Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài

83 738 2
Rèn luyện kĩ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN THỊ MAI HUỲNH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN VĂN VÀ TIẾNG VIỆT MÃ SỐ: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HẠNH NGHỆ AN, 2014 MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT 1 TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp 2 VHNN : Văn học nước ngoài 3 KNS : Kỹ năng sống 4 HS : Học sinh 5 GV : Giáo viên 6 SGK : Sách giáo khoa 7 SGV : Sách giáo viên 8 PPDH : Phương pháp dạy học 9 THCS : Trung học cơ sở 10 THPT : Trung học phổ thông 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Hệ thống trường Trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) không chỉ dạy các kỹ năng nghề mà còn dạy các môn văn hóa nhằm trang bị cho người học những tri thức toàn diện. Trong đó, môn văn giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành, bồi dưỡng nhân cách và rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh, giúp các em khi ra trường có khả năng thích ứng môi trường làm việc mới. 1.2. Kỹ năng mềm là một phần của kỹ năng sống (KNS). Nó là khái niệm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng vượt qua áp lực, kỹ năng phỏng vấn xin việc… Trong các môn khoa học xã hội và nhân văn, môn văn có khả năng riêng trong việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN, trong đó có dạy, học tác phẩm văn học nước ngoài 1.3. Cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu vấn đề rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua giờ dạy, học văn học nước ngoài. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua dạy học văn học nước ngoài làm luận văn Thạc sĩ với mong muốn đưa ra một cái nhìn toàn diện và hệ thống về một vấn đề còn mở ngỏ. 2. Lịch sử vấn đề Dựa vào nguồn tài liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề cơ bản sau: 2.1. Những ý kiến bàn về rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên Kỹ năng mềm rất gần gũi với kỹ năng sống, vấn đề này đã có nhiều ý kiến đề cập ở những mức độ và khía cạnh khác nhau. Trong cuốn Phương pháp giảng dạy kỹ năng sống của Bùi Văn Trực và Phạm Thế Hưng[56], các tác giả đã nêu lên những vấn đề chung của giáo dục KNS, các phương pháp giảng dạy KNS và một số bài giảng mẫu. Đây là 2 tài liệu tham khảo để giáo viên có thể giảng dạy hiệu quả KNS. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tham khảo thêm tài liệu Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học [36]. Tài liệu này gồm hai phần: Phần thứ nhất là một số vấn đề chung về kỹ năng sống và giáo dục KNS cho học sinh trong nhà trường phổ thông; Phần hai là giáo dục KNS trong các môn học ở lớp 5. Với tài liệu này người biên soạn nhằm giúp cho giáo viên tiểu học có thêm hiểu biết chung về KNS và nội dung, cách thức giáo dục KNS cho học sinh qua các môn học Tiếng Việt, Đạo đức, Khoa học. Cũng đi theo hướng đó là cuốn Giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường THCS [37]. Cuốn sách này biên soạn nhằm giúp giáo viên THCS có thêm hiểu biết chung về kỹ năng sống và nội dung, cách thức giáo dục KNS cho học sinh. Các cuốn Bài tập thực hành kỹ năng sống 6 [47] , Bài tập thực hành kỹ năng sống 7 [48], Bài tập thực hành kỹ năng sống 8 [49], Bài tập thực hành kỹ năng sống 9 [50] của Lưu Thu Thủy chủ biên định hướng cho học sinh rèn luyện các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi. Đặc biệt, nhóm tác giả còn thiết kế những dạng bài tập nhẹ nhàng, phong phú, đa dạng để giúp các em rèn luyện KNS có hiệu quả qua các giờ học. Ngoài những cuốn sách kể trên, còn có nhiều bài báo liên quan đến vấn đề giáo dục KNS cho lứa tuổi học sinh. Cụ thể, bài viết Chương trình giáo dục kỹ năng sống trong thực tiễn đổi mới giáo dục hiện nay của Tiến sĩ Trần Anh Tuấn [58] đã nói đến việc triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống được đưa vào trường học vào năm 2010-2011 và đưa ra một số nội dung, biện pháp cơ bản về giáo dục kỹ năng sống ở trường phổ thông; tác giả Phan Thanh Vân có bài viết Tích hợp mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp [64], đề cập đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông theo quan điểm giáo dục tích hợp, đặc biệt là hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; trên Tạp chí Giáo dục có bài Một số điểm hạn chế trong kỹ năng sống của sinh viên các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Văn Sơn [43] cho rằng: “việc trang bị những kỹ năng sống cho sinh viên trước khi họ bước vào đời là một việc làm hết sức 3 cấn thiết”, đồng thời tác giả đã đưa ra những điểm hạn chế còn tồn tại trong kỹ năng sống của sinh viên, từ đó đề xuất một số giải pháp để công tác giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả; cũng theo hướng đó, Trần Minh Hằng trong bài Giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên hiện nay [7] đã đề cập đến một số vấn đề như: khái niệm kỹ năng sống, thực trạng KNS của sinh viên hiện nay và một số biện pháp giáo dục KNS cho sinh viên; từ góc nhìn tâm lý lứa tuổi, Nguyễn Khắc Hùng có bài viết Giáo dục kỹ năng sống , một yếu tố ngăn ngừa tội phạm ở trung học phổ thông [14] nêu lên những đặc thù tâm lí lứa tuổi trung học phổ thông, từ đó lựa chọn nội dung tổ chức thích hợp, phát huy tính tích cực chủ động của các em trong hoạt động ngoài giờ lên lớp theo định hướng của mục tiêu giáo dục kỹ năng sống; Bùi Văn Minh trong bài Giáo dục kỹ năng sống cho thanh niên, sinh viên trường Cao đẳng Hải Dương - một yêu cầu cấp thiết [30] đăng trên tạp chí Khoa học giáo dục cho rằng để giúp thanh niên, sinh viên trở thành những công dân tốt, làm việc hiệu quả, bên cạnh những kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, cần trang bị cho họ những kỹ năng xã hội, kỹ năng mềm đa dạng, theo tác giả, phải đưa giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên vào chương trình đào tạo chính khóa; cũng cách nhìn ấy, Đặng Thị Vân và Nguyễn Huyền Thương của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội có bài Nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho thiếu niên [62] đã khai thác nhận thức của cha mẹ về tầm quan trọng cũng như các biện pháp, hình thức mà họ sử dụng nhằm giáo dục kỹ năng sống cho con; Ngô Công Hoàn với bài Cách tiếp cận nghiên cứu nghiên cứu kỹ năng sống [13] đã chỉ ra cơ sở khoa học về con người và kỹ năng sống, bên cạnh đó là cách tiếp cận kỹ năng sống; trong bài Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trường phổ thông dân tộc bán trú tiểu học ở Lào Cai, Nguyễn Thị Hài [6] đã nêu lên một số hạn chế về kỹ năng sống của học sinh phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lào Cai và một số hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nơi đây; Ngô Anh Tuấn và Bùi Thị Hải Lý có bài Xây dựng quy trình đào tạo kỹ năng mềm tại khoa đào tạo chất lượng cao – Trường Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh [59] 4 đã đề cao việc trang bị kỹ năng mềm song song kỹ năng chuyên môn (kỹ năng cứng), đồng thời xây dựng quy trình đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên để bám sát nhu cầu của người học, nhu cầu của xã hội…; từ góc nhìn của giảng viên đại học, Tạ Quang Thảo có bài Phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động trong giai đoạn hiện nay [45] cho rằng, trong quá trình tuyển dụng lao động, ngoài kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần được các nhà tuyển dụng coi trọng, nó trở thành đòi hỏi tất yếu đối với các trường đại học, cao đẳng trong quá trình đào tạo. 2.2. Những ý kiến bàn về rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh qua giờ dạy, học văn học Rèn luyện kỹ năng mềm qua giờ dạy, học văn thực chất là lồng ghép hay tích hợp giáo dục kỹ năng sống vào bài học. Điều này đã ít nhiều được thể hiện qua một số công trình, bài viết. Trong cuốn Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THCS [38], các tác giả đã định hướng cho giáo viên những hiểu biết chung về kỹ năng sống và nội dung, cách thức giáo dục KNS cho học sinh trong môn Ngữ văn ở trường THCS. Trong cuốn Giáo dục kỹ năng sống trong môn Ngữ văn ở trường THPT [39], các tác giả đã chia thành hai phần: Phần thứ nhất là một số vấn đề chung về KNS cho HS ở trong nhà trường phổ thông. Nội dung cơ bản của phần này gồm: Quan niệm về kỹ năng sống, phân loại kỹ năng sống, tầm quan trọng của việc giáo dục KNS cho HS và định hướng giáo những giáo dục KNS cho học sinh. Phần hai là giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Nội dung cơ bản của phần hai các tác giả đi vào phân tích khả năng, mục tiêu giáo dục KNS cho HS trong môn Ngữ văn ở trường THPT, giới thiệu một số nội dung và địa chỉ các tiết học/bài học tiêu biểu có thể thực hiện giáo dục KNS cho từng lớp, một số bài soạn tham khảo về giáo dục KNS trong môn Ngữ văn ở trường THPT. Bài viết Tích hợp giáo dục những vấn đề khoa học xã hội – nhân văn trong dạy học Ngữ văn của Vũ Thị Thịnh [46] cho rằng tích hợp giáo dục chủ yếu trong môn Ngữ văn là tích hợp trong và tích hợp ngoài bộ môn hay là tích hợp theo 5 chiều ngang và tích hợp theo chiều dọc. Theo bài viết, việc tích hợp giáo dục ngoài môn Ngữ văn chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp giáo dục thích hợp. Nguyễn Quang Ninh trong bài Về vấn đề nội dung và phương pháp giảng dạy một số bộ môn khoa học xã hội và nhân văn với việc góp phần giáo dục nhân cách cho học sinh phổ thông trung học [35] đã đưa ra ý tưởng lồng ghép giáo dục KNS cho học sinh, đặc biệt là giáo dục nhân cách thông qua các bộ môn khoa học xã hội, trong đó có môn Ngữ văn. Gần đây đã có một số Luận văn thạc sĩ bước đầu bàn về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh qua giờ dạy, học văn. Trong số đó, đáng chú ý là luận văn Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh THCS qua dạy học văn học nước ngoài [44] của Nguyễn Chính Thành. Luận văn đã trình bày khá rõ cơ sở để hình thành kỹ năng mềm cho học sinh THCS qua dạy văn học nước ngoài, một số nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm và một số giáo án thể nghiệm ở chương trình Ngữ văn trung học cơ sở. Điểm lại một số công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan, chúng tôi nhận thấy cho đến nay, vấn đề rèn luyện kỹ năng mềm qua giờ dạy tác phẩm văn học nước ngoài ở trường TCCN chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt. Những bài viết, những tài liệu tham khảo mới chỉ là định hướng bước đầu. Từ thực tế đó, chúng tôi thực hiện đề tài Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua dạy học tác phẩm văn học nước ngoài với mong muốn góp một tiếng nói vào một vấn đề đang được nhiều người quan tâm hướng tới, nhất là ở trường TCCN. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Như tên đề tài đã xác định, mục đích của đề tài là phân tích và đề xuất những phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh Trung cấp chuyên nghiệp qua giờ dạy, học văn học nước ngoài. 3.2. Với mục đích đó, đề tài đặt ra nhiệm vụ: 6 Thứ nhất, xác lập những cơ sở lí luận và thực tiễn cho việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua giờ dạy học văn học nước ngoài. Thứ hai, xác lập những nguyên tắc và phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua giờ dạy học văn học nước ngoài. Thứ ba, thiết kế một số giáo án thể nghiệm. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơ chế tâm, sinh lý và quá trình rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN trong dạy học văn học nước ngoài ở trường TCCN. Phạm vi khảo sát là phần văn học nước ngoài trong chương trình môn văn trường TCCN và thực tế giảng dạy ở một số trường TCCN ở thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lý thuyết và thực nghiệm khoa học. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2. Một số kỹ năng mềm cơ bản và nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua dạy học văn học nước ngoài. Chương 3. Giáo án thể nghiệm 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Mục tiêu giáo dục TCCN Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, nhằm “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.”[31,6]. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin truyền thông tạo ra những điều kiện thuận lợi để đổi mới cơ bản nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng về giáo dục đang diễn ra với quy mô toàn cầu tạo cơ hội để tiếp cận các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài. Đó là những thuận lợi cơ bản cho sự phát triển giáo dục. Bên cạnh những thuận lợi, giáo dục Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn và thách thức không nhỏ. Đó là sự phân hóa trong xã hội có chiều hướng gia tăng, khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm dân cư, khoảng cách phát triển giữa các vùng miền ngày càng rõ rệt, gây nguy cơ dẫn đến sự thiếu bình đẳng trong tiếp cận giáo dục. Nguy cơ tụt hậu có thể làm cho khoảng cách kinh tế, tri thức, giáo dục giữa Việt Nam và các nước ngày càng gia tăng. Quá trình hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh nhiều vấn đề, mà rõ nhất là nguy cơ xâm nhập văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Trong bối cảnh đó, mục tiêu của giáo dục nước ta từ nay đến 2020 được xác định rõ: “Nền giáo dục nước ta được đổi mới theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, [...]... kỹ năng khác được hình thành qua dạy, học VHNN Hiệu quả của vấn đề phụ thuộc nhiều vào ý thức nghề nghiệp, năng lực sư phạm, phương pháp giáo dục của giáo viên Từ nhận thức đó, ở chương 2, chúng tôi đề xuất một số nguyên tắc, phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua dạy học VHNN 23 Chương 2 MỘT SỐ KỸ NĂNG MỀM CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG MỀM CHO HỌC SINH TCCN QUA. .. cảnh đời đang diễn ra xung quanh Là môn học có vị trí, khả năng đặc biệt trong việc hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, song hiện nay việc dạy, học môn văn ở trường TCCN đang đặt ra nhiều vấn đề, cả về người học và người dạy Học sinh trường TCCN đa số vừa tốt nghiệp THCS Những học sinh ở đây, chỉ thích học nghề hơn thích học các môn văn hóa Môn Ngữ văn cũng không ngoại lệ Điều... hệ đó giúp học sinh hiểu một cách toàn diện và sâu sắc hơn về văn học Việt Nam Với những đặc điểm đó, có thể thấy, phân môn VHNN trong chương trình TCCN có khả năng riêng trong việc hình thành kỹ năng mềm cho các em Thông qua việc cung cấp những tri thức văn hóa, văn học mới lạ, qua giờ dạy, học văn các em sẽ hình thành sự tự tin khi giao tiếp, không chỉ với bạn bè trong nước mà cả ở nước ngoài trong... học sinh, sinh viên khi ra trường tìm việc làm và hòa nhập vào môi trường làm việc mới 1.1.3 Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh TCCN 1.1.3.1 Những điều kiện cho sự phát triển tâm lí lứa tuổi TCCN Theo Luật giáo dục, học sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung. .. TCCN QUA DẠY HỌC VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI 2.1 Khái niệm kỹ năng mềm và các kỹ năng mềm cơ bản 2.1.1.Khái niệm kỹ năng mềm Thế kỉ XXI, thế kỉ của sự phát triển mạnh mẽ của văn hóa, kinh tế, khoa học công nghệ… Tốc độ của sự phát triển phụ thuộc nhiều vào nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ chuyên môn, có kỹ năng sống và một khả năng thích ứng cao với mọi biến đổi của thời đại Kỹ năng sống và kỹ năng mềm là... lưu văn học của một đất nước, một nhà văn, một tác phẩm nào đó cũng không thể nằm ngoài hệ thống các mối quan hệ Các nền văn học, các trào lưu văn học, các nhà văn, các văn bản văn học luôn có sự tiếp xúc với nhau, giao thoa với nhau, ảnh hưởng tới nhau Cũng như vậy, văn học Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng và tác động của các nền văn học trên thế giới Chính vì vậy, khi biên soạn chương trình Ngữ văn, ... kết với đối tác nước ngoài để luôn cập nhật những kiến thức từ thực tế sản xuất và sự tiến bộ của kỹ thuật công nghệ hiện đại 1.2.2 Thực trạng rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua giờ dạy học văn Môn văn từ lâu đã giữ vị trí quan trọng và thuộc vào số môn học “có tuổi thọ” cao nhất trong nhà trường Môn văn có khả năng bồi đắp tâm hồn, hình thành nhân cách con người, trang bị cho các em những... ta gọi là “kỹ năng mềm Thực tế 9 cho thấy, hiện nay các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng hay đại học chuyển tải rất nhiều kiến thức cho học sinh, sinh viên, nhưng khi ra trường phần lớn họ phải đào tạo lại hoặc làm trái ngành nghề đã chọn, người học gặp nhiều khó khăn khi tìm việc Có rất nhiều nguyên nhân cho vấn đề này, trong đó việc học sinh ra trường còn thiếu hụt kỹ năng mềm là nguyên... phần giúp người học hiểu sâu hơn về văn học nước nhà Học sinh được học cùng lúc các tác giả trong văn học Việt Nam và VHNN là rất có ý nghĩa Nó giúp các em có một sự liên hệ, so sánh nhất định giữa văn học dân tộc và tinh hoa văn học thế giới, hiểu sâu hơn về nền văn học dân tộc Trong thời đại toàn cầu hóa, văn học của mỗi quốc gia không thể đứng biệt lập, nó nằm trong cái nôi 22 chung của văn chương thế... báo động cho môn văn ở trường TCCN Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục đang chú trọng đổi mới phương pháp dạy học, hướng tới “phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.”[31,7] Giáo viên phải lấy học sinh làm trung tâm, học sinh là chủ thể sáng tạo trong giờ học Tuy . đề rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua giờ dạy, học văn học nước ngoài. Từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: Rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh trung cấp chuyên nghiệp qua. tiễn cho việc rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua giờ dạy học văn học nước ngoài. Thứ hai, xác lập những nguyên tắc và phương pháp rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh TCCN qua giờ dạy học. kỹ năng mềm cho học sinh THCS qua dạy học văn học nước ngoài [44] của Nguyễn Chính Thành. Luận văn đã trình bày khá rõ cơ sở để hình thành kỹ năng mềm cho học sinh THCS qua dạy văn học nước ngoài,

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan