Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

129 666 2
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường tiểu học huyện ngọc lặc tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THANH HẢI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HOÁ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.01.14 Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS-TS-NGƯT Ngô Sỹ Tùng Nghệ An, 2014 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn Ban giám hiệu và các thầy giáo, cô giáo Phòng Sau đại học trường Đại học Vinh đã trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Phó Giáo sư - Tiến sĩ - Nhà giáo ưu tú Ngô Sỹ Tùng - người đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân, phòng GD&ĐT và các phòng chức năng huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hoá; Ban giám hiệu, các đồng chí, đồng nghiệp ở các trường tiểu học huyện Ngọc Lặc đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Cuối cùng tôi xin cảm ơn bạn bè, gia đình và người thân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do bản thân còn có những hạn chế nhất định trong kinh nghiệm quản lý nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành của các nhà khoa học, các nhà quản lý thực tiễn và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Vinh, tháng 9 năm 2014 Tác giả Lê Thanh Hải 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC 10 BẢNG KÝ HIỆU VIẾT TẮT TT Ký hiệu viết tắt Nội dung 1 CBQL Cán bộ quản lý 2 GD Giáo dục 3 GD-ĐT Giáo dục và Đào tạo 4 GDTX Giáo dục thường xuyên 5 MN Mầm non 6 TH Tiểu học 3 7 THCS Trung học cơ sở 8 THPT Trung học Phổ thông 9 UBND Uỷ ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Toàn cầu hoá đã mở ra cho Việt Nam nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn, đòi hỏi phải có sự hội nhập sâu rộng trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hội nhập đòi hỏi chúng ta phải đáp ứng nhiều tiêu chuẩn về chất lượng đảm bảo yêu cầu chung của cộng đồng các quốc gia trên thế giới, tiệm cận với tiêu chuẩn của các nước phát triển. Việt Nam như một con thuyền đã vươn ra biển lớn, phải chấp nhận thử thách để phát triển, trong hội nhập nhất thiết phải tuân thủ “ Luật chơi ” đã được đa số công nhận, thông qua; chúng ta phải chuẩn bị đủ điều kiện để thực hiện bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Giáo dục và đào tạo Việt Nam không nằm ngoài “ Sân chơi ” khi hội nhập với giáo dục thế giới. Trong tiến trình đổi mới, phát triển và hội 4 nhập của đất nước, giáo dục và đào tạo có một vai trò vô cùng quan trọng bởi nó là lực lượng nòng cốt để thực hiện nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nỗ lực thực thi tiến trình đó. Đội ngũ cán bộ quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý luôn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành bại của mọi công việc, của từng tổ chức, cơ quan cũng như đối với toàn cục của cách mạng. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.[12] Đảng ta cũng đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, coi đó là vấn đề trọng yếu liên quan đến sự vững mạnh của Đảng, sự thành bại của cách mạng. Đại hội Đảng khoá VIII đề ra mục tiêu của công tác cán bộ là: “Xây dựng đội ngũ cán bộ đồng bộ và có chất lượng mà nòng cốt là cán bộ chủ chốt của các ngành, các cấp”. Trong công tác tổ chức cán bộ, thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ được xác định là khâu đột phá nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Đó là chủ trương rất quan trọng trong công tác cán bộ của Đảng, có ý nghĩa đặc biệt trong thời kỳ hiện nay. Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ không phải là vấn đề mới mà là sự kế thừa, phát triển truyền thống của dân tộc ta và những quan điểm tư tưởng của Đảng, Bác Hồ về công tác cán bộ qua các thời kỳ cách mạng. Luân chuyển cán bộ nhằm tạo ra cách nhìn mới, là cơ hội cho đội ngũ cán bộ quản lý vận dụng lý luận vào thực tiễn, giúp cho việc vận dụng kiến thức đã được trang bị trong môi trường thực tế một cách cụ thể, sát thực, khách quan, phát huy tư duy khoa học và tính biện chứng. Luân chuyển cán bộ nhằm khắc phục thực trạng giáo điều trong tư duy, tính bảo thủ, trì trệ; khuyến khích sự tìm tòi để đổi mới phát triển trong cá nhân mỗi cán bộ quản lý. Luân 5 chuyển cán bộ nhằm đổi mới toàn diện phong cách làm việc, tinh thần trách nhiệm trước công việc, tính tiên phong gương mẫu trước quần chúng của cán bộ. Luân chuyển cán bộ là chuẩn bị một bước cho việc bổ nhiệm một chức vụ, phân công một chức trách cao hơn đối với người cán bộ quản lý. Bởi vì, để đào tạo nguồn cán bộ quản lý cho các cấp, các ngành đòi hỏi phải tạo điều kiện, tạo cơ hội, tạo môi trường cho cá nhân người cán bộ quản lý được rèn luyện, trải nghiệm và tích lũy kinh nghiệm. Bổ nhiệm là việc cấp có thẩm quyền quyết định giao trách nhiệm quản lý, lãnh đạo một đơn vị cho một cá nhân trên cơ sở xem xét tiêu chuẩn, năng lực, trình độ và đạo đức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ. Bổ nhiệm chính là sự tín nhiệm của tổ chức đối với khả năng hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân trong một thời gian, công việc nhất định. Thực hiện bổ nhiệm lại có tác động rất lớn đối với cán bộ quản lý. Nó chứng minh cho phẩm chất đạo đức, năng lực cán bộ quản lý trong quá trình công tác, là thước đo độ tín nhiệm của tập thể đối với năng lực quản lý của người cán bộ quản lý trong thời gian giữ chức vụ. Để được bổ nhiệm lại, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải gương mẫu, không ngừng rèn luyện, học tập và phấn đấu để đáp ứng trước yêu cầu ngày càng cao của công việc. Tổ chức luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý càng có ý nghĩa hơn đối với cán bộ quản lý trường TH khi họ là người chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của nhà trường nhằm phát triển mục tiêu giáo dục TH - bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đội ngũ cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc đa số có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, gắn bó với sự nghiệp giáo dục của địa phương. Tuy nhiên, với yêu cầu nhiệm vụ công tác trong tình hình mới, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường TH bộc lộ nhiều yếu kém. Một thực tế của bậc học TH là giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường đại đa số là người địa phương, điều này 6 đã ảnh hưởng không ít tới chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ quản lý. Đó là sự nể nang, ngại va chạm, dĩ hòa vi quí, là sức ì, lối làm việc chủ quan, tư duy chậm đổi mới; tình trạng cục bộ địa phương; phải chịu áp lực của phụ huynh học sinh, của bà con và của chính quyền sở tại… Những yếu tố này đã tác động không nhỏ đến cán bộ quản lý, làm cho họ khó phát huy hết năng lực quản lý, khả năng sáng tạo; đôi khi làm sa sút phẩm chất cán bộ, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Mặt khác, đại đa số cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc được đào tạo nghiệp vụ sư phạm trước khi Việt Nam trở thành thành viên các tổ chức lớn như ASIAN, APEC, WTO với trình độ đào tạo ban đầu là các hệ đào tạo 9+3, 12+2, được đào tạo bồi dưỡng đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn trong khoảng mười lăm năm trở lại đây. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy giáo dục, tầm nhìn chiến lược và khả năng lãnh đạo quản lý sự thay đổi của nhà trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Như vậy, cùng với các giải pháp như đánh giá, quy hoạch và đào tạo bồi dưỡng thì luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ là những giải pháp góp phần thực hiện chủ trương nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá” để nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu 7 Công tác luân chuyển và bổ nhiệm cán bộ ở các trường TH trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. 4. Giả thuyết khoa học Có thể nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá, nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nh^m phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích- tổng hợp tài liệu; - Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập. 6.2. Nh^m phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8 Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Phương pháp điều tra; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia; - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động. 6.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm SPSS ( Statistical Products for the Social Services ) để xử lý số liệu thu được. 7. Đ^ng g^p của luận văn 7.1. Về mặt lý luận Khái quát hóa các vấn đề lý luận về công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH trong giai đoạn hiện nay. 7.2. Về mặt thực tiễn Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH. Chương 2. Thực trạng công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài Henri Fayol (1841- 1925) đã đưa ra 5 chức năng cơ bản của quản lý, 16 quy tắc về chức trách quản lý và 14 nguyên tắc quản lý hành chính, trong đó ông đã khẳng định nếu người quản lý có đủ phẩm chất và năng lực để kết hợp nhuần nhuyễn các chức năng, các quy tắc và nguyên tắc quản lý thì sẽ đạt được mục tiêu quản lý của tổ chức. Đến nay, đã có các công trình nghiên cứu về quản lý trong môi trường xã hội luôn luôn biến đổi, quản lý theo quan điểm hệ thống và quản lý tình huống thì vấn đề nâng cao chất lượng của người quản lý thực sự đã được đề 10 [...]... có một số luận văn thạc sĩ khoa học viết về đề tài nâng cao năng lực hoặc chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS, trường TH như: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa của tác giả Phạm Văn Đạt; Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An” của tác. .. tắc bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ quản lý như sau: - Nguyên tắc thứ nhất: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ Cấp uỷ Đảng từ cơ sở trở lên trực tiếp lãnh đạo công tác luân chuyển, bổ nhiệm lại đối với cán bộ quản lý theo phân cấp quản lý và đúng quy trình, thủ tục Như vậy, theo Quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức thì cán bộ quản lý. .. trên chưa có tác giả nào tập trung đi sâu vào nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là việc luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý, một trong những biện pháp quan trọng góp phần nâng cao năng lực quản lý và chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Trên thực tế việc tổ chức thực hiện luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý giáo dục nói chung, cán bộ quản lý trường TH... 12 Một số giải pháp phát triển năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý các trường tiểu học huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Nguyễn Cảnh Tuấn; “Thực trạng và các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS tỉnh Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Công Duật; Một số biện pháp nâng cao kỹ năng quản lý của đội ngũ Hiệu trưởng trường tiểu học. .. nhưng chưa có một đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống Hiện tại, trên địa bàn huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại CBQL trường tiểu học 1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Quản lý và cán bộ quản lý 1.2.1.1 Quản lý Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công, hợp tác lao động... luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH Hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH là kết quả của việc tổ chức và điều khiển các hoạt động của công tác tổ chức cán bộ theo yêu cầu của cơ cấu tổ chức và thực tiễn công tác tại cơ sở quản lý giáo dục về việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục đã đề ra Hiệu quả và chất lượng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; càng nâng. .. nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường học thì chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục sẽ càng được nâng lên Như vậy, hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại là kết quả của quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của tổ chức cán bộ để tác động trực tiếp đến từng nhân tố nhằm thực hiện mục tiêu đề ra Để đánh giá hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm. .. chuẩn hiệu trưởng trường tiểu học 3 Nhiệm kì của Hiệu trưởng trường tiểu học là 5 năm Sau 5 năm, 31 Hiệu trưởng được đánh giá và có thể được bổ nhiệm lại hoặc công nhận lại Đối với trường tiểu học công lập, Hiệu trưởng được quản lí một trường tiểu học không quá hai nhiệm kì Mỗi Hiệu trưởng chỉ được giao quản lí một trường tiểu học 4 Sau mỗi năm học, mỗi nhiệm kì công tác, Hiệu trưởng trường tiểu học. .. bậc học đó, đội ngũ này quản lý các cơ sở giáo dục trên một địa bàn xác định Như vậy, theo giới hạn của đề tài, khi bàn đến đội ngũ cán bộ quản lý trường học, đề tài sẽ đề cập đến Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng các trường học thuộc cùng một bậc học trên địa bàn của tỉnh Cụ thể là đội ngũ cán bộ quản lý các trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa 1.2.2 Luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường. .. nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH, chúng ta có thể tiến hành đánh giá về quy trình luân chuyển, bổ nhiệm lại, cách thức tiến hành, khảo sát tình hình thực tiễn ở các cơ sở giáo dục 1.2.4 Giải pháp và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển, bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH 1.2.4.1 Giải pháp Theo định nghĩa của từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học: Giải pháp là phương pháp giải quyết một . nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá. 5.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại. sở lý luận của vấn đề nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH. Chương 2. Thực trạng công tác luân chuyển và bổ nhiệm lại cán bộ quản lý trường TH huyện Ngọc. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THANH HẢI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HOÁ LUẬN

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:32

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC LUÂN CHUYỂN VÀ BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG TIỂU HỌC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan