Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang

111 1.2K 1
Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện chợ mới, tỉnh an giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HỮU THỌ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN HỮU THỌ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60. 14. 01. 14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM MINH HÙNG Nghệ An, 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Vinh, Ban Giám hiệu trường Đại học Đồng Tháp, Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và viết Luận văn này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Phạm Minh Hùng người thầy trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. Sau thời gian được quý thầy, cô trường Đại học Vinh tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức về lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn quý báu về công tác quản lý. Cùng với sự nỗ lực, ra sức học tập, nghiên cứu, thu thập thông tin và học tập thực tế. Đến nay em đã hoàn thành Luận văn tốt nghiệp: “Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng để hoàn thành Luận văn bằng tất cả nhiệt tình và năng lực của mình nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được những đóng góp qúi báo của quí thầy, cô và các bạn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn! Tác giả NGUYỄN HỮU THỌ i MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 4. Giả thuyết khoa học 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Những đóng góp luận văn 5 8. Cấu trúc luận văn 6 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 7 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 11 1.3. Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 21 1.4. Một số vấn đề về nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 30 Chương 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG 40 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục của huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 40 2.2. Thực trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 47 2.3. Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 54 2.4. Nguyên nhân của thực trạng 58 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG 64 ii 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp 64 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 65 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về sự cần thiết phải quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 65 3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang một cách khoa học 68 3.2.3. Tổ chức tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 73 3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 75 3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 75 3.3. Thăm dò sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông BGH Ban giám hiệu CMHS Cha mẹ học sinh CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐTN Đoàn thanh niên GVCN Giáo viên chủ nhiệm KPĐ Khỏe phù đổng NGLL Ngoài giờ lên lớp PHHS Phụ huynh học sinh THPT Trung học phổ thông XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Khảo sát nhận thức của cán bộ và giáo viên về tầm quan iv trọng của công tác giáo dục đạo đức học sinh. Bảng 2.2: Khảo sát về việc xây dựng các kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh. Bảng 2.3: Khảo sát về các phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh. Bảng 2.4: Khảo sát về hoạt động kiểm tra của cán bộ quản lý đối với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Bảng 2.5: Khảo sát về sự phối hợp giữa cán bộ quản lý với lực lượng giáo dục. Bảng 2.6: Kết quả xếp loại hạnh kiểm học sinh ở các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong những năm gần đây. Bảng 3.1: Đánh giá sự cần thiết của các giải pháp đã đề xuất. Bảng 3.2: Đánh giá sự khả thi của các giải pháp đã đề xuất. v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết một cách sâu sắc kinh nghiệm về giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, “lễ” ở đây chính là sự lĩnh hội và phát triển các chuẩn mực đạo đức của dân tộc. Bác Hồ đã dạy: “Dạy cũng như học, phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc quan trọng. Nếu thiếu đạo đức, con người sẽ không phải là con người bình thường và cuộc sống xã hội sẽ không phải là cuộc sống xã hội bình thường, ổn định ”; “Có tài không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Sự nghiệp đổi mới ở nước ta đang đi vào chiều sâu và được triển khai trên quy mô lớn, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cơ chế thị trường đang phát huy tác dụng tích cực, tạo nên sự phát triển năng động và thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta. Nhưng cũng đã bộc lộ những mặt trái, gây ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống tinh thần, sự cảm thụ văn hóa - nghệ thuật cũng như trong tâm lý - đạo đức của các tầng lớp dân cư trong xã hội. Những ảnh hưởng tiêu cực đó len lỏi, thẩm thấu vào các mối quan hệ xã hội, làm sai lệch các chuẩn mực giá trị, dẫn tới sự suy thoái về đạo đức ở một bộ phận xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ, một bộ phận thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên sống không có lý tưởng, không có mục đích, sống chạy theo các nhu cầu tầm thường, ngại cống hiến, ngại khó khăn, thích hưởng thụ, sống buông thả và thiếu niềm tin. Đánh giá thực trạng này trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam nhấn mạnh : “Môi trường văn hoá bị xâm hại, lai căng, thiếu lành mạnh, trái với thuần phong mỹ tục, các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và dịch vụ độc hại làm suy đồi đạo đức, nhất là trong thanh, thiếu niên, rất đáng lo ngại”. 1 Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi năm 2009, tại điều 27 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Với quan điểm coi giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu, Đảng ta đòi hỏi phải "tăng cường giáo dục công dân, giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc, ý chí vươn lên vì tương lai của bản thân và tiền đồ của đất nước". Từ đó cho thấy, giáo dục đạo đức là một trong những điểm chủ yếu, cốt lõi xuyên suốt và giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách, đào tạo con người trong nhà trường ở nước ta, đặc biệt là trong nhà trường THPT. Giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ rất quan trọng đối với ngành giáo dục và quyết định đến chất lượng giáo dục nhằm góp phần giáo dục và phát triển toàn diện về tri thức, thể chất, tinh thần và đạo đức cho học sinh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay. Việc quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh chưa được nghiên cứu nhiều và nghiên cứu một cách có hệ thống. Để khắc phục tình trạng xuống cấp, suy thoái về đạo đức trong một bộ phận thanh niên học sinh, đáp ứng những nhiệm vụ và mục tiêu giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người cho thế kỷ XXI mà Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã vạch ra, “tăng cường giáo dục công dân, giáo dục tư tưởng - đạo đức, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, đưa việc giảng dạy tư tưởng Hồ Chí minh vào nhà trường phù hợp với lứa 2 tuổi và với từng bậc học”, và Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay một lần nữa đã khẳng định về giáo dục toàn diện cho học sinh. Nghiên cứu thực trạng đạo đức và công tác giáo dục đạo đức vào lúc này đang là một vấn đề đòi hỏi cấp bách. Có thể nói, chưa bao giờ, vấn đề giáo dục đạo đức được đặt ra với tầm quan trọng, tính cấp thiết và ý nghĩa xã hội rộng lớn như lúc này. Chăm lo cho sự phát triển đạo đức và đời sống tinh thần lành mạnh của cộng đồng xã hội là chăm lo tới tiềm lực phát triển lâu bền của cả một dân tộc. Học sinh THPT ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang vốn có truyền thống hiếu học. Tuy nhiên, tình trạng học sinh có kết quả học tập và rèn luyện đạo đức trung bình, yếu đang có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là những trường hợp vi phạm phải bị xử lý kỷ luật, được giáo dục nhưng bản thân chưa khắc phục thậm chí còn tái phạm. Nghiên cứu công tác giáo dục đạo đức học sinh THPT trong điều kiện đổi mới hiện nay, bản thân tôi thấy có những biểu hiện đạo đức của lớp trẻ và thực trạng giáo dục đạo đức học sinh THPT đang đặt ra hàng loạt vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Việc đánh giá đúng tình hình, phát hiện được các nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục đạo đức trong nhà trường THPT là vấn đề cấp thiết góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực của đời sống đạo đức và giáo dục đạo đức học đường, đồng thời coi việc giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh là nền tảng, là gốc rễ vững chắc cho các mặt giáo dục khác. Việc quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang còn nhiều hạn chế và bất cập. 3 [...]... pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là hệ thống các cách thức tổ chức, điều khiển công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT nhằm đảm bảo cho việc quản lý công tác này đạt kết quả cao nhất Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức là một loại giải pháp quản lý giáo. .. nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 5.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 6 Phương pháp nghiên... cứu Vấn đề quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT 3.2 Đối tượng nghiên cứu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 4 Giả thuyết khoa học Hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang sẽ được nâng cao nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính... danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT Chương 2: Cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện. .. của quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh: - Quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch và nội dung giáo dục 18 đạo đức - Quản lý việc sử dụng phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục đạo đức - Quản lý hoạt động của giáo viên trong giáo dục đạo đức - Quản lý hoạt động học sinh trong giáo dục đạo đức - Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức - Quản lý công tác kết hợp giữa... quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT trong giai đoạn hiện nay 7.2 Về mặt thực tiễn Làm rõ thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Từ đó, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi để nâng cao hiệu quả quản 6 lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh các trường THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 8 Cấu... quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, Tỉnh An Giang Vì vậy, đề tài này góp phần đưa ra các giải pháp nâng cao 11 hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Đạo đức và giáo dục đạo đức 1.2.1.1 Đạo đức Khái niệm đạo đức có thể định nghĩa theo các khía cạnh sau: Đạo đức là một hình... quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý giáo dục nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo kế hoạch, đạt được mục tiêu phát triển giáo dục đề ra Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là quá trình lãnh đạo, tổ chức, điều khiển toàn bộ công tác giáo dục đạo đức, nhằm đảm bảo cho công tác giáo dục này đạt được kết quả mong muốn Từ các khái niệm về quản lý giáo dục và giáo dục đạo đức cho. ..4 Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: Nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang để nghiên cứu 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 3 Khách thể và đối tượng nghiên... trong giáo dục đạo đức Trường THPT là cơ quan giáo dục của Nhà nước Hiệu trưởng quản lý nhà trường, quản lý giáo dục theo chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của nhà trường, trong đó có giáo dục đạo đức 1.2.3 Hiệu quả và hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh 1.2.3.1 Hiệu quả Hiệu quả được xem là đại lượng cho biết giá trị của kết quả đạt . trạng công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 47 2.3. Thực trạng nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 54 2.4 nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. đề nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh THPT huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Ngày đăng: 20/07/2015, 10:15

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan