Một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh

130 744 3
Một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường cao đẳng nghề hàng hải thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH o0o NGUYỄN THỊ MAI TRINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGHỆ AN –Tháng 06 năm 2014 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: “Một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải TPHCM ”. Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Tôi xin bày tỏ tấm lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo – PGS.TS Nguyễn Bá Minh - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Đồng thời tôi cũng chân thành cảm ơn tới lãnh đạo nhà trường, các cán bộ, giáo viên thuộc các phòng, ban, khoa, tổ bộ môn, các đoàn thể, các em học sinh, sinh viên trong Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải TPHCM đã giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn những thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các độc giả để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Tác giả Nguyễn Thị Mai Trinh 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1 Cơ cấu tổ chức Trường Cao đẳng nghề Hàng hải TP.HCM 43 Bảng 2.2 Danh mục các phòng chức năng trực thuộc Ban Giám hiệu 43 Bảng 2.3 Danh mục các phòng chức năng trực thuộc Ban Giám hiệu 44 Bảng 2.4 Danh mục các Khoa, Xưởng, Trung tâm trực thuộc BGH 44 Bảng 2.5 Tự đánh giá của người học về mức độ biểu hiện của vi phạm chuẩn mực và nội quy nhà trường. 48 Bảng 2.6 Đánh giá mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường 52 Bảng 2.7 Đánh giá mức độ nhận thức của CBNV, GV, SV về vai trò xây dựng VHNT. 55 Bảng 2.8 Đánh giá mức độ sự tự hào và niềm tin của các thành viên vào tổ chức nhà trường. 56 Bảng 2.9 Mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về tác động của công tác xây dựng VHNT. 57 Bảng 2.10 Tổng hợp kết quả nhận thức của GV về các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường trong công tác xây dựng VHNT. 60 Bảng 2.11 Nhận thức của cán bộ quản lý và GV về nội dung XDVHNT 62 Bảng 2.12 Nhận thức của CBQL, GV, SV về các nội dung G D V H N T 63 Bảng 2.13 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục văn hoá nhà trường. 64 Bảng 2.14 Thực trạng hoạt động của Hiệu trưởng trong việc XD VHNT. 65 Bảng 2.15 Đánh giá mức độ hiểu biết của các thành viên trong nhà trường về tầm nhìn, sứ mệnh, những giá trị cốt lõi của nhà trường. 67 Bảng 3.5.1 Kết quả đánh giá về mức độ cần thiết của những giải pháp. 98 Bảng 2.5.2 Kết quả đánh giá về tính khả thi của những giải pháp 100 Bảng 2.5.3 Tổng hợp đánh giá tính cần thiết và tính khả thi của các GP 102 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 4 Xã hội hóa giáo dục (XHHGD) là một trong những tư tưởng cốt lõi về giáo dục (GD) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng thời là chủ trương, quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta từ thời lập quốc đến nay. Từ ngày có Đảng, nhất là từ sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của sự học, xem học tập là nhu cầu của cuộc sống đã được thể hiện một cách nhất quán trong đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Ngay từ những ngày đầu mới giành được độc lập, khi vận mệnh nước nhà đang như ngàn cân treo sợi tóc, Đảng và Bác Hồ đã chủ trương huy động tối đa các nguồn lực để cùng một lúc chống ba thứ giặc "giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm", xem chống giặc dốt cũng quan trọng, cấp bách như chống giặc đói để dân được ấm no và chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập nước nhà. Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) ngày nay là yếu tố quyết định tương lai của mỗi dân tộc, sự phát triển của mỗi quốc gia, trong bối cảnh toàn cầu hoá phát triển rộng khắp, cách mạng khoa học - công nghệ đạt những bước tiến thần kỳ, cách mạng thông tin bùng nổ, tri thức của nhân loại có sự tiến bộ không ngừng. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và coi trọng công tác GD & ĐT, phát triển GD & ĐT cùng với khoa học công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển. Phát triển GD & ĐT là một động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Sự nghiệp GD là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình, của các lực lượng xã hội. Chỉ có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố này mới tạo thành sức mạnh tổng hợp cho sự nghiệp trồng người thắng lợi. Nội dung cơ bản của XHHGD bao gồm hai khía cạnh song hành có quan hệ mật thiết và tác động lẫn nhau một cách biện chứng: Một là, mọi tổ chức, mọi tập thể, mọi cá nhân theo khả năng của mình đều có thể đóng góp cơ hội học tập cho cộng đồng. Hai là, mọi người dân trong cộng đồng đều có thể tận dụng cơ hội để học tập và tham gia phát triển GD, học tập để lập thân, lập nghiệp, nâng cao chất lượng cuộc sống. 5 XHHGD là chủ trương, quan điểm cơ bản, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta; là sự đúc kết bài học kinh nghiệm xây dựng nền GD cách mạng và truyền thống hiếu học của nhân dân ta; là sự tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm xây dựng và phát triển GD của các nước tiên tiến trên thế giới; là xu thế mới, có tính tất yếu trong quá trình phát triển của loài người đương đại. Định hướng XHHGD được thể hiện rõ qua các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta: Văn kiện Hội nghị Trung ương 2 khoá VIII khẳng định: “Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và của toàn dân” [31]. Văn kiện Đại hội IX của Đảng đã xác định: "Thực hiện chủ trương XHHGD, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ GD" [32]. Văn kiện Đại hội X của Đảng nhấn mạnh: "… thực hiện "chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá (XHH)", chấn hưng nền GD Việt Nam" [35]. Văn kiện Đại hội XI của Đảng tiếp tục bổ sung, phát triển chủ trương XHHGD là: "Hoàn thiện cơ chế, chính sách XHHGD, đào tạo trên cả ba phương diện: động viên các nguồn lực trong xã hội; phát huy vai trò giám sát của cộng đồng; khuyến khích các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT), tạo điều kiện để người dân được học tập suốt đời" [37]. Ngày 18 tháng 4 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 05/2005/NQ- CP về đẩy mạnh XHH các hoạt động GD, y tế, văn hoá và thể dục thể thao; ngày 30 tháng 5 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực GD, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường. Nghị quyết số 05 của Chính phủ xác định: "Qua 7 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 90/1997/NQ-CP và 5 năm thực hiện Nghị định 73/1999/NĐ-CP, công tác XHH các hoạt động GD, y tế, văn hoá và thể dục thể thao đã thu được những kết quả quan trọng… Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện XHH đã bộc lộ những mặt hạn chế, bất cập. Hạn chế lớn nhất là tốc độ XHH còn chậm so với tiềm năng và chỉ tiêu định hướng của Nghị quyết 90; mức độ phát triển XHH không đồng đều giữa các vùng miền và cả giữa các tỉnh, thành phố, địa phương có 6 điều kiện kinh tế - xã hội như nhau". "Công tác quản lý còn bất cập cả trong định hướng phát triển, quy hoạch và chỉ đạo thực hiện. Việc triển khai thực hiện còn chậm và nhiều lúng túng. Quản lý nhà nước vừa gò bó, vừa buông lỏng; cơ chế chính sách chưa cụ thể, rõ ràng, thiếu đồng bộ, còn chưa phù hợp với cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các lực lượng xã hội chưa được tổ chức và phối hợp tốt để chủ động, tích cực tham gia vào quá trình XHH ". "Nguyên nhân của những hạn chế trước hết là do nhận thức còn chưa đầy đủ, xem XHH chỉ là biện pháp huy động sự đóng góp của nhân dân trong điều kiện ngân sách nhà nước hạn hẹp. Tư tưởng và thói quen bao cấp vẫn còn khá nặng nề" [22]. Bình Thuận là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ với đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn; cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng lớn; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ; việc cụ thể hoá Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP còn nhiều khó khăn, thiếu sót: nhận thức về XHHGD không đồng đều; chưa có cơ chế, chính sách cụ thể tạo thuận lợi cho công tác XHHGD; kết quả huy động các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp GD còn khiêm tốn Hiện nay, ở Bình Thuận chưa có công trình nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về vấn đề XHHGD. Để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho sự nghiệp GD, tạo sự chuyển biến quan trọng về chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Bình Thuận đến năm 2018 theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII Đảng bộ Tỉnh (nhiệm kỳ 2010 - 2015), chúng tôi chọn định hướng nghiên cứu “Một số giải pháp quản lý công tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp quản lý công tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác XHHGD. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quản lý công tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận. 7 3.3. Phạm vi nghiên cứu: Để việc nghiên cứu có tập trung, luận văn chỉ giới hạn trong phạm vi nghiên cứu một số hoạt động XHHGD ở tỉnh Bình Thuận đến năm 2018. Chúng tôi chỉ tổ chức khảo sát, đánh giá các giải pháp chứ không tổ chức thử nghiệm. 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể nâng cao chất lượng công tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề XHHGD. - Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề XHHGD ở tỉnh Bình Thuận. - Đề xuất một số giải pháp quản lý công tác XHHGD ở tỉnh Bình Thuận. 6. Phương pháp nghiên cứu - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: + Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu; + Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn có các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: + Phương pháp điều tra xã hội học; + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm GD; + Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; - Phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu. 7. Đóng góp của luận văn 7.1. Về lý luận 8 - Khẳng định tầm quan trọng của XHHGD trong sự nghiệp GD, từ đó, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý XHHGD trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Xác định cụ thể các yếu tố của quản lý XHHGD cần phải thay đổi để thích ứng với thực tiễn, hướng công tác quản lý XHHGD đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng GD của tỉnh Bình Thuận. 7.2. Về thực tiễn - Chỉ ra những hạn chế, khiếm khuyết về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân về XHHGD; về công tác quản lý XHHGD trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. - Đề xuất được một số giải pháp khoa học, khả thi nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý XHHGD, góp phần nâng cao chất lượng GD của tỉnh Bình Thuận đến năm 2018. 8. Cấu trúc nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu, đề tài còn có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý xã hội hoá giáo dục. Chương 2: Thực trạng quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Bình Thuận. Chương 3: Một số giải pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở tỉnh Bình Thuận. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÃ HỘI HOÁ GIÁO DỤC 9 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trong nước XHHGD là một truyền thống quý báu từ xa xưa của dân tộc Việt Nam, trải qua lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thống đó luôn luôn được giữ gìn và nhân rộng. Vào thế kỷ XI (1070), Nhà Lý cho xây dựng Văn Miếu - Quốc Tử Giám; năm 1075, vua Lý Thánh Tông cho mở khoa thi đầu tiên để lựa chọn nhân tài. Sang thời nhà Hồ, Hồ Quý Ly thể hiện sự quan tâm đến công việc học hành qua chủ trương mở rộng trường học ở các lộ, châu, phủ. Vào những năm 1420, nhà Lê mở rộng chế độ GD, thi cử so với các triều đại trước, con em mọi tầng lớp nhân dân đều được tham gia dự thi. Vào thế kỷ XVIII (năm 1788), triều đại Tây Sơn chủ trương mở rộng nền GD đến tận thôn, xóm. Với câu nói bất hủ: “Dựng nước, trước tiên phải lo việc học”, vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) đã ban hành Chiếu lập học, các xã phải lập ra nhà xã học, chọn người hay chữ và có đức hạnh phụ trách việc giảng dạy (gọi là xã giảng dụ), cho phép một số địa phương mở một số đền, chùa làm trường học. Những chính sách nêu trên chứng tỏ vua Quang Trung có hoài bão muốn xây dựng nền học thuật, GD dân tộc, nâng cao ý thức tự lực, tự cường, thoát khỏi những ràng buộc của nền GD khuôn sáo cũ [38]. Cách mạng tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam mới ra đời. Với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nền GD Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, hạn chế, thiếu thốn để chuyển mình sang giai đoạn mới: Phát triển "nền GD của dân, do dân, vì dân". Trong giai đoạn sau khi thống nhất đất nước đến trước đổi mới (trước năm 1986), với cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, đất nước nói chung và nền GD nước ta nói riêng rơi vào khủng hoảng, sự nghiệp GD toàn dân có lúc chưa được coi trọng, bản chất xã hội của GD không quan tâm đầu tư đúng mức, không thu hút được các nguồn lực của toàn xã hội tham gia vào các hoạt động GD. Cơ sở vật chất GD xuống cấp, lạc hậu, nền GD nước ta rơi vào tụt hậu nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và xu thế phát triển chung của thời đại. 10 Trước yêu cầu phát triển đất nước và hội nhập ngày càng sâu rộng vào các thể chế kinh tế - xã hội toàn cầu, Đảng ta đã kịp thời ban hành những chủ trương, quyết sách đúng đắn về GD & ĐT. Từ Đại hội VII đến Đại hội XI của Đảng, Đảng ta luôn xác định "GD & ĐT là quốc sách hàng đầu", ''XHH'' là một trong những quan điểm, chủ trương lớn để hoạch định hệ thống các chính sách xã hội. Bàn về vấn đề XHHGD, các nhà nghiên cứu, nhà quản lý GD đều có chung nhận định về vai trò, vị trí, ý nghĩa chiến lược của công tác XHHGD trong sự nghiệp GD & ĐT ở nước ta. Tác giả Phạm Minh Hạc đã viết: “XHH công tác GD, một con đường phát triển GD nước ta” [39]. Tác giả cho rằng, XHHGD là "Làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm đối với GD, GD phục vụ đắc lực cho phát triển KT - XH, thực hiện việc kết hợp GD trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để GD kết hợp với lao động, học đi đôi với hành; XHHGD có quan hệ hữu cơ với dân chủ hoá GD". “XHH công tác GD là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối chiến lược, một con đường phát triển GD của nước ta… Sự nghiệp GD không chỉ là của Nhà nước mà là của toàn xã hội, mọi người cùng làm GD, nhà nước và xã hội, Trung ương và địa phương cùng làm GD” [40]. Theo tác giả Lê Ngọc Lan: “Trong thực tiễn đấu tranh cách mạng Việt Nam, khái niệm XHHGD ngày càng được mở rộng và phong phú hơn. Đây không phải là giải pháp tình thế nhằm tháo gỡ khó khăn của nước nghèo. Ngay khi chúng ta đạt được mức tăng trưởng nhiều lần so với hiện nay thì tư tưởng XHHGD vẫn giữ được giá trị chủ đạo cơ bản” [45]. Tác giả Đặng Quốc Bảo quan niệm: “XHHGD phản ánh bản chất của luận đề: GD cho tất cả mọi người, tất cả cho sự nghiệp GD”. Vậy, huy động toàn xã hội làm GD, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền GD quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước không phải là một ý tưởng mới lạ. PGS.TS Đặng Quốc Bảo nhấn mạnh: “Không có xã hội nào có thể tồn tại nếu không có sự GD và mọi sự [...]... của xã hội và cộng đồng nhằm thực hiện mục tiêu GD: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” 1.2.4 Giải pháp quản lý Theo Từ điển tiếng Việt, "giải pháp" là cách giải quyết một vấn đề nào đó [49] 18 Giải pháp có 02 loại: giải pháp hành chính và giải pháp quân sự Giải pháp quản lý GD là loại giải pháp hành chính nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong công tác quản lý GD, để chủ thể quản... gia quản lý nhà trường và giải quyết những vấn đề quan trọng của GD tạo điều kiện để các nhà giáo, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội đóng góp công sức, trí tuệ vào quá trình ban hành quyết sách và xây dựng chính sách, xây dựng chương trình sách giáo khoa, đánh giá chất lượng GD, giảng dạy, nghiên cứu tại các nhà trường và cơ sở GD Tiếp tục mở rộng các trường ngoài công lập, thực hiện chính sách ưu... "… Xây dựng môi trường GD lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội" "… Đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT; mở rộng các phương thức đào tạo từ xa và hệ thống các TTHTCĐ, TTGDTX Thực hiện tốt bình đẳng về cơ hội học tập và các chính sách xã hội trong GD" [37] Quan điểm của Đảng được thể hiện bằng pháp luật của Nhà nước, cơ sở pháp lý thực hiện XHHGD chính... với các trường TH bắt buộc thì "sự bình đẳng' ' là nguyên tắc tối cao Còn đối với các trường sơ trung và cao trung thì nguyên tắc "tài năng" là cao nhất Quan điểm này không những xoá bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội về GD, mà còn tạo ra cơ hội cho sự phát triển tiềm năng của con người Để xây dựng XHHT, Chính phủ Nhật Bản đã lập ra Uỷ ban Quốc gia về GD suốt đời Ở Nhật Bản có hai hệ GD: GD nhà trường. .. tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng một nền GD mới - một nền GD mà mục tiêu, nội dung và phương pháp phải hướng đến việc phát triển con người toàn diện, cũng như động viên mọi lực lượng, tầng lớp tham gia tích cực vào sự nghiệp GD Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, hiếm có vị lãnh tụ nào quan tâm đến sự nghiệp GD một cách toàn diện và sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh Người nêu rõ: "Mọi người Việt Nam đều phải... ương Đảng (khóa XI) đưa ra giải pháp “Khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo Tăng tỷ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học Hướng tới có loại hình cơ sở giáo dục do cộng đồng đầu tư” [6] - Huy động tối đa các nguồn lực đầu tư cho giáo dục: Đảng và Nhà nước ta chủ trương: "GD phải đảm... trong việc xây dựng trường sở, phòng thí nghiệm, xưởng trường, vườn trường ” [65] Ngày 19 tháng 3 năm 1982, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 124/CP về việc thành lập Hội đồng GD ở các cấp chính quyền địa phương Ngày 09 tháng 12 năm 1982, Bộ trưởng GD ra Quyết định số 1765/QĐ về ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Hội đồng GD của các cấp chính quyền địa phương 19 Báo cáo chính trị trình... quản lý theo mục tiêu đào tạo của nhà trường Giải pháp là hệ thống những tác động có định hướng, có tổ chức dựa trên các thông tin về tình trạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và phát triển tới mục tiêu đã định 1.3 Một số vấn đề về xã hội hoá giáo dục 1.3.1 Chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về xã hội hoá giáo dục 1.3.1.1... đến sự nghiệp GD một cách toàn diện và sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh Người nêu rõ: "Mọi người Việt Nam đều phải được GD, phải có kiến thức để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà" Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt nền móng xây dựng nền GD mở và chỉ ra phương cách thực hiện chính sách mở trong GD, thông qua con đường XHHGD Phát biểu tại Đại hội sơ kết công tác bình dân học vụ 6 tháng đầu năm 1956... phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ đó GD nhằm đào tạo con người kế tục sự nghiệp cách mạng to lớn của Đảng và nhân dân ta Do đó các ngành, các cấp đảng và chính quyền địa phương phải thật sự quan tâm hơn nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường . GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH o0o NGUYỄN THỊ MAI TRINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ HÀNG HẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ. 2014 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập nghiên cứu và triển khai đề tài: Một số giải pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Nghề Hàng Hải TPHCM ”. Đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên. đề nào đó [49]. 18 Giải pháp có 02 loại: giải pháp hành chính và giải pháp quân sự. Giải pháp quản lý GD là loại giải pháp hành chính nhằm giải quyết một vấn đề nào đó trong công tác quản lý

Ngày đăng: 20/07/2015, 07:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 2

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan