Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố vinh tỉnh nghệ an

134 735 2
Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố vinh tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xin được gửi lời cảm ơn tới: - Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo tham gia dạy các chuyên đề QLGD, khoa Quản lý giáo dục, thư viện trường ĐH Vinh đã quan tâm, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành chương trình học và hoàn thành luận văn này; - Ban Giám đốc, các phòng ban chuyên môn của Sở GD&ĐT Nghệ An đã giúp đỡ trong quá trình thu nhận số liệu và xin ý kiến đánh giá; - Ban Giám hiệu, GV, HS, PHHS của 5 trường THPT thành phố Vinh đã hợp tác, giúp đỡ; - Ban Giám đốc, các anh chị và các bạn đồng nghiệp nơi tôi công tác đã hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa học; - Gia đình, bạn bè, những người thân yêu đã luôn ở bên, động viên, chia sẻ, khuyến khích, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Lời cảm ơn đặc biệt nhất, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi đến thầy giáo đã hướng dẫn đề tài này, PGS.TS Nguyễn Bá Minh – thầy đã hướng dẫn em rất tận tình, chu đáo về mặt khoa học cũng như cung cấp cho em những kiến thức lý luận, thực tiễn cùng với những kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành luận văn này. Mặc dầu, bản thân đã rất nỗ lực và cố gắng trong khi nghiên cứu đề tài nhưng vì thời gian nghiên cứu không nhiều và kinh nghiệm còn ít, nên luận văn có thể có những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! TP.Vinh, tháng 08 năm 2014 Tác giả Trương Thị Thanh Hương i MỤC LỤC PHỤ LỤC 109 ii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Trang Sơ đồ 1.1. Các bộ phận cấu thành công tác HN 17 Sơ đồ 1.2. Các hình thức HN 20 Sơ đồ 1.3. Mục đích của QLHN 26 Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, HS và chất lượng HS THPT 36 ở 5 trường trong TP.Vinh Bảng 2.2. Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT và đậu ĐH 37 Biểu đồ Tỉ lệ HS tốt nghiệp THPT và đậu ĐH 37 Bảng 2.3. Cơ cấu CB GV của 5 trường THPT TP.Vinh 38 Bảng 2.4. Nhận thức của GV, HS về ngành nghề HS dự định chọn 41 Bảng 2.5. Quan niệm của HS và PHHS về định hướng nghề sau 43 khi tốt nghiệp THPT Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực hiện nhiệm vụ GDHN 44 Bảng 2.7. Đánh giá về việc chọn nghề và tư vấn chọn nghề của HS 46 Bảng 2.8. Dự định về chọn trường của HS sau khi tốt nghiệp THPT 47 Bảng 2.9. Kết quả đánh giá việc QL nội dung GDHN ở 5 trường 52 THPT TP.Vinh Bảng 2.10. Đánh giá về quản lý các hình thức, phương pháp HĐ 54 GDHN trong nhà trường Bảng 2.11. Đánh giá về năng lực thực hiện nhiệm vụ GDHN của 56 GV trong trường THPT Bảng 2.12. Đánh giá việc QL CSVC, TTB phục vụ HĐ GDHN 57 Bảng 2.13. Đánh giá việc xây dựng mạng lưới HN của trường 59 THPT Sơ đồ 3.1. Quá trình tư vấn HN 66 Sơ đồ 3.2. Kết quả tất yếu của việc lựa chọn nghề phù hợp 67 Sơ đồ 3.3. Cấu trúc Ban GDHN 68 iii Sơ đồ 3.4. Mô hình cơ cấu dịch vụ HN tại các trường THPT 71 Sơ đồ 3.5. Các hình thức HĐ GDHN 77 Sơ đồ 3.6. Phân loại nghề theo đối tượng lao động 78 Sơ đồ 3.7. Mô hình lục giác Holland 79 Sơ đồ 3.8. Mức độ phù hợp giữa kiểu người và loại môi trường 80 Sơ đồ 3.9. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ GV 82 Sơ đồ 3.10. Mô phỏng về mạng lưới chuyên nghiệp và xã hội hóa 95 HĐ GDHN Sơ đồ 3.11. Mối quan hệ giữa các giải pháp 98 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 99 Biểu đồ biểu diễn tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 101 iv DANH MỤC VIẾT TẮT Cán bộ quản lý CBQL Cán bộ giáo viên CBGV Chứng chỉ CC Cao đẳng CĐ Công tác CT Công tác hướng nghiệp CTHN Công nghệ thông tin CNTT Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa CNH - HĐH Dạy nghề DN Dạy nghề phổ thông DNPT Cơ sở vật chất CSVC Đại học ĐH Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giải pháp GP Giáo dục GD Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT Giáo dục hướng nghiệp GDHN Giáo viên GV Giáo viên hướng nghiệp GVHN Học sinh HS Học sinh phổ thông HSPT Hoạt động HĐ Hoạt động giáo dục hướng nghiệp HĐGDHN Hoạt động ngoại khóa HĐNK Hoạt động ngoài giờ lên lớp HĐNGLL Hướng nghiệp HN v Khoa học giáo dục KHGD Kinh tế - xã hội KT-XH Nhà xuất bản NXB Phổ thông PT Phụ huynh học sinh PHHS Quản lý QL Quản lý giáo dục QLGD Quản lý nhà nước QLNN Ủy ban Nhân dân UBND Thành phố Vinh TP. Vinh Trang thiết bị TTB Trung bình TB Trung học cơ sở THCS Trung học phổ thông THPT Trung cấp chuyên nghiệp TCCN Xã hội hóa giáo dục XHHGD vi MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục và đào tạo là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường quan trọng nhất để phát huy nguồn lực con người. Giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp được coi là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, góp phần quyết định vào việc nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo. Nhiều nước trên thế giới đã rất coi trọng công tác hướng nghiệp như: Pháp, Thuỵ Sĩ, Bỉ, Đức, Canada, Australia,…hệ thống hướng nghiệp ở những đất nước này phát triển từ cao đến rất cao. Nhà trường Pháp hiện nay tăng cường tỉ trọng kiến thức có ý nghĩa thực dụng và ý nghĩa hướng nghiệp để giúp học sinh chuẩn bị đi vào đào tạo và cuộc sống nghề nghiệp. Hệ thống nhà trường Đức quán triệt nguyên tắc hướng nghiệp để chuẩn bị cho học sinh đi vào trường đào tạo nghề tuỳ theo trình độ của các em. Gần hơn với chúng ta, đó là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc…cũng đã làm rất tốt công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Ví như ở Hàn Quốc, được sự đầu tư của Bộ Lao động, đã xây dựng được một Trung tâm thế giới nghề nghiệp (Job World) ở đó học sinh được tiếp cận, làm quen và thử nghiệm với các nghề mà mình thích để tìm hiểu về năng lực của bản thân với nghề. Từ những nghề: Phi công, lái tàu đến nghiên cứu, chế tạo hay những nghề mang tính dịch vụ như trang điểm, làm tóc… Tại Việt Nam, cũng đã học hỏi kinh nghiệm của các nước phát triển trong công tác hướng nghiệp nói chung và hướng nghiệp cho học sinh phổ thông nói riêng. Tuy nhiên, công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở Việt Nam còn yếu. Học sinh THPT hàng năm có tới 90% đăng ký dự thi cao đẳng, đại học trong khi đó nhu cầu và khả năng đào tạo dao động trong khoảng 27% đến 30%. Số còn 1 lại sẽ bước vào cuộc sống lao động. Tuy nhiên, ta có thể thấy rằng, học sinh chưa sẵn sàng đi vào các lĩnh vực đào tạo khác như: dạy nghề, TCCN hoặc lao động kiếm sống. Một trong những nguyên nhân của thực tế này là do HSPT chưa được chuẩn bị tâm thế để đi vào các luồng đào tạo khác phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội, nói cách khác là công tác HN và phân luồng HS sau trung học còn yếu kém và chưa được quan tâm đúng mức. Đa số học sinh định hướng nghề nghiệp và chọn nghề chỉ theo cảm tính của bản thân và gia đình, mang nặng tính chủ quan, phiến diện, thiếu thực tế và hoàn toàn không phù hợp với điều kiện kinh tế của nước ta hiện nay. Các cuộc điều tra định hướng nghề cho thấy hầu hết các em rất bỡ ngỡ, lúng túng trong việc chọn nghề, không có sự hiểu biết tối thiểu về thế giới nghề nghiệp nói chung, không biết những đặc điểm cũng như yêu cầu tối thiểu của ngành nghề mình định chọn, không tự đánh giá được phẩm chất, năng lực của bản thân, không thấy hết điểm mạnh, điểm yếu, hoàn cảnh gia đình, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. Việc chọn ngành học, nghề làm không có cơ sở khoa học gây nên những thiệt hại lớn không những cho bản thân cá nhân mà còn cho xã hội, đó là: sự mất cân đối nghiêm trọng trong các kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng hàng năm; sự lãng phí lớn về thời gian, sức khoẻ và tài chính; tạo sức ép về giao thông, mật độ dân số trong các kỳ thi vào ĐH,CĐ; sự mất cân đối xã hội về mặt lao động; sự mất cân đối giữa cán bộ khoa học của các ngành; sự mất cân đối giữa đào tạo và sử dụng; sự mất cân đối trong cơ cấu lao động. Hướng nghiệp là một bộ phận quan trọng của giáo dục phổ thông nhằm giúp học sinh lựa chọn được hướng đi phù hợp với hứng thú cá nhân, năng lực bản thân và nhu cầu về nhân lực của xã hội, đồng thời, chuẩn bị cho HS những kỹ năng lao động cần thiết để các em bước vào cuộc sống lao động một cách thuận lợi nếu như không có điều kiện học tiếp lên. Trên cơ sở đó, góp phần phân luồng hợp lý HS sau khi tốt nghiệp phổ thông. Điều này đã được khẳng định trong nhiều Nghị quyết, văn bản, chỉ thị của Đảng, Chính phủ và ngành Giáo dục. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra một trong những nhiệm vụ phát triển giáo dục – đào tạo 2 năm 2001-2006 là “ Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”. Chiến lược giáo dục 2009-2020 cũng đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục trung học là: “Học sinh được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông,…”. Đặc biệt, mục tiêu về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS, THPT đã được quy định cụ thể tại điều 27-Luật Giáo dục. Hiện nay, nước ta đang tiến hành đổi mới giáo dục một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn bị đội ngũ nhân lực cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đổi mới giáo dục, đổi mới hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông là một yêu cầu hết sức cấp bách và cần thiết vì chỉ trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp cho HS phổ thông mới giúp các em biết lựa chọn được hướng đi thích hợp sau khi tốt nghiệp phổ thông và phát huy được hết năng lực, sở trường của mình để đạt được năng suất hiệu quả cao trong công việc khi bước vào cuộc sống lao động. Trong thời gian qua, đã có sự quan tâm của Nhà nước cũng như của các Bộ, Ban ngành giáo dục đến sự phát triển CTHN tại các trường THPT, tuy nhiên, thực chất vẫn còn nhiều bất cập, đó là: nhận thức của phần lớn mọi người về công tác hướng nghiệp còn chưa đầy đủ, phiến diện trong đó có cả những người hoạt động trong ngành giáo dục. Do đó, sự quan tâm đầu tư cho công tác này trên cả nước nói chung và công tác HN tại các trường THPT ở Thành phố Vinh Nghệ An nói riêng chưa nhiều nên đã hạn chế kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh. Trong chỉ thị 33/2003/CT-BGD&ĐT về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho HS phổ thông chỉ rõ “chất lượng hướng nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của học sinh và xã hội, học sinh cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với bản thân và yêu cầu xã hội”. Có nhiều nguyên nhân của hạn chế như cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho CTHN còn thiếu, lạc hậu, cơ chế hoạt động cho công tác còn chưa được lưu tâm, thiếu linh hoạt, không có GV HN được đào tạo bài bản, chính quy… 3 nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu là do công tác quản lý HN tại các trường THPT còn đang bị xem nhẹ và hầu như chưa được quan tâm, thiếu sự chuyển biến kịp thời cho phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của KT – XH và những yêu cầu đặt ra cho CTHN trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay. Với những lý do trên, từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho HS trung học và qua quá trình phân tích, đánh giá thực trạng HN cho HS ở thành phố Vinh Nghệ An cũng như thực trạng công tác quản lý HN của các trường THPT ở thành phố Vinh Nghệ An, chúng tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố Vinh tỉnh Nghệ An”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THPT ở thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT ở thành phố Vinh Nghệ An. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất và thực hiện được một số giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể nâng cao được chất lượng quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường THPT ở thành phố Vinh Nghệ An. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài Nghiên cứu cơ sở lý luận, xây dựng cơ sở lý luận của đề tài trong việc đề xuất những giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT trong thời kỳ mới nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản,toàn diện giáo dục và đào tạo; 4 [...]... sở thực tiễn của đề tài Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý hướng nghiệp tại các trường công lập và tư thục trong thành phố và thăm dò tính cần thiết và khả thi của một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 5.1.3 Đề xuất các giải pháp Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành. .. mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các kí hiệu viết tắt, các tài liệu tham khảo, đề tài có 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận của quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông thành phố Vinh tỉnh Nghệ An Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông thành phố Vinh tỉnh Nghệ An Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng. .. và xử lý số liệu thống kê 6 7 Các đóng góp mới của luận văn 7.1 Về lý luận Góp phần khái quát hóa lý luận về giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT 7.2 Về mặt thực tiễn Phát hiện thực trạng quản lý giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố Vinh Nghệ An 7.3 Đề xuất các giải pháp Đề tài đã đề xuất các giải pháp quản lý giáo dục hướng nghiệp nói chung và bậc THPT nói... hướng nghiệp ở các trường phổ thông trung học thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN 1.1 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Hướng nghiệp đã có một lịch sử ra đời và phát triển khoảng 100 năm trên thế giới Hệ thống hướng nghiệp học đường và nghề nghiệp. .. đưa ra bất kì giải pháp quản lý hoạt động GDHN nào đi chăng nữa cũng cần quan tâm đúng mức đến hiệu quả của nó đối với công tác kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá quá trình GDHN Đây chính là điểm khác biệt giữa giải pháp quản lý hoạt động GDHN với giải pháp nói chung 1.3 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT 1.3.1 Mục tiêu của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học... tâm HN để phối hợp TVHN cá nhân 26 1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông 1.4.1 Sự cần thiết của quản lý hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông QLHN là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện của các cấp quản lý, các cán bộ QLHN với các mục đích chính sau: Sơ đồ 1.3 Mục đích của quản lý hướng nghiệp MỤC ĐÍCH QUẢN LÝ HƯỚNG NGHIỆP Thực hiện mục tiêu Phát triển vai... quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để tìm hiểu thực trạng công tác hướng nghiệp và thực trạng của các giải pháp quản lý hướng nghiệp hiện nay phổ cập giáo dục và thực trạng của các giải pháp quản lý chất lượng phổ cập giáo dục hiện nay - Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 6.3 Phương pháp sử dụng toán thống kê Lập các biểu thống kê tổng hợp, phân tích và xử lý. .. tiêu, nội dung của giáo dục hướng nghiệp, đồng thời chỉ ra những nhiệm vụ cụ thể mà các cấp quản lý giáo dục, các cơ sở giáo dục, các cơ quan của Bộ Giáo dục và đào tạo cần thực hiện để đẩy mạnh công tác giáo dục hướng nghiệp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động, phục vụ phát triển đất nước 1.2 Các khái niệm cơ bản 1.2.1 Trường trung học... lập nghiệp 6 Tư vấn nghề 7 Hướng dẫn học sinh chọn nghề cụ thể để làm hồ sơ tuyển sinh 19 8 Tham quan hoặc tổ chức hoạt động văn hoá theo chủ đề hướng nghiệp 1.3.3 Hình thức, phương pháp hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông “GDHN cho HSPT bằng các hình thức: tích hợp nội dung HN vào các môn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thông, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt. .. quản lý đến đối tượng quản lý của CTHN nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu HN cho HSPT [26,73] Các yếu tố cơ bản của QLHN: Phương pháp QL Chủ thể QL Đối tượng QL Công cụ QL MỤC TIÊU HN 15 1.2.4 Giải pháp và giải pháp quản lý hoạt động hướng nghiệp 1.2.4.1 Giải pháp Theo Từ điển tiếng Việt, giải pháp là "phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó".[27, 387] Như vậy, nói đến giải pháp . của một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. 5.1.3. Đề xuất các giải pháp Đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng. ở thành phố Vinh Nghệ An cũng như thực trạng công tác quản lý HN của các trường THPT ở thành phố Vinh Nghệ An, chúng tôi đã chọn đề tài: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp. thành phố Vinh tỉnh Nghệ An Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường phổ thông trung học thành phố Vinh tỉnh Nghệ An 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan