Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề công nghệ hà tĩnh

103 582 5
Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề công nghệ hà tĩnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ DUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC 1 NGHỆ AN, NĂM 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ DUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Ngô Sỹ Tùng 3 NGHỆ AN, NĂM 2014 4 LỜI CẢM ƠN Luận văn khoa học, là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của tác giả tại trường Đại học Vinh cùng với sự giúp đỡ tận tình của các giảng viên cũng như sự cố gắng học hỏi của bản thân. Tác giả tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới BGH trường Đại học Vinh các nhà khoa học các giảng viên, đã nhiệt tình truyền đạt kiến thức cho tác giả trong việc nghiên cứu đề tài. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Ngô Sỹ Tùng, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn theo đúng kế hoạch. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa, công ty, cán bộ giáo viên và các em học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh giáo đã động viên và giúp đỡ, đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, số liệu và tạo điều kiện về mọi mặt trong quá trình tác giả thực hiện đề tài. Mặc dù đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và bằng nỗ lực cố gắng của bản thân để hoàn thành đề tài luận văn, song do kinh nghiệm công tác còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu khoa học và hoàn thành luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các nhà khoa học, các nhà giáo cũng như các bạn đồng nghiệp bằng những góp ý, chỉ dẫn để tác giả tiếp tục bổ sung cho luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 4 năm 2014 Tác giả 5 Trần Thị Dung 6 MỤC LỤC Trang 7 DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Hình 1.1. Sơ đồ mối liên hệ các yếu tố cấu thành nhà trường Error: Reference source not found Hình 1.2. Quá trình đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo Error: Reference source not found Hình 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng trong trường dạy nghề Error: Reference source not found Hình 1.4. Bảng các nghề đầu tư trọng điểm 26 Bảng 2.2: Quy mô đào tạo của nhà trường qua các năm Error: Reference source not found Bảng 2.3: Kết quả lấy ý kiến của cán bộ quản lý đánh giá về những nội dung chủ yếu trong quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh Error: Reference source not found Bảng 2.4: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác giảng dạy của đội ngũ giáo viên. Error: Reference source not found Bảng 2.5. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của HSSV Error: Reference source not found Bảng 2.6. Kết quả khảo sát thực trạng công tác tổ chức và quản lý mối liên kết đào tạo giữa nhà trường với các cơ sản xuất Error: Reference source not found Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo trong nhà trường. Error: Reference source not found Bảng 3.1: Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất………………… 85 Bảng 3.2: Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất ………………… 86 8 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đào tạo nghề cho người lao động có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mỗi quốc gia trên thế giới. Thực hiện tốt việc đào tạo nghề là giúp cho mỗi quốc gia có được đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi, làm chủ máy móc, công nghệ hiện đại là yếu tố quyết định thắng lợi trong phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam đào tạo nghề có lịch sử phát triển lâu dài, gắn với sự xuất hiện và tồn tại của nền văn minh lúa nước. Ngày nay trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế đào tạo nghề đóng vai trò quan trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “ Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế ’’ và “ Giáo dục Đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”. Luật giáo dục đã chỉ rõ mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là: “Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ nghề khác nhau, có đạo đức, có lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh” Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 đã khẳng định: “ Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược’’. Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, mở rộng hợp tác quốc tế, thu hút các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước. 1 [...]... đánh giá thực trạng quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 5.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 6 Phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 6.2 Giới hạn khách... Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động đào nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề 3 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 4... đẳng nghề Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xã hội đang ngày càng phát triển, giáo dục đào tạo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong... của đào tạo cũng như các cơ chế, mối quan hệ tác động lên quá trình đào tạo 1.3 Một số vấn đề về hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề 1.3.1 Đặc điểm của trường cao đẳng nghề - Trường cao đẳng nghề do bộ Lao động – Thương binh và xã hội quyết định thành lâp và trực tiếp quản lý Có 2 loại trường cao đẳng nghề: trường cao đẳng nghề công lập và trường cao đẳng nghề tư thục: + Trường cao đẳng nghề công. .. các giải pháp trong quản lý hoạt động đào tạo có tính khoa học và có tính khả thi, phù hợp với điều kiện nhà trường và được áp dụng đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Hệ thống hóa, phân tích các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 5.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản. .. đẳng nghệ Công nghệ Hà Tĩnh Đề xuất các giải pháp trong quản lý hoạt động đào tạo có tính hiệu quả, thiết thực và khả thi góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nghề tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 9 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận luận văn có 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đào tạo ở các trường Cao đẳng nghề Chương 2: Thực trạng công. .. đào tạo ở trường cao đẳng nghề 1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động đào tạo ở trường cao đẳng nghề Để đạt được mục tiêu quản lý đào tạo trong trường cao đẳng nghề cần thực hiện các nội dung cụ thể sau đây * Quản lý công tác tuyển sinh Các trường Cao đẳng nghề tuyển sinh theo quy định của Quyết định số 08/2007/QĐ – BLĐTBXH ngày 26 tháng 03 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành... như quản lý nhân sự, quản lý tài chính, quản lý cơ sở vật chất… Từ những phân tích hệ thống hóa các vấn đề khoa học về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý đào tạo, chúng ta cần nắm vững cơ sở lý luận của việc quản lý để tìm ra các giải pháp phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường, nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đề ra 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CAO. .. qua công tác quản lý đào tạo tại đã đạt được nhiều thành tích trong dạy nghề, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế về: mục tiêu đào tạo, đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo, sự phối kết hợp với các cơ sở sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh ’... TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHỆ HÀ TĨNH 2.1 Khái quát về trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh 2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của nhà Trường Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh tiền thân là Trung tâm xúc tiến việc làm thuộc Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Tĩnh, được thành lập ngày 31/3/1995 Ngày 22/9/2005 Tổng LĐLĐ Việt Nam có quyết định số 2006/QĐ- TLĐ thành lập trường dạy nghề số 5 thuộc . trạng quản lý hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh. 5.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ. Cao đẳng nghề. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh. Chương 3: Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Công. tài: Một số giải pháp quản lý hoạt động đào tạo ở trường Cao đẳng nghề Công nghệ Hà Tĩnh ’ để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất một số giải pháp

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan