Phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi

26 381 2
Phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn Tỉnh Quảng Ngãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ HÀ MI PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng – Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: TS. Đoàn Gia Dũng Phản biện 2: GS.TS Đỗ Kim Chung Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 6 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển và hội nhập với các nền kinh tế trên thế giới với mục tiêu đặt ra là trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Thu nhập không ngừng nâng cao, đời sống người dân ngày càng phát triển, nhu cầu cũng thay đổi khác đi, sức tiêu dùng hàng hoá ngày càng tăng. Do đó các hoạt động, các hình thức tổ chức thương mại diễn ra sôi động hơn và ngày càng mở rộng. Loại hình kinh doanh siêu thị ra đời đã làm thay đổi diện mạo ngành bán lẻ Việt Nam, mang lại cho người tiêu dùng thói quen mua sắm hiện đại góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Quảng Ngãi là một trong những tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, kinh tế có tiềm năng phát triển, dân cư ngày càng đông đúc, du khách đến tham quan ngày càng nhiều. Các siêu thị lần lượt hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của người dân địa phương và du khách từ mọi miền đất nước, bước đầu đã tạo nền móng cho sự phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, siêu thị vẫn còn là một loại hình kinh doanh mới mẻ đối với người dân Việt Nam nói chung và người dân Quảng Ngãi nói riêng. Thêm vào đó, sự hình thành và phát triển hệ thống siêu thị còn mang tính tự phát, thiếu sự thống nhất quản lý từ phía Nhà nước nên hoạt động kinh doanh siêu thị chưa đạt được hiệu quả cao. Như vậy phải làm thế nào để hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phát triển cả về quy mô và chất lượng, mang lại hiệu quả kinh doanh thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của người dân, và để cho nó trở thành hạt nhân có sức lan tỏa ra trong hệ thống ngành thương mại của tỉnh nói riêng và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung, tôi chọn đề tài “Phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn thạc sỹ kinh tế. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ về mặt lý luận các nội dung liên quan đến phát triển hệ thống siêu thị. - Đánh giá thực trạng quá trình hình thành, phát triển của hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua. - Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển hệ thống siêu thị 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Một số vấn đề về phát triển hệ thống siêu thị tại tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng trong giai đoạn 2008-2012 và đề xuất giải pháp có ý nghĩa đến năm 2020 - Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 4. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để mô tả thực trạng phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi - Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp trong việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hệ thống siêu thị. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn, gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hệ thống siêu thị Chương 2: Thực trạng phát triển siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. 6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ 1.1 . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SIÊU THỊ VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ 1.1.1 . Khái niệm và phân loại siêu thị a. Khái niệm siêu thị, hệ thống siêu thị - Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, đảm bảo chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng”.[1, tr.1]. - Hệ thống siêu thị là khái niệm dùng để chỉ mạng lưới cửa hàng bán lẻ hợp nhất áp dụng phương pháp bán hàng tự phục vụ, các hàng hóa tiêu dùng phổ biến của người dân. Hệ thống siêu thị được cấu thành bởi các siêu thị có liên kết chặt chẽ và có những tương tác nhất định. Theo đó, hệ thống siêu thị là một hệ thống mở, một tập hợp các siêu thị lớn nhỏ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có những đặc trưng riêng biệt nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. b. Phân loại siêu thị - Phân loại theo quy mô: Siêu thị nhỏ, siêu thị vừa và đại siêu thị - Phân loại siêu thị theo hàng hóa kinh doanh: Siêu thị chuyên doanh và siêu thị tổng hợp 1.1.2 . Cấu trúc cơ bản về tổ chức và hoạt động của siêu thị a. Tiêu chuẩn siêu thị Siêu thị đạt chuẩn là các siêu thị có địa điểm phù hợp với quy hoạch phát triển thương mại của địa phương, đáp ứng được các tiêu chuẩn cơ bản theo quy định tại Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ Công Thương. 4 b. Cấu trúc cơ bản về tổ chức và hoạt động của siêu thị · Cấu trúc cơ bản: Siêu thị độc lập và siêu thị mắc xích · Hoạt động của các bộ phận chức năng: Gồm, Bộ phận khách hàng; Bộ phận hoạt động; Bộ phận Marketing; Hệ thống thông tin quản lý của siêu thị. c. Ưu thế và hạn chế của siêu thị - Ưu thế của siêu thị: Siêu thị có quy mô lớn với phương thức kinh doanh văn minh, hiện đại, hàng hóa và dịch vụ phong phú đem lại nhiều lợi ích cho KH và nhà sản xuất. Hình thức kinh doanh của siêu thị có tính chuyên môn hóa cao giúp tăng khả năng cạnh tranh về giá và hiệu lực QLNN đối với khâu lưu thông phân phối. Siêu thị góp phần tạo ra và củng cố các kênh phân phối dọc đảm bảo phục vụ nhiều đối tượng KH và góp phần hình thành, phát triển hệ thống phân phối hiện đại ở Việt Nam. Siêu thị thường có hàng hóa phong phú bày bán trong một không gian sạch đẹp được thiết kế đáp ứng thẩm mỹ của người tiêu dùng. Siêu thị không chỉ có giá cả cạnh tranh mà còn có các chương trình khuyến mại với quy mô lớn và được tổ chức chuyên nghiệp - Hạn chế của siêu thị: Phương thức bán hàng tự phục vụ sẽ không có sự xuất hiện của người bán trong suốt quá trình chọn lựa và mua hàng của KH. Thời gian mở cửa của các siêu thị là cố định gây khó khăn cho việc mua sắm của KH khi họ cần thời gian linh hoạt hơn. Siêu thị thường có tập hợp hàng hóa rộng nhưng không sâu so với các cửa hàng chuyên doanh chỉ bán một vài loại hàng hóa nhất định. Siêu thị là thể hiện của nhịp sống công nghiệp và hiện đại nhiều khi tạo sự nhàm chán cho KH. 5 1.1.3 . Vị trí, vai trò của siêu thị trong hệ thống phân phối hiện đại và ngành dịch vụ a. Vị trí của siêu thị Trong hệ thống các cửa hàng bán lẻ hiện đại, siêu thị được xếp cao hơn so với các cửa hàng tự chọn nhỏ, cửa hàng tiện dụng và thấp hơn so với đại siêu thị, TTTM xét về quy mô và phương thức kinh doanh. Siêu thị là loại hình ra đời đầu tiên đặt nền tảng cho các loại hình kinh doanh hiện đại sau này như cửa hàng tiện lợi, TTTM… Siêu thị có vị trí trung gian cuối cùng trong kênh phân phối hàng hóa có chức năng trực tiếp phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Hệ thống siêu thị chiếm một vị trí quan trọng trong ngành phân phối bán lẻ của thế giới hiện nay. b. Vai trò của siêu thị Siêu thị ra đời trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nền kinh tế đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Siêu thị ra đời là sự chuyển giao giữa thương mại bán lẻ truyền thống và thương mại bán lẻ hiện đại. Siêu thị nằm trong hệ thống phân phối bán lẻ, là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và tiêu dùng. Siêu thị giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội thông qua vai trò đảm nhận khâu tiêu thụ hàng hóa. Siêu thị có thể dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, giảm thiểu các tầng trung gian trong hệ thống phân phối, hình thành nên một hệ thống liên kết dọc vững chắc; giảm thiểu thời gian và chi phí giao dịch, hạ giá thành đem lại hiệu quả kinh doanh. Siêu thị đóng vai trò chia sẻ rủi ro với các nhà sản xuất. 6 Siêu thị làm tăng khả năng lựa chọn của người tiêu dùng trong việc thỏa mãn các nhu cầu mua sắm đồng thời giúp tiết kiệm thời gian cho người mua trong thời đại công nghiệp hóa. Siêu thị có vai trò cung cấp thông tin thị trường. 1.1.4 . Quan niệm về phát triển hệ thống siêu thị Phát triển là một phạm trù phản ánh sự thay đổi mang tính cấu trúc không những về số lượng mà còn về chất. Theo đó, phát triển hệ thống siêu thị là một quá trình làm thay đổi theo hướng hoàn thiện nhằm phát triển về qui mô, hoàn thiện về cơ cấu, nâng cao về chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của siêu thị. [18] 1.2 . NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ 1.2.1 . Phát triển về số lượng, quy mô siêu thị Phát triển hệ thống siêu thị về số lượng, quy mô là sự gia tăng sản lượng hàng hóa kinh doanh qua hệ thống siêu thị được thực hiện bằng việc gia tăng tuyệt đối số lượng siêu thị được quy hoạch, xây dựng; siêu thị được thành lập, mở rộng, siêu thị được bổ sung vào quy hoạch. Được phản ánh qua các tiêu chí sau: - Số lượng siêu thị quy hoạch, xây dựng qua các năm: - Diện tích của các siêu thị - Quy mô vốn: - Số lượng, chủng loại hàng hóa kinh doanh - Doanh thu của siêu thị 1.2.2 . Phát triển các nguồn lực của hệ thống siêu thị a. Về cơ sở vật chất hạ tầng Cơ sở vật chất hạ tầng bao gồm nhiều yếu tố như vị trí, mặt bằng, trang thiết bị…. Cơ sở vật chất hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật cấu thành một siêu thị như nhà cửa, kho hàng, thiết bị vật dụng cần thiết… tương đối hiện đại 7 nhằm đảm bảo sự tiện nghi phục vụ tốt, tạo sự thoải mái cho KH khi đi mua sắm. Đây là yếu tố quan trọng tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn không những giữa các siêu thị với nhau mà còn giữa siêu thị với các loại hình bán lẻ khác. Yêu cầu về sơ sở vật chất của siêu thị bao gồm: - Vị trí của của siêu thị phải thuận tiện cho KH, có khả năng thu hút được số lượng lớn người tiêu dùng hiện tại và tương lại. - Đầy đủ trang thiết bị cần thiết. - Kiến trúc phù hợp với đặc điểm kinh doanh của siêu thị b. Nguồn nhân lực Đội ngũ lao động làm việc trong doanh nghiệp phân phối được chia thành 02 nhóm: cán bộ quản lý điều hành và nhân viên kinh doanh, trong đó nhóm cán bộ quản lý điều hành giữ vai trò quyết định đối với quá trình cạnh tranh giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài. Tiêu chí này phản ánh: - Khả năng phục của nhân viên. - Trình độ đội ngũ quản lý siêu thị - Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn. c. Dịch vụ khách hàng Dịch vụ KH tại các siêu thị bán lẻ là những lợi ích và hoạt động cung cấp thêm cho KH, nhằm thỏa mãn nhu cầu dịch vụ gắn với quá trình mua hàng của KH. Siêu thị cung cấp cho khách hàng các dịch vụ đi kèm bán hàng tối thiểu như: Dịch vụ trước bán, dịch vụ trong bán và dịch vụ sau bán 1.2.3 . Phát triển các loại hình kinh doanh siêu thị Các loại hình kinh doanh siêu thị bao gồm tất cả các siêu thị theo quy mô hạng I, hạng II, hạng III đúng tiêu chuẩn quy định. Đặc trưng phổ biến nhất hiện nay là hình thức kinh doanh bán lẻ. Xu hướng phát triển siêu thị: các siêu thị tổng hợp có xu hướng giảm và siêu thị 8 chuyên doanh có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, các siêu thị tổng hợp đang dần nhường chỗ cho các siêu thị chuyên doanh. Tiêu chí đánh giá: - Cơ cấu hệ thống siêu thị theo quy mô. - Cơ cấu hệ thống siêu thị theo ngành hàng. 1.2.4 . Phân bổ mạng lưới siêu thị phù hợp Việc phát triển mạng lưới siêu thị không chỉ xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của cư dân ở từng khu vực, mà còn phải tính đến cả nhu cầu mua sắm của khách du lịch trong nước, quốc tế và khách vãng lai. Phát triển mạng lưới siêu thị phải đảm bảo sự cân đối, cấu trúc hài hòa với các loại hình thương mại bán lẻ hiện đại khác. Phân bố mạng lưới siêu thị phải đảm bảo bán kính và không gian phục vụ của từng quy mô siêu thị để vừa thu hút được KH, vừa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng KH. Vị trí xây dựng các siêu thị được mở tại các nơi có điều kiện giao thông thuận lợi, vùng giao thoa giữa nội thành và ngoại thành, các khu đô thị mới, cụm dân cư lớn trong khu vực nội thành và ngoại thành. [14] 1.2.5. Gia tăng kết quả kinh doanh và đóng góp của siêu thị vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương Thông qua hệ thống siêu thị sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa, góp phần quảng bá thương hiệu, nâng cao uy tín của nhà sản xuất với người tiêu dùng, tiêu thụ hàng hóa được sản xuất tại địa phương. Các tiêu chí đánh giá: - Tốc độ tăng trưởng về doanh thu của siêu thị: - Thị phần của các siêu thị trong tổng doanh số bán lẻ hàng hóa - Mức lợi nhuận của siêu thị - Khả năng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của khách hàng - Giải quyết việc làm cho lao động - Góp phần thực hiện các chính sách của nhà nước [...]... một, một vài siêu thị có quy mô nhỏ, số lượng mặt hàng còn nhiều hạn chế thì đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi hiện có 07 siêu thị, trong đó, có 02 siêu thị hạng II, 03 siêu thị hạng III, có 02 siêu thị mới đi vào hoạt động cuối tháng 12/2012 (chưa lập thủ tục xếp hạng) Bảng 2.6: Tổng hợp các siêu thị trên địa bàn tỉnh tính đên 12/2013 STT Tên siêu thi Năm đầu tư xây dựng Diện tích (m2) 1 Siêu thị... Quảng Ngãi Hệ thống siêu thị trên địa bàn đều đã áp dụng tương đối tốt mô hình của một siêu thị, hàng hóa trong các siêu thị đa số là các mặt hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và gia đình 2.2.4 Sự phân bổ mạng lưới siêu thị: Chưa đồng đều, chưa hợp lý, chưa phù hợp với sự phân bố dân cư và bán kính phục vụ trên địa bàn tỉnh Trong tổng số 7 siêu thị có 6 siêu thị tập trung trên địa bàn thành... tư xây dựng Diện tích (m2) 1 Siêu thị Quảng Ngãi 2005 5.192 2 Siêu thị Văn Hóa Mới 2007 1.400 3 Siêu thị Thanh Thủy 2003 3.000 4 Siêu thị Co.oop Mart Quảng Ngãi 2009 7.000 5 Siêu thị Hương Lúa 2010 1.000 6 Siêu thị điện máy Huy Cường 2012 2.000 7 Siêu thị Nghĩa Hành 2012 3.000 Nguồn: Sở công thương tỉnh Quảng Ngãi Nhìn chung, các siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi phần lớn có diện tích nhỏ, diện... TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.2.1 Sự phát triển về số lượng, quy mô siêu thị a Sự phát triển về số lượng Từ khi siêu thị đầu tiên xuất hiện trên thị trường Quảng Ngãi vào tháng 8/2005; Cho đến nay sau quá trình thử nghiệm, phát triển, cạnh tranh, hệ thống siêu thị đang triển khai hoạt động tại Quảng Ngãi đã tăng lên 7 siêu thị Bảng 2.5: Tình hình phát triển hệ thống siêu thị qua... kinh doanh của các siêu thị đang có xu hướng tăng dần qua các năm và góp phần không nhỏ trong tổng mức doanh thu bán lẻ hàng hóa của tỉnh Bảng 2.9: Doanh thu các siêu thị giai đoạn 2008-2012 ĐVT: tỷ đồng STT Tên siêu thị 2008 2009 2010 2011 2012 1 Siêu thị Quảng Ngãi 32 36,7 43,3 51,7 64,5 2 Siêu thị Văn hóa mới 16,5 17 19,1 23,8 32,2 3 Siêu thị Thanh Thủy 25,8 32,01 39,60 49,93 63,7 4 Siêu thị Dung Quat... 2.842m2/1 siêu thị Trong đó, siêu thị Co.oop Mart Quảng Ngãi có diện tích kinh doanh lớn nhất là 7.000 m2 và siêu thị Hương Lúa có diện tích kinh doanh nhỏ nhất 1.000 m2 - Quy mô vốn:Vốn bình quân đầu tư một siêu thị tại Quảng Ngãi khoảng 39 tỷ đồng, con số này cho thấy vốn đầu tư xây dựng siêu thị trên địa bàn tỉnh ở mức thấp so với các địa phương khác - Cơ cấu hàng hóa kinh doanh trong siêu thị:... dựng siêu thị: Phát triển hệ thống siêu thị với sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước - Định hướng quản lý siêu thị: Nhà nước quản lý hoạt động kinh doanh siêu thị trên cơ sở pháp luật, đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý và cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh siêu thịĐa dạng hóa các loại hàng hóa kinh doanh trong siêu. .. Quat Service Mart 6,34 5 Siêu thị VT Mart 5,01 6 Siêu thị Co.oop Mart 40,28 63,06 68,08 7 Siêu thị Hương Lúa 15 24,8 Tổng cộng 85,65 85,71 142,28 203,49 253,28 Nguồn: Phòng Quản lý thương mại_Sở công thương Quảng Ngãi 13 Với nhiều chương trình kích cầu mua sắm làm cho hoạt động kinh doanh các siêu thị sầm uất hơn so với trước, nhờ đó doanh thu bán hàng của toàn hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng... chưa thực sự tương xứng với khả năng - Hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi chưa quan tâm 17 đến các dịch vụ đi kèm bán hàng - Các siêu thị phát triển mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch phát triển của tỉnh 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế - Chưa có quy hoạch phát triển hệ thống siêu thị trên địa bàn tỉnh nên việc đầu tư phát triển hệ thống siêu thị thiếu đồng bộ, chưa có định hướng phát... lập CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1 CÁC CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1 Quan điểm phát triển hệ thống siêu thị của tỉnh Quảng Ngãi 3.1.2 Mục tiêu phát triển hệ thống siêu thị ở tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 [13] - Phát triển các siêu thị ở vùng nông thôn - Trong giai đoạn 2011 - 2015 sẽ tập trung phát triển các siêu thị hạng II và III tại các khu đô thị, . dùng. b. Phân loại siêu thị - Phân loại theo quy mô: Siêu thị nhỏ, siêu thị vừa và đại siêu thị - Phân loại siêu thị theo hàng hóa kinh doanh: Siêu thị chuyên doanh và siêu thị tổng hợp 1.1.2. 07 siêu thị, trong đó, có 02 siêu thị hạng II, 03 siêu thị hạng III, có 02 siêu thị mới đi vào hoạt động cuối tháng 12/2012 (chưa lập thủ tục xếp hạng). Bảng 2.6: Tổng hợp các siêu thị trên. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SIÊU THỊ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI 2.2.1 . Sự phát triển về số lượng, quy mô siêu thị a. Sự phát triển về số lượng Từ khi siêu thị đầu tiên xuất hiện trên thị trường Quảng

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:25

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan