Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang

124 383 0
Quản lý chất lượng đào tạo ở trường cao đẳng nghề tiền giang, tỉnh tiền giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ______________________ NGUYỄN THỊ CẨM QUYÊN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG, TỈNH TIỀN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An -2014 ii BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ______________________ NGUYỄN THỊ CẨM QUYÊN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG, TỈNH TIỀN GIANG Chuyên ngành : QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số : 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN THỊ MỸ TRINH Nghệ An -2014 iii Lời cảm ơn Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với: Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi suốt quá trình học tập và viết luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Trinh, người đã hết sức tận tình, chu đáo, trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn: Các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và giáo viên trường Cao đẳng Nghề Tiền Giang đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã động viên, khích lệ tôi học tập và hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng chắc chắn Luận văn không thể tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Nghệ An, ngày tháng năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Cẩm Quyên iv MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 5 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 9 1.2.1. Đào tạo 9 1.2.2. Chất lượng; Chất lượng đào tạo 10 1.2.3. Quản lý; Quản lý chất lượng đào tạo 11 1.3. Một số vấn đề về chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 13 1.3.1. Về trường cao đẳng nghề 13 1.3.2. Yêu cầu về chất lượng đào tạo ở các trường Cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay 14 1.3.3. Đánh giá chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 16 1.4. Một số vấn đề về quản lý chất lượng đào tạo ở trường CĐ nghề 18 1.4.1. Mục đích quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 18 1.4.2. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 18 1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 25 Kết luận chương 1 28 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG TỈNH TIỀN GIANG 29 2.1. Khái quát về trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 29 v 2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 2.2.1. Mục tiêu đào tạo 30 2.2.2. Chất lượng đầu vào 30 2.2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý 33 2.2.4. Chương trình đào tạo 36 2.2.5. Cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phục vụ đào tạo nghề 37 2.2.6. Chất lượng hoạt động đào tạo 42 2.2.7. Chất lượng đầu ra (học sinh tốt nghiệp) 45 2.3. Thực trạng quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 47 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch quản lý chất lượng đào tạo 47 2.3.2. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng đào tạo 50 2.3.3. Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng đào tạo 52 2.4. Thực trạng các giải pháp đã thực hiện để quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 53 2.5. Đánh giá chung về thực trạng 56 Kết luận chương 2 60 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TIỀN GIANG 61 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 61 3.2. Các giải pháp quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Tiền Giang 61 3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh 61 vi 3.2.2. Đổi mới Chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu xã hội… 63 3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo 67 3.2.4. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch đào tạo 69 3.2.5. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đào tạo 70 3.2.6. Tiến hành tự kiểm định các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn kiểm định của Bộ Lao động-Thương binh & xã hội đã ban hành 73 3.2.7. Tăng cường sự gắn kết giữa đào tạo với Doanh nghiệp và người sử dụng lao động 77 3.3. Thăm dò tính cần thiết và khả thi của các giải pháp được đề xuất 80 Kết luận chương 3 83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84 1. Kết luận 84 2. Kiến nghị 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC vii NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 1. CBGV Cán bộ giáo viên 2. CBQL Cán bộ quản lý 3. CBVC Cán bộ viên chức 4. CĐN Cao đẳng nghề 5. CNH-HĐH Công nghiệp hoá, hiện đại hoá 6. CT Chương trình 7. DNTX Dạy nghề thường xuyên 8. ĐT Đào tạo 9. GV Giáo viên 10. GVCN Giáo viên chủ nhiệm 11. HS Học sinh 12. HSSV Học sinh, sinh viên 13. KTX Ký túc xá 14. LĐTBXH Lao động -Thương binh & xã hội 15. SCN Sơ cấp nghề 16. TCHC Tổ chức hành chính 17. TCN Trung cấp nghề 18. THCS Trung học cơ sở 19. THPT Trung học phổ thông viii DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1 Kết quả tuyển sinh theo trình độ học vấn 2. Bảng 2.2 Đánh giá chất lượng học sinh đầu vào 3. Bảng 2.3 Đánh giá của CBGV và HSSV về chương trình đào tạo của trường so với yêu cầu sử dụng 4. Bảng 2.4 Khai thác và sử dụng cơ sở vật chất 5. Bảng 2.5 Kết quả tốt nghiệp của HSSV trường CĐN Tiền Giang trong 3 năm gần đây 6. Bảng 2.6 Kết quả thăm dò ý kiến của HSSV đã tốt nghiệp có việc làm về chất lượng đầu ra 7. Bảng 2.7 Đánh giá hiệu quả của các giải pháp đã được sử dụng trong quản lý chất lượng đào tạo của trường CĐN Tiền Giang 8. Bảng 3.1 Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp được đề xuất 9. Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các giải pháp được đề xuất 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Theo bảng xếp hạng của UNDP năm 2012 về chỉ số phát triển người, Việt Nam được xếp thứ 127/187 nước, thuộc nhóm nước đang phát triển. Vì vậy, những thách thức trong quá trình hội nhập đối với nước ta là hết sức lớn. Trong các thách thức đó thì thách thức lớn nhất đối với Việt Nam có lẽ là thách thức về kinh tế mà mấu chốt của nó là ở chổ chất lượng nguồn nhân lực. Vấn đề đặt ra với chúng ta là làm thế nào để ĐT và tập trung được nguồn nhân lực ngày càng mạnh mẽ vừa đáp ứng được nhu cầu lao động trong nước, vừa có khả năng cạnh tranh với lao động của các nước trong khu vực và trên thế giới. Đó chính là giải pháp chiến lược tiên quyết của nước nhà trong tiến trình hội nhập và thực hiện được giải pháp chiến lược này hay không phụ thuộc vào ngành giáo dục và ĐT. Chiến lược phát triển dạy nghề của nước ta giai đoạn 2011-2020 đã xác định mục tiêu: “Đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ ĐT; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực ASEAN và trên thế giới; hình thành đội ngũ lao động lành nghề, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; phổ cập nghề cho người lao động, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập, giảm nghèo vững chắc, đảm bảo an sinh xã hội”. Ta có thể thấy được mục tiêu nâng cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực đặt lên vai các cơ sở ĐT một nhiệm vụ cao cả và cũng là một trọng trách nặng nề. Các cơ sở ĐT phải giải quyết hiệu quả bài toán phát triển nhanh quy mô, phạm vi ĐT nhưng đảm bảo tính ổn định, nâng cao chất lượng ĐT. Để hoàn thành sứ mệnh: ĐT nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với nhu cầu của Doanh nghiệp, của địa phương được xem như là những nội dung mang tính chất “sống còn” của cơ sở ĐT nhân lực trên cả nước nói chung, ở địa bàn tỉnh Tiền Giang nói riêng. 2 Quyết định số 17/2009/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 đã khẳng định quan điểm và mục tiêu phát triển của Tiền Giang là: “Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, coi trọng phát huy nhân tố con người, nâng cao năng lực giáo dục, ĐT và trình độ dân trí kết hợp với phát triển khoa học công nghệ xem đó là một trong những yếu tố quyết định để thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa”. Đòi hỏi các cơ sở dạy nghề trên địa bàn Tỉnh, mà trọng yếu là trường CĐN Tiền Giang phải khẩn trương tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực, thực hiện cho kỳ được mục tiêu phát triển giáo dục ĐT của Tỉnh nhà nói riêng, của cả nước nói chung. Từ khi thành lập đến nay, trường CĐN Tiền Giang - trường CĐN duy nhất trong hơn 20 cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh- được giao nhiệm vụ ĐT nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập của tỉnh Tiền Giang, với năng lực ĐT hàng năm từ 1.500 đến 2.000 học viên các ngành nghề khác nhau. Trường đã được xác định là cơ sở ĐT nghề trọng điểm của Tỉnh trong việc cung cấp nhân lực có tay nghề phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh. Tuy nhiên, công tác ĐT dạy nghề hiện nay tại Trường còn những hạn chế như: tay nghề lao động chưa đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động, chất lượng ĐT thấp, ngành nghề ĐT còn chạy theo thị hiếu chứ chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng của Doanh nghiệp và quy hoạch phát triển của địa phương. Nhận thấy vấn đề nâng cao chất lượng ĐT của trường là yêu cầu cấp thiết, vừa cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương, vừa đáp ứng điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, nên nghiên cứu đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang” là hết sức cần thiết, vì lý do đó chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu. [...]... trạng quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN Tiền Giang Chương 3: Các giải pháp quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN Tiền Giang 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Nghiên cứu ở nước ngoài Ngay từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở các nước tư bản phát triển như Đức, Mỹ, Pháp, Nhật Bản… đã quan tâm đến vấn đề ĐT nghề và quản lý. .. cơ sở lý luận về quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN - Đánh giá được thực trạng quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN Tiền Giang - Đề xuất được các giải pháp quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN Tiền Giang 8 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng ĐT ở trường. .. tiễn thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN Tiền Giang 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN 5.2 Nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng ĐT của trường CĐN Tiền Giang 5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý chất lượng ĐT của trường CĐN Tiền Giang 6 Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp... lượng ĐT của Nhà trường, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước 1.4.2 Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 1.4.2.1 Quản lý các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo a) Quản lý số lượng và chất lượng đầu vào của người học (HSSV) Quản lý số lượng và chất lượng đầu vào của người học trên cơ sở 3 nhóm chỉ tiêu sau: 19 a.1) Số lượng, cơ cấu:... đích quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Quản lý chất lượng ĐT nghề nhằm đảm bảo hoạt động ĐT của nhà trường đạt được chất lượng ĐT đã đề ra Mục đích của quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN là nhằm làm cho công tác giáo dục, ĐT và nhà trường phát triển liên tục Hạn chế tối đa các yếu tố bất lợi và ổn định quá trình ĐT của trường, phát huy được những yếu tố tích cực, phát huy tối đa chất lượng. .. dung của Chương 1 là hệ thống các vấn đề lý luận về quản lý chất lượng ĐT, cụ thể: lịch sử nghiên cứu vấn đề ĐT nghề, cũng như quản lý chất lượng ĐT nghề trong và ngoài nước; xây dựng hệ thống khái niệm liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng ĐT nghề; một số vấn đề về chất lượng ĐT ở trường CĐN; một số vấn đề về quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN để làm cơ sở xác định những luận cứ khoa học và thực... đầu tư vào Nhà trường Bên cạnh đó cần có kế hoạch phát triển các điều kiện đảm bảo chất lượng của Nhà trường một cách đồng bộ, hiệu quả c) Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà trường Muốn quản lý tốt chất lượng ĐT ở trường CĐN trước tiên phải xây dựng được hệ thống quản lý chất lượng, đây là công cụ quan trọng để các nhà quản lý sử dụng trong quá trình tổ chức quản lý chất lượng ĐT của Nhà trường Kết luận... giải pháp nhằm quản lý chất lượng ĐT của trường CĐN Tiền Giang, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Tiền Giang 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý chất lượng ĐT ở trường CĐN Tiền Giang 4 Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và phù... trong quá trình đào tạo Quá trình đào tạo cũng như quản lý đào tạo nghề liên tục được hoàn thiện, đổi mới để đảm bảo chất lượng ĐT, đáp ứng yêu cầu thực tiễn cuộc sống 1.1.2 Nghiên cứu tại Việt Nam Ở Việt Nam, những vấn đề về đào tạo nghề, quản lí chất lượng đào tạo nghề cũng được quan tâm ngay từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX Tổng cục Dạy nghề được thành lập để quản lí công tác ĐT nghề Ngày 29 tháng... trường Cao đẳng nghề Trường CĐN là cơ sở dạy nghề cao nhất trong hệ thống cơ sở dạy nghề trên toàn quốc của nước ta, theo thứ tự: Trường CĐN, Trường TCN, Trung tâm dạy nghề Chính vì thế các trường CĐN có đủ cơ sở pháp lí để ĐT đội ngũ lao động trình độ cao nhất theo quy định dạy nghề đó là trình độ CĐN Tính đến ngày 31/12/2013, cả nước có 162 trường cao đẳng nghề, 302 trường TCN và 875 trung tâm dạy nghề . 1.2.2. Chất lượng; Chất lượng đào tạo 10 1.2.3. Quản lý; Quản lý chất lượng đào tạo 11 1.3. Một số vấn đề về chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 13 1.3.1. Về trường cao đẳng nghề 13 1.3.2 về chất lượng đào tạo ở các trường Cao đẳng nghề trong giai đoạn hiện nay 14 1.3.3. Đánh giá chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 16 1.4. Một số vấn đề về quản lý chất lượng đào tạo ở trường. CĐ nghề 18 1.4.1. Mục đích quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 18 1.4.2. Nội dung quản lý chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề 18 1.4.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan