác phẩm Tìm hiểu một số vấn đề thuộc nghệ thuật biểu hiện thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 10 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu về thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư , từ đó chỉ ra những nét mới trong cách nhìn nhận, khám phá về thân phận người phụ nữ trong thời đại ngày nay 5 Đối tư ng... tác giả Nguyễn Ngọc Tư và mong muốn tìm hiểu các truyện ngắn của chị NỘI DUNG CHƯƠNG 1 THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Thân phận người phụ nữ qua sáng tác của nhà văn nữ đương đại Có thể thấy, ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại và dân tộc nào, người ta cũng nhận thấy người phụ nữ luôn là tâm điểm của văn chương, là nguồn cảm hứng bất tận trong. .. bạc đãi… Vì vậy, phụ nữ trong truyện ngắn Thu Huệlà những người với “đầy 23 những vết dập xóa trên thân thể, trong tâm hồn” (Băng Thanh) Qua số phận bất hạnh của phụ nữ, Thu Huệ thể hiện rõ tư tưởng rằng không có gia đình con người sẽ vô cùng cô đơn và bất hạnh, cho nên mọi người phải biết nâng niu và trân trọng hơn giá trịcủa gia đình Từ những phác họa về người phụ nữ trong truyện người đọc sẽ nhận... mỗi cây bút nữ lại có bản sắc riêng khó lẫn, tạo nên cá tính và phong cách khác nhau Trong đó để lại ấn tư ng sâu sắc khi viết về người phụ nữ phải kể đến những tên tuổi của các cây bút nữ như Trần Thùy Mai, Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu… Cùng viết về thân phận của người phụ nữ nhưng các cây bút nam lại mang đến cảm nhận khác về người phụ nữ Trong cuộc đời... những người phụ nữ khao khát tình yêu hạnh phúc nhưng bị phụ bạc, ruồng rẫy như Sương trong Cánh đồng bất tận … Trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư mỗi người phụ nữ mang một số phận không giống nhau, nhưng không ai trong số họ có được hạnh phúc trọn vẹn trong cuộc đời Mỗi người có một nỗi khổ riêng nhưng không vì thế mà họ chùn bước trước khó khăn, ngược lại họ vẫn luôn tin tư ng lạc quan vào số phận. .. trong thời đại ngày nay 5 Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu - Đối tư ng nghiên cứu Đối tư ng nghiên cứu của luận văn là vấn đề Thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi tập trung khảo sát các tập truyện sau: Ngọn đèn không tắt (2000),Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi (2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005),Gió lẻ và 9 câu chuyện khác... đi trước, Nguyễn Ngọc Tư cũng hướng ngòi bút của mình vào một nửa của nhân loại Chị viết về người phụ nữ đặc 24 biệt là những người phụ nữ đồng quê Nam Bộ với tất cả những sự cảm thông chia sẻ sâu sắc Bởi đa phần họ là những người phụ nữ cô đơn và có số phận bất hạnh, ngang trái trong tình yêu, trong cuộc sống gia đình Như Thu Lê trong Chiều vắng, Dịu trong Sầu trên đỉnh Puvan, người đàn bà trong Cái... của mình Hay trong truyện Nguyễn Huy Thiệp là những thân phận của người phụ nữ mang vẻ đẹp tự nhiên, hồn hậu và sức sống phồn thực Họ là cội nguồn bảo tồn sự sống (như nhân vật Sinh trong Không có vua, nàng Bua trong trong truyện ngắn cùng tên) Hơn thế nữa, họ còn mang thiên tính tái tạo sự sống Bằng trái tim dịu dàng, giàu tình yêu thương, những người phụ nữ đẹp trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Huy... ý tư ng từ các bài viết của các tác giả đã đề cập, đồng thời mạnh dạn đưa ra những ý kiến, những cảm nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống hơn về thân phận người phụ n trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhằm góp thêm một cách nhìn mới về những giá trị trong truyện ngắn của tác giả 3 Mục đích nghiên cứu Đề tài luận văn chúng tôi hướng tới các mục đích sau: Tìm hiểu, phân tích các truyện ngắn của Nguyễn. .. nghiên cứu về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên các phương diện nội dung, nghệ thuật ngày càng được mở rộng.Thông qua bài viết này, ngoài mục đích hiểu rõ thêm về Nguyễn Ngọc Tư và truyện ngắn của chị, chúng tôi hi vọng có thể đóng góp một phần nào nghiên cứu của mình vào việc nghiên cứu chung truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư trên 11 phương diện thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm Hi vọng, bài viết . các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, qua đó làm rõ thân phận người phụ nữ được phản ánh trong tác phẩm. Tìm hiểu một số vấn đề thuộc nghệ thuật biểu hiện thân phận người phụ nữ trong truyện ngắn. 2.2 Thânphậnngườiphụnữnhìntừquanhệgiađình 47 2.2.1 Ngườiphụnữbấthạnhtrongtìnhyêuvàhônnhân 47 2.2.2 Ngườiphụnữkhátkhaolàmmẹ 55 2.2.3 Ngườiphụnữkhátkhaotìnhyêuhạnhphúc 58 2.2.4 Ngườiphụnữgiàuđức. Nguyễn Ngọc Tư và mong muốn tìm hiểu các truyện ngắn của chị. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. THÂN PHẬN NGƯỜI PHỤ NỮ VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG BỐI CẢNH VĂN XUÔI ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Thân phận

Ngày đăng: 21/07/2015, 16:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan