Nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay

90 1.2K 19
Nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện thạch hà, tỉnh hà tĩnh trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ VĂN SƠN NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH: CHÍNH TRỊ HỌC Mã số: 60.31.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hường dẫn khoa học: TS. Đinh Trung Thành Nghệ An - 2014 1 LỜI CẢM ƠN Đề tài này được thực hiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Tiến sỹ Đinh Trung Thành cùng với sự góp ý của các Giáo sư, Phó giáo sư - Tiến sỹ phản biện và các bạn đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ chân tình và quý báu đó. Quá trình nghiên cứu đề tài cũng là quá trình vận dụng giữa lý luận và thực tiễn trong công tác cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là kết quả học tập nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng song bản thân vẫn còn nhiều băn khoăn về nhiều vấn đề trong công tác cán bộ chủ chốt chưa đi sâu nghiên cứu được. Do vậy trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn và hội đồng bảo vệ luận văn để bản thân bổ cứu, hoàn chỉnh đề tài được tốt hơn nhằm vận dụng vào thực tiến công tác cán bộ chủ chốt ở địa phương công tác. Xin chân thành cảm ơn! 2 MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU 5 B. NỘI DUNG 13 Chương 1: Cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn 13 1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung về nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn 13 1.2. Yêu cầu về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn 16 1.3. Vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn trong hệ thống chính trị cơ sở 24 Chương 2: Thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 32 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 32 2.2. Thực trạng về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 38 Chương 3: Mục tiêu, quan điểm và một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay 52 3.1. Mục tiêu, quan điểm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn hiện nay 52 3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 57 C. KẾT LUẬN 85 D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CBCC Cán bộ chủ chốt CCB Cựu Chiến binh CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 3 ĐTN Đoàn Thanh niên HĐND Hội đồng nhân dân HPN Hội Phụ nữ HND Hội Nông dân HTCT Hệ thống chính trị UBND Ủy ban nhân dân UB MTTQ Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hệ thống chính quyền bốn cấp của nước ta hiện nay xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã, thị trấn) có vị trí rất quan trọng được ghi nhận tại Điều 4 110 - Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Cấp xã, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân dân cư trú, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao, chăm lo mọi sinh hoạt và đời sống hàng ngày của nhân dân ở địa phương. Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn là người trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, làm cầu nối giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước. Họ có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định hiệu quả của hệ thống chính trị cấp cơ sở nói riêng và hệ thống chính trị nói chung. Thực tiễn cho thấy, nơi đâu có đội ngũ nói nói CBCC, nhất là đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn vững mạnh thì nơi đó tình hình chính trị, xã hội ổn định; kinh tế, văn hóa phát triển; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Ngược lại, những địa phương cơ sở nào đội ngũ CBCC không được đào tạo, không đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, thì địa phương đó sẽ gặp khó khăn, kinh tế - xã hội chậm phát triển. Trong những năm qua huyện Thạch Hà có sự điều chỉnh về địa giới hành chính (trước đây, huyện Thạch Hà có 48 xã, thị trấn nay đã cắt chuyển 11 xã nhập về thành phố Hà Tĩnh và 6 xã vùng biển cửa thành lập huyện mới Lộc Hà), vì vậy, mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội có nhiều biến động, đặc biệt là công tác cán bộ. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có nhiều dự án, công trình trọng điểm của tỉnh và quốc gia đang đồng thời được triển khai thực hiện. Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị và ổn định, phát triển kinh tế - xã hội thì vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn là hết sức quan trọng. Thạch Hà phải có một đội ngũ CBCC, nhất là đội ngũ CBCC của hệ thống chính trị cấp xã, thị trấn vững mạnh, có phẩm chất, năng lực, phương pháp, phong cách công tác tốt, nhạy bén, năng động, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của tình hình mới. Tuy nhiên, hiện nay do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn của huyện còn có những hạn chế, bất cập: tỷ lệ được đào tạo cơ bản còn ít; chất lượng, năng lực điều hành chưa đồng đều, còn một số 5 CBCC chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới, sự nghiệp CNH, HĐH, hội nhập và phát triển; cơ cấu giới tính, độ tuổi… còn có những bất hợp lý. Thực tiễn đòi hỏi đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn của huyện Thạch Hà cần phải được xây dựng, phát triển cả về chất lượng và cơ cấu nhằm góp phần trực tiếp thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, xây dựng quê hương Thạch Hà ngày càng giàu, mạnh, văn minh. Xuất phát từ những khía cạnh vừa nêu, tác giả chọn vấn đề: “Nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Chính trị học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Vấn đề cán bộ nói chung, năng lực CBCC cấp xã, thị trấn nói riêng là nội dung được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Trong số các bài viết đã đăng trên các tạp chí, các đề tài, công trình nghiên cứu, các luận văn, luận án đã công bố, liên quan đến các vấn đề cán bộ có nhiều công trình, bài viết đã với những đóng góp, kiến nghị hết sức sâu sắc, có giá trị thực tiễn cao như: - Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (Đồng chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cuốn sách đã phân tích, lý giải, hệ thống hóa các căn cứ khoa học cho việc nâng cao đội ngũ CBCC các cấp, từ đó đưa ra những kiến nghị về phương hướng, giải pháp nhằm củng cố, phát triển đội ngũ này cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cho phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Cao Khoa Bảng (2008) Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố. Cuốn sách đã trình bày những kinh nghiệm trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ quản lý, thực trạng, kinh nghiệm và những yêu cầu đặt ra. 6 - Hoàng Chí Bảo (Chủ biên) (2005), Hệ thống chính trị nông thôn nước ta hiện nay. Các tác giả đã nghiên cứu vấn đề từ quan điểm lý luận đến thực tiễn, đồng thời cũng đưa ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng HTCT ở cơ sở nông thôn nước ta. - Nguyễn Văn Sáu, Hồ Văn Thông (Chủ biên) (2005), Thể chế dân chủ và phát triển nông thôn Việt Nam hiện nay. Đây là công trình tập thể với sự tham gia của các GS,TS Hoàng Chí Bảo; PGS, TS Lưu Đạt Thuyết; PGS, TS Nguyễn Văn Mạnh; PGS,TS Nguyễn Quốc Phẩm bàn về dân chủ, hệ thống chính trị, đặc biệt là hệ thống chính trị cấp cơ sở. Trong cuốn sách này có bàn đến đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở các vùng nông thôn Việt Nam. - Đào Duy Quát (2005), Về công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách đã tập hợp các bài viết của tác giả về công tác tư tưởng và vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác tư tưởng; kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc trong công tác tư tưởng với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới. Các luận văn, luận án: - Phạm Công Khâm (2001), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Luận án Tiến sĩ Chính trị học, chuyên ngành Xây dựng Đảng. Luận án đã làm rõ cơ sở khoa học về vai trò đội ngũ CBCC và công tác xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã; đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra cho việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long; Chỉ ra mục tiêu, quan điểm và đề xuất những giải pháp để xây dựng đội ngũ CBCC theo yêu cầu mới trong điều kiện hiện nay. - Lê Hanh Thông (2003), Đổi mới giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ. Luận án đã nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ chủ chốt trong HTCT cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ; trên cơ sở đó đề xuất một hệ thống các giải pháp tác động phù hợp và kiến nghị những đổi mới 7 nội dung, chương trình, phương thức giáo dục lý luận chính trị, góp phần nâng cao vai trò, phẩm chất và năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã ở nước ta trong quá trình đổi mới theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa. - Giao Thị Châu (2005), Chất lượng Bí thư đảng ủy xã ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. Đây là một luận văn thạc sĩ về công tác xây dựng Đảng rất cần tham khảo, kế thừa thành quả nghiên cứu về việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ Bí thư đảng ủy xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. - Mai Đức Ngọc (2007), Vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay (qua thực tế vùng đồng bằng sông Hồng). Luận án được bảo vệ thành công năm 2007 tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Đây là một công trình giúp tham khảo những khía cạnh lý luận và thực tiễn về vai trò của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã trong việc giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, …. - Trần Duy Hưng (2009), Chất lượng bí thư đảng ủy xã vùng đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay. Luận án này cũng được bảo vệ thành công năm 2009 ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung cơ bản luận án đã phân tích, luận giải về chất lượng bí thư đảng ủy xã vùng đồng bằng Sông Hồng; những kết quả, hạn chế, yếu kém trong đào tạo bồi dưỡng tạo nguồn, bí thư đảng ủy xã trên địa bàn vùng đồng bằng sông Hồng trước yêu cầu của đẩy mạnh CNH, HĐH. - Thành Từ Dũ (2006) Báo chí với việc giáo dục ý thức chính trị cho các bộ cấp cơ sở ở tỉnh Tây Ninh hiện nay. Luận văn thạc sĩ triết học này tìm hiểu thực trạng vai trò báo chí với việc giáo dục ý thức chính trị cho cán bộ cấp cơ sở ở tỉnh Tây Ninh và đưa ra những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò báo chí trong giáo dục ý thức chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở Tây Ninh. - Nguyễn Thị Huệ (2007), Thông tin việc hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa. Luận văn đã phân tích làm rõ vai 8 trò của thông tin với hoạt động lãnh đạo, quản lý của các bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa trong điều kiện hiện nay. Đây là một luận văn rất cấp thiết tham khảo khi triển khai đề tài nghiên cứu của học viên. - Lường Thị Mến (2008) Bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Cạn hiện nay. Luận văn Thạc sĩ chuyên nghành triết học này đã đi sâu phân tích về bệnh kinh nghiệm ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Cạn song đã cho thấy nhiều điểm hạn chế chung ở đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp xã ở các địa bàn nông thôn Việt Nam nước ta. Đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo đáng quý cho quá trình thực hiện luận văn. - Tống Phước Trường (2008), Nâng cao ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho đội ngũ cán bộ cấp xã ở tỉnh Kiên Giang hiện nay. Đây là một luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, đã đi sâu nghiên cứu làm rõ tầm quan trọng của ý thức chính trị xã hội chủ nghĩa cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. - Nguyễn Văn Vũ (2008), Kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học này đã phân tích luận giải về việc kiện toàn hệ thống chính trị cấp xã ở tỉnh Bạc Liêu , trong đó có việc đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở… - Trần Ngọc Danh (2005), Chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở tỉnh Nghệ An. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học này đã đi sâu bàn về chính sách đối với đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở ở tỉnh Nghệ An giúp tham khảo khi bàn về chính sách, đãi ngộ với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở ở Thạch Hà, Hà Tĩnh. - Trần Trung Trực (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học cũng đã phân tích thực trạng, 9 phương hướng, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt hệ thống chính trị cấp xã ở huyện Bình Chánh. Đây cũng là một tài liệu tham khảo giúp triển khai đề tài. - Tăng Nghĩa (2006), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp huyện tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng này đã bàn trực tiếp về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp huyện ở tỉnh Hà Tĩnh nói chung. Đây là tài liệu tham khảo đáng quý về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện, xã ở tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. - Nguyễn Phi Long (2007), Quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn hiện nay. Luận văn này đã đi sâu nghiên cứu về quản lý đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã ở tỉnh Ninh Bình, giúp làm tài liệu tham khảo để nghiên cứu về quản lý đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh. - Trịnh Thăng Sự (2008), Xây dựng phong cách người Bí thư Đảng ủy xã ở huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn hiện nay. Luận văn là tài liệu tham khảo tốt khi nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở nói chung Các công trình khoa học như tổng thuật đã cung cấp nhiều luận cứ, luận chứng cả về lý luận và thực tiễn cho việc triển khai đề tài. Tuy nhiên vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo cho đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống. Đề tài nghiên cứu của tác giả không trùng lắp với các công trình khoa học đã được công bố và có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Nâng cao năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong tình hình hiện nay. 10 [...]... Cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn Chương 2 Thực trạng năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Chương 3 Phương hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay B NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, THỊ... trung làm rõ về cơ sở lý luận của việc nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn với các nội dung: 1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung về nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn Bao gồm: các khái niệm về cán bộ; cán bộ chủ chốt; cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn; năng lực và nâng cao năng lực 2 Yêu cầu về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn với các nội dung... phương cơ sở để đề ra những chủ trương, giải pháp nâng cao năng lực đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới Chương 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ, THỊ TRẤN Ở HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH 32 2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 2.1.1... việc nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn; - Năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng và các cơ chế, chính sách của Đảng, Nhà nước; - Vai trò của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn trong hệ thống chính trị cơ sở; Như vậy, để thực hiện có chất lượng, hiệu quả việc nâng cao năng lực đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn nói chung và CBCC cấp xã, thị trấn. .. có sở lý luận và thực tiễn về xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn - Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh - Đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh đáp ứng yêu cầu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở trong giai đoạn. .. đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn 1.2.1 Mục tiêu của việc nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn Năng lực CBCC cấp xã, thị trấn là hệ thống những chuẩn mực bao gồm cả phẩm chất chính trị, đạo đức; kiến thức, năng lực, trình độ; phong cách làm việc , là sự thống nhất giữa đức và tài của người cán bộ trên cơ sở các tiêu chuẩn chung của đội ngũ cán bộ và tiêu chuẩn riêng của cán bộ lãnh... THỊ TRẤN 1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung về nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn 13 1.1.1 Khái niệm về cán bộ, cán bộ chủ chốt và cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn 1.1.1.1 Cán bộ Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra định nghĩa về cán bộ hết sức khái quát, giản dị và dễ hiểu Theo Người: "Cán bộ là người đem chính sách của Đảng, Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành,... chiến lược và cấp cơ sở Bất kỳ lúc nào và ở đâu, vai trò của đội ngũ CBCC cũng rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng Trong giai đoạn hiện nay, vai trò của CBCC lại càng đặc biệt quan trọng hơn Vai trò, vị trí của đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện ở những điểm sau: - Đội ngũ CBCC xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giữ vai trò quyết định trong việc... hoàn thiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cũng như những chủ trương, chính sách của huyện Thạch Hà và các địa phương cơ sở - Đội ngũ CBCC xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh còn là một trong những nguồn quan trọng cung cấp cán bộ cho huyện Qua thực tế, cho thấy ở xã, thị trấn là môi trường rèn luyện, giáo dục, tạo điều kiện cho cán bộ phấn đấu, tu dưỡng và trưởng thành... trong giai đoạn hiện nay 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Thực trạng năng lực đội ngũ CBCC cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng năng lực đội ngũ CBCC ở xã và thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh (bao gồm 30 xã và 1 thị trấn) - Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2009 đến nay (sau khi tách . pháp nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay 52 3.1. Mục tiêu, quan điểm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn. trạng năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Chương 3. Phương hướng và một số giải pháp nâng cao năng lực cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh. đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn ở huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh 32 2.2. Thực trạng về năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, thị trấn của huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 38 Chương

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan