Tìm hiểu một số si tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện quỳnh lưu, tình nghệ an

148 1.6K 4
Tìm hiểu một số si tích lịch sử văn hóa tiêu biểu ở huyện quỳnh lưu, tình nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ NGÂN TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ NGÂN TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: TS. DƯƠNG THỊ THANH HẢI NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn “Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo, các cấp lãnh đạo, gia đình, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp. Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn đối với: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, Hội đồng khoa học của trường Đại học Vinh; Ban giám hiệu, tập thể phòng tổ chức cán bộ trường; các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn; đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến với cô giáo - Tiến sĩ Dương Thị Thanh Hải đã giành nhiều thời gian, tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình học tập, nghiên cứu tôi đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Phạm Thị Ngân MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: 2 3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6 5. Đóng góp của đề tài 6 6. Bố cục của đề tài 7 B. NỘI DUNG 8 Chương 1. KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ HUYỆN QUỲNH LƯU 8 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử - văn hoá của huyện Quỳnh Lưu 8 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 8 1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội 14 1.1.3. Truyền thống lịch sử - văn hoá 21 1.2. Tổng quan về các di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu 24 1.2.1. Di tích khảo cổ học 25 1.2.2. Di tích lịch sử - văn hoá 26 Tiểu kết chương 1 30 Chương 2. DIỆN MẠO MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUỲNH LƯU 32 2.1. Đền Cờn 32 2.1.1. Địa điểm 32 2.1.2. Nguồn gốc lịch sử 33 2.1.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 36 2.1.4. Các hiện vật trong di tích 41 2.1.5. Một số nhận xét 43 2.2. Đền Vưu 44 2.2.1. Địa điểm 44 2.2.2. Nhân vật thờ tự 45 2.2.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 48 2.2.4. Các hiện vật trong di tích 54 2.2.5. Một số nhận xét 56 2.3. Đền Bình An, Chùa Bảo Minh 57 2.3.1. Địa điểm 57 2.3.2. Nhân vật thờ tự 57 2.3.3. Đặc điểm kiến trúc điêu khắc 61 2.3.4. Các hiện vật trong di tích 67 2.3.5. Một số nhận xét 67 2.4. Đình làng ở Quỳnh Lưu 68 2.4.1. Đình làng Quỳnh Đôi 69 2.4.2. Đình Tám Mái 73 2.4.3. Một số nhận xét 76 2.5. Nhà thờ họ Hồ 77 2.5.1. Địa điểm 77 2.5.2. Khái quát về dòng họ Hồ (Quỳnhn Đôi ) 78 2.5.3. Các nhân vật được thờ tự 78 2.5.4. Khảo tả di tích 84 2.5.5. Các hiện vật trong di tích 89 2.5.6. Một số nhận xét 89 2.6. Nhà thờ - Bia và Mộ Hồ Phi Tích 90 2.6.1. Địa điểm 90 2.6.2. Nhân vật thờ tự 91 2.6.3. Khảo tả di tích 94 2.6.4. Các hiện vật trong di tích 101 2.6.5. Một số nhận xét 102 Tiểu kết chương 2 103 Chương 3. GIÁ TRỊ LỊCH SỬ, VĂN HOÁ VÀ CÔNG TÁC BẢO TỒN PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA CÁC DI TÍCH 105 3.1. Giá trị lịch sử, văn hoá 105 3.1.1. Giá trị lịch sử 105 3.1.2. Giá trị văn hoá 109 3.2. Các giá trị khác 112 3.2.1. Giá trị kiến trúc - điêu khắc 112 3.2.2. Giá trị giáo dục 114 3.2.3. Giá trị kinh tế - du lịch 116 3.3. Bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích trong công tác bảo tồn, trùng tu di tích 117 3.3.1. Thực trạng công tác bảo tồn, trùng tu di tích 117 3.3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích 119 Tiểu kết chương 3 122 C. KẾT LUẬN 124 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 127 E. PHỤ LỤC 131 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, di tích lịch sử - văn hoá được coi như là nguồn sử liệu vật chất và tinh thần nhằm lưu giữ, kết nối giữa quá khứ và hiện tại. Các di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu như đình, đền, chùa là một bộ phận của văn hoá vật chất do nhân dân lao động sáng tạo ra. Và gắn liền với nó là những sự tích, truyền thuyết, tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến sự hình thành và tồn tại của các di tích trong tiến trình lịch sử. Chính vì thế, di tích lịch sử - văn hoá đóng vai trò quan trọng trong việc phục dựng lại quá khứ. Như vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hoá giúp chúng ta có được cái nhìn sâu hơn những gì thuộc về quá khứ của dân tộc và của từng địa phương. Nghệ An xưa và nay vẫn được coi là mảnh đất trọng yếu, có vị trí chiến lược liên quan đến sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Trong các thời kì phong kiến nơi đây trở thành điểm nóng tranh giành của các thế lực. Đứng vững chân ở Nghệ An thì có thể làm nên những công trạng lớn bởi Nghệ An có địa thế rộng rãi chính là đất xung yếu giữa Nam và Bắc. Trong các cuộc chiến tranh Pháp, Mỹ gây ra sau này, Nghệ An cũng trở thành một trong những mảnh đất nóng trong bom đạn. Do lịch sử xứ Nghệ đầy biến động như vậy nên mảnh đất này đã xuất hiện bao bậc anh hùng hào kiệt có công trạng với lịch sử dân tộc. Để ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng nhân dân địa phương đã lập đền, miếu thờ như một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn. Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An có gần 1000 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh, điều này đã phản ánh lịch sử hào hùng và mảnh đất địa linh nhân kiệt của xứ Nghệ. Nghiên cứu hệ thống các di tích lịch sử trên địa bàn sẽ giúp chúng ta có cái nhìn cụ thể về lịch sử của tỉnh nhà qua các thời kì lịch sử, thấy rõ được quá khứ hào hùng của dân tộc. Muốn làm được điều đó, chúng ta trước tiên tìm hiểu các di tích lịch sử của từng địa phương mà trong đó huyện Quỳnh Lưu là vùng đất tiêu biểu của tỉnh Nghệ An - nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu. 2 Quỳnh Lưu - mảnh đất địa đầu xứ Nghệ, vùng đất gắn liền với lịch sử Việt Nam. Bởi, từ xa xưa, Quỳnh Lưu không chỉ biết đến như một địa bàn phát triển lịch sử lâu đời mà còn là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử sôi động, là quê hương của nhiều bậc danh nhân đất nước, nhiều hào kiệt qua nhiều thời kỳ lịch sử. Trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc, bằng đấu tranh lao động và sáng tạo, nhiều thế hệ Quỳnh Lưu kế tiếp nhau tạo dựng nên một vùng đất có truyền thống lịch sử - văn hoá phong phú. Trên nền bức tranh lịch sử đầy biến động đó, hoà với sự phong phú cả về đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây, nổi bật lên những công trình kiến trúc có bề dày lịch sử như: đình, đền, chùa, nhà thờ họ Những công trình được xây dựng nên với sự tôn kính, ngưỡng mộ của người dân lao động. Và tất thảy người dân đều mong muốn thờ phụng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh trong sâu thẳm con người mình. Mỗi chúng ta sống không phải vì quá khứ, nhưng ta lại sống trên nền tảng của quá khứ, quá khứ là nền tảng cho tương lai. Đây cũng chính là mối quan hệ giữa truyền thống và hiện tại, các di tích lịch sử và văn hoá như đình, đền, chùa là một phần nhỏ trong di sản văn hoá do nhân dân tạo ra. Bởi vậy, mỗi con người chúng ta sống trên đất nước Việt Nam ngoài sự tôn kính và tự hào ra phải tự ý thức được trách nhiệm của mình khi đứng trước những di tích lịch sử - văn hoá của dân tộc. Với tất cả những lí do đó, tôi đã lựa chọn đề tài "Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" làm luận văn tốt nghiệp cao học thạc sỹ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam với mong muốn góp một phân nhỏ vào công tác bảo tồn, tôn tạo và phát triển các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Việc "Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An" không còn là một vấn đề mới mẻ, nó đã được đề cập trực 3 tiếp và gián tiếp ở nhiều công trình nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, bài báo, tạp chí đề cập ít nhiều đến các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Tuy nhiên, các công trình đó mới điểm qua một vài di tích tiêu biểu chứ chưa tìm hiểu một cách đầy đủ có tính hệ thống về diện mạo của di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu. Có thể kể đến một số công trình mang tính khái quát về hệ thống các di tích lịch sử - văn hoá Việt Nam của các tác giả như: Dương Văn Sáu trong "Di tích lịch sử - văn hoá và danh thắng Việt Nam", Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã trình bày khái quát về hệ thống các khái niệm, đặc điểm kiến trúc điêu khắc của các loại hình di tích lịch sử văn hoá ở Việt Nam. Thông qua đó, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc về các khái niệm, đặc điểm của các loại hình di tích lịch sử - văn hoá ở Việt Nam. Một số công trình liên quan trực tiếp đến nội dung đề tài chúng tôi lựa chọn, đó là các công trình của Nguyễn Đổng Chi - Người đã dành hơn nửa cuộc đời nghiên cứu về văn hoá xứ Nghệ. Trong đó phải kể đến công trình: "Địa chí văn hoá dân gian Nghệ Tĩnh". Tác giả đã dành hẳn một chương để liệt kê các đền, nghè, miếu trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Ngoài ra, tác giả đi sâu nghiên cứu và viết về thần tích các làng của các xã như: thần tích làng Yên Đình (Quỳnh Hưng), thần tích làng Như Bá (Quỳnh Bá), thần tích làng Quỳnh Tụ Trong cuốn "Địa danh lịch sử và văn hoá Nghệ An" của Tác giả Trần Viết Thụ (chủ biên), do Nxb Nghệ An ấn hành năm 2006, tác giả giải thích tất cả các địa danh lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó có đề cập đến một số đền, chùa tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu như: đền Cờn, núi Bào Đột, chùa An Thái Viết về lịch sử - văn hoá trên địa bàn tỉnh Nghệ An, còn có công trình "Nghệ An di tích danh thắng" (Sở văn hoá thông tin Nghệ An), và "Tìm trong di sản văn hoá xứ Nghệ" của Đào Tam Tỉnh. Trong hai công trình đó, tác giả đã đề cập ít nhiều đến nội dung đề tài lựa chọn. 4 Trong quá trình tìm hiểu đề tài này, chúng tôi đã tiếp cận với nhiều công trình của cố tác giả Ninh Viết Giao. Ông là người đã dồn nhiều tâm sức để viết về sự tích các ngôi đền trên địa bàn tỉnh như: "Tục thờ thần và thần tích Nghệ An", trong đó có tục thờ Tứ vị thánh nương ở đền Cờn (xã Quỳnh Phương - Quỳnh Lưu). Công trình "Đền Cờn - tục thờ tứ vị thánh nương và quần thể di tích văn hoá ở xã Quỳnh Phương" đã được tác giả nghiên cứu, lý giải cụ thể về mặt tâm linh, về tục thờ tứ vị thánh nương trong quần thể di tích trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Tác giả Ninh Viết Giao còn dày công trong việc sưu tầm và biên soạn công trình "Địa chí văn hoá Quỳnh Lưu". Trong cuốn sách này, ông chủ yếu khái quát về đặc điểm điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hoá huyện Quỳnh Lưu, đặc biệt dành hẳn một mục lớn để trình bày cụ thể về kiến trúc các đền, đình, chùa, nhà thờ họ: đền Cờn, đền Vua Hồ, đền Thượng, đền Quỳnh Tụ Các hội thảo khoa học cấp tỉnh cũng đề cập đến chủ đề nghiên cứu về các di tích lịch sử và các lễ hội, trong năm 2009, UBND huyện Quỳnh Lưu đã tổ chức Hội thảo "Lễ hội đền Cờn, tục thờ tứ vị nương với văn hoá biển ở Việt Nam". Hội thảo đã tập hợp được nhiều bài viết của các nhà khoa học, trong đó chủ yếu tập trung viết về lịch sử hình thành của đền Cờn, nguồn gốc của tục thờ tứ vị, các sự tích liên quan đến đền Viết về đình, đền cũng là một đề tài rất được các nhà báo quan tâm, tiêu biểu là tạp chí Khoa học Công nghệ Nghệ An, số ra ngày 1/9/2013 có bài viết "Đền Cờn trong truyền thuyết và tư liệu cổ" của tác giả Bùi Văn Chất cũng tập hợp các tư liệu để giải thích nguồn gốc tục tứ vị thánh nương ở đền Cờn. Tuy nhiên, những công trình chúng tôi đã trình bày trên đây mới chỉ đề cập một cách khái quát đến một vài khía cạnh của đề tài chứ chưa trình bày một cách đầy đủ về diện mạo, hệ thống di tích lịch sử văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu. Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các tác giả và các công trình nghiên cứu, có kết hợp với tư liệu điền dã, phỏng vấn những người có hiểu biết về các di tích [...]... di tích lịch sử - văn hoá huyện Quỳnh Lưu Chương 2: Diện mạo một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Chương 3: Giá trị lịch sử - văn hoá và một số giải pháp nhằm bảo tồn, tôn tạo các di tích 8 B NỘI DUNG Chương 1 KHÁI QUÁT VÙNG ĐẤT VÀ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ HUYỆN QUỲNH LƯU 1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và truyền thống lịch sử - văn hoá của huyện. .. trong nghệ thuật kiến trúc điêu khắc của các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu của huyện Quỳnh Lưu 5 Đóng góp của đề tài - Tạo dựng lại bức tranh về hệ thống các đình, đền, miếu, nhà thờ họ trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu ở tất cả các khía cạnh với những giá trị văn hoá, lịch sử 7 - Việc tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu nhằm có cái nhìn khái quát, toàn diện về các di tích lịch sử. .. lịch sử văn hoá tại địa phương, chúng tôi đã phân loại, sắp xếp, lựa chọn, hệ thống kiến thức nhằm trình bày một cách đầy đủ và toàn diện về diện mạo một số di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu ở Quỳnh Lưu 3 Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của đề tài là một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An Trong đó, chúng tôi xác định tìm. .. tổng thể của hệ thống di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh toan tỉnh Nghệ An thì di tích danh thắng Quỳnh Lưu chiếm một vị trí khá khiêm tốn Thế nhưng về giá trị lịch sử - văn hoá thì cũng không thua kém gì Quỳnh Lưu có nhiều loại hình di tích: di tích khảo cổ học, di tích lịch sử - văn hoá, di tích cách mạng, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích danh thắng 1.2.1 Di tích khảo cổ học Theo tác... những chứng tích tội ác của kẻ thù, nơi lưu niệm danh nhân"[37; 20] Di tích lịch sử trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu phản ánh lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân trong huyện qua từng giai đoạn lịch sử Qua đó, khẳng định được vị trí, vai trò của huyện Quỳnh Lưu trong lịch sử dân tộc nói chung và Nghệ An nói riêng Di tích lịch sử được chia làm 3 loại: di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách... đền Cờn thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật đồng thời là một danh lam thắng cảnh của đất huyện Quỳnh và của xứ Nghệ Đó cũng là nét riêng biệt của đền Cờn với các di tích lịch sử văn hoá còn lại trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu Nói về địa phân bố các di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu ta thấy nổi lên một số cụm di tích, như cụm di tích ở xã Quỳnh Đôi với 8 di tích: Đình làng; nhà thờ họ... của lịch sử đã tạo nên một miền quê hội tụ nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, trong đó có nhiều di tích, nhiều danh lam đã đi vào lòng người, là đề tài của không ít tác phẩm văn hoá nghệ thuật nổi tiếng Theo quyết định của UBND tỉnh Nghệ An về việc cấp quản lý các di tích lịch sử 25 và danh lam số 1306/QĐ - UB ngày 12/4/1997 thì ở Nghệ An có 725 di tích danh thắng trong đó có 103 di tích. .. khắc của các di tích lịch sử; các lễ hội, tín ngưỡng liên quan đến di tích - Giá trị lịch sử, văn hoá của các di tích; ảnh hưởng của các di tích đối với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay của huyện Quỳnh Lưu Công tác bảo tồn, trùng tu các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu 3.3 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Chúng tôi giới hạn trong không gian của huyện Quỳnh Lưu ngày nay... Quỳnh Tụ ở Quỳnh Xuân cách 1500m Ngoài ra còn có một số di tích nằm rải rác ở các khu vực khác như đình Tám Mái (Quỳnh Thuận), đền Thượng (Quỳnh Nghĩa), đền Chính (Tiến Thuỷ), đền Cồng (Quỳnh Hưng), đền Xuân Úc ở Quỳnh Liên Về lịch sử hình thành của các di tích lịch sử - văn hoá ở huyện Quỳnh Lưu thì đã có bề dày hàng thế kỷ Đáng chú ý nhất là di tích đền Cờn (Quỳnh Phương) được vua Trần Anh Tông ban sắc... Bào Giang ở phía tây của huyện chảy về phái đông qua các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Giang, thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Diễn, Quỳnh Hưng, Quỳnh Ngọc, Sơn Hải, Quỳnh Thọ rồi đổ ra cửa lạch Thơi Sông Hoàng Mai có thượng nguồn thuộc các xã quỳnh Thắng ở phía tây chảy qua các xã Quỳnh Trang, Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiện, Mai Hùng, Quỳnh Dị, Quỳnh Lộc rồi ở ra cửa Cờn giữa hai xã Quỳnh Lập và Quỳnh Phương Ở cách huyện . THỊ THANH HẢI NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập nghiên cứu và hoàn thành luận văn Tìm hiểu một số di tích lịch sử - văn hoá tiêu biểu ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An& quot;. TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.03.13 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ. PHẠM THỊ NGÂN TÌM HIỂU MỘT SỐ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ TIÊU BIỂU Ở HUYỆN QUỲNH LƯU, TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan