Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh

129 5.5K 21
Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ LIỄU TRANG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN THEO MẪU TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ LIỄU TRANG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN THEO MẪU TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG LƯU NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Mục đích nghiên cứu 6 4. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc luận văn 7 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 1.1. Cơ sở lý luận của phương pháp rèn luyện theo mẫu 8 1.1.1. Khái niệm mẫu và mẫu ngôn ngữ 8 1.1.2. Vấn đề mô phỏng, bắt chước trong hoạt động ngôn ngữ của con người 9 1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở với vấn đề mô phỏng, bắt chước ngôn ngữ 11 1.1.4. Rèn luyện theo mẫu với tư cách là một phương pháp dạy học tiếng 13 1.1.5. Rèn luyện theo mẫu và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt ở nhà trường THCS hiện nay 15 1.2. Cơ sở thực tiễn của phương pháp rèn luyện theo mẫu 18 1.2.1. Yêu cầu hình thành tri thức từ chương trình phân môn Tiếng Việt THCS 18 1.2.2. Đòi hỏi của việc rèn luyện các kỹ năng tiếng Việt cho học sinh THCS 20 1.2.3. Thực trạng sử dụng tiếng Việt của học sinh THCS 22 1.2.4. Thực trạng của việc áp dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt của giáo viên ở THCS 26 Tiểu kết chương 1 32 Chương 2. NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH RÈN LUYỆN THEO MẪU CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 33 2.1. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi áp dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu 33 2.1.1. Nguyên tắc bám sát chương trình, sách giáo khoa 34 2.1.2. Nguyên tắc hướng vào hoạt động giao tiếp 36 2.1.3. Nguyên tắc vừa sức 39 2.1.4. Nguyên tắc hướng tới cả dạng nói và dạng viết 41 2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh 43 2.2. Các nội dung cần rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng Việt ở trung học cơ sở 45 2.2.1. Rèn luyện cách sử dụng từ ngữ trong ngữ cảnh cụ thể 45 2.2.2. Rèn luyện cách tạo câu theo các yêu cầu biểu đạt 51 2.2.3. Rèn luyện cách tổ chức đoạn văn theo yêu cầu lập luận 58 2.3. Các bước tiến hành hoạt động rèn luyện theo mẫu cho học sinh 64 2.3.1. Chọn mẫu 64 2.3.2. Phân tích mẫu 65 2.3.3. Hướng dẫn học sinh tạo lập sản phẩm ngôn ngữ theo mẫu 67 2.3.4. Đánh giá sản phẩm ngôn ngữ của học sinh 68 2.4. Một số trường hợp minh họa cho các bước tiến hành rèn luyện theo mẫu 70 2.4.1. Rèn luyện cách dùng từ ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau qua dạy bài từ “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7, tập một) 70 2.4.2. Rèn luyện cách tạo câu theo yêu cầu biểu đạt qua dạy bài “Câu nghi vấn” và bài “Lựa chọn trật từ trong câu” (Ngữ văn 8, tập hai) 73 Tiểu kết chương 2 84 Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 85 3.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức thực nghiệm 85 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 85 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm 85 3.1.3. Nội dung thực nghiệm 85 3.1.4. Cách thức thực nghiệm 86 3.2. Tổ chức thực nghiệm 86 3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 86 3.2.2. Thiết kế bài tập thực nghiệm (giờ ngoại khóa, 90 phút) 87 3.2.3. Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng 110 3.3. Đánh giá thực nghiệm 111 3.3.1. Nhận xét quá trình và kết quả học tập của lớp thực nghiệm 111 3.3.2. Xử lý số liệu thực nghiệm 112 3.4. Kết luận chung về thực nghiệm 114 Tiểu kết chương 3 115 KẾT LUẬN 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐC : Đối chứng GV : Giáo viên HS : Học sinh Nxb : Nhà xuất bản PPDH : Phương pháp dạy học SGK : Sách giáo khoa SL : Số lượng THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TL : Tỉ lệ TN : Thực nghiệm 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người" (Lê-nin). Con người hiểu và truyền đạt tri thức đều thông qua ngôn ngữ. Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình mà còn có vai trò trong việc phát triển khả năng tư duy cũng như ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách con người. Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của con người gắn liền với quá trình “bắt chước”, mô phỏng, học tập các mẫu lời nói của người khác trong hoạt động giao tiếp. Theo Aristote, "mô phỏng" được xem như là một thuộc tính bản chất của con người, đã dần dần thúc đẩy con người đi đến hoạt động sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật. Sự "mô phỏng" ở đây chính là hoạt động nhận thức. Con người khác giống vật chính là ở chỗ, có tài mô phỏng, nhờ có sự mô phỏng đó mà con người thu được những kiến thức đầu tiên. 1.2. Phân môn Tiếng Việt có vị trí quan trọng ở trường phổ thông. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức ngôn ngữ học, tri thức về tiếng Việt. Ngay từ bậc tiểu học, học sinh đã được làm quen, hình thành những tri thức sơ giản, cần thiết về tiếng Việt, bao gồm ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ nghĩa, ngữ pháp. Trên cơ sở đó, giáo viên rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc viết cho học sinh nhằm giúp các em bước đầu sử dụng tiếng Việt để suy nghĩ và giao tiếp có hiệu quả. Giáo viên dần dần hình thành cho học sinh ý thức về chuẩn mực ngôn ngữ và chuẩn mực văn hóa thể hiện qua lời nói. Tiếp nối chương trình bậc tiểu học, lên trung học cơ sở, học sinh tiếp tục được cung cấp những tri thức tiếng Việt mang tính hệ thống hơn. Hầu như những vấn đề cốt lõi về lý thuyết cũng như thực hành luyện tập tiếng Việt đều được đề cập khá đầy đủ. Học sinh đã có ý thức, nền tảng tri thức quan sát 2 ngôn ngữ của người khác và của chính mình để điều chỉnh, phát triển lời ăn tiếng nói. Dạy học tiếng Việt cũng đồng thời rèn luyện cho học sinh những mẫu lời nói trong học tập, giao tiếp, hướng đến chuẩn mực, phù hợp với lứa tuổi, tâm sinh lý của học sinh, giúp các em tích cực chủ động tham gia vào hoạt động giao tiếp một cách hiệu quả. 1.3. Hiện nay, với sự phát triển chóng mặt của khoa học công nghệ, việc sử dụng internet đã mở đường cho kết nối toàn cầu, các loại hình giao tiếp qua mạng trở nên phổ biến, và kéo theo nó là lối sử dụng ngôn ngữ với nhiều tên gọi khác nhau: ngôn ngữ chát, ngôn ngữ tuổi teen Đây là một hiện tượng ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ, không chỉ xuất hiện trong những văn bản chát, những dòng tin nhắn qua điện thoại di động, mà nó còn được một bộ phận học sinh đưa cả vào trong bài viết, bài thi của mình. Ngôn ngữ chát xâm nhập vào học đường, một mặt, tạo nên nét vui tươi, dí dỏm trong giao tiếp, nhưng mặt khác, dẫn đến sự phức tạp, lộn xộn trong tư duy và sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Vì vậy, để nâng cao ý thức, trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, điều chỉnh những cải biến ngôn ngữ do chính các em tạo ra, hướng các em vào các chuẩn mực, trong việc dạy phân môn tiếng Việt, giáo viên cần quan tâm đến phương pháp rèn luyện theo mẫu. Đây là một trong những phương pháp đặc thù trong dạy tiếng Việt, giúp cho học sinh có thói quen rèn luyện, sử dụng ngôn ngữ lành mạnh, đúng chuẩn tiếng Việt văn hóa. Xuất phát từ những lí do trên đây, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng Việt ở các trường Trung học cơ sở thuộc quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu. Bên cạnh những vấn đề lý thuyết, chúng tôi sẽ khảo sát thực trạng dạy học và thực nghiệm phương pháp này ở một số trường THCS ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hy vọng những kiến giải khoa học và kết quả thực nghiệm 3 sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy phân môn tiếng Việt ở bậc Trung học cơ sở. 2. Lịch sử vấn đề Từ năm 1986, khi Tiếng Việt được xem là một môn học độc lập trong nhà trường và qua nhiều lần đổi mới chương trình và sách giáo khoa, nhất là khi chương trình Ngữ văn mới được áp dụng trong cả nước từ năm 2006 đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo, bài tham luận khoa học trong các cuộc hội thảo quan tâm đến vấn đề phương pháp dạy học tiếng Việt. Các giáo trình vừa bàn về phương pháp dạy học đối với một hợp phần cụ thể, vừa nêu một số phương pháp có thể áp dụng chung cho các hợp phần. Đáng kể như các công trình nghiên cứu: Phương pháp dạy học tiếng Việt (Lê A chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán, Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học của Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Minh Thuyết, Phương pháp dạy học tiếng Việt (2 tập) do nhóm tác giả Lê A, Thành Thị Yên Mĩ, Lê Phương Nga biên soạn dành cho GV bậc Tiểu học, Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới (Nguyễn Trí). Các tài liệu này đã trình bày một hệ thống phương pháp xác định nhằm tổ chức hoạt động của thầy và trò. Các tác giả đã cung cấp cho chúng ta những vấn đề cơ bản của lí luận dạy học: đối tượng, nhiệm vụ của PPDH tiếng Việt, các nguyên tắc dạy học tiếng Việt, cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng PPDH tiếng Việt, việc sử dụng thiết bị và đồ dùng để dạy học tiếng Việt, hoạt động ngoại khoá môn tiếng Việt… Đối với phương pháp rèn luyện theo mẫu, các giáo trình nghiên cứu về phương pháp dạy học tiếng Việt đã xem đó là một trong những phương pháp đặc thù trong dạy học tiếng. Đáng chú ý là trong giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt của Lê A (chủ biên), Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán. Nhóm tác giả đã trình bày về một số phương pháp mang tính đặc thù cho việc 4 dạy học tiếng Việt trong nhà trường như phương pháp thông báo - giải thích, phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp giao tiếp [3, tr. 64-71]. Mỗi phương pháp đều được trình bày cụ thể về bản chất, đặc trưng, các thao tác, quy trình thực hiện, phạm vi có thể áp dụng. Về bản chất của phương pháp rèn luyện theo mẫu, theo các tác giả, “đó là phương pháp mà thầy giáo chọn và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn học sinh phân tích để hiểu và nắm vững cơ chế của chúng và bắt chước mẫu đó một cách sáng tạo vào lời nói của mình” [3, tr. 69]. Các bước cụ thể thực hiện phương pháp này mà giáo trình đã nêu gồm: cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói; giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu theo một số yêu cầu; học sinh mô phỏng mẫu để tạo ra lời nói của mình; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm. Giáo trình cũng cũng nhấn mạnh đến tính khả thi của các phương pháp trong thực tế dạy học. Mỗi phương pháp có đặc thù và chỗ mạnh riêng, giáo viên phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo mới thu được kết quả mong muốn. Với công trình nghiên cứu Phương pháp dạy học tiếng Việt nhìn từ tiểu học, tác giả Hoàng Hòa Bình - Nguyễn Minh Thuyết đã trình bày khá rõ về phương pháp rèn luyện theo mẫu. Theo tác giả: “Rèn luyện theo mẫu là vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học hoặc mô hình đã biết vào thực hành nhằm củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng” [9, tr. 102]. Các tác giả cũng hướng dẫn biện pháp phân tích theo mẫu và xây dựng hai loại bài tập theo mẫu: bài tập nhận diện đơn vị, hiện tượng ngôn ngữ và bài tập tạo lập văn bản. Do mục đích và giới hạn của giáo trình, những vấn đề về rèn luyện theo mẫu ở đây chỉ dừng lại ở giới hạn dạy học cho HS tiểu học. Tuy nhiên, người quan tâm vẫn có thể tìm thấy ở đây những định hướng, những gợi ý cho việc dạy học các đơn vị ngôn ngữ theo phương pháp rèn luyện theo mẫu cho HS trung học. [...]... theo mẫu ở một khối lớp cụ thể nói riêng và toàn bộ bậc trung học cơ sở nói chung Vì thế, việc triển khai đề tài: Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng Việt ở các trường trung học cơ sở thuộc quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh, theo chúng tôi, vẫn là vấn đề cấp thiết 3 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở yêu cầu của chương trình và sách giáo khoa, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. .. rõ hơn vấn đề sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào dạy học tiếng Việt, góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy tiếng Việt ở trung học cơ sở 7 4 Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng Việt ở các trường THCS 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng hợp một số vấn đề lý thuyết liên quan đến phương pháp rèn luyện theo mẫu Đề xuất một... các em cũng như áp dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp để giáo dục các em đạt hiệu quả hơn 1.1.4 Rèn luyện theo mẫu với tư cách là một phương pháp dạy học tiếng Trong lĩnh vực dạy học tiếng, kể cả trong dạy học ngoại ngữ lẫn dạy tiếng mẹ đẻ, phương pháp rèn luyện theo mẫu đã được áp dụng rộng rãi ở các nền giáo dục và thu được những kết quả tích cực Rèn luyện theo mẫu là một trong những phương pháp. .. hình thức vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào dạy học tiếng Việt ở trung học cơ sở 5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp thuộc cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn Cụ thể là: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp mô hình hóa, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm 6 Cấu trúc... định hướng đổi mới phương pháp dạy học phân môn tiếng Việt phù hợp, nhất là việc vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu đạt hiệu quả, góp phần cải thiện được trình độ sử dụng ngôn ngữ của học sinh 1.2.4 Thực trạng của việc áp dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt của giáo viên ở THCS Để có cơ sở đánh giá thực trạng của việc áp dụng các phương pháp dạy học tiếng Việt của giáo viên ở THCS, chúng tôi... theo mẫu - một phương pháp đã được sử dụng khá phổ biến trong dạy học tiếng Việt, nhất là ở bậc tiểu học nhưng vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu, chưa được bàn nhiều như các phương pháp khác Các công trình nghiên cứu về phương pháp rèn luyện theo mẫu chỉ mới dừng lại ở phạm vi khái quát về các bước thực hiện, cách vận dụng, chưa đi sâu vào việc dạy học tiếng Việt theo phương pháp rèn luyện. .. điểm cần được tôn trọng bởi chúng có những cơ sở nhất định Phiếu 4: Trong quá trình dạy học Tiếng Việt, đối với phương pháp rèn luyện theo mẫu, thầy, cô đã: a) Thường xuyên áp dụng b) Ít áp dụng c) Áp dụng tùy loại bài d) Có áp dụng và phối hợp với các phương pháp khác e) Ý kiến khác Bảng 1.4 Kết quả điều tra thực tế áp dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học Tiếng Việt SỐ NGƯỜI ĐƯỢC HỎI TRẢ... từ thành cụm từ, câu thầy giáo không thể không sử dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu Đầu tiên, thầy giáo phải phát âm mẫu, phân tích mẫu, đọc toàn bộ câu mẫu, hướng dẫn vận dụng câu mẫu trong hoàn cảnh giao tiếp phù hợp… sau đó, học sinh sẽ đọc theo, nhớ nghĩa, biết câu mẫu và dần biết cách vận dụng theo mẫu trong giao tiếp Phương pháp rèn luyện theo mẫu được xem là một phương pháp có khả năng áp dụng. .. rất rộng, được ứng dụng trong dạy học ở tất cả các hợp phần của Tiếng Việt, trong dạy học Đọc hiểu và Làm văn Học sinh có thể dựa theo các mẫu của sách giáo khoa, của giáo viên để rèn luyện về chữ viết, luyện về phát âm, luyện đọc, giải nghĩa từ, đặt câu, viết đoạn văn, tạo lập văn bản 1.1.5 Rèn luyện theo mẫu và vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Tiếng Việt ở nhà trường THCS hiện nay Trong xu thế hội... pháp giảng dạy học tiếng Việt, phương pháp rèn luyện theo mẫu là một phương pháp mang tính truyền thống, đã được giáo viên sử dụng khá phổ biến Ngày nay bên cạnh các phương pháp mang tính đặc thù được nhiều giáo viên áp dụng phù hợp với xu thế đổi mới như: phương pháp giao tiếp, phương pháp trực quan, phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm… phương pháp rèn luyện theo mẫu vẫn được . TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI THỊ LIỄU TRANG VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN THEO MẪU TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THUỘC QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề: Vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu trong dạy học tiếng Việt ở các trường Trung học cơ sở thuộc quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh làm đề tài nghiên cứu. Bên. hình thức vận dụng phương pháp rèn luyện theo mẫu vào dạy học tiếng Việt ở trung học cơ sở. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp thuộc cả hai nhóm phương pháp nghiên

Ngày đăng: 20/07/2015, 15:39

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan