Nghiên cứu các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

68 621 0
Nghiên cứu các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MÃ VĂN QUYẾT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HÀ HIỆU, HUYỆN BA BỂ, TỈNH BẮC KẠN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2010 – 2014 Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận này được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 06 năm 2014 Sinh viên Mã Văn Quyết LỜI CẢM ƠN Qua quá trình học tập tại trường và sau hơn 4 tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Ban chủ nhiệm Khoa Kinh Tế và PTNT; Các phòng ban cùng các thầy giáo, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.S Bùi Thị Thanh Tâm đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập và nâng cao sự hiểu biết. Trong thời gian thực tập khóa luận, bản thân em đã cố gắng khắc phục mọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận. Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạn chế về kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót. Vậy kính mong các thầy cô và giáo viên hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2014 Sinh viên Mã Văn Quyết DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình quân BHYT : Bảo hiểm y tế DT : Diện tích ĐKTN : Điều kiện tự nhiên ĐVT : Đơn vị tính GO : Giá trị sản xuất GT : Giá trị CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân ILO : Tổ chức lao động quốc tế IC : Chi phí trung gian KHKT : Khoa học kỹ thuật LĐ-TB & XH : Lao động thương binh và xã hội NK : Nhân khẩu NN : Nông nghiệp NHCSXH : Ngân hàng chính sách xã hội NHNN & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn PTKT-XH : Phát triển kinh tế xã hội PTSX : Phương tiện sản xuất SX : Sản xuất TB : Trung bình TC-CĐ-ĐH : Trung cấp - Cao đẳng - đại học THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la Mỹ WB : Ngân hàng thế giới XĐGN : Xóa đói giảm nghèo VA : Giá trị gia tăng WTO : Tổ chức thương mại thế giới MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Ỹ nghĩa đề tài 3 4.1. Ỹ nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 4.2. Ỹ nghĩa trong thực tiễn sản xuất 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Những vấn đề cơ bản về đói nghèo và xoá đói giảm nghèo 4 2.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 8 2.2. Cơ sở thực tiễn 9 2.2.1. Hoạt động xoá đói giảm nghèo trên thế giới 9 2.2.2. Hoạt động xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam 13 PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 3.1 Phương pháp nghiên cứu 17 3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp 17 3.3.2. Thu thập thông tin sơ cấp 17 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 18 3.2. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 19 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nậm Khắt 20 4.1.1. Vị trí địa lý 20 4.1.2. Địa hình, khí hậu, thủy văn 20 4.1.3. Các loại tài nguyên 20 4.1.4. Đánh giá lợi thế phát triển dựa theo tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên của xã 21 4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 21 4.2.1. Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của xã Hà Hiệu 21 4.2.2. Tình hình dân số, xã hội 22 4.2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất 24 4.2.4. Tình hình kinh tế xã hội 25 4.3. Thực trạng đời sống người dân xã Hà Hiệu 29 4.3.1. Tình hình cơ bản của hộ điều tra 31 4.3.2. Nguồn lực và yếu tố sản xuất của hộ điều tra 32 4.3.3. Mức độ đầu tư chi phí cho sản xuất của các hộ điều tra. 35 4.3.4. Kết quả sản xuất của nhóm hộ điều tra 36 4.3.5. Tình hình đói nghèo người dân 37 4.3.6. Điều kiện sinh hoạt và việc làm của hộ điều tra 38 4.3.7. Tình hình vay vốn sản xuất của các hộ điều tra năm 2013 40 4.3.8. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra năm 2013 41 4.4. Nguyên nhân nghèo đói tại địa bàn nghiên cứu 41 4.4.1. Nguyên nhân khách quan 41 4.4.2. Nguyên nhân chủ quan 42 4.5. Những vấn đề cần giải quyết 45 4.6. Giải pháp nhằm XĐGN tại xã 45 4.6.1. Giải pháp chung 46 4.6.2. Giải pháp cụ thể 48 PHẦN 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 51 5.2.1. Đối với Đảng và Nhà nước 51 5.2.2. Đối với cấp tỉnh, huyện 51 5.2.3. Đối với xã, các đoàn thể, các tổ chức cộng đồng 51 5.2.4. Đối với hộ nông dân nghèo 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tiêu chí phân loại hộ năm 2011 18 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Hà Hiệu năm 2011 22 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã 2011-2013 23 Bảng 4.3: Hiện trạng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã Hà Hiệu năm 2013 25 Bảng 4.4: GTSX các ngành kinh tế của xã Hà Hiệu 26 Bảng 4.5: Tình hình phát triển một số giống cây trồng chính của xã 27 Bảng 4.6: Tình hình chăn nuôi của xã từ năm 20011 – 2013 28 Bảng 4.7: Phân nhóm hộ điều tra 31 Bảng 4.8: Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 31 Bảng 4.9: Tình hình học tập của chủ hộ tại các hộ điều tra (50 hộ) 32 Bảng 4.10: Tình hình đất đai phân theo nhóm của hộ điều tra 33 Bảng 4.11: Các công cụ sản xuất của nhóm hộ điều tra 34 Bảng 4.12: Chi tiết chi phí trồng trọt theo nhóm hộ 36 Bảng 4.13: Chi phí cho ngành chăn nuôi theo nhóm hộ 35 Bảng 4.14: Kết quả sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm hộ điều tra 36 Bảng 4.15: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi theo nhóm hộ điều tra 37 Bảng 4.16: Tình hình nghèo đói trên địa bàn xã Hà Hiệu giai đoạn 2011 – 2013 Error! Bookmark not defined. Bảng 4.17: Tổng số hộ nghèo tại các bản của xã Hà Hiệu năm 2013 Error! Bookmark not defined. Bảng 4.18: Nhà ở và các phương tiện sinh hoạt của các hộ điều tra (50 hộ) 38 Bảng 4.19: Tỷ lệ người sống phụ thuộc tại các hộ điều tra (50 hộ) 39 Bảng 4.20: Tình trạng làm việc của các hộ điều tra (50 hộ) 39 Bảng 4.21. Tình hình vay vốn sản xuất của các hộ điều tra (50 hộ) 40 Bảng 4.22. Tình hình thu nhập của các hộ điều tra (50 hộ) 41 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Ở nước ta đói nghèo là một vấn đề bức xúc trong xã hội. Xóa đói giảm nghèo là một cuộc cách mạng lâu dài và phức tạp. Xóa đói giảm nghèo đòi hỏi mọi cấp mọi ngành quan tập thường xuyên và liên tục từng bước thực hiện. Đói nghèo là một lực cản trên con đường phát triển kinh tế của đất nước. Những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nước ta tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân từng bước nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên ở những nơi vùng sâu vùng xa, người dân đang gặp phải cảnh nghèo đói, chưa đảm bảo được điều kiện tối thiểu. Chủ trương xoá đói, giảm nghèo lần đầu tiên được đề cập trong Nghị quyết Đại hội VII của Đảng là: "Cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng kinh tế phải tiến hành công tác xoá đói, giảm nghèo, thực hiện công bằng x• hội, tránh sự phân hoá giàu nghèo quá giới hạn cho phép". Nghị quyết Hội nghị BCHTW lần thứ 5 (khoá VII) tiếp tục cụ thể hoá chủ trương này: " Phải trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, hình thành quỹ xoá đói giảm nghèo". Tại Đại hội VIII của Đảng (1986), vấn đề xoá đói, giảm nghèo chính thức được xác định là một trong những chương trình trọng điểm quốc gia: "Thực hiện việc lồng ghép Chương trình xoá đói, giảm nghèo với các chương trình khác, trong đó lấy Chương trình quốc gia về giải quyết việc làm và về phủ xanh đất trống, đồi trọc làm nòng cốt. Bổ sung chính sách giúp cho người nghèo, hộ nghèo, x• nghèo tổ chức sản xuất, bảo đảm cuộc sống được cải thiện, trước mắt thực hiện các giải pháp: giao đất cho các hộ nông dân nghèo chưa được giao đất hoặc chưa đủ mức; vận động và giúp đỡ hộ nông dân nghèo đến lập nghiệp ở vùng kinh tế mới; mở rộng các quỹ tín dụng cho các hộ nghèo vay vốn sản xuất với l•i suất ưu đ•i; đào tạo nghề miễn phí cho người nghèo; xây dựng đội ngũ những người tình nguyện đến với người nghèo, hướng dẫn họ cách làm ăn và phổ biến các biện pháp kỹ thuật, giúp đỡ người nghèo sản xuất kinh doanh "1. Đến đại hội IX (2001), Đảng ta vẫn tiếp tục khẳng định: "Thực hiện chương trình xoá đói, giảm nghèo thông qua những biện pháp cụ thể, sát với tình hình từng địa phương, xoá nhanh các hộ đói, giảm mạnh các hộ nghèo". Như vậy, chương trình xoá đói, giảm nghèo đ• và đang trở thành vấn đề mang tầm chiến lược trong công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, để chuyển thành các biện pháp có tính khả thi cao, để có thể vận dụng cho từng vùng, từng địa phương thì vẫn còn rất khó khăn, đòi hỏi quá trình nghiên cứu, khảo sát công phu của nhiều cấp, nhiều ngành, của cả Trung ương và địa phương. 2 Bắc Kạn là một tỉnh miền núi với dân số 298.700 người, 1 thị xã, 7 huyện, bao gồm 112 xã, 4 phường và 6 thị trấn.Là một tỉnh nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, trải qua những năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, sự phấn đấu của các ngành các cấp và nhân dân, tỉnh Bắc Kạn đã đạt được những kết quả nhất định trong xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể. Tính đến cuối năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh Bắc Kạn đã giảm xuống còn 20,39% và năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm 1% (19,39%)( UBND xã Hà Hiệu, 2013) . Vấn đề xóa đói giảm nghèo bền vững để đạt được mục tiêu của tỉnh đề ra là khó khăn. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá đồng thời nghiên cứu tìm các nguyên nhân đưa ra giải pháp xóa đói giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn nói chung và xã Hà Hiệu nói riêng trong những năm tới là cần thiết. Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề xoa đói giảm nghèo của cả nước, tỉnh Bắc Kạn nói chung và xã Hà Hiệu nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển. Tôi đã chộn và nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn” làm luận văn tốt nghiệp đại học. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục tiêu chung Phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng dẫn đến đói nghèo, từ đó đề ra những giải pháp chủ yếu nhằm giảm đói nghèo tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đói nghèo và những giải pháp xóa đói giảm nghèo. - Điều tra, khảo sát thực trạng nghèo đói tại xã Hà Hiệu. - Phân tích nguyên nhân khách quan, chủ quan của đói nghèo của xã Hà Hiệu. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm xóa đói giảm nghèo giúp địa phương từng bước vượt khó, vươn lên làm giàu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Tình hình sản xuất của nhóm hộ gia đình thông qua điều tra, khảo sát theo phương pháp thống kê, chọn mẫu. - Các nguyên nhân gây nghèo cho hộ nông dân. - Các chính sách xóa đói, giảm nghèo của địa phương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: đề tài nghiên cứu các nguyên nhân đói nghèo và đề xuất một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể. 3 - Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu tại xã Hà Hiệu, Huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. - Thời gian nghiên cứu: từ ngày 31/12/2013 đền ngày 29/04/2014. 4. Ỹ nghĩa đề tài 4.1. Ỹ nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Củng cố lý thuyết cho sinh viên. - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học. - Bổ sung thêm các kiến thức về đói nghèo đã được học về lý thuyết trong nhà trường. - Bổ sung thêm kiến thức về thực trạng và xác định nguyên nhân nghèo đói. - Có được cái nhìn tổng thể về thực trạng nghèo đói của cộng đồng người - dân trên địa bàn xã. - Đề tài cũng được coi như một tài liệu tham khảo cho trường, khoa, các cơ quan trong ngành và sinh viên các khoá tiếp theo. 4.2. Ỹ nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Đề tài đưa ra một số khó khăn mà hộ nông dân đang gặp phải và có thể thấy được nguyện vọng của dân, từ đó công tắc xóa đói, giảm nghèo đạt được hiệu quả cao hơn . - Kết quả nghiên cứu là cơ sở thực tiễn nhằm phát huy những lợi thế, đề xuất một số giải pháp thực tế đối với chương trình xóa đói giảm nghèo của địa phương. [...]... tra về dân số tính đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2013 thì xã có số hộ trong xã là 631 hộ = 2.881 nhân khẩu Trong đó, 85% là dân tộc tày và 15% là các dân tộc khác như Mông, Dao, Kinh Dân cư phân bố không đông đều, rải rác trong các làng, bản thường là dân tộc Tày và còn một những dân tộc khác chủ yếu sống ở các khu trung tâm xã (UBND xã Hà Hiệu, 2011) Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã 2011-2013... nghèo + Nhà nước (Trung ương và địa phương) hỗ trợ ngân sách, vận động các tỉnh và thành phố, các vùng giàu khá hơn, các doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí để xây dựng các công trình công cộng như điện nước, trường học, trạm xá, đường giao thông, chợ cho các địa phương nghèo 16 2.2.2.4 Công tác xóa đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số Để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân. .. HĐND-UBND xã Hà Hiệu.Tôi sử dụng phương pháp này để có được số liệu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên, kinh tế, xã hội tại xã Hà Hiệu 3.3.2 Thu thập thông tin sơ cấp - Số liệu thứ cấp không đáp ứng đủ yêu cầu nghiên cứu đề tài nên cần thu thập thêm các số liệu mới Các phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính sẽ được sử dụng kết hợp trong đề tài Đây là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu... là một nước có số dân đông nhất thế giới và cũng là nước có số dân nghèo chiếm tỷ lệ cao Tỷ lệ nghèo khổ chiếm 20% dân số, trong đó 80 triệu người quá nghèo khổ chiếm 8% dân số (số liệu của FAO,1990) Bước vào thời kỳ cải cách kinh tế, nông thôn Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn, tuyệt đại đa số nông dân đã giải quyết được vấn đề no cơm ấm áo, tỷ lệ nghèo khổ giảm đáng kể do Trung Quốc sớm quan tâm và. .. trạng nghèo đói Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo trong toàn xã Thu nhập của hộ 9 Bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm và các nguồn thu tính được của hộ, được sử dụng để chi cho đời sống và tích luỹ Để phản ánh chính xác được mức độ đói nghèo và thực trạng đời sống của hộ, chúng tôi nghiên cứu chỉ tiêu thu nhập bình quân trên đầu người theo tháng Hệ thống các chỉ số - Chỉ số phát triển con người: Human Development... nào, người thu thập có được thông tin, số liệu thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: Tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) Một số phương pháp cụ thể sẽ được sử dụng trong các bước nghiên cứu như sau: - Chọn điểm nghiên cứu: Trước tiên căn cứ vào các tiêu chí phân loại hộ được áp dụng tại xã và tiến hành nghiên. .. nghiên cứu tìm hiểu và đưa ra cách chọn mẫu như trên Em sử dụng phương pháp này để lập một bảng câu hỏi nhằm điều tra, phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu để tổng hợp các số liệu thu được như các yếu tố sản xuất của nhóm hộ điều tra, bao gồm: nhà ở, các phương tiện sản xuất, sinh hoạt thông tin thu thập được tại 3 bản sẽ mang tính đại diện Tư đó, xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng đói nghèo. .. động xoá đói giảm nghèo trên thế giới 2.2.1.1 Tình hình nghèo đói trên thế giới Đói nghèo là vấn đề đang đặt ra cho tất cả các quốc gia trên thế giới, nó trở thành vấn nạn trên toàn cầu Trong lịch sử đã có nhiều nạn đói chết hàng triệu người dân Châu Á, Châu Phi Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động Theo một nghiên cứu của WB, nguy cơ đối với người nghèo đang... và XĐGN đang trở thành chủ đề quan tâm của toàn nhân loại Việc hạn chế và từng bước xoá bỏ nghèo đói là nhiệm vụ quan trọng và nặng nề của nhiều tổ chức quốc tế và nhiều quốc gia Trong một vài thập kỷ gần đây, công tác XĐGN trên thế giới và một số quốc gia đã đạt được một số kết quả nhất định Các kết quả này được tổng kết và đúc rút thành kinh nghiệm để cho các nước khác tham khảo và học tập + Kinh... 20 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Nậm Khắt 4.1.1 Vị trí địa lý Hà Hiệu là xã nằm ở phía đông nam huyện Ba Bể, cách trung tâm huyện khoảng 20km Tuyến đường quốc lộ 279 chạy qua xã với chiều dài 7km, đây là trục đường chính để lưu thông và trao đổi hàng hóa Xã Hà Hiệu phía bắc giáp với xã Phúc Lộc, phía đông giáp với xã Trung Hòa và Cốc Đán của huyện Ngân Sơn, . Nghiên cứu các nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn làm luận văn tốt nghiệp đại học. 2. Mục tiêu nghiên cứu. vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: đề tài nghiên cứu các nguyên nhân đói nghèo và đề xuất một số giải pháp xóa đói, giảm nghèo tại xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể. 3 - Không gian nghiên cứu: đề tài. THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM MÃ VĂN QUYẾT Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CHO NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HÀ HIỆU, HUYỆN BA

Ngày đăng: 21/07/2015, 16:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan