ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP xây dựng phần mềm Add-on

84 561 0
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP xây dựng phần mềm Add-on

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang MỤC LỤC……………………………………………………… 1 LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………. 4 I. YÊU CẦU THỰC TIỄN, Ý TƯỞNG THIẾT KẾ, MỤC ĐÍCH 6 I.1 Yêu cầu thực tiễn………………………………………………… 6 I.2 Ý tưởng thiết kế………………………………………………… 7 I.3 Mục đích………………………………………………………… 8 II. GIỚI THIỆU CHUNG………………………………………… 9 II.1 Một số ngôn ngữ lập trình ứng dụng…………………………… 9 II.1.1 Ngôn ngữ lập trình TCK/TK……………………………………… 9 II.1.2 Ngôn ngữ lập trình Asembly……………………………………… 10 II.1.3 Ngôn ngữ lập trình VBA………………………………………… 11 II.1.4 Ngôn ngữ lập trình Jscript………………………………………… 11 II.1.5 Ngôn ngữ lập trình Csharp (C#)………………………………… 13 II.2 Phân tích phần tử hữu hạn – FEA là gì? 13 II.2.1 Giới thiệu về FEA – Finite Element Analysis…………………… 13 II.2.2 Lợi ích FEA mang lại? 14 II.3 Công ty Ansys Inc. và bộ phần mềm Ansys……………………. 14 II.3.1 Công ty Ansys…………………………………………………… 14 II.3.2 Phần mềm Ansys………………………………………………… 16 III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT……………………………………………. 18 Phương pháp PTHH (FEM – Finite Element Method)……… 18 III.1 Khái niệm………………………………………………………… 18 III.2 Lịch sử phát triển………………………………………………… 18 III.3 Nội dung………………………………………………………… 20 III.3.1 Xấp xỉ bằng phần tử hữu hạn……………………………………… 20 III.3.2 Định nghĩa hình học các phần tử hữu hạn………………………… 21 III.3.3 Các dạng phần tử…………………………………………………. 21 III.3.4 Phần tử quy chiếu, phần tử thực………………………………… 22 III.3.5 Lực, chuyển vị, biến dạng, ứng suất……………………………… 25 III.3.6 Nguyên lý cực tiểu hóa thế năng toàn phần………………………. 26 III.3.7 Trình tự phân tích bài toán theo PPPTHH………………………… 26 III.3.8 Sơ đồ tính toán bằng PPPTHH……………………………………. 28 III.4 Ứng dụng…………………………………………………………. 29 IV. LẬP TRÌNH TRONG ANSYS………………………………… 30 IV.1 Giới thiệu về các chương trình ứng dụng Add-ons……………. 30 IV.2 Lập trình Add-ons trên nền phần mềm Ansys………………… 34 IV.2.1 Giới thiệu…………………………………………………………. 34 IV.2.2 Lập trình tương tác trên nền Ansys Cổ điển (Multiphysics)……… 34 IV.2.3 Lập trình tương tác trên nền Ansys WorkBench………………… 35 IV.2.4 Cấu trúc phần mềm Ansys WorkBench…………………………… 36 Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 1 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP IV.2.5 Ngôn ngữ lập trình ứng dụng trong ANSYS WorkBench ……… 36 IV.2.6 Các phương pháp tương tác với Ansys WorkBench………………. 37 IV.2.7 Ứng dụng của chương trình Add-on trên nền AnsysWorkBench…. 37 IV.3 Công cụ lập trình………………………………………………… 37 IV.3.1 Chương trình ActiveX Helper v1.12……………………………… 37 IV.3.2 Chương trình DLL Export Viewer v1.25…………………………. 40 IV.3.3 Chương trình Visual Studio 2005………………………………… 43 V. BÀI TOÁN ÁP DỤNG………………………………………… 45 V.1 Giới thiệu về bài toán……………………………………………. 45 V.1.1 Cầu trục một dầm hộp…………………………………………… 45 V.1.2 Tính toán lựa chọn kết cấu, vật liệu………………………………. 46 V.1.3 Tính toán kết cấu thép cầu trục…………………………………… 47 V.1.4 Xây dựng mô hình………………………………………………… 53 V.1.5 Mô hình chia lưới …………………………………………………. 55 V.1.6 Điều kiện biên…… …………………………………………….…. 56 V.1.7 Tham số hóa mô hình……………………………………………… 56 V.2 Chương trình Ứng dụng…………………………………………. 57 V.2.1 Module “Vật liệu”…………………………………………………. 59 V.2.1.1 Mô tả chức năng…………………………………………………… 59 V.2.1.2 Mô hình thuật toán………………………………………………… 60 V.2.1.3 Mô tả hoạt động…………………………………………………… 60 V.2.1.4 Giao diện và ứng dụng…………………………………………… 61 V.2.2 Module “Kiểm nghiệm độ bền”…………………………………… 61 V.2.2.1 Mô tả chức năng…………………………………………………… 61 V.2.2.2 Mô hình thuật toán………………………………………………… 62 V.2.2.3 Mô tả hoạt động…………………………………………………… 63 V.2.2.4 Giao diện và ứng dụng……………………………………………. 63 V.2.3 Module “Xuất kết quả”……………………………………………. 65 V.2.4 Module “Thiết kế tối ưu”… ……………………………………… 66 V.2.4.1 Mô tả chức năng…………………………………………………… 66 V.2.4.2 Mô hình thuật toán………………………………………………… 67 V.2.4.3 Mô tả hoạt động…………………………………………………… 67 V.2.4.4 Giao diện và ứng dụng…………………………………………… 68 VI. KẾT LUẬN……………………………………………………… 69 VI.1 Kết quả thu được………………………………………………… 69 VI.2 Định hướng phát triển…………………………………………… 69 PHỤ LỤC…………………………………………………………. 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………… 79 Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 2 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI NÓI ĐẦU Tính toán thiết kế là một công việc hết sức quan trọng của người kỹ sư thiết kế. Công việc này không chỉ đòi hỏi trình độ, mà nó còn cần ở người kỹ sư một tư duy sáng tạo, biết đột phá, áp dụng những tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào quá trình thiết kế. Trước những yêu cầu đặt ra của những bài toán thiết kế, người kỹ sư phải tính toán rất nhiều các thông số kỹ thuật như : hình dáng, các kích thước cơ bản cũng như các kích thước chính xác của vật thể cần thiết kế, các chỉ số vật liệu, chế độ làm việc, độ bền,… để từ đó tổng hợp lại và đưa ra lời giải cho bài toán. Thời đại công nghệ thông tin đã và đang đi vào cuộc sống và dần trở thành một công cụ đắc lực trong kỹ thuật, các sản phẩm phần mềm tin học kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng trong công việc thiết kế của người kỹ sư, nó giúp cho các kỹ sư nhanh chóng tính toán, thẩm định khảo sát kết quả thiết kế và thực nghiệm mô phỏng trên máy tính thay vì phải chế tạo thử nghiệm hết sức tốn kém. Trong phạm vi đồ án tốt nghiệp, bên cạnh việc nghiên cứu các phương pháp truyền thống để tính toán và thiết kế em đã tìm hiểu và sử dụng một số phần mềm tính toán thiết kế mô phỏng và tối ưu để bước đầu giải quyết một số dạng bài toán cơ học. Bản thuyết minh đồ án được phân thành 6 phần:  Phần 1: Yêu cầu thực tiễn, ý tưởng thiết kế, mục đích.  Phần 2: Giới thiệu chung.  Phần 3: Cơ sở lý thuyết.  Phần 4: Lập trình trong ANSYS.  Phần 5: Bài toán áp dụng.  Phần 6: Kết luận. Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của PGS. TS Nguyễn Việt Hùng cũng như sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 3 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thầy cô cùng các anh chị trong trung tâm Phát triển và ứng dụng phần mềm Công nghiệp DASI. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Hà Nội Ngày tháng năm 2009 Vũ Tuấn Anh Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 4 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP I. YÊU CẦU THỰC TIỄN, Ý TƯỞNG THIẾT KẾ, MỤC ĐÍCH. I.1. Yêu cầu thực tiễn Ngày nay, với sự phát triển thần kỳ của công nghệ thông tin (CNTT), cùng với sự ra đời của những chiếc máy tính có dung lượng bộ nhớ lớn và tốc độ cao, phương pháp PTHH đã thực sự trở thành một phương pháp phổ biến được sử dụng trên máy tính để giải quyết các bài toán kết cấu, thực hiện các bài toán cơ học một cách dễ dàng và tốn ít thời gian, thay vì việc phải tính toán thủ công bằng các phương pháp truyền thống như phương pháp lực, phương pháp chuyển vị, … mất nhiều thời gian và công sức. Đó là vì các thuật toán của phương pháp PTHH rất gần gũi với những ý tưởng của CNTT như: kiến trúc thông tin phân tầng, có thể đóng gói trong các ma trận để chuyển, hợp và xử lý…Hơn nữa, dưới sự trợ giúp của máy tính điện tử, việc tính toán trở nên chính xác, nhanh chóng và gọn gàng hơn khi phải tính toán bằng tay. Xuất phát từ những điều kiện trên lần lượt các công ty phần mềm công nghiệp đã cho ra đời hàng loạt các phần mềm tính toán thiết kế và mô phỏng số dựa trên thuật toán của phương pháp PTHH như SAP, COSMOS, NASTRAN, ANSYS, ABAQUS… Sự ra đời của các phần mềm tính toán sử dụng phương pháp PTHH kéo theo việc sử dụng chúng trở nên rất cần thiết. Để mọi người có thể sử dụng thành thạo một trong các phần mềm công cụ phải mất 1 khoảng thời gian và 1 khoản chi phí cho việc đào tạo. Trước vấn đề đó nhiều ý tưởng đã nảy ra trong đầu các nhà kỹ sư thiết kế rằng:  Tại sao không thiết kế riêng cho mình một công cụ mà có thể dễ dàng thao tác với các câu lệnh điều khiển của phần mềm gốc, giao diện thân thiện mà không làm ảnh hưởng đến thuật toán của nó?  Tại sao không tạo một công cụ thiêt kế riêng có đầy đủ các thuật toán của phần mềm gốc và tích hợp thêm các thuật giải của bản thân vào công cụ Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 5 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tính toán thiết kế mô phỏng trung gian tiện lợi hơn cho những bài toán cụ thể? I.2 Ý tưởng thiết kế Phần mềm Ansys là phần mềm rất nổi tiếng về lĩnh vực tính toán thiết kế mô phỏng sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Việc tích hợp thêm các phần tiện ích cho từng bài toán đối với Ansys trở nên hết sức dễ dàng khi Ansys cung cấp cho các kỹ sư cách thức để lập trình, đưa thêm những thuật giải của mình vào, kết hợp với thuật giải của Ansys để đưa ra một lời giải tối ưu cho bài toán cơ học cụ thể, đó chính là các chương trình Add-on. Các chương trình Add-on được chạy trên nền của phần mềm Ansys, sử dụng các ngôn ngữ lập trình mà Ansys cho phép như APDL, TCL/TK, JPDL, Jscript,…Chính việc này lại bó hẹp các nhà kỹ sư thiết kế trong việc lựa chọn ngôn ngữ lập trình trong việc xây dựng các phần mềm Add-on. Có nhiều ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ và hiệu quả hơn các ngôn ngữ mà Ansys cho phép bên trên khi chạy trên nền hệ điều hành Windows, nhưng lại không được cho phép bởi các kỹ sư thiết kế của Ansys vì nó can thiệp quá sâu vào bên trong phần mềm Ansys, khiến họ bắt buộc phải hạn chế các ngôn ngữ lập trình có thể can thiệp vào cấu trúc phần mềm Ansys. Tuy nhiên, nếu là một kỹ sư am hiểu về công nghệ thông tin và kiến trúc phần mềm thì việc can thiệp vào cấu trúc phần mềm Ansys là hoàn toàn có thể. Bởi lẽ, cũng giống như các chương trình khác, phiên bản Ansys 11.0 cài trên nền hệ điều Hành Windows cũng được xây dựng dựa trên các thư viện hàm động DLL và các đối tượng ActiveXObject của hệ điều hành Windows. Thực chất các ngôn ngữ lập trình mà Ansys cho phép các kỹ sư sử dụng cũng là gọi đến các hàm chức năng, các đối tượng chứa trong các thư viện DLL và các đối tượng ActiveXObject mà Ansys định nghĩa ra và đưa vào trong hệ thống của Hệ điều hành Windows trong quá trình cài đặt. Chính các file thư viện DLL và các đối tượng ActiveXObject (ocx) này mới là phần cốt lõi bên trong của quá trình thực hiện tính toán trên Ansys. Thêm vào đó, phần mềm Ansys đã định nghĩa ra Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 6 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP các hàm và sử dụng chúng chủ yếu để thao tác xuống các hàm bên dưới của các thư viện DLL bằng các đoạn mã Jscript bên trong chương trình, người lập trình có thể liệt kê chúng thông qua các chương trình đọc file văn bản bình thường. Nếu nắm được các thư viện hàm mà Ansys định nghĩa ra khi xây dựng phần mềm Ansys này, các kỹ sư hoàn toàn có thể tạo ra các phần mềm tiện ích sử dụng các thuật toán của Ansys và chạy một cách độc lập mà ko cần phải khởi động Ansys trước khi chạy phần mềm Add-on của mình. Trước những tiền đề vô cùng thuật lợi đó em đã có ý tưởng xây dựng một phần mềm Add-on mà có thể thực hiện các thuật toán của mình để xây dựng lên các mô hình và gọi Ansys ra để vẽ và tính toán. Sau khi tính toán lại có thể lấy kết quả giải trong Ansys để đưa vào phần mềm của mình, khiến cho phần mềm Add- on trở lên tiện lợi, trực quan, sinh động và dễ dàng sử dụng hơn cho các kỹ sư trong quá trình sử dụng Ansys áp dụng vào bài toán cơ học cụ thể. I.3. Mục đích Xây dựng chương trình Add-on có đầy đủ các đặc điểm dưới đây:  Giao diện thân thiện với người dùng.  Thao tác đơn giản.  Thiết kế nhỏ gọn.  Dễ dàng triển khai.  Chi phí ít tốn kém.  Kết quả trực quan sinh động.  Có thể tái sử dụng cho các bài toán cụ thể khác.  Mở rộng phạm vi sử dụng ra nhiều máy khác nhau mà trên đó có thể không cài đặt phần mềm ANSYS (Lập trình phân tán). Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 7 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP II. GIỚI THIỆU CHUNG II.1. Một số ngôn ngữ lập trình ứng dụng II.1.1. Ngôn ngữ lập trình TCL/TK Tcl hay TCL (viết tắt từ Tool Command Language) là một ngôn ngữ thông dịch mạnh mẽ và dễ sử dụng. Nó có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau. Tcl được Giáo sư John Ousterhout của Đại học California tại Berkeley xây dựng vào năm 1988, đầu tiên từ ý tưởng xây dựng một ngôn ngữ thông dịch hiệu quả, và sau đó là bộ thư viện kèm theo có thể tái sử dụng trong các chương trình sau này. Mục tiêu chính của Tcl là một “embedded command language” (ngôn ngữ lệnh nhúng được) thể hiện ở 3 nội dung:  Ngôn ngữ có thể mở rộng được: mỗi chương trình đều có thể bổ sung các đặc điểm vào ngôn ngữ một cách tự nhiên như chính thư viện vốn có của ngôn ngữ.  Ngôn ngữ phải đơn giản và có tính tổng quát, do đó có thể làm việc với nhiều chương trình mà không làm giới hạn tính năng của chúng.  Ngôn ngữ có tính gắn kết giữa các phần mở rộng khác nhau trong một chương trình. Tcl được ứng dụng trong các lĩnh vực từ trên máy tính cá nhân cho đến các ứng dụng mạng, quản trị, kiểm tra và một số ứng dụng phần mềm công nghiệp. Các gói mở rộng (package) của Tcl bao gồm: Expect: là gói được Don Libes viết bằng ngôn ngữ Tcl vào đầu năm 1990. Khi sử dụng cùng với gói Expect, Tcl trở thành một công cụ để kiểm tra các ứng dụng chạy trên console (cửa sổ dòng lệnh). Tk: là gói mở rộng để xây dựng giao diện người dùng đồ họa (GUI) với ngôn ngữ Tcl. Tk được Ousterhout bắt đầu viết vào năm 1988 và đến 1990 thì có nhiều tính năng sử dụng được. Bộ Tk hiện giờ không chỉ hoạt động trong Tcl mà còn Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 8 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP được cặp với các ngôn ngữ khác (dưới dạng các bindings) như Perl/Tk với ngôn ngữ Perl và Tkinter với ngôn ngữ Python. II.1.2. Ngôn ngữ lập trình Asembly Ngôn ngữ Assembly (còn gọi là hợp ngữ) là một ngôn ngữ bậc thấp được dùng trong việc viết các chương trình máy tính. Ngôn ngữ Assembly sử dụng các từ có tính gợi nhớ, các từ viết tắt để giúp ta dễ ghi nhớ các chỉ thị phức tạp và làm cho việc lập trình bằng Assembly dễ dàng hơn. Mục đích của việc dùng các từ gợi nhớ là nhằm thay thế việc lập trình trực tiếp bằng ngôn ngữ máy được sử dụng trong các máy tính đầu tiên thường gặp nhiều lỗi và tốn thời gian. Một chương trình viết bằng ngôn ngữ Assembly được dịch thành mã máy bằng một chương trình tiện ích được gọi là Assembler (Một chương trình Assembler khác với một trình biên dịch ở chỗ nó chuyển đổi mỗi lệnh của chương trình Assembly thành một lệnh của máy). Các chương trình viết bằng ngôn ngữ Assembly liên quan rất chặt chẽ đến kiến trúc của máy tính. Điều này khác với ngôn ngữ lập trình bậc cao, ít phụ thuộc vào phần cứng. Trước đây ngôn ngữ Assembly được sử dụng khá nhiều nhưng ngày nay phạm vi sử dụng khá hẹp, chủ yếu trong việc thao tác trực tiếp với phần cứng hoặc hoặc làm các công việc không thường xuyên. Ngôn ngữ này thường được dùng cho trình điều khiển (tiếng Anh: driver), hệ nhúng bậc thấp (tiếng Anh: low-level embedded systems) và các hệ thời gian thực. Những ứng dụng này có ưu điểm là tốc độ xử lí các lệnh Assembly nhanh. Định nghĩa Assembly trong môi trường .NET: Trong phát triển phần mềm trên nền .NET, mỗi một module là một file có thể thực thi. Mỗi module có thể là một thư viện động (.dll) hoặc là một file thực thi (.exe). Một gói kết hợp Assembly là sự kết hợp của một hoặc nhiều module, hoặc file (dll, exe,html) cần để ứng dụng hoạt động, Assembly là đơn vị nhỏ nhất của đoạn mã có khả năng thực thi, đó là Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 9 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đoạn mã có thể nâng cấp và sửa đổi được. Các gói Assembly có thể chứa chỉ số phiên bản ứng dụng. Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 10 [...]... CASTOR Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 34 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ví dụ: Phần mềm thương mại ESOP Hình 17 Phần mềm thương mại ESOP Ví dụ phần mềm thương mại RoboBAT Hình 18 Phần mềm thương mại RoboBAT Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 35 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP * Một số thông tin về phát triển phần mềm lập trình Add-on tại Việt Nam: Theo những thông tin không chính thức, tại... tử III.3.3 Các dạng phần tử Phần tử 1 chiều: Hình 4 Phần tử một chiều Phần tử 2 chiều: Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 23 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 5 Phần tử 2 chiều Phần tử 3 chiều: - Phần tử tứ diện: Hình 6 Phần tử 3 chiều - Phần tử lăng trụ: Hình 7 Phần tử lăng trụ III.3.4 Phần tử quy chiếu, phần tử thực Với mục đích đơn giản hoá việc xác định giải tích các phần tử có dạng phức... Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 15 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ANSYS chuyên phát triển các sản phần phần mềm sử dụng phương pháp phân tích phần tử hữu hạn và các phần mềm phân tích động lực học chất lỏng Trong số các phần mềm Công nghiệp được phát triển bởi Ansys, có lẽ được mọi người biết đến nhiều nhất là sản phẩm phần mềm ANSYS dành cho tính toán cơ học (Ansys Mechanical), Ansys Workbench (DesignMolder,... học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP II.3.2 Phần mềm Ansys Phần mềm ANSYS do công ty phần mềm Ansys phát triển, là một gói phần mềm hoàn chỉnh dựa trên Phân tích phần tử hữu hạn ( Finite Element Analysis, FEA), để mô phỏng ứng xử của một hệ vật lý khi chịu tác động của các loại tải trọng khác nhau Phần mềm ANSYS được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới để giải quyết các bài toán thiết kế mô phỏng... phương gắn với mỗi phần tử * Một số phần tử quy chiếu: - Phần tử một chiều: Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 25 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 9 Phần tử 1 chiều - Phần tử 2 chiều: Hình 10 Phần tử 2 chiều - Phần tử 3 chiều: Hình 11 Phần tử 3 chiều Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 26 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 12 Các phần tử 3 chiều - 6 mặt III.3.5 Lực, chuyển vị, biến dạng,... và in kết quả Sơ đồ khối tính toán bằng phương pháp phần tử hữu hạn: Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 30 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Đọc, kiểm tra, tổ chức dữ liệu Đọc và in Toạ độ nút - Tải trọng tác dụng Thông tin ghép nối các phần tử - Điều kiện biên Xây dựng ma trận độ cứng K và véctơ lực chung F Với mỗi phần tử : - Trích những thông tin liên quan đến phần tử - Xây dựng ma trận độ cứng... kỹ thuật:      Bài toán tính toán hệ thanh Các bài toán phẳng của lý thuyết đàn hồi Bài toán tấm chịu uốn Bài toán Động lực học kết cấu V.v… IV LẬP TRÌNH TRONG ANSYS IV.1 Giới thiệu về các chương trình ứng dụng Add-ons Vũ Tuấn Anh _ CĐT2 _ K49 Trang 31 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chương trình Add-on là sản phẩm của lập trình nhúng tương tác với các phần mềm khác, là 1 lĩnh vực không... thông tin gì về các đề tài và sản phẩm(Năm 2007) IV.2 Lập trình Add-ons trên nền phần mềm Ansys IV.2.1 Giới thiệu Lập trình Add-on trên nền phần mềm Ansys là viết các ứng dụng Add-on trên nền phần mềm Ansys áp dụng vào một hoặc nhiều bài toán cơ học cụ thể Các chương trình Add-on được viết bằng các ngôn ngữ lập trình cho phép bởi phần mềm Ansys Ví dụ như: Ngôn ngữ lập trình APDL (ANSYS Parametric Design... Lavric (www.Litio3D.com.ar) Hình 13 Giao diện phần mềm LITIO 3D   Lập trình API trong SolidWorks (VBA, C/C++, Java…) Ví dụ: Phần mềm vẽ tự động bánh răng trụ do kỹ sư Nguyễn Đức Trọng (Lớp Cơ Điện Tử 2 - K47) phát triển trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại trung tâm Ứng dụng và Phát triển phầm mềm công nghiệp DASI năm 2006 – 2007 Hình 14 Phần mềm vẽ bánh răng trụ tự động  Lập trình Nhúng trong... _ K49 Trang 33 Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ví dụ: Phần mềm thiết kế vòi cho bình chứa hình trụ Được viết hoàn toàn bằng APDL và Tcl/Tk Liên hệ: Công ty Belcan (http://ansys.belcan.com/) Hình 15 Phần mềm thiết kế vòi cho bình đựng hình trụ  Lập trình Applet trong môi trường ANSYS WORKBENCH Ví dụ: Phần mềm thương mại của hãng CASTOR Hình 16 Phần mềm thương mại của hãng CASTOR Vũ Tuấn Anh . ANSYS Đại học Bách Khoa Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP II.3.2. Phần mềm Ansys Phần mềm ANSYS do công ty phần mềm Ansys phát triển, là một gói phần mềm hoàn chỉnh dựa trên Phân tích phần tử hữu hạn ( Finite. Hà Nội ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tính toán thiết kế mô phỏng trung gian tiện lợi hơn cho những bài toán cụ thể? I.2 Ý tưởng thiết kế Phần mềm Ansys là phần mềm rất nổi tiếng về lĩnh vực tính toán thiết. trước khi chạy phần mềm Add-on của mình. Trước những tiền đề vô cùng thuật lợi đó em đã có ý tưởng xây dựng một phần mềm Add-on mà có thể thực hiện các thuật toán của mình để xây dựng lên các

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan