Radon trong Nhà và Những Chỗ Ở Khác - Radon in Homes and Other Dwellings

2 164 0
Radon trong Nhà và Những Chỗ Ở Khác - Radon in Homes and Other Dwellings

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Vietnamese - Number 42 October 2013 Radon trong Nhà và Những Chỗ Ở Khác Radon in Homes and Other Dwellings Radon là gì? Radon là một chất khí phóng xạ không màu, không mùi phát ra tự nhiên từ tình trạng phân hủy uranium trong đá, đất, và nước ngầm. Khi thoát ra ngoài trời, khí radon hòa loãng vào không khí và không gây ra bao nhiêu rủi ro. Tuy nhiên, khí radon có thể tích tụ trong nhà và các tòa nhà khác gây nguy hiểm cho sức khỏe. Radon xâm nhập các tòa nhà qua đất, len lỏi qua các kẽ hở và những chỗ hở khác (những chỗ ghép xây cất, và khe hở xung quanh các đường ống) trong nền nhà. Radon ảnh hưởng đến sức khỏe của tôi như thế nào? Hít khí radon dài hạn có thể gây ra ung thư phổi. Bộ Y Tế Canada nói rằng radon là nguyên nhân thứ nhì gây ra ung thư phổi tại Canada sau hút thuốc. Khoảng 16 phần trăm những trường hợp tử vong vì ung thư phổi tại Canada là vì nhiễm radon trong nhà. Rủi ro bị ung thư phổi tùy theo mức tích tụ radon trong không khí, cũng như thời gian tiếp xúc. Tuy nhiên, các cuộc nghiên cứu cho thấy là mức radon thấp cũng có thể tác hại, do đó nên có biện pháp điều chỉnh để tối giảm mức radon trong nhà và tòa nhà. Điều chỉnh là từ ngữ dùng để nói về các tiến trình khác nhau được sử dụng để giảm bớt số lượng radon trong nhà và các tòa nhà khác. Người hút thuốc có mức rủi ro bị ung thư phổi cao nhất vì radon và khói thuốc có mối tương quan trợ lực nhau. Trẻ em có thể dễ bị rủi ro hơn nữa vì trẻ trải qua một thời gian lâu hơn để phát bệnh ung thư phổi nếu tiếp xúc sớm với radon trong đời. Các chuyên gia nói rằng tiếp xúc với radon ở nồng độ 200 Bq/m3 ở nhà, liên tục suốt đời, sẽ gây ra 2 phần trăm rủi ro bị ung thư phổi. Đối với người hút thuốc, rủi ro suốt đời bị ung thư phổi cao hơn nhiều, khoảng 30 phần trăm. Tiếp xúc với radon không có triệu chứng ngay tức thì. Quý vị có thể không biết là đã tiếp xúc với mức radon cao cho đến khi quý vị hoặc người trong gia đình quý vị được chẩn đoán bị ung thư phổi. Vì thế điều quan trọng là phải thử nghiệm, và nếu cần, điều chỉnh tình trạng radon ở nhà quý vị. Radon được đo như thế nào? Radon trong không khí được đo theo đơn vị Becquerels mỗi mét khối (Bq/m3), mức phân hủy phóng xạ mỗi giây. Trong nhà, radon có thể được đo bằng cách thử nghiệm dài hạn (3 tháng đến một năm) và ngắn hạn (2 đến 7 ngày). Nên thử nghiệm dài hạn để đo được chính xác nồng độ radon trong nhà và tòa nhà. Các máy dò radon nhỏ treo tường được dùng để đo nồng độ radon dài hạn. Các loại máy dò radon khác có thể được dùng để thử nghiệm ngắn hạn, nhưng vì các mức radon có thể thay đổi khác nhau nhiều trong thời gian 24 giờ, không nên thử nghiệm quá ngắn hạn (2 đến 7 ngày). Các mức radon theo mức hướng dẫn là như thế nào? Bộ Y Tế Canada đề nghị là chỗ nào có nồng độ radon trung bình hàng năm trong nhà ở (tức là nhà và những chỗ khác mà có người ở trong đó mỗi ngày 4 tiếng trở lên) trên 200 Bq/m3 thì nên có biện pháp điều chỉnh. Radon tại B.C. Đã có thử nghiệm radon tại hơn 22 cộng đồng trong B.C. để theo dõi các mức radon và để nhận định các khu vực hay có radon trong tỉnh bang. Kết quả thử nghiệm cho thấy là vùng Nội Địa và phía đông của Coast Mountain Range có khoảng từ 5 đến 40 phần trăm nhà ở có thể có các mức radon trên 200 Bq/m 3 , tùy cộng đồng. Kết quả cho thấy miền Bắc có các mức radon cao hơn. Có ít nhà có trên 200 bq/m3 hơn tại các vùng Duyên Hải. Tôi có nên thử nghiệm nhà tôi hay không? Mọi người nên thử nghiệm khí radon ở nhà mình. Các mức radon thay đổi khác nhau nhiều từ nhà này sang nhà khác, ngay cả trong cùng một khu. Sở dĩ như vậy là vì nồng độ khí này trong một tòa nhà tùy thuộc vào nhiều yếu tố, kể cả yếu tố địa chất của khu vực này, cách xây nhà, và các đặc điểm như lưu thông không khí trong nhà. Những nhà mới hơn được xây kín hơn nên thường có mức radon cao hơn. Nói chung, nồng độ radon thường cao nhất ở những tầng thấp nhất của tòa nhà, gồm cả tầng hầm. Chỉ có một cách duy nhất để biết chắc tuyệt đối về nồng độ khí radon trong nhà quý vị là thử nghiệm. Đặc biệt những người sống trong các cộng đồng Nội Địa và miền Bắc nên thử nghiệm radon ở nhà họ. Tôi thử nghiệm nhà mình như thế nào? Thử nghiệm radon thật dễ, tương đối không tốn kém, và có thể “tự làm lấy”. Một máy dò radon dài hạn, có bán tại nhiều nơi, được đặt ở tầng thấp nhất nơi có người sinh hoạt mỗi ngày nhiều hơn 4 tiếng trong nhà quý vị. Máy dò có kèm theo phần chỉ dẫn cụ thể. Sau khi thử nghiệm xong (tốt nhất là từ 3 tháng đến 1 năm, gồm cả một số tháng mùa đông), máy dò được gửi đến một phòng thí nghiệm để phân tích. Sau đó phòng thí nghiệm sẽ cho biết kết quả phân tích theo nồng độ radon trung bình trong thời gian thử nghiệm. Mức này sẽ được so với mức hướng dẫn của Bộ Y Tế Canada là 200 Bq/m3. Vì không có mức radon nào được xem là vô hại, mọi người nên nghĩ đến biện pháp điều chỉnh, dù cho các mức này gần hoặc dưới mức hướng dẫn. Có danh sách những nơi cung cấp khí cụ thử radon trên website của Trung Tâm Kiểm Soát Bệnh Tật BC (BCCDC) www.bccdc.ca/healthenv/Contaminants/Radon/default.htm , hoặc trong mục ‘home inspection services’ trong niên giám điện thoại địa phương của quý vị. Giá khí cụ thử và kết quả là khoảng $50. Những cơ quan sau đây cũng có các bộ thử nghiệm: • Hội Phổi BC – Gọi số 604-731-5864, số miễn phí 1- 800-665-5864 hoặc e-mail info@bc.lung.ca. • Cơ Quan Sức Khỏe Miền Bắc – Gọi số 250-565-2150, số miễn phí 1-800-663-7867 hoặc email radon@northernhealth.ca. • Hội Phòng Ngừa Ung Thư Phổi Tưởng Niệm Donna Schmidt. Gọi số 250-365-0344 số phụ 227 hoặc email dschmidt@golder.com. Ghi chú: Những bộ thử nghiệm này chỉ có tại các địa điểm trong vùng Kootenays. Tôi có thể làm gì nếu kết quả thử nghiệm cho thấy nhà tôi có các mức radon cao? Có nhiều việc quý vị có thể làm để giảm thiểu đáng kể các mức radon trong nhà mình: • Thông hơi sàn phụ dưới tầng hầm bằng cách gắn một máy bơm không khí nhỏ để hút khí radon từ bên dưới những tảng bê tông ra ngoài trước khi khí này xâm nhập vào trong nhà hoặc tòa nhà. • Cải tiến tình trạng thông hơi hay lưu lượng không khí (thiên nhiên hoặc quạt thổi) tại những chỗ trống dưới sàn, tầng hầm và những chỗ khác ở tầng dưới bằng cách mở cửa sổ hoặc dùng quạt trần. • Lấp kín các khe và chỗ hở trên sàn và tường ở tầng hầm, và xung quanh các đường ống và thoát nước. Có các chuyên viên giảm thiểu radon được chứng nhận để cố vấn và thực hiện biện pháp điều chỉnh. Muốn tìm một chuyên viên về radon trong khu vực quý vị, hãy đến trang web của Chương Trình Thông Thạo về Radon Toàn Quốc Canada (C-NRPP) tại www.neha-nrpp.org/cnrpp.shtml . Sau khi hoàn tất công việc điều chỉnh, nên thử nghiệm radon lại để biết chắc là đã giảm được những mức này. Đang có các thay đổi gì để giải quyết radon? Cả chính quyền liên bang lẫn tỉnh bang vẫn tiếp tục thăm dò những cách ngăn ngừa hoặc giảm bớt các mức radon trong các tòa nhà. Thí dụ, Bộ Luật Xây Cất BC đòi hỏi các tòa nhà mới xây trong những vùng có nhiều radon tại B.C. phải gắn các biện pháp về radon để giúp giải quyết nồng độ radon trong nhà. Muốn Biết Thêm Chi Tiết Muốn biết thêm chi tiết, xin liên lạc với viên chức sức khỏe môi trường của cơ quan sức khỏe địa phương của quý vị bằng cách đến www.health.gov.bc.ca/socsec/ . Hoặc bằng cách gọi điện thoại cho: • Vancouver Coastal Health 604-736-2033 • Island Health 250-370-8699 • Interior Health 250-862-4200 • Fraser Health 604-587-4600 • Northern Health 250-565-2649 Muốn biết thêm chi tiết, hãy liên lạc với: • Sở Dịch Vụ Sức Khỏe Môi Trường, BCCDC. Gọi số 604-707-2443, hoặc đến www.bccdc.ca/healthenv/ . • Trung Tâm Cộng Tác Toàn Quốc cho Sức Khỏe Môi Trường (NCCEH). Gọi số 604-707-2445 hoặc đến www.ncceh.ca Muốn biết thêm các đề tài của HealthLinkBC vào www.HealthLinkBC.ca/healthfiles hoặc đến phòng y tế công cộng tại địa phương quý vị. Bấm vào www.HealthLinkBC.ca hoặc gọi số 8-1-1 để biết chi tiết và các dịch vụ sức khỏe không cấp thiết tại B.C. Muốn tìm trợ giúp cho người điếc và khiếm thính, gọi số 7-1-1 tại B.C. Có dịch vụ dịch thuật với hơn 130 ngôn ngữ khi có yêu cầu của quý vị . . Vietnamese - Number 42 October 2013 Radon trong Nhà và Những Chỗ Ở Khác Radon in Homes and Other Dwellings Radon là gì? Radon là một chất khí phóng xạ không màu,. sức khỏe. Radon xâm nhập các tòa nhà qua đất, len lỏi qua các kẽ hở và những chỗ hở khác (những chỗ ghép xây cất, và khe hở xung quanh các đường ống) trong nền nhà. Radon ảnh hưởng đến sức. quạt thổi) tại những chỗ trống dưới sàn, tầng hầm và những chỗ khác ở tầng dưới bằng cách mở cửa sổ hoặc dùng quạt trần. • Lấp kín các khe và chỗ hở trên sàn và tường ở tầng hầm, và xung quanh

Ngày đăng: 20/07/2015, 23:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan