Chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay

93 523 3
Chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Hà Nội, năm 2015 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THU HẰNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Chuyên ngành : Chính sách công Mã số : 60 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS. TS. VÕ KHÁNH VINH Hà Nội, năm 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Chính sách công về “ Chính sách Phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay” là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thu Hằng i MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii MỞ ĐẦU 1 Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1 1.1. Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển bền vững 1 1.2. Khái niệm chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.3. Định hướng chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2020 1.4. Các yếu tố tác động đến chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ 1.5. Đảm bảo về mặt pháp lý chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ Chương 2 : THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Chính sách phát triển bền vững tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam. Chương 3 : HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam 3.2. Các giải pháp và kiến nghị hoàn thiện chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT PTBV : Phát triển bền vững DNNVV : Doanh nghiệp vừa và nhỏ CSR : Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp WBCSD : Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Thế giới VBCSD : Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt nam BĐKH : Biến đổi khí hậu BVMT : Bảo vệ môi trường CTNS 21 : Chương trình nghị sự 21 ĐDSH : Đa dạng sinh học KT - XH : Kinh tế - Xã hội KH & CN : Khoa học và Công nghệ LHQ : Liên Hợp Quốc AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á FTA : Hiệp định Thương mại tự do SDNL TK&HQ : Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam iii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững là một chủ trương lớn của Việt nam ngày càng được quan tâm và ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Trong những năm qua, Chính phủ, các Bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp đã có nhiều nỗ lực xây dựng và triển khai các giải pháp theo định hướng của chương trình Nghị sự 21 góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường của Việt nam. Khái niệm “ Phát triển bền vững” (PTBV) xuất hiện tử những thập niêm 70 của thế kỷ 20. Hội đồng Thế giới về Môi trường định nghĩa Phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau”. Hội nghị thượng đỉnh trái đất về môi trường và phát triển diễn ra ở Rio de Janeiro năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức tại Johannesburg năm 2002 đã xác định PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm : Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội ( nhất là thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo và tạo công ăn việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường, phòng chống cháy và chặt phá rừng, khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Hay nói một cách khác : muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội: nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) cải thiện môi trường môi sinh, đảm bảo phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau. Hòa nhập với cộng đồng Quốc tế, trong quá trình đổi mới kinh tế và xã hội, phát triển bền vững với những nội hàm phát triển toàn diện và có hiệu quả về kinh tế, đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường luôn luôn là mục tiêu phát triển trong từng thời kỳ kế hoạch của đất nước. Hiện nay trên thế giới đã có 191 nước xây dựng Chương trình PTBV (gọi là chương trình nghị sự 21) cấp quốc gia và hơn 6500 chương trình nghị sự 21 cấp ngành và địa phương. Ngày 17/8/2004, Chính phủ Việt nam đã thông qua Định hướng chiến 1 lược phát triển bền vững ở Việt nam. Định hướng này là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các bộ ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện, đồng thời thể hiện sự cam kết của Việt nam với cộng đồng quốc tế. Ngày 27/9/2005, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng Phát triển Bền vững Quốc gia. Ngày 24/02/2009, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 248/QĐ-Ttg về việc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Hội đồng PTBV quốc gia. Đây là một quá trình quan trọng tiến tới tạo ra một khuôn khổ liên kết trong đó đề cập đến phát triển bền vững là một nhân tố trung tâm, phân bổ trách nhiệm và xây dựng giải pháp liên quan đến PTBV. Ngày 12/4/2012, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định 432/QĐ-Ttg phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt nam giai đoạn 2011-2020. Ngày 18/03/2014, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị quyết 19/NQ-CP về những nhiệm vụ giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Phát triển bền vững cũng là một nội dung được triển khai trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ ( MDGs) của Việt nam đặc biệt là các mục tiêu về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, phòng chống HIV/AIDS, bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm, . . . Việc lồng ghép các mục tiêu đó vào các chương trình phát triển kinh tế xã hội, từng chương trình mục tiêu quốc gia, nhờ đó đã huy động được nhiều nguồn lực hơn, với mức độ ưu tiên cao hơn cho quá trình thực hiện mục tiêu phát triển của Việt nam. Việc thông qua Định hướng chiến lược PTBV ở nước ta là một bước đi chiến lược, tạo ra một nền tảng vững chắc cho tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai. Sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp vào việc thực hiện định hướng chiến lược này thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam (VCCI) – tổ chức đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp và giới sử dụng lao động ở Việt nam – là nhân tố quyết định sự thành công và tạo ra một quan hệ đối tác năng động liên kết chặt chẽ giữa Chính phủ, doanh nghiệp và các thành phần khác trong xã hội vì mục tiêu, lợi ích chung. Nhằm hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ của nước ta nâng cao nhận thức và hiểu biết về PTBV, hỗ trợ doanh nghiệp Việt nam triển khai các nội dung PTBV, hội nhập quốc tế, thực hiện chương trình Nghị sự 21 của Việt nam là điều rất cần thiết, và đó cũng là lý do mà học viên đã lựa chọn đề tài 2 “ Chính sách Phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay đề làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành chính sách công. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề Phát triển bền vững nói chung và chính sách Phát triển bền vững cho doanh nghiệp nói riêng đã được nhiều Bộ ngành, đơn vị , tác giả quan tâm nghiên cứu và thực thi ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có nhiều nghiên cứu và báo cáo điển hình về Phát triển bền vững. Có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu như sau: Bộ Công thương công bố Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó định hướng phát triển ngành công nghiệp Việt nam sẽ gắn với tăng trưởng bền vững. Gắn kết mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa ở Việt nam/Ngô Thắng Lợi, Vũ Thanh Hường/ Tạp chí kinh tế và phát triển – Số 209/2014. Bài viết dựa trên một số kết quả nghiên cứu chính của đề tài cấp nhà nước KX04.11/11-15( Ngô Thắng Lợi, 2012) đang được triển khai “Phát triển bền vững của Việt nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu” thuộc chương trình cấp nhà nước KX 04/11-15 của Hội đồng lý luận Trung ương, Đại học Kinh tế quốc dân là cơ quan chủ trì. Bài viết đi sâu vào đánh giá khía cạnh phát triển bền vững được đưa ra và thực hiện trong mô hình công nghiệp hóa ở Việt nam như thế nào, bao gồm quá trình phát triển nhận thức của Đảng về gắn công nghiệp hóa với phát triển bền vững và đưa ra một số kiến nghị nhằm gắn phát triển bền vững trong quá trình tiếp tục thực hiện công nghiệp hóa trong các điều kiện mới của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Những thông tin cập nhật về chính sách cùng các ý kiến phân tích về những cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) nói riêng và phát triển bền vững nói chung được thể hiện rõ nét trong cuốn “ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” của Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt nam Năm 2001, Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Thế giới (WBCSD) đã đưa ra một Báo cáo “ Sự bền vững thông qua thị trường” trong đó cụ thể chương trình cải thiện các thị trường để phát triển bền vững. Báo cáo này giải thích 3 cách làm sao thị trường có thể giúp thực hiện tốt hơn giá trị sản phẩm môi trường và dịch vụ thiết yếu đối với chất lượng cuộc sống của chúng ta. Năm 2008, WBCSD đưa ra một trong những báo cáo đầu tiên của cộng đồng doanh nghiệp “ Báo cáo sự thật và trào lưu tiêu dùng bền vững” nhằm giải quyết vấn đề tiêu dùng bền vững. Báo cáo này kiểm điểm những phát triển gần đây và chiều hướng của các kiểu tiêu dùng toàn cầu, và đưa ra một cách nhìn tổng quát về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh, thái độ tiêu dùng và những thách thức môi trường và xã hội. Năm 2010, WBCSD đưa ra Báo cáo “Tầm nhìn 2050” , một tầm nhìn lạc quan và tích cực về một thế giới bền vững năm 2050, cùng với việc nêu ra tầm nhìn này, báo cáo vạch ra con đường có thể đưa chúng ta tới đó và xác định rõ vai trò của doanh nghiệp. Tầm nhìn này được 29 công ty đại diện cho 14 ngành công nghiệp thúc đẩy và là kết quả của những đối thoại khắp thế giới của cộng đồng doanh nghiệp và các chuyên gia. Bên cạnh đó Bản tóm tắt “Tăng tốc” thể hiện hành động của doanh nghiệp hướng tới tầm nhìn 2050 và lựa chọn chính sách công để thúc đẩy và tăng tốc. Nhằm trả lời những câu hỏi lớn xung quanh chương trình nghị sự toàn cầu về báo cáo bền vững của doanh nghiệp, chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) và Sáng kiến Báo cáo toàn cầu (GRI) giải đáp “Những câu hỏi thường gặp về Báo cáo bền vững của Doanh nghiệp” Báo cáo khuyến nghị chính sách “Sử dụng năng lượng hiệu quả, giảm thiểu biến đổi khí hậu” được xây dựng bởi nhóm làm việc về Năng lượng và Biến đổi khí hậu của Hội đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt nam (VBCSD) với mục đích đưa ra những khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp với Chính phủ Việt nam về các phương hướng tiết kiệm năng lượng, từ đó góp phần giảm thiểu và thích nghi với tình trạng biến đổi khí hậu. Trong các nghiên cứu, tác phẩm, bài viết khoa học, thực tiễn triển khai trên đây đã đề cập đến thực trạng và định hướng phát triển bền vững trên thế giới nói chung, của doanh nghiệp Việt nam nói riêng. Về định hướng và kế hoạch thực hiện chính sách PTBV cho doanh nghiệp Việt nam luôn thống nhất theo định hướng của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về chính sách PTBV cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNNVV). Bởi vậy, học viên mạnh dạn xem đây như là cố 4 gắng khoa học đầu tiên nghiên cứu về Chính sách Phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay ”. Mặc dù vậy, các công trình nghiên cứu trên vẫn là nguồn tài liệu quí giá được tham khảo trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách Phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay, thực trạng thực hiện chính sách PTBV doanh nghiệp vừa và nhỏ và đề xuất các quan điểm, giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao hoạt động chính sách PTBV doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: - Trên cơ sở khái quát những vấn đề có tính lý luận về chính sách PTBV, Luận văn phân tích và làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm và vai trò của chính sách PTBV doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. - Tổng kết, đánh giá về thực trạng và phân tích nguyên nhân của thực trạng thực hiện chính sách PTBV doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay. - Đề xuất khuyến nghị các giải pháp hoàn thiện chính sách và thực thi chính sách PTBV doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển kinh tế toàn cầu. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về chính sách PTBV doanh nghiệp vừa nhỏ ở nước ta hiện nay. Tại Việt Nam, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) là loại hình chiếm đa số trong cộng đồng DN Việt Nam. Thực tế DNNVV chiếm khoảng 90% trong 600.000 doanh nghiệp hiện nay đang còn hoạt động. Tuy là nhỏ, nhưng thực tế DNNVV lại đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm nghèo… 5 [...]... triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay Chương 3 : Hoàn thiện chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt nam 7 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1 Những vấn đề lý luận về chính sách phát triển bền vững Khái niệm chính sách PTBV đến nay ở nước ta vẫn là một khái niệm mới chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ và có... đến chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ Thứ nhất, ở nước ta Đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội, Đảng có nhiều chủ trương biện pháp quan trọng Nhà nước là cơ quan triển khai thực thi chính sách, đồng thời doanh nghiệp là đơn vị trực tiếp, tiếp thu thực hiện chính sách PTBV Trải qua các Đại hội X (2006) và XI (2011) của Đảng, tư tưởng phát triển bền vững đã 15 trở thành chính. .. việc và tư duy lớn về đạo đức kinh doanh để cùng nhau vươn tới tầm cao mới cho doanh nghiệp và đất nước. ”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh nhấn mạnh tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2015 (VCSF 14/5/2015 Chương 2 21 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. .. 21) để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững như Nghị quyêt Đại hội Đảng toàn quốc đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về phát triển bền vững Vận dụng lý luận chung về chính sách PTBV Trong luận văn này, mong muốn được làm rõ thêm dưới góc độ thực tiễn các yếu tố cấu thành chính sách PTBV, vị trí của chính sách và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta hiện nay Luận... lý chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ Một là, Nhà nước ban hành văn bản quy phạm pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động chính sách PTBV cho mọi đối tượng doanh nghiệp Nhà nước thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền và thực hiện chính sách PTBV vào doanh nghiệp Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách được thể chế hóa bằng luật và. .. công ty đều ở trong tình trạng này 9 Rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đối với tất cả các loại doanh nghiệp, rủi ro tài chính thường bắt nguồn từ việc thực hiện các giao dịch liên quan trực tiếp đến tài chính Thông thường, các rủi ro mang tính tiềm ẩn, nên việc nhận diện chúng là không dễ dàng 2.1.2 Chính sách phát triển bền vững hiện hành của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta a Thực... phát triển và bảo vệ 9 Xây dựng một khối liên minh toàn cầu Phát triển bền vững doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp vừa nhỏ nói riêng là sự phát triển hài hòa trong doanh nghiệp trên 3 mặt : Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế)- Trách nhiệm xã hội – Bảo vệ môi trường để đáp ứng được những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của doanh nghiệp hiện tại mà không làm tổn hại và. .. nghĩa,….thể hiện trách nhiệm đối với xã hội, thể hiện đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp 1.3 Định hướng chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2011-2020 Trên nhiều diễn đàn và văn kiện của cộng đồng quốc tế cũng như trong các chính sách, chương trình hành động của các quốc gia, vấn đề phát triển bền vững đang nổi lên như một trong những mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại Ở. .. định tính và định lượng; 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách PTBV nói chung và doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt nam nói riêng Đồng thời đánh giá thực trạng hoạt động chính sách PTBV doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ta hiện nay, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường hoạt động 6 chính sách trong... hướng chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam; - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về PTBV đến khối doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam nhằm thu hút đầu tư nước ngoài cũng như quảng bá hình ảnh Việt Nam; - Hỗ trợ các doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp đề ra và thực hiện chính sách phát triển bền vững, cũng như khuyến khích họ đề xuất mục tiêu và chương trình . VỪA VÀ NHỎ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Chính sách phát triển bền vững tại doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay 2.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ. chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chương 2 : Thực trạng thực hiện chiến lược phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nước ta hiện nay Chương 3 : Hoàn thiện chính sách. : HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở VIỆT NAM 3.1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng hoàn thiện chính sách phát triển bền vững doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt

Ngày đăng: 21/07/2015, 11:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan