Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 - Thực trạng và Giải pháp.DOC

86 1.2K 10
Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 - Thực trạng và Giải pháp.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 - Thực trạng và Giải pháp

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc

-o0o -BẢN CAM ĐOAN

Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp với đề

tài: “ Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủylợi 1 : Thực trạng và Giải pháp” Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình

nghiên cứu và học hỏi của tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp Chuyên đề không có sự sao chép từ bất kỳ tài liệu nào, những đoạn có sự kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu có sẵn đều được trích dẫn đầy đủ Mọi số liệu trong chuyên đề là hoàn toàn chính xác.

Nếu có bất kỳ nội dung sai phạm trong chuyên đề, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước khoa và nhà trường.

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 1

DANH MỤC TÓM TẮT 2

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QLDA ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNGTHUỶ LỢI 1 3

1.1 Sự hình thành, phát triển của Ban và chức năng nhiệm vụ 3

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ban 3

1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng 4

1.2 Cơ cấu tổ chức 6

1.2.1 Mô hình hoạt động của Ban 6

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng 7

1.2.2.1 Lãnh đạo Ban 7

1.2.2.2 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ 9

1.2.2.3 Ban quản lý dự án thuỷ lợi 15

1.3 Quan hệ trách nhiệm giữa Ban với các đơn vị, cơ quan trong và ngoài Ban 16

1.3.1 Quan hệ trách nhiệm giữa các đơn vị trong Ban 16

1.3.2 Quan hệ trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị ngoài Ban 18

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN 19

2.1 Giới thiệu về các dự án của Ban 19

2.2 QLDA theo các giai đoạn 20

2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 20

2.2.1.1.Nhiệm vụ của Ban 20

2.2.1.2 Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình 23

2.2.1.3 Công tác xin phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình 24

2.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư 25

2.2.2.1 Nhiệm vụ trọng tâm của Ban ở giai đoạn này 25

2.2.2.2 Công tác xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thựchiện đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư và phục hồi… 27

2.2.2.3 Công tác lập thiết kế- dự toán 35

2.2.2.4 Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu 35

Trang 3

2.2.2.5 Công tác giám sát thi công 41

2.2.3 Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 43

2.3 QLDA theo lĩnh vực chủ yếu của DA 44

2.3.1 Quản lý tiến độ thực hiện dự án 45

2.3.1.1 Công tác tư vấn lập Báo cáo đầu tư XDCT, TKKT-TDT 47

2.3.1.2 Công tác thẩm định và xin phê duyệt dự án 48

2.3.1.3 Công tác thoả thuận chuyên ngành, xin cấp đất giải phóng mặt bằng 49

2.3.2 Quản lý chất lượng dự án 50

2.3.2.1 Quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ của Ban 51

2.3.2.2 Nội dung của Quản lý chất lượng dự án 52

2.3.2.3 Tình hình Quản lý chất lượng tại Ban 56

2.3.3 Quản lý chi phí 57

2.3.3.1 Nguyên tắc quản lý chi phí 57

2.3.3.2 Nội dung của công tác quản lý chi phí 57

2.3.3.3 Tình hình quản lý chi phí tại Ban 61

2.4 Đánh giá về công tác QLDA tại Ban trong thời gian qua 62

2.4.1 Đánh giá công tác QLDA với dự án “ Hồ chứa nước Suối Mỡ - Bắc Giang” 62

2.4.2 Đánh giá chung công tác QLDA tại Ban 67

2.4.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân của những điểm mạnh 67

2.4.2.2 Những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục và nguyên nhân của nhữngtồn tại 68

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP hoàn THIỆN CÔNG TÁC QLDA TẠI BAN QLDAĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THUỶ LỢI 1 73

3.1 Nhiệm vụ của Ban năm 2009 73

3.1.1 Về Công tác Tổ chức 73

3.1.2 Công tác hành chính 73

3.1.2.1 Công tác Văn Thư, lưu trữ 73

3.1.2.2 Công tác Hành chính, quản trị 74

Trang 4

3.1.3 Công tác kế hoạch - tài chính 74

3.1.3.1 Công tác tài chính: 74

3.1.3.2 Công tác chuẩn bị đầu tư, kế hoạch, đấu thầu: 75

3.1 4 Công tác Thẩm định Kỹ thuật – dự toán 75

3.1.5 Công tác Quản lý thi công, giám sát và quản lý dự án 76

3.1.5.1 Phòng Quản lý Thi công 76

3.1.5.2 Các ban QLDA Trực thuộc 77

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA 77

3.2.1 Kiện toàn bộ máy tổ chức QLDA 77

3.2.3 Áp dụng Khoa học kỹ thuật vào quản lý dự án 78

3.2.4 Đa dạng hoá công cụ quản lý 79

3.2.5 Quản lý các nhà thầu tư vấn, nhà cung cấp và nhà thầu xây dựng/ lắp đặt 80

3.3 Những kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý dự án 82

3.3.1 Kiến nghị với cơ quan quản lý - cụ thể là cho Bộ NN&PTNT 82

3.3.2 Kiến nghị với các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp 83

KẾT LUẬN 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

Nước ta có đủ điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển sản xuất nông nghiệp Tuy vậy, thực tế đời sống của nhân dân trong vùng còn rất nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người thấp, các ngành nghề phụ chưa phát triển, một trong những nguyên nhân là do công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của sản xuất.

Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng dự án đặt ra thì việc đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi là thực sự cần thiết và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của các địa phương.

Chính vì vậy qua thời gian thực tập tại Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thuỷ

lợi 1 em đã chọn đề tài : « Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tưvà Xây dựng thủy lợi 1 : Thực trạng và Giải pháp »

Nội dung của đề tài gồm có 3 chương : Chương 1 : Giới thiệu chung về Ban QLDA

Chương 2 : Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban

Đề tài này hoàn thành là nhờ có sự hướng dẫn tận tình của TS Đinh Đào Ánh Thủy và tập thể nhân viên phòng Thẩm định- Dự toán, ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên của ban đã tận tình giúp đỡ em thời gian qua Em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Đào Ánh Thủy và tập thể Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1

Do hạn chế về kiến thức thực tế và thời gian tìm hiểu nên bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót Do vây, em mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn để em có thể hoàn thiện chuyên đề hơn

Trang 6

DANH MỤC TÓM TẮT

1- Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; 2- XDCB : Xây dựng cơ bản;

3- Ban QLXDCTTL : Ban quản lý xây dựng công trình thuỷ lợi; 4- Ban QLDATL : Ban quản lý dự án thuỷ lợi;

5- ĐTXDCT : Đầu tư xây dựng công trình; 6- XDCT : Xây dựng công trình;

7- TKKT – TDT : Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán; 8- BCĐTXDCT : Báo cáo đầu tư xây dựng công trình; 9- TKBVTC – DT : Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán;

Trang 7

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QLDA ĐẦU TƯ VÀ XÂYDỰNG THUỶ LỢI 1

1.1 Sự hình thành, phát triển của Ban và chức năng nhiệm vụ

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của Ban

Tiền thân của Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 là Ban kiến thiết XDCB tiêu nam Hà Nội, Ban kiến thiết XDCB 322, Ban kiến thiết XDCB 315, Ban kiến thiết XDCB 312;

Năm 1985 Ban kiến thiết XDCB tiêu nam Hà Nội đổi tên thành Ban QLCT tiêu nam Hà Nội, Ban kiến thiết XDCB 322 đổi tên thành Ban QLXDCTTL 322, Ban kiến thiết XDCB 315 đổi tên thành Ban QLXDCTTL 315, Ban kiến thiết XDCB đổi tên thành Ban QLXDCTTL 312;

Năm 1995, theo quyết định số 71/QĐ-TCCB ngày 9/8/1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp các Ban QLXDCTTL chuyển thành các Ban QLDATL, Ban QLCT tiêu nam Hà Nội chuyển thành Ban QLDATL 401, Ban QLXDCTTL 322 chuyển thành Ban QLDATL 402, Ban QLXDCTTL 315 chuyển thành Ban QLDATL 404, Ban QLXDCTTL 312 chuyển thành Ban QLDATL 405;

Đến năm 1998 Bộ NN&PTNT xác nhập Ban QLDATL 404 vào Ban QLDATL 401, Ban QLDATL 405 vào Ban QLDATL 402;

Và đến năm 2006 theo Quyết định số: 117/2006/QĐ- BNN ngày 22/12/2006 của Bộ NN&PTNT hợp nhất Ban QLDATL 401 và Ban QLDATL 402 thành Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 trực thuộc Bộ NN&PTNT

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 được giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để Đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi (bao gồm các dự án thuỷ lợi và đê điều) theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật

Trang 8

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật Chi phí hoạt động của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 được tính trong kinh phí đầu tư của từng Dự án theo quy định hiện hành

1.1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng

Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuỷ lợi thuộc 13 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phía Nam sông Hồng gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cấp quyết định đầu tư Nhiệm vụ như sau:

1 Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 41 Luật Xây dựng, Điều 5, Điều 6, Điều 12 (không bao gồm khoản 1, 4), Điều 13(không bao gồm khoản1) Nghị định số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ

2 Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 45 (không bao gồm điểm a, khoản 2) Luật Xây dựng, Điều 1 (điểm b khoản 11 và khoản 12) Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ

3 Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 9, 25, 32, 33; Điều 34 (khoản 2); Điều 35, 36, 61, 62, 63 Luật Đấu thầu, Điều 104 Luật Xây dựng

4 Khảo sát thiết kế xây dựng

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 50 Luật Xây dựng (không bao gồm điểm a khoản 1); Điều 6, 7, 8, 9; Điều 11 ( điểm b khoản 1); Điều 12 của Nghị đình 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ

Trang 9

5 Thiết kế xây dựng công trình

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 57 Luật Xây dựng (không bao gồm điểm a khoản 1); Điều 13, 14, 16, 17 của Nghị định số 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ; Điều 16; Điều 17 (khoản 2, 3, 4) của Nghị định 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 1 (khoản 9) Nghị định 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ

6 Thi công xây dựng công trình

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 68, 72, 75 (không bao gồm điểm a khoản 1) Luật Xây dựng ; Điều 18 (khoản 1, 3) Nghị định số209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ; Điều 30, 31, 32; Điều 33 (khoản 3); Điều 34 (khoản 3) Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ

7 Giám sát thi công xây dựng

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 87, 88, 89 Luật Xây dựng ; Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ

8 Nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều Luật Xây dựng; Điều 23, 24, 25, 26, Điều 27 (khoản 3); Điều 30, 35 Nghị định số 209/2005/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ

9 Thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng

- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 81 (khoản 2, 3) Luật Xây dựng ; Điều 42 Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 1 (khoản 14) Nghị định số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ

10 Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng

- Đề xuất đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình sau này có trách nhiệm cử người trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt để tham gia quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành;

- Phối hợp với địa phương trong vùng Dự án để giải quyết những công việc cụ

Trang 10

- Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện Dự án Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 đựơc ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính Nhà thầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ nhưng phải được Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 chấp thuận trong hợp đồng ký kết với chủ đầu tư và phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu

- Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư đựơc quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình, số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP; số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, số 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan

11 Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban theo quy định; thực

hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban

12 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao

1.2 Cơ cấu tổ chức

1.2.1 Mô hình hoạt động của Ban

Trang 11

1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng

1.2.2.1 Lãnh đạo Ban

Có Giám đốc, các Phó Giám đốc Ban do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước

Giám đốc và các Phó Giám đốc của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi được bổ nhiệm trên cơ sở từ nguồn cán bộ của các Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi hiện có và bổ sung điều động, luân chuyển cán bộ từ các Cục Quản lý chuyên ngành về xây dựng, thuỷ lợi; các Vụ thuộc Bộ hoặc Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách công tác thuỷ lợi, xây dựng cơ bản của các tỉnh trong khu vực Ban quản lý

a, Nhiệm vụ của Giám đốc :

-Xây dựng chương trình hoạt động của Ban theo từng thời kỳ nhất định và Quản lý Ban thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban và các văn bản của Nhà nước, của Bộ trong mọi lĩnh vực hoạt động của Ban

- Được quyền quyết định tổ chức bộ máy, tuyển dụng, bố trí, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, trả lương và các chế độ khen thưởng, kỷ luật khác… đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật

- Chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của Ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban được quy định tại các Quyết định thành lập Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi của Bộ trưởng

- Thay mặt Lãnh đạo Ban làm việc với Bộ, các cơ quan Trung ương và địa phương trong khu vực quản lý dự án Trực tiếp ký trình Bộ trưởng phê duyệt các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, văn bản có liên quan và tổ chức thực hiện sau khi Bộ trưởng phê duyệt;

Trang 12

- Phân công nhiệm vụ hoặc uỷ quyền cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng Ban QLDATL phụ trách các lĩnh vực, địa bàn công tác để giải quyết công việc theo thẩm quyền, điều chỉnh lại sự phân công khi thấy cần thiết;

- Giải quyết những công việc có liên quan đến 2 Phó Giám đốc trở lên do các Phó Giám đốc có ý kiến khác nhau hoặc do Phó Giám đốc đi công tác vắng;

- Kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động của Ban; điều chỉnh mối quan hệ giữa các Phó Giám đốc, phòng, Ban QLDATL thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng

- Khi Giám đốc vắng mặt tại cơ quan từ ba ngày làm việc trở lên phải uỷ quyền cho 1 Phó Giám đốc quản lý, điều hành đơn vị bằng văn bản và báo cáo về Bộ

- Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm toàn diện, liên tục trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật, chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan hữu quan về mọi hoạt động của Ban

b, Nhiệm vụ của Phó Giám đốc :

- Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc , được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số bộ phân, đơn vị và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân

- Tham gia với Giám đốc quản lý Ban và chịu trách nhiệm trước Giám đốc từng mặt công tác được phân công

- Chủ động điều hành tổ chức thực hiện các quyết định của Bộ của Giám đốc , thuộc phạm vi nhiệm vụ được phân công Đề xuất những vấn đề cần thiết để điều chỉnh, bổ sung hợp lý trong quá trình thực hiện

- Có trách nhiệm phối hợp với chặt chẽ với các Phó Giám đốc , Phòng ban trong Ban, các đơn vị có liên quan để giải quyết các công việc được phân công hoặc uỷ quyền

- Phó Giám đốc được uỷ quyền giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng, ngoài việc thực hiện các quy định tại các điểm thuộc mục b2 khoản 1 còn co quyền hạn và nhiệm vụ sau:

Trang 13

- Giải quyết công việc chung của Ban và ký các văn bản uỷ quyền của Giám đốc; phối hợp hoạt động giữa các Phó Giám đốc , sử dụng bộ máy tổ chức của Ban để duy trì hoạt động của Ban

- Giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Giám đốc khác khi Phó Giám đốc đó đi vắng theo đề nghị của Trưởng hoặc Phó các Phòng thuộc Ban

- Phó Giám đốc được uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của Ban trong thời gian được uỷ quyền

1.2.2.2 Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ

1.2.2.2.1 Cơ cấu tổ chức các phòng - Phòng Tổ chức- Hành chính - Phòng Kế hoạch- Tài chính

- Phòng Thẩm định kỹ thuật- dự toán - Phòng Quản lý thi công

1.2.2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng Phòng 1.2.2.2.2.1 Phòng Tổ chức- Hành chính a, Công tác tổ chức

- Tham mưu cho Giám đốc Ban thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động

- Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý và điều hành bộ máy của Ban theo quy định của Bộ NN&PTNT và pháp lệnh hiện hành

- Quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức, và người lao động về năng lực, trình độ, sở trường, từ đó sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ viên chức và người lao động đúng người, đúng việc

- Xây dựng chương trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, luân chuyển, tuyển dụng, biệt phái cán bộ trình Giám đốc Ban quyết định;

Trang 14

- Giúp Giám đốc Ban, quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước và điều lệ của Ban đối với cán bộ, viên chức và người lao động

- Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý cán bộ viên chức và người lao động; thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

- Thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, quản lý tài sản cơ quan, trang thiết bị, sửa chữa trụ sở, phương tiện làm việc; quản lý và điều phối xe máy, vật tư, thiết bị; tiếp khách, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ viên chức và người lao động, vệ sinh, tạp vụ cơ quan Phối hợp với địa phương xây dựng và quản lý cơ quan sạch đẹp, trật tự, an toàn và mỹ quan công sở, đường phố

- Thường trực công tác cải cách hành chính của Ban;

- Phụ trách công tác khánh tiết, quan hệ với chính quyền địa phương sở tại để giải quyết các mối quan hệ xã hội theo nhiệm vụ Giám đốc giao, chuẩn bị họp

- Được phép thay mặt Giám đốc kiểm tra, đôn đốc các phòng, các cán bộ viên chức và người lao động thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan

c, Công tác khác

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao 1.2.2.2.2.2 Phòng Kế hoạch- Tài chính

a, Công tác Tài chính- Kế toán

- Tham mưu cho Giám đốc thực hiện nghiêm chỉnh Luật Ngân sách, Luật Kế toán, và các quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 15

- Thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của Ban và các Ban trực thuộc Hướng dẫn, giám sát công tác kế toán của từng dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ

- Quản lý và thực hiện việc thanh toán các hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành Chịu trách nhiệm trong việc thu hồi công nợ, tạm ứng và tham gia thanh lý hợp đồng khi hết hạn

- Lập kế hoạch trình Giám đốc Ban ký trình Bộ phê duyệt bao gồm quỹ tiền lương, dự toán chi phí hoạt động của Ban, đảm bảo mọi hoạt động chi tiêu của Ban nằm trong kế hoạch được giao

- Giao dịch với Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước đảm bảo mọi hoạt động tài chính có liên quan

- Phối hợp với các Ban trực thuộc tổng hợp tài chính hàng năm của từng dự án; - Chủ trì, phối hợp với các Phòng, Ban QLDATL trực thuộc quyết toán vốn công trình, dự án hoàn thành

b, Công tác kế hoạch

- Chủ trì, phối hợp với các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Ban QLDATL trực thuộc, xây dựng bảo vệ kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết cho từng dự án của từng giai đoạn đầu tư

- Tổng hợp kế hoạch, báo cáo tiến độ, báo cáo giám sát của từng dự án trình Giám đốc Ban báo cáo cấp có thẩm quyền

- Chủ trì lập kế hoạch đấu thầu tổng thể của các dự án, xây dựng kế hoạch vốn hàng năm và dài hạn của từng dự án Phối hợp với các phòng, Ban QLDATL kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tiến độ

Căn cứ kế hoạch được Bộ giao, phối hợp với Phòng Thẩm định kỹ thuật- dự toán xây dựng kế hoạch đấu thầu hoặc tuyển chọn tư vấn lập dự án đầu tư

c, Công tác chuẩn bị đầu tư

- Đề xuất kế hoạch chuẩn bị đầu tư các dự án có nguồn vốn từ ngân sách Nhà

Trang 16

- Chủ trì liên hệ với địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan để giải quyết công việc cụ thể của từng dự án trong việc lập dự án, các bước thiết kế dự án

- Chủ trì nghiệm thu sản phẩm lập Dự toán đầu tư theo quy định … d, Công tác đấu thầu

- Là thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu, tham gia lựa chọn nhà thầu và thông báo kết quả trúng thầu, thông báo giải toả và gia hạn bảo lãnh

e, Thực hiện công tác hợp đồng, nghiệm thu, bàn giao và các công tác khác 1.2.2.2.2.3 Phòng Thẩm định kỹ thuật- Dự toán

a, Công tác chuẩn bị đầu tư

- Chủ trì thẩm tra và hoàn thiện hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình để Giám đốc Ban trình Bộ phê duyệt

- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu, quy mô, và hiệu quả của dự án Phối hợp với phòng Kế hoạch- Tài chính xây dựng kế hoạch chuẩn bị đầu tư, kế hoạch chuẩn bị kỹ thuật

b, Công tác Thẩm định kỹ thuật

- Thẩm định trình Giám đốc Ban phê duyệt đề cương khảo sát, nhiệm vụ khảo sát, dự toán khảo sát, dự toán chi phí thiết kế, trong trường hợp chỉ định thầu tư vấn khảo sát, thiết kế

- Chủ trì, phối hợp với các Phòng, Ban QLDATL thẩm tra, thẩm định và dự toán các quyết định trình Giám đốc Ban phê duyệt hoặc điều chỉnh, bổ sung TKKT + DT, TKTC + DT các dự án do Ban làm chủ đầu tư, tham mưu cho Giám đốc biện pháp xử lý những tồn tại phát sinh trong quá trình thực hiện dự án

- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện của các Ban QLDATL trực thuộc, các đơn vị tư vấn, đảm bảo các mục tiêu, tiến độ triển khai lập dự án, chất lượng thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công

Trang 17

c, Công tác chế độ dự toán

- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ và định mức kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý đầu tư xây dựng của các Ban QLDATL

- Chủ trì thẩm tra tổng mức đầu tư của dự án hoặc điều chỉnh lại tổng mức đầu tư ở giai đoạn lập dự án đầu tư; thẩm tra, thẩm định tổng dự toán của dự án hoặc điều chỉnh, bổ sung tổng dự toán ở các giai đoạn thiết kế theo quy định, thẩm định dự toán các hạng mục công trình

- Chủ trì phối hợp với các Phòng, Ban QLDATL kiểm tra chế độ, chính sách; dự thảo các quyết định phê duyệt dự toán trình Giám đốc Ban phê duyệt …

d, Công tác đấu thầu

- Chủ trì , phối hợp với các phòng, Ban QLDATL trong việc tổ chức, thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu các gói thầu tư vấn, xây lắp, mua sắm hàng hoá theo quy định của Luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan

e, Công tác khác

- Phối hợp với phòng Kế toán- Tài chính trong công tác soạn thảo hợp đồng trình Giám đốc Ban ký kết, nghiệm thu, thanh lý các loại hợp đồng và quyết toán công trình hoàn thành, thanh tra, kiểm toán những phần việc do Phòng phụ trách

- Chủ trì, phối hợp với Ban QLDATL nghiệm thu sản phẩm tư vấn , đề xuất xử lý vi phạm hợp đồng tư vấn Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo trình tự, nội dung và quản lý chất lượng các bước lập dự án, khảo sát, thiết kế dự án, đề xuất thuê thẩm tra, phản biện, đánh giá tác động…

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao 1.2.2.2.2.4 Phòng Quản lý thi công

a, Công tác đền bù giải phóng mặt bằng:

- Kiểm tra, đôn đốc Ban QLDATL trong việc thực hiện chế độ giải phóng mặt bằng, tham gia giải quyết vướng mắc về chế độ chính sách đền bù, tái định cư;

Trang 18

- Đánh giá tác động mội trường và những vấn đề liên quan đến môi trường theo quy định của pháp luật

- Tham gia xây dựng kế hoạch đền bù tái định cư b, Công tác quản lý thi công

- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và chỉ đạo thi công từ công tác khảo sát địa hình, địa chất, thực hiện bản vẽ thi công, tổ chức thực hiện xây lắp đảm bảo mục tiêu, chất lượng kỹ thuật, tiến độ, an toàn, sớm đưa công trình vào khai thác sử dụng và quá trình bảo hành công trình theo quy định của pháp luật

- Dự thảo trình Giám đốc Ban các văn bản xử lý kỹ thuật trong quá trình thi công đảm bảo không làm thay đổi quy mô, nhiệm vụ, thông số kỹ thuật, kết cấu chịu lực

- Có quyền kiến nghị Ban QLDATL yêu cầu nhà thầu cho tạm ngừng thi công làm lại những bộ phận, hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng

c, Công tác quản lý chất lượng

- Đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các Ban QLDATL , các Nhà thầu thi công, tư vấn thiết kế thực hiện các quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, các quy định về hồ sơ, nhật ký thi công, nhật ký giám sát, quy định về nghiệm thu, về lấy mẫu kiểm tra, mua sắm hàng hoá trong việc thực hiện đồ án thiết kế, giám sát tác giả, các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm thi công, biện pháp tổ chức, biện pháp an toàn lao động đã được phê duyệt

d, Công tác đấu thầu

- Là thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, kế hoạch đấu thầu, tham gia lập phần yêu cầu kỹ thuật và kiểm tra khối lượng trong hồ sơ mời thầu

e, Công tác nghiệm thu, bàn giao

- Chủ trì, phối hợp với Ban QLDATL và các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ chuẩn bị đầy đủ các nội dung, điều kiện để nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn

Trang 19

thành đưa vào khai thác, sử dụng, làm việc với thanh tra, kiểm toán các công trình xây dựng về những công việc do Phòng phụ trách

f, Công tác khác

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao

1.2.2.3 Ban quản lý dự án thuỷ lợi

Ban QLDA được thành lập khi dự án được phê duyệt và giải thể khi kết thúc dự án xây dựng Ban QLDA có 1Trưởng ban và 1 Phó trưởng ban Ban QLDA thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 giao Trưởng Ban QLDA chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền

Trưởng Phó các Phòng chuyên môn, nghiệp vụ; Trưởng Phó ban quản lý dự án được bổ nhiệm theo quy định hiện hành; cán bộ viên chức được tuyển dụng vào làm việc tại Ban theo yêu cầu công việc và quy định của pháp lệnh cán bộ công chức, được xếp ngạch, lương theo quy định hiện hành của Nhà nước

Ban QLDATL được thành lập phải đáp ứng về năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định của pháp luật hiện hành Ban QLDATL có thể thuê tư vấn giám sát một số phần việc mà Ban QLDATL không đủ điều kiện, năng lực để thực hiện nhưng phải được sự đồng ý của chủ đầu tư Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn giám sát chủ đầu tư vẫn phải sử dụng các đơn vị chuyên môn thuộc bộ máy của mình hoặc chỉ định đầu mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tổ chức tư vấn

Thực hiện nhiệm vụ do chủ đầu tư giao và quyền hạn do chủ đầu tư uỷ quyền Ban QLDATL chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư và trước pháp luật theo nhiệm vụ được giao và quyền hạn được uỷ quyền

Ban QLDATL là thành viên của tổ chuyên gia đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và pháp luật có liên quan

Trang 20

1.3 Quan hệ trách nhiệm giữa Ban với các đơn vị, cơ quan trong và ngoài Ban

1.3.1 Quan hệ trách nhiệm giữa các đơn vị trong Ban

a, Giữa Giám đốc với các Phó Giám đốc

- Giám đốc là người lãnh đạo có quyền và trách nhiệm cao nhất chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật Các Phó Giám đốc là những người giúp việc cho Giám đốc Giám đốc là người quyết định cuối cùng và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ban trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật

- Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc uỷ quyền

b, Giữa Lãnh đạo Ban với Trưởng phòng, Trưởng Ban QLDATL

- Trưởng phòng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Lãnh đạo Ban Trưởng phòng quản lý, điều hành toàn bộ mọi hoạt động của phòng theo nhiệm vụ được giao;

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có khó khăn trở ngại phải báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Ban để xem xét, nghiên cứu giải quyết;

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nếu các Phòng, Ban QLDATL có khả năng đảm nhận thêm nhiệm vụ do Giám đốc xem xét, bổ sung nhiệm vụ;

- Trưởng phòng, Ban QLDATL được kiến nghị sắp xếp lại tổ chức đơn vị mình Được đề nghị không tiếp nhận thêm người hoặc trả những CBVC&NLĐ không đủ trình độ để đảm nhận nhiệm vụ, được đề nghị chọn cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hoặc nghiên cứu tham gia học tập trong và ngoài nước;

- Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công phụ trách hoặc uỷ quyền;

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có khó khăn trở ngại phải báo cáo kịp thời với Lãnh đạo Ban để xem xét, nghiên cứu giải quyết;

- Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, nếu các Phòng, Ban QLDATL có khả năng đảm nhận thêm nhiệm vụ do Giám đốc xem xét, bổ sung nhiệm vụ;

Trang 21

- Trưởng Phòng, Ban QLDATL được kiến nghị sắp xếp lại tổ chức đơn vị mình Được đề nghị không tiếp nhận thêm người hoặc trả những CBVC&NLĐ không đủ trình độ để đảm nhận nhiệm vụ, được đề nghị chọn cử cán bộ đi đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ hoặc nghiên cứu tham quan, học tập trong và ngoài nước;

- Trưởng Phòng kiến nghị các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Ban QLDATL của Ban giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác của Phòng, nếu không được giải quyết để ảnh hưởng đến công việc chung thì báo cáo Giám đốc Ban quyết định;

c, Trưởng Ban QLDATL

- Trường hợp Trưởng ban do Phó Giám đốc kiêm ngoài nhiệm vụ do Giám đốc phân công hoặc uỷ quyền còn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Ban QLDATL theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp Trưởng ban được bổ nhiệm mới ( không phải Phó Giám đốc kiêm) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban QLDATL do Giám đốc Ban giao và uỷ quyền theo quy định của pháp luất;

d, Phó Trưởng phòng, Phó Trưởng Ban QLDATL

- Giúp việc cho Trưởng phòng, Trưởng ban, thay mặt Trưởng phòng, Trưởng ban trực tiếp điều hành giải quyết công việc khi được Trưởng phòng, Trưởng ban phân công hoặc uỷ quyền;

- Đồng thời chịu sự chỉ đạo của ban Giám đốc, ý kiến của Giám đốc Ban là quyết định cuối cùng;

e, Kỹ sư giám sát hiện trường

- Cán bộ kỹ thuật khi tham gia giám sát công trình xây dựng phải đảm bảo các điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng theo quy định của Nhà nước về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình;

- Chấp hành nhiệm vụ do Trưởng Ban QLDATL và Ban Giám đốc giao Chịu trách nhiệm toàn diện, liên tục trước Trưởng ban, trước Giám đốc và trước pháp luật theo nhiệm vụ được giao.

Trang 22

1.3.2 Quan hệ trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị ngoài Ban

a, Với các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng Bộ và các cơ quan chức năng của Nhà nước: Ban chịu sự hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra về các hoạt động liên quan của Ban nhằm tạo điều kiện để Ban hoàn thành nhiệm vụ được Bộ và Nhà nước giao;

b, Với các địa phương, Ban có trách nhiệm hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ về công tác quản lý dự án đầu tư và xây dựng thuỷ lợi trong khu vực phụ trách theo nhiệm vụ Bộ giao;

c, Với các cơ quan ngoài ngành, Ban được hợp tác trong những vấn đề mà hai bên cùng liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trang 23

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN2.1. Gi i thi u v các d án c a Banới thiệu về các dự án của Banệu về các dự án của Banề các dự án của Banự án của Banủa Ban

BCác công trình đang tiếp tục thi công

2Hệ thống thuỷ lợi Nam Yên DũngBắc Giang3Hệ thống thuỷ lợi Tắc Giang- Phủ LýHà Nam

6Cụm công trình thuỷ lợi Xín MầnHà Giang

CCác công trình trong giai đoạn chuẩn bị đầutư

2Hồ chứa nước sông Hoàng LongHoà Bình – Ninh Bình

Trang 24

3Cống Liên MạcHà NộiLập dự án đầu tư XDCT

DCác dự án trong giai đoạn lập TKKT-BVTC

1Hồ chứa nước Nậm Ngang – Pú Nhi

5Áp dụng thí điểm bơm thuỷ luân cho cáctỉnh miền núi phía Bắc

Đã lập xong Dự ánĐTXDCT

2.2 QLDA theo các giai đoạn

Một dự án bao giờ cũng được chia thành ba giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư, giai đoạn vận hành kết quả đầu tư Trong mỗi giai đoạn thì đặc điểm và khối lượng công việc là khác nhau.

2.2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư được chia thành bốn giai đoạn nhỏ: nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thẩm định dự án Bốn giai đoạn nhỏ của chuẩn bị đầu tư là một quá trình tuần tự nhưng trùng lặp dẫn đến những bước quay trở lại cái cũ phân tích những vấn đề kỹ thuật, kinh tế, tài chính và thể chế ở những mức độ chi tiết khác nhau với độ chính xác khác nhau Đây là giai đoạn tiền đề và quyết định đến sự thành công hay thất bại ở 2 giai đoạn sau, nhất là giai đoạn vận hành kết quả đầu tư vì đây là giai đoạn bị ảnh hưởng trực tiếp của kết quả đầu tư Nếu công tác chuẩn bị đầu tư được thực hiện tốt sẽ tạo tiền đề cho giai đoạn thực hiện đầu tư triển khai và kết thúc đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí không cần thiết… Do đó, trong giai đoạn này thì vấn đề chất lượng, tính chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính toán và dự đoán là quan trọng nhất

Trang 25

2.2.1.1.Nhiệm vụ của Ban

Ban nhận nhiệm vụ quản lý dự án đầu tư từ các cơ quan cấp trên, trong giai đoạn này, nhiệm vụ chính của Ban là:

Với dự án một bước là dự án có số vốn đầu tư <= 7 tỷ đồng thì chỉ cần lập Báo cáo KTKT

Với dự án hai bước thì Ban tiến hành làm các công việc sau : b ư ớc 1 :

- Thực hiện lập đề cương đầu bài, dự toán cho dự án ; - Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương ;

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch đấu thầu cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư (hoặc đấu thầu tổng thể)

- Lựa chọn nhà thầu thực hiện giai đoạn chuẩn bị đầu tư :

 Khảo sát, lập dự án ĐTXDCT (hay gọi là lập Báo cáo NCKT);  Đánh giá tác động môi trường ;

 Thẩm tra dự án ĐTXDCT ;

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án ĐTXDCT b ư ớc 2 :

- Thuê tư vấn lập TKBVTC- DT

Còn với dự án ba bước thì Ban sẽ làm những công việc sau : b ư ớc 1 : Giống với bước 1 của dự án 2 bước

b ư ớc 2 : TKKT- TDT b ư ớc 3 : TKBVTC- DT

Các công việc ở bước 2 và bước 3 Ban có trách nhiệm hỗ trợ và giám sát nhà thầu tư vấn thực hiện.

Ở giai đoạn này Ban đã làm được những công việc sau: - Thu thập, cập nhật thông tin về quy hoạch vùng;

Trang 26

- Thu thập tài liệu liên quan đến các công trình giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Đã thu thập được các dự án: Hồ Lạng - tỉnh Hoà Bình; Nạo vét Sông Linh Cơ - tỉnh Nam Định; Hồ Bản Mòng - tỉnh Sơn La;

- Lập chương trình làm việc với các tỉnh trong địa bàn: Đã thực hiện được việc làm với tỉnh Hoà Bình, Nam Định Thu thập số liệu liên quan và đi tiền trạm tại tỉnh Ninh Bình

- Lập kế hoạch và làm việc với tỉnh Bắc Giang triển khai dự án Hồ Suối Mỡ và trạm bơm Nam Yên Dũng, với tỉnh Hoà Bình về dự án Sông Lạng

Ban cần tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu tư vấn để các công việc đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng

* Quy trình thực hiện các công việc

Hình 1.1.Sơ đồ thực hiện các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Văn bản trả lời đồng ý Lập quy hoạch

chi tiết, Xin thoả thuận quy

Trình, thẩm định, ra VB phê duyệt Khảo sát hiện trạng

NC sự cần thiết phải Đầu tư

Xin chủ trương Đầu tư

Cho phép Đầu tư

Xin giới thiệu địa điểm Văn bản trả lời đồng ý

Xin thoả thuận địa điểm với địaphương

Xin thoả thuận với cơ quan chuyên

Trang 27

2.2.1.2 Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình

Ban có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ thông tin về dự án cho nhà thầu tư vấn, quản lý tiến độ của công việc này, đồng thời sau khi có dự án từ nhà thầu bàn giao và khi đó Phòng Thẩm định kỹ thuật - dự toán của Ban tiến hành thẩm tra lại bản báo cáo này với các nội dung chủ yếu sau :

 Nội dung của phần thuyết minh của dự án - Sự cần thiết phải đầu tư ;

- Quy mô và diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, công trình phụ, và các công trình khác ; …

- Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư và phương án hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật

- Phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án ; - Phương án khai thác dự án và sử dụng người lao động ;

- Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy, nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng ;

- Tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ ; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án ;

Nội dung thiết kế cơ sở của dự án bao gồm thuyết minh và các bản vẽ + Thuyết minh thiết kế cơ sở :

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, tải trọng và tác động, danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng ;

- Phương án công nghệ và sơ đồ công nghệ ; danh mục thiết bị công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu liên quan đến thiết kế xây dựng ;

Trang 28

- Diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, hệ số sử dụng đất, cao độ san nền và các nội dung khác ;

- Đặc điểm các tuyến công trình, cao độ và toạ độ xây dựng, phương án xử lý các chướng ngại vật trên tuyến, hành lang bảo vệ tuyến và cá đặc điểm khác của công trình

- Các giải pháp thiết kế phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hoá, xã hội tại khu vực tiến hành dự án ;

- Phần kỹ thuật : đặc điểm địa chất công trình, phương án gia cố nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật của công trình, san nền, đào đắp đất ;

- Phương án phòng chống cháy nổ, và bảo vệ môi trường ;

- Dự tính khối lượng các công trình xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.

+ Các bản vẽ thiết kế cơ sở

2.2.1.3 Công tác xin phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình

Sau khi thẩm tra dự án ĐTXDCT Ban sẽ có trách nhiệm gửi hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình tới cơ quan có thẩm quyền để phê duyệt, hồ sơ dự án ĐTXDCT bao gồm :

- Tờ trình phê duyệt dự án theo mẫu đã quy định tại nghị định 16/2005/NĐ-CP - Dự án bao gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở ; văn bản thẩm định của các Bộ, ngành liên quan (nếu có)

- Văn bản cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền đối với các dự án quan trọng

Trang 29

+ Quyết định số 60/2005/QĐ- UB ngày 04/8/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thuỷ lợi tỉnh Bắc Giang giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2020 ;

+ Văn bản số 1761/CV- CT ngày 21/12/2000, số 2170/UBND-NN ngày 03/10/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Dự án đầu tư Hồ chứa nước Suối Mỡ tỉnh Bắc Giang ;

+ Kết quả thẩm định thiết kế cơ sở kèm theo văn bản số 694/TĐ- NN ngày 15/9/2006 của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang ;

+ Tờ trình số 82/TT/CBĐT ngày 09/2/2007 của Trưởng Ban chuẩn bị đầu tư dự án NN&PTNN xin phê duyệt dự án đầu tư ‘Công trình Hồ chứa nước Suối Mỡ’ kèm theo hồ sơ thiết kế do Công ty Tư vấn và Chuyển giao công nghệ thuỷ lợi lập

2.2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư

2.2.2.1 Nhiệm vụ trọng tâm của Ban ở giai đoạn này.

- Tiếp nhận dự án đầu tư được duyệt, lập kế hoạch và tổ chức quản lý thực hiện kế hoạch theo phê duyệt của Bộ ;

- Tổ chức đấu thầu tư vấn, ký hợp đồng, giám sát, nghiệm thu sản phẩm tư vấn KSKT, thẩm định dự án,…

- Phối hợp với địa phương thực hiện các nhiệm vụ về giao nhận đất, xin cấp phép xây dựng, đền bù, tái định cư, GPMB, chuẩn bị mặt bằng,…

- Tổ chức đấu thầu xây lắp, mua sắm, đàm phán ký hợp đồng với các nhà thầu, thực hiện giám sát thi công ;

- Nghiệm thu, thanh toán các sản phẩm xây lắp, mua sắm ; - Thanh toán cho nhà thầu ;

- Nghiệm thu, bàn giao công trình;

- Lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm, báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình đưa vào sử dụng.

* Quy trình thực hiện các công việc

Trang 30

Hình 1.2.Sơ đồ thực hiện các công việc trong giai đoạn thực hiện đầu tư

Bàn giao mặt bằng chođơn

Khởi công công trình Hoàn thành bàn giao công trình

Nghiệm thu công trình Giải quyết sự cố công trình

Trang 31

2.2.2.2 Công tác xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thực hiện đềnbù giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư và phục hồi….

2.2.2.2.1 Nhiệm vụ của Ban ở công tác này là :

- Giúp Chủ tịch Hội đồng GPMB lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư - Bảo đảm đầy đủ kinh phí để chi trả kịp thời tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Sau khi có quyết định phê duyệt dự án, Ban sẽ cùng với UBND quận huyện nơi tiến hành thực hiện dự án làm các thủ tục thành lập hội đồng giải phóng mặt bằng, tổ công tác giải phóng mặt bằng các dự án, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế chính sách đền bù phù hợp với dự án, đồng thời phối hợp với hội đồng giải phóng mặt bằng điều tra khảo sát, điều tra lên phương án tổ chức đền bù thiệt hại cho người bị thu hồi đất, mất tài sản Khi phương án đền bù GPMB được phê duyệt, phòng Tổ chức hành chính sẽ thực hiện chi trả tiền đền bù GPMB, bố trí tái định cư cho người bị thu hồi đất, mất tài sản Công việc này bao gồm nhiều bước, nhiều thủ tục rườm rà, liên quan đến lợi ích của nhiều người do đó dễ dàng dẫn đến một thực tế nảy sinh là không thể đáp ứng hết được nguyện vọng của nhân dân cũng như yêu cầu thực tế của các công việc liên quan đến dự án, khiến cho nhiều dự án ngay từ khâu đầu tiên đã không thể đi vào thực hiện do không được giải quyết thỏa đáng các công việc chuẩn bị

2.2.2.2.2 Quy trình tổ chức thực hiện bồi thường hỗ trợ và tái định cư

Bước 1: Các cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế cơ sở và quyết định thu hồi đất Bước 2: Căn cứ quyết định thu hồi đất, thành lập hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tổ chức công tác giúp việc cho hội đồng

Bước 3: Thông báo dự án đầu tư và quyết định thu hồi đất

Bước 4: Kiểm kê diện tích đất, tài sản trên đất của từng đối tượng bị thu hồi đất Bước 5: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư tổng hợp hồ sơ về đất để xác định tính hợp pháp, không hợp pháp về đất, đề xuất quy mô diện tích đất thuộc đối tượng được bồi thường hoặc không được bồi thường, mức độ bồi thường hoặc trợ cấp về đất cho từng chủ sử dụng đất bị thu hồi, phương án tái định cư

Trang 32

Bước 6: Thông báo và thực hiện trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trực tiếp đến từng tổ chức, hộ gia đình

Bước 7: Hội đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư quyết định kinh phí bồi thường hỗ trợ theo quy định

2.2.2.2.3 Các nguyên tắc về bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng  Bồi thường đất

- Người bị Nhà nước thu hồi đất có đủ điều kiện để được bồi thường thì được bồi thường ; trường hợp không đủ điều kiện được bồi thường thì UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) xem xét để hỗ trợ ;

- Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để bồi thường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử dung đất tại thời điểm có quyết định thu hồi ; trường hợp bồi thường bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền ;

- Trường hợp người sử dụng đất được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất mà chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với nhà nước theo quy định của pháp luật thì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được bồi thường, hỗ trợ để hoàn trả ngân sách nhà nước.

 Bồi thường tài sản

- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà bị thiệt hại, thì được bồi thường ;

- Chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi Nhà nước thu hồi đất mà đất đó thuôc đối tượng không được bồi thường thì tuỳ từng trường hợp cụ thể được bồi thường hoặc hỗ trợ tài sản ;

- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công nghiệp công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng thì không được bồi thường ;

Trang 33

- Nhà, công trình khác gắn liền với đất được xây dựng sau ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đước xét duyệt thì không được bồi thường ;

- Tài sản gắn liền với đất được tạo lập sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố thì không được bồi thường ;

- Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dời và di chuyển được, thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt ; mức bồi thường do UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với pháp luật hiện hành và thực tế ở địa phương.

2.2.2.2.4 Những chi phí trong quá trình giải phóng mặt bằng

- Chi cho công tác tuyên truyền, phổ biến quyết định, thu hồi đất và các chính sách, chế độ bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

- Chi cho công tác kiểm kê, đánh giá đất đai tài sản thực tế bị thiệt hại - Chi cho việc lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

- Chi cho việc thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và phương án tái định cư

- Chi phụ cấp kiêm nhiệm, công tác phí khoán, di hiện trường….cho các thành viên trong hội đồng, tổ chuyên viên giúp việc, các thành phần có liên quan làm công tác GPMB

Trong đó Ban quy định mức chi cụ thể như sau:

 Các khoản chi phí đã có trong định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước quy định, như công tác phí, hội nghị, hội họp, đo đạc, kiểm kê xác định đất đai, tài sản thiệt hại, chi phí làm thêm ngoài giờ…thực hiện theo chế độ hiện hành.

 Các khoản chi Nhà nước chưa có trong quy định như: điều tra, khảo sát thực tế, lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, làm việc thống nhất số liệu, thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường…tạm thời cho thực hiện tùy theo công việc thực tế và đặc điểm của từng công việc

Trang 34

Có thể xem một ví dụ cụ thể sau để thấy rõ được công việc của công tác GPMB

* Ví dụ : Dự án Hồ chứa nước Suối Mỡ tỉnh Bắc Giang

Phương án GPMB được nêu trong lập dự án ĐTXDCT ( thuê tư vấn thực hiện) ( tháng 12/2002)

Cơ chế chính sách đền bù

- Cơ chế và chính sách đền bù đất được thực hiện theo các văn bản sau:

- Nghị định số 22/1998/ NĐ-CP ngày 24-4-1998 của chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Thông tư số 145/1998/ TT-BCT ngày 4-11-1998 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 22/1998/ NĐ-CP ngày 24-4-1998 của chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.

- Các văn bản hiện hành của UBND tỉnh Bắc Giang.

Phương án giải phóng mặt bằng và đền bù

+ Phương án giải phóng mặt bằng.

Trang 35

Bảng 1 : Bảng thống kê diện tích đất chiếm dụng

(Nguồn : thuyết minh chung (NCKT) của Ban trình cấp thẩm quyền phê duyệt)

Trang 36

+ Phương án đền bù.

Các đất sử dụng tạm thời đền bù hoa màu (nếu có) theo chế độ chung, san trả lại mặt bằng cũ.

Các đất thu hồi vĩnh viễn do công trình chiếm dụng được đền bù hoa màu, đền bù tài sản trên đất, đền bù đất canh tác và hỗ trợ di chuyển cho các hộ dân phải di chuyển.

Tổng kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng đã được UBND huyện LụcNam lập dự toán để trình UBND tỉnh Bắc Giang duyệt tại tờ trình số 913/TT- UBngày 31/12/2002 là 3.917.952.000 đồng

Trang 37

Bảng 2: Bảng khối lượng, kinh phí đền bù.

IĐền bù đất

1 Đất nông nghiệp (đất thầu hạng 3) m2 120.000 6.500 0,3 234.000.000 2 Đất lâm nghiệp ( đất thầu hạng 4) m2 220.000 2.430 0,3 160.380.000

Trang 38

II Chi phí kiểm kê, phê duyệt, thanh toán đền bù22.300.000

Chi lập phương án đền bù công 90 15.000 1,0 1.350.000 Chi thẩm định, xét duyệt công 200 15.000 1,0 3.000.000 Chi công tác quản lý, chỉ đạo GPMB T bộ 1 3.000.000 1,0 3.000.000 Chi phí chi trả đền bù đến hộ công 150 15.000 1,0 2.250.000 Công tác phí cho cán bộ GPMB người 9 200.000 1,0 1.800.000 Chi phí cưỡng chế (dự kiến) T bộ 1 7.000.000 1,0 7.000.000

( Nguồn: Thuyết minh chung (NCKT) của Ban trình cấp thẩm quyền phê duyệt)  Dự kiến kinh phí Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất để xây dựng công trình Hồ chứa nước Suối Mỡ ( do UBND huyện lập) ( tháng 10/2008)

Căn cứ quyết định số 569/QĐ/BNN-XD ngày 05/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Hồ chứa nước Suối Mỡ tỉnh Bắc Giang và Quyết định số 2876/QĐ-BNN-XD ngày 22/9/2008 về việc phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư công trình;

Theo Quyết định số 1625/QĐ-UBND ngày 7/10/2008 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc phê duyệt Phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để đầu tư xây dựng công trình Hồ chứa nước Suối Mỡ, tổng dự

Trang 39

toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là: 17.848.214.000 đổng( mười bảy tỷ tám trăm bốn mươi tám triệu hai trăm mười bốn nghìn đồng), trong đó:

( Nguồn từ Ban QLDA Đầu tư và xây dựng thuỷ lợi 1)

2.2.2.3 Công tác lập thiết kế- dự toán

Tư vấn sau khi lập xong thiết kế- dự toán sẽ nộp lại cho Ban để Ban tiến hành thẩm tra trước khi trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt Việc thẩm định tại Ban do Phòng Thẩm định kỹ thuật- Dự toán chủ trì Ban sẽ xem xét hồ sơ thiết kế dự toán dự án trên các phương diện:

- Xem xét sự phù hợp của nội dung thiết kế với nội dung của Dự án ĐTXDCT ; - Sự phù hợp giữa khối lượng thiết kế và khối lượng dự toán ;

- Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá ; việc áp dụng định mức, đơn giá, các chế độ, chính sách có liên quan và các khoản mục chi phí trong dự toán theo quy định ;

- Xác định giá trị dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình, sao cho tổng dự toán không vượt quá tổng mức đầu tư

- Nếu đạt yêu cầu, Ban sẽ trình lên cấp có thẩm quyền xin phê duyệt

2.2.2.4 Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu2.2.2.4.1 Công tác lập kế hoạch đấu thầu

Sau khi nhận được Quyết định đầu tư và các tài liệu để ra quyết định đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư; có được Thiết kế dự toán được duyệt; nguồn vốn cho dự án

Trang 40

thì Phòng kế hoạch- tài chính sẽ tiến hành lập kế hoạch đấu thầu tổng thể cho toàn bộ dự án

Việc phân chia dự án thành các gói thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 4 điều 6 của Luật Đấu thầu: Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ của dự án và có quy mô gói thầu hợp lý Nội dung của từng gói thầu bao gồm:

1- Tên gói thầu;

2- Giá gói thầu: Giá gói thầu được xác định trên cơ sở tổng đầu tư hoặc tổng vốn đầu tư, dự toán được phê duyệt và các quy định có liên quan.

3- Nguồn vốn;

4- Hình thức lựa chọn nhà thầu và phương thức đấu thầu: Hình thức lựa chọn nhà thầu được quy định tại Điều 8 đến Điều 24 của Luật Đấu thầu; Phương thức lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu

5- Thời gian lựa chọn nhà thầu: Nêu thời gian tổ chức thực hiện việc lựa chọn nhà thầu để đảm bảo tiến độ của gói thầu;

6- Hình thức hợp đồng: Tuỳ theo tính chất của gói thầu, xác định các hình thức hợp đồng áp dụng đối với hợp đồng cho gói thầu được quy định từ Điều 49 đến Điều 53 Luật Đấu thầu và Điều 107 Luật Xây dựng;

7- Thời gian thực hiện hợp đồng phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.

Ví dụ kế hoạch đấu thấu của dự án Hồ chứa nước Suối Mỡ, tỉnh Bắc Giang:

Ngày đăng: 22/09/2012, 16:54

Hình ảnh liên quan

Bảng 2: Bảng khối lượng, kinh phớ đền bự. - Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 - Thực trạng và Giải pháp.DOC

Bảng 2.

Bảng khối lượng, kinh phớ đền bự Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 3: Kế hoạch đấu thầu dự ỏn Hồ chứa nước Suối Mỡ - Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 - Thực trạng và Giải pháp.DOC

Bảng 3.

Kế hoạch đấu thầu dự ỏn Hồ chứa nước Suối Mỡ Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 4: TIẾN ĐỘ THI CễNG HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI MỠ - Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 - Thực trạng và Giải pháp.DOC

Bảng 4.

TIẾN ĐỘ THI CễNG HỒ CHỨA NƯỚC SUỐI MỠ Xem tại trang 51 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan