Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học chương cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12

66 498 0
Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học chương cơ chế di truyền và biến dị, sinh học 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN HÒA SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHƯƠNG CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, SINH HỌC 12 Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHAN ĐỨC DUY Nghệ An - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là khách quan, trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nào khác. Tác giả Nguyễn Văn Hòa LỜI CẢM ƠN ∗ Hoàn thành đề tài này, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Phan Đức Duy, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh Trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và có những ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài. Đồng thời, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa Sau Đại học của Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện cho chúng tôi học tập và nghiên cứu. Cảm ơn Ban Giám Hiệu, các thầy cô trong Tổ Sinh và học sinh Trường THPT Nguyễn Đổng Chi, Trường THPT Nghi Xuân đã tạo điều kiện và hợp tác cùng với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài. Xin cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và những người thân đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Vinh, tháng 10 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Hòa MỤC LỤC BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO i MỤC LỤC 1 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC CÁC BẢNG 2 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 3 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 11 1.1.1. Kỹ năng tự học của HS 11 1.1.3. Sử dụng CH, BT để rèn luyện cho HS kỹ năng tự học 21 1.3. Kết luận chương 1 27 2.4. Kết luận chương 2 51 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm 51 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm 51 3.3. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm 52 3.3.1. Đối tượng 52 3.3.2. Nội dung 52 3.4. Bố trí thực nghiệm sư phạm 52 3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm 52 3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá 53 3.6.1. Phân tích định lượng 53 3.6.2. Phân tích định tính 56 3.7. Kết luận chương 3 57 KẾT LUẬN 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT 1 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Kết quả điều tra về việc sử dụng các phương pháp hướng dẫn HS tự học và tình hình sử dụng CH, BT trong dạy học sinh học của GV THPT 25 Bảng 1.2. Kết quả điều tra về phương pháp tự học môn Sinh học của HS THPT 28 Bảng 2.1. Hệ thống các đặc điểm của cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử 52 Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KN tự học cho HS thông qua CH, BT . 56 Bảng 2.3. Đánh giá việc rèn luyện KN tự học cho HS thông qua CH, BT 56 2 Các chữ viết tắt Ý nghĩa chữ viết tắt GV Giáo viên PGS.TS Phó Giáo sư –Tiến sĩ HS Học sinh KN Kỹ năng MT Môi trường. CH Câu hỏi BT Bài tập PPDH Phương pháp dạy học PT Phương tiện SGK Sách giáo khoa SL Số lượng STT Số thứ tự TT Thứ tự THPT Trung học phổ thông TN Thực nghiệm TNSP Thực nghiệm sư phạm Bảng 3.1. Bảng thống kê các bài TN 58 Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả các lần tổ chức rèn luyện KN tự học 59 Bảng 3.3. Bảng điểm xác định mức độ đạt được của các tiêu chí TN 60 Bảng 3.4. Bảng tổng hợp mức độ đạt được trong từng tiêu chí về việc rèn luyện KN tự học của HS 61 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1. Sơ đồ các hình thức tự học 18 Hình 2.1. Cấu trúc siêu hiển vi của NST 41 Hình 2.2. Sơ đồ cấu trúc siêu hiển vi của NST 42 Hình 2.3. Sơ đồ đột biến số lượng NST 48 Hình 2.4. Sơ đồ đột biến gen 49 Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được về KN tự học của HS qua các lần tổ chức rèn luyện 60 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 qua 3 lần TN 61 Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 qua 3 lần TN 62 Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 qua 3 lần TN 62 3 Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4 qua 3 TN 62 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) ở nước ta đã được Đảng, Nhà nước cũng như các cấp quản lý giáo dục rất quan tâm. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 – 2010 đã đề ra phương hướng: Cùng hòa nhịp vào xu hướng đổi mới PPDH đang diễn ra sôi nổi khắp nơi trên thế giới, việc đổi mới PPDH ở nước ta cần được xúc tiến mạnh mẽ hơn nữa trên cơ sở những quan điểm đầy đủ và thống nhất về đổi mới phương pháp (PP) dạy và học cũng như những giải pháp phù hợp, khả thi. Theo Luật giáo dục nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 2005 đã sửa đổi năm 2009 qui định: 4 “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” (Điều 5, Chương I) “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” (Điều 28, Chương II) Những qui định trên đã phản ánh được nhu cầu đổi mới phương pháp giáo dục (PPGD) để giải quyết mâu thuẫn yêu cầu đào tạo con người trong giai đoạn mới năng động, sáng tạo với hiện trạng dạy học như hiện nay. Mâu thuẫn này đã làm nảy sinh và thúc đẩy một cuộc vận động đổi mới PPDH theo hướng tổ chức cho người học học tập trong hoạt động và hoạt động tự giác, sáng tạo. Định hướng này có thể gọi là tích cực hóa hoạt động người học. Để đạt được mục tiêu đề ra, đổi mới giáo dục cần phải thực hiện đồng bộ ở ba khâu: mục tiêu, nội dung và PP. Bên cạnh mục tiêu, nội dung chương trình đã, đang được đổi mới và ngày càng hoàn thiện thì yêu cầu đổi mới PP và hình thức tổ chức dạy học là điều quan trọng. Một trong những thành công của việc đổi mới PPDH là phải sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập phù hợp và rèn luyện cho học sinh (HS) những kỹ năng (KN) cần thiết. CH, BT là công cụ được giáo viên sử dụng một cách thường xuyên trong quá trình dạy học. Tuy nhiên để rèn luyện kỹ năng tự chiếm lĩnh tri thức và tăng hoạt động cho học sinh thì các dạng CH, BT phải được thiết kế sao cho nó trở thành “một chương trình hành động” trong một thời lượng xác định, nhằm định hướng quá trình tự lực của HS theo ý đồ của GV. Các dạng CH, BT nhằm mục đích phát triển tư duy, phát huy khả năng tích cực, chủ động trong học tập của HS. Do vậy, chúng không phải là yêu cầu liệt kê nội dung trình bày trong SGK và phải là những CH, BT có yêu cầu phân tích, giải thích, chứng minh hay khái quát hoá, tổng hợp hoá nội dung SGK. Khi thực hiện các CH, BT này là HS đã thể hiện được các KNTH cơ bản của người học. Dù áp dụng bất kì PPDH nào thì dạy học đều hướng tới việc tổ chức cho học HS chủ động đi tìm hiểu và vận dụng được kiến thức. Vậy tự học có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập ở HS. Không có một PP dạy nào tốt hơn là rèn 5 luyện cho HS KN tự học, tự tìm tòi kiến thức. Tự học phát huy tính tự giác, tích cực chiếm lĩnh tri thức của HS, tự học là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở các trường trung học phổ thông (THPT). Ở chương trình Sinh học 12, chương Cơ chế di truyền và biến dị chủ yếu là kiến thức về quá trình, cơ chế nên có tính khái quát cao và có mối liên hệ với nhau. Đây là mảng kiến thức tương đối khó và nội dung trong từng bài dài, điều này đã gây không ít khó khăn cho giáo viên trong việc thiết kế giáo án để rèn luyện năng lực tự học cho các em. Do đó việc xây dựng và sử dụng một cách có hiệu quả hệ thống câu hỏi và bài tập là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi chọn đề tài “Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12” 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng CH, BT nhằm rèn luyện cho HS KN tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12, góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Sinh học. 3. Đối tượng nghiên cứu Hệ thống câu hỏi và bài tập để rèn luyện cho học sinh KN tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí câu hỏi bài tập để hướng dẫn học sinh tự học qua dạy chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12, sẽ chẳng những giúp học sinh tự chiếm lĩnh được kiến thức mà còn hình thành được phương pháp tự học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc rèn kỹ năng tự học cho học sinh. 5.2. Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc xây dựng và sử dụng câu hỏi và bài tập. 5.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi và bài tập rèn kỹ năng cho học sinh chương Cơ chế di truyền và biến dị. 5.4. Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra hiệu quả của các biện pháp sử dụng câu hỏi và bài tập đã đề xuất 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết - Nghiên cứu các tài liệu lí luận về xây dựng và sử dụng câu hỏi và bài tập theo hướng phát huy khả năng tự học của học sinh. 6 - Nghiên cứu cấu trúc và nội dung chương trình Sinh học 12, đặc biệt là chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, kết hợp nghiên cứu các tài liệu chuyên môn khác về cơ chế di truyền và biến dị để xác định biện pháp sử dụng câu hỏi và bài tập có hiệu quả. 6.2. Phương pháp chuyên gia Gặp gỡ trao đổi với những người giỏi về lĩnh vực mình nghiên cứu để xin ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài nghiên cứu như: Trao đổi về các KN tự học cần phải rèn luyện trong quá trình dạy học nói chung và Sinh học nói riêng; Cách thiết kế các CH, BT hỗ trợ việc rèn luyện KN tự học; Đề xuất các tiêu chí để đánh giá kết quả rèn luyện KN tự học. 6.3. Phương pháp điều tra Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến, trao đổi với GV, dự giờ ở trường THPT nhằm tìm hiểu thực trạng về việc rèn luyện KN tự học trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị. Điều tra ý thức tự học và chất lượng học tập của HS thông qua phiếu thăm dò ý kiến, tham khảo số điểm môn học làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. 6.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Xây dựng các tiêu chí đánh giá việc rèn luyện KN tự học. - Đánh giá kết quả của TNSP dựa trên các tiêu chí đã xây dựng. 6.5. Phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả nghiên cứu - Thu thập và thống kê số liệu từ kết quả của tất cả các lần tổ chức TN. - Tính tỉ lệ phần trăm số liệu thu được theo từng tiêu chí. Trong đó số HS đạt được ở các mức độ TN có thể là: + Số HS chưa đạt. + Số HS đạt ở mức thấp. + Số HS đạt ở mức cao. + Số HS đạt ở các tiêu chí (mức 1, mức 2 hoặc mức 3). (Vì xử lý theo tiêu chí nên chúng tôi chỉ dừng lại ở tỉ lệ %). 7. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc sử dụng CH, BT để rèn luyện một số KN tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị ở trên lớp học. 8. Những đóng góp mới của luận văn - Hệ thống CH, BT để rèn luyện kỹ năng tự học ở trên lớp cho học sinh chương Cơ chế di truyền và biến dị. 7 Số HS đạt được ở các mức độ TN Tổng số HS được TN Tỉ lệ phần trăm số HS TN = [...]... xuyên chú ý việc sử dụng CH, BT để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS Để nâng cao hiệu quả giảng dạy, chất lượng bộ môn cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề Sử dụng CH, BT để rèn luyện kỹ năng tự học cho học sinh CHƯƠNG 2: SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TỰ HỌC CHO HỌC SINH CHƯƠNG CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ 2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung chương Cơ chế di truyền và biến dị 2.1.1 Mục... chương trình là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế và sử dụng CH, BT để rèn luyện kỹ năng tự học cho HS Chương 1: Cơ chế di truyền và biến dị Gồm 7 bài: + Bài 1: Gen , mã di truyền và tự nhân đôi ADN + Bài 2: Phiên mã và dịch mã + Bài 3: Điều hoà hoạt động Gen + Bài 4: Đột biến Gen + Bài 5: Nhiểm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể + Bài 6: Đột biến số lượng nhiểm sắc thể + Bài 7: Thực hành:... tiến trình dạy học theo hướng tăng cường sử dụng bài tập như là một PT để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong giảng dạy Vật lý [14] Để bồi dưỡng năng lực tự học cho HS trong dạy chương tính qui luật của hiện tượng di truyền, Mai Xuân Hội cũng đã đề cập đến khái niệm tự học, các KN tự học, sử dụng các PT khác nhau như câu hỏi – bài tập, PHT để rèn luyện và nâng cao năng lực tự học cho HS [24] Có... định thực trạng rèn luyện kỹ năng tự học cho HS trong dạy học sinh học nói chung và trong dạy học chương Cơ chế di truyền và biến dị nói riêng chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: + Sử dụng phiếu điều tra: Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát với 30 GV sinh học đang trực tiếp giảng dạy sinh học THPT của tỉnh Hà Tĩnh năm học 2013- 2014 Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra để khảo sát với... đề rèn luyện KN tự học cho HS bằng nhiều cách khác nhau trong quá trình dạy học Nhưng hầu như các tác giả chưa đi sâu vào vấn đề sử dụng CH, BT để rèn luyện cho HS các KN tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 ở bậc THPT Vì vậy, đây là vấn đề khá mới cần đi sâu và nghiên cứu NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 10 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1 Kỹ năng. .. PHT và cách sử dụng PHT trong dạy học để phát huy tính tích cực tự học của HS [1],[10] Trần Kim Tú trong công trình nghiên cứu của mình tác giả đã xây dựng cơ sở lí luận của việc sử dụng câu hỏi, bài tập để tổ chức HS học tập tự lực trong chương biến dị, Sinh học 12 Các khái niệm tự học, các bước dạy HS học tập tự lực, bài tập tự lực của HS đã được làm rõ [35] Nguyễn Phú Đồng cũng đã nghiên cứu và đề... các tiêu chí để đánh giá KN tự học trên lớp của HS 9 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của bản luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài Chương 2 Sử dụng CH, BT để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 10 Lược sử vấn đề nghiên cứu Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng... quả học tập và tự điều chỉnh khi có kết quả; … Nếu người học có hướng trao dồi KN tự học và khắc phục những khó khăn trong hoạt động tự học thì người học sẽ đạt được kết quả rất khả quan trong học tập và đây cũng chính là cách giúp người học có thể học tập suốt đời 1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 1.2.1 Thực trạng về việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học 1.2.1.1 Phương pháp xác định thực trạng 22 Để. .. Sau khi học xong chương Cơ chế di truyền và biến dị, HS phải: - Trình bày được cơ sở vật chất và cơ chế của các hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử - Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ - Trình bày được các loại biến dị, nguyên nhân, cơ chế phát sinh, tính chất biểu hiện, ý nghĩa và vai trò của các dạng biến dị trong chọn giống và trong tiến hoá 2.1.1.2 Về kỹ năng - HS... trợ, hướng dẫn và tạo điều kiện cho nghiên cứu HS tự chiếm lĩnh tri thức mới HS là chủ thể của quá trình nhận thức, tự giác, tích cực sáng tạo tham gia vào quá trình học tập [ 17] Các hình thức tự học Tự học trên lớp Tự học bài mới Tự học tại nhà Tự học khi kết thúc tiết học Hình thành kiến thức mới Tự học khi kết thúc chương Tự học khi kết thúc phần Tự học khi kết thúc môn học Củng cố, ôn tập, hệ thống . tài Sử dụng câu hỏi, bài tập để rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12 2. Mục đích nghiên cứu Thiết kế và sử dụng CH, BT nhằm rèn luyện cho. tự học chương Cơ chế di truyền và biến dị, Sinh học 12. 4. Giả thuyết khoa học Nếu xây dựng và sử dụng hợp lí câu hỏi bài tập để hướng dẫn học sinh tự học qua dạy chương Cơ chế di truyền và biến. DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN HÒA SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP ĐỂ RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KỸ NĂNG TỰ HỌC CHƯƠNG CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ, SINH HỌC 12 Chuyên ngành: Lý luận và

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:06

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

  • MỤC LỤC

  • BẢNG CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

    • 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

      • 1.1.1. Kỹ năng tự học của HS

      • 1.1.3. Sử dụng CH, BT để rèn luyện cho HS kỹ năng tự học

      • 1.3. Kết luận chương 1

      • 2.4. Kết luận chương 2

      • 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

      • 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

      • 3.3. Đối tượng và nội dung của thực nghiệm sư phạm

        • 3.3.1. Đối tượng

        • 3.3.2. Nội dung

        • 3.4. Bố trí thực nghiệm sư phạm

        • 3.5. Xử lý kết quả thực nghiệm sư phạm

        • 3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá

          • 3.6.1. Phân tích định lượng

          • 3.6.2. Phân tích định tính

          • 3.7. Kết luận chương 3

          • KẾT LUẬN

          • TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan