Sự vận động cảm hứng nhân đạo trong thơ chứ hán nguyễn du

120 1.5K 15
Sự vận động cảm hứng nhân đạo trong thơ chứ hán nguyễn du

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI NGUYỄN SƠN SỰ VẬN ÐỘNG CẢM HỨNG NHÂN ÐẠO TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH BÙI NGUYỄN SƠN SỰ VẬN ÐỘNG CẢM HỨNG NHÂN ÐẠO TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRƯƠNG XUÂN TIẾU NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang M UỞĐẦ 8 1. Lí do ch n t iọ đề à 8 2. L ch s v n ị ử ấ đề 9 3. M c ích, yêu c uụ đ ầ 15 4. i t ng v ph m vi nghiên c uĐố ượ à ạ ứ 15 5. Ph ng pháp nghiên c uươ ứ 16 6. óng góp c a lu n v nĐ ủ ậ ă 16 7. C u trúc lu n v nấ ậ ă 17 Ch ng 1ươ GI I THUY T V C M H NG NHÂN O VÀ C S NGHIÊN C UỚ Ế Ề Ả Ứ ĐẠ Ơ Ở Ứ S V N NG C A C M H NG NHÂN OỰ Ậ ĐỘ Ủ Ả Ứ ĐẠ TRONG TH CH HÁN NGUY N DUƠ Ữ Ễ 18 1.1. Gi i thuy t v khái ni m “s v n ng” v “c m h ng nhân o”ớ ế ề ệ ự ậ độ à ả ứ đạ 18 1.1.1. S v n ngự ậ độ 18 1.1.2. C m h ng nhân oả ứ đạ 18 1.2. V i nét v th ch Hán Nguy n Duà ề ơ ữ ễ 20 1.2.1. T p th “Thanh Hiên thi t p” (T p th c a Thanh Hiên) ậ ơ ậ ậ ơ ủ 20 1.2.2. T p th “Nam trung t p ngâm” (Các b i th ngâm khi ậ ơ ạ à ơ ở ph ng Nam)ươ 21 1.2.3 .T p th “B c h nh t p l c” (ghi chép trong chuy n iậ ơ ắ à ạ ụ ế đ sang ph ng B c)ươ ắ 22 1.3. C s nghiên c u s v n ng c a c m h ng nhân o trong th ơ ở ứ ự ậ độ ủ ả ứ đạ ơ ch Hán Nguy n Duữ ễ 24 1.3.1. V th i i Nguy n Du sinh s ngề ờ đạ ễ ố 24 1.3.3. V b n thân cá nhân Nguy n Duề ả ễ 27 Ti u k t ể ế 31 Ch ng 2ươ S V N NG C A C M H NG NHÂN O Ự Ậ ĐỘ Ủ Ả Ứ ĐẠ TRONG TH CH HÁN NGUY N DUƠ Ữ Ễ 32 2.1. N i ni m riêngỗ ề 32 2.1.1. Bi c h ng (Bu n nh quê h ng)ố ươ ồ ớ ươ 33 2.1.2. ng niên i di n cách thiên nh ng (Tình c m b nĐồ đố ệ ưỡ ả ạ bè) 36 2.1.3. Tam xuân tích b nh b n vô d c (Ba tháng b nh; nghèoệ ầ ượ ủ ệ không thu c)ố 39 2.1.4. Lo n th nam nhi tu i ki m (Trai th i lo n nhìn thanhạ ế đố ế ờ ạ g m m th n)ươ à ẹ 41 2.2. N i ni m th sỗ ề ế ự 46 2.2.1. C m th ng nh ng ki p ng i nh bé, b t h nhả ươ ữ ế ườ ỏ ấ ạ 47 2.2.2. Ng i ca, ng c m v i thân ph n ng i ph n ợ đồ ả ớ ậ ườ ụ ữ 52 2.2.3. Quý tr ng, cao nh ng nh th , nh ng nhân v t t iọ đề ữ à ơ ữ ậ à danh trong l ch s Trung Qu cị ử ố 59 2.3. Thái phê phán, t cáo hi n th cđộ ố ệ ự 68 2.3.1. Phê phán, t cáo t ng l p quan l iố ầ ớ ạ 68 2.3.2. kích m t s nhân v t l ch s ph n di nĐả ộ ố ậ ị ử ả ệ 70 2.3.3. L n ti ng b o v , òi h i quy n l i cho con ng i ớ ế ả ệ đ ỏ ề ợ ườ 75 2.4. Ý ngh a c a s v n ng c m h ng nhân o trong th ch Hán ĩ ủ ự ậ độ ả ứ đạ ơ ữ Nguy n Duễ 76 Ti u k tể ế 78 Ch ng 3ươ NGH THU T TH HI N S V N NGỆ Ậ Ể Ệ Ự Ậ ĐỘ C A C M H NG NHÂN O TRONG TH CH HÁNỦ Ả Ứ ĐẠ Ơ Ữ NGUY N DUỄ 79 3.1. T o ra cu n nh t ký ghi chép b ng th sinh ngạ ố ậ ằ ơ độ 79 3.2. Kh c h a nhân v t b ng nh ng hình nh t ng ph n - i l pắ ọ ậ ằ ữ ả ươ ả đố ậ 86 3.3. Gi ng i u th ch Hán Nguy n Duọ đ ệ ơ ữ ễ 93 3.3.1. Gi ng i u c m thông, chia sọ đ ệ ả ẻ 94 3.3.2. Gi ng i u ng ng m , ng i caọ đ ệ ưỡ ộ ợ 98 3.3.3. Gi ng i u m a mai, châm bi mọ đ ệ ỉ ế 101 Ti u k tể ế 107 K T LU NẾ Ậ 108 TÀI LI U THAM KH OỆ Ả 111 6 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Khuynh hướng nhân đạo chủ nghĩa là một trong những khuynh hướng chủ lưu của văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Bộ phận văn học có nội dung cao cả này đã thu hút hầu hết các tác giả có tài năng và tâm huyết. Cùng với Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du là một tác giả tiêu biểu nằm trong dòng chảy của trào lưu nhân đạo giai đoạn này. Chủ nghĩa nhân đạo đã thấm nhuần trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, tập trung nhất ở 250 bài thơ chữ Hán và Truyện Kiều. 1.2. Nguyễn Du (1765 - 1820) là đại thi hào của dân tộc và là danh nhân văn hóa thế giới. Ông đã để lại một di sản quý báu cho văn học nước nhà, trong đó có kiệt tác Truyện Kiều (với 3254 câu lục bát) và ba tập thơ viết bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục (với 250 bài thơ). Ba tập thơ này là tâm huyết, tài năng, là cái tôi trữ tình gắn liền với ba chặng đường trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du. Nhà thơ đã thể hiện một quan niệm sống, một cái nhìn đầy tinh thần nhân đạo cao cả, để lại tiếng vang xa trong lòng hậu thế. Cùng với Truyện Kiều, các thi tập chữ Hán của Nguyễn Du đã góp phần làm nên diện mạo thơ ca trung đại và là nguồn tư liệu giúp chúng ta tìm hiểu thế giới nội tâm của tác giả. Vì vậy, khi đánh giá về thơ chữ Hán Nguyễn Du, nhà nghiên cứu Mai Quốc Liên đã viết: “Truyện Kiều là “diễn âm”, “lỡ tay” mà thành kiệt tác, còn thơ chữ Hán mới đích là “sáng tác”, nên xem nó là phát ngôn viên chính thức của Nguyễn Du” [21, 120]. 1.3. Là cây bút lớn nhất của văn học Việt Nam trung đại, cho nên tác phẩm của Nguyễn Du được đưa vào giảng dạy với thời lượng đáng kể ở các 8 cấp Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các trường Cao đẳng, Đại học. Do đó, việc đi sâu khám phá sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là một việc làm có ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và giảng dạy về tác gia này. Trên đây là những lí do thôi thúc chúng tôi chọn đề tài Sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du 2. Lịch sử vấn đề Cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du là vấn đề khoa học đã được giới nghiên cứu nhìn nhận từ lâu và cho đến nay, nó vẫn đang là một vấn đề đặc biệt được quan tâm. Chúng tôi xin điểm qua một số nhận định, đánh giá tiêu biểu theo hai hướng sau: 2.1. Hướng nghiên cứu về cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Nói đến lịch sử nghiên cứu, phê bình thơ chữ Hán Nguyễn Du, trước hết phải kể đến công trình Nguyễn Du - về tác gia và tác phẩm (tái bản lần thứ 4 - Nxb Giáo dục, năm 2003) của Trịnh Bá Đĩnh với sự cộng tác của Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh (tuyển chọn và giới thiệu). Công trình gồm 1035 trang, được chia làm 4 phần. Trong đó, ở Phần thứ nhất,Chân dung Nguyễn Du qua thơ chữ Hán (từ trang 33 đến trang 131) có 7 bài viết bàn về thơ chữ Hán Nguyễn Du.Ở các bài viết này, các tác giả đã có cái nhìn tổng quan về thơ chữ Hán Nguyễn Du trên nhiều phương diện, trong đó cảm hứng nhân đạo là một vấn đề cũng được đặt ra. Với bài viết Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ chữ Hán, Hoài Thanh một mặt đã chỉ ra thái độ của Nguyễn Du đối với các triều đại lần lượt thay thế nhau từ cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, mặt khác qua việc phân tích một số bài thơ, trong đó có bài Thái Bình mại ca giả, Hoài Thanh đã cho chúng ta thấy: “Từ hình ảnh ông già mù đi hát rong, hát đến sùi bọt mép và lúc đã xuống khỏi thuyền còn quay đầu lại ngỏ lời chúc 9 tụng, từ tất cả những cảnh cơ cực, Nguyễn Du rất thông cảm vì chính Nguyễn Du cũng đã trải qua. Ngay trong bài này, cái nhìn rất ghê tởm của Nguyễn Du đối với bọn “nhai xé thịt người ngọt xớt như đường” cũng gắn liền với một cái nhìn rất đau xót đối với quần chúng lao khổ” [21, 40]. Cùng quan điểm với Hoài Thanh, Xuân Diệu cũng đã có những nhận định, đánh giá rất sâu sắc về tập thơ chữ Hán của Nguyễn Du, đặc biệt là hai bài Thái Bình mại ca giả và Sở kiến hành: “Với hai bài thơ này, Nguyễn Du đã đặt ngón tay vào tận trong vết thương lở loét của xã hội” [21, 52]. Theo Xuân Diệu, nếu Nguyễn Du “không yêu thương con người đến cháy ruột cháy gan, thì không thể có hơi văn bênh vực sự sống” đến như vậy. Sau này, trong bài viết Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán, Trương Chính cũng có điểm gặp gỡ, tương đồng với Xuân Diệu khi cho rằng, điểm nổi bật của Nguyễn Du là sự gần gũi với những người nghèo khổ, yếu đuối, bị áp bức, bị ô nhục trong xã hội cũ, và có một cái nhìn hiện thực đối với giai cấp thống trị, “nếu không phải xuất phát từ lòng cảm thông sâu sắc thì không thể nào có một cái nhìn như thế” [21, 93]. Cũng đi vào tìm hiểu thơ chữ Hán, nhưng Nguyễn Huệ Chi lại chú trọng hơn đến thế giới nhân vật của Nguyễn Du. Sau khi trình bày những hiểu biết của mình về con người, lí tưởng chính trị của Nguyễn Du, Nguyễn Huệ Chi đi đến khẳng định: “Cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du sẽ chuyển sang một cấp độ mới khi nhà thơ hướng ngòi bút vào một đối tượng miêu tả khác: những con người có số phận cơ cực, hẩm hiu nhất trong cuộc sống. Về phương diện này, thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng thống nhất với Truyện Kiều và Văn chiêu hồn. Thống nhất trước hết là ở cảm quan hiện thực của nhà thơ. Hễ cứ nói đến những kiếp người lầm than, lời thơ của Nguyễn Du bao giờ cũng hàm chứa một nỗi bức xúc, làm người đọc không thể dửng dưng trong khi đọc. Nguyễn Du không phải là người chỉ biết thu mình lại trong những đau khổ cá nhân. Trên con đường gập ghềnh “bụi bay mờ mịt” 10 [...]... khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1 Giới thuyết về cảm hứng nhân đạo và cơ sở nghiên cứu sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Chương 2 Sự vận độngcủa cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Chương 3 Nghệ thuật thể hiện sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du 18 Chương 1 GIỚI THUYẾT VỀ CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO VÀ CƠ... nghiên cứu về sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Nói về sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, Mai Quốc Liên trong bài viết Thơ chữ Hán của Nguyễn Du đã nhận định: “Sau Thanh Hiên và Nam trung thì Bắc hành là một Thái Sơn trong sáng tác của Nguyễn Du Đó là một bất ngờ lớn, nhưng là một trùng khớp với những tư tưởng nhân đạo lớn của Nguyễn Du trong Truyện... tiền đề để hình thành nên sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du 32 Chương 2 SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU Đọc 250 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy cảm hứng nhân đạo của nhà thơ không chỉ có trong một bài thơ, một tập thơ mà luôn luôn vận động trong toàn thi tập Sự vận động này diễn tiến theo một quá trình từ thấp đến cao, từ nhỏ... trình bày một cách triệt để nhất sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du 3 Mục đích, yêu cầu 3.1 Mục đích Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm hướng đến những mục đích sau: - Làm rõ khái niệm cảm hứng nhân đạo và cơ sở nghiên cứu sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - Nêu lên những biểu hiện của cảm hứng nhân đạo trong ba tập thơ Thanh Hiên thi tập, Nam trung... ra sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và ý nghĩa của nó - Tìm hiểu nghệ thuật thể hiện sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán, qua đó thấy được tài năng và nhân cách con người Nguyễn Du 3.2 Yêu cầu - Để đề tài phát huy được tác dụng và có ý nghĩa thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng trình bày một cách hệ thống về sự vận động của cảm hứng nhân. .. CỨU SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CẢM HỨNG NHÂN ĐẠO TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU 1.1 Giới thuyết về khái niệm sự vận động và cảm hứng nhân đạo 1.1.1 Sự vận động Sách Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng, 2008, cắt nghĩa: * Sự (Danh từ): [1] Việc, chuyện (nói khái quát): gây sự, muốnquên đi mọi sự [2] Từ có tác dụng danh từ hóa (sự vật hóa) một hoạt động, một tính chất: sự sống, sự đau đớn, sự. .. tíchnhững biểu hiện và sự vận động của cảm hứng nhân đạo qua các bài thơ, tập thơ Từ đó, rút ra những ý khái quát về giá trị nhân đạo mà tác phẩm mang lại - Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đối sánh từng nội dung của cảm hứng nhân đạo giữa ba tập thơ để thấy được sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong toàn thi tập Ngoài ra, chúng tôi còn dựa trên nguyên tắc duy vật lịch sử, duy vật biện chứng của chủ nghĩa... nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du - Cảm hứng nhân đạo là một phương diện quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, chính vì thế cần hiểu chính xác khái niệm của nó; để từ đó đi sâu vào tìm hiểu sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du một cách đúng đắn, kĩ càng 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sự vận động của cảm hứng nhân. .. triển khai Điểm lại lịch sử nghiên cứu về cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy cảm hứng nhân đạo đã được nói đến khá nhiều, còn sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du lại chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức Nếu có, thì cũng 15 chỉ mới dừng lại ở việc khái quát, phân tích một số bài thơ đặc sắc, chứ chưa được nhìn nhận ở mức độ mở rộng toàn... Giờ đây Nguyễn Du vẫn buồn đau - thơ ca luôn nhạy cảm với nỗi đau khổ của con người, huống nữa thời đại Nguyễn Du là một thời đại bi kịch Nhưng cái nhìn ấy, so với trước, đã mạnh khỏe hơn và chứa đầy những ý tưởng lớn” [21, 127] Cùng nghiên cứu về cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du nhưng Đào Xuân Qúy đã nhìn nhận vấn đề trong sự vận động Ở bài viết Nguyễn Du trong những bài thơ chữ Hán, Đào . về sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du Nói về sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, Mai Quốc Liên trong bài viết Thơ chữ Hán của Nguyễn Du. cứu về cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, chúng tôi nhận thấy cảm hứng nhân đạo đã được nói đến khá nhiều, còn sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du lại. khai trong 3 chương: Chương 1. Giới thuyết về cảm hứng nhân đạo và cơ sở nghiên cứu sự vận động của cảm hứng nhân đạo trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Chương 2. Sự vận độngcủa cảm hứng nhân đạo trong

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan