Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

113 330 0
Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THIỆN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MIỆNG NÒNG NỌC LOÀI Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THIỆN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MIỆNG NÒNG NỌC LOÀI Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60.42.01.03 LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn: TS. Hoàng Ngọc Thảo Nghệ An, 2014 ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ để hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với TS. Hoàng Ngọc Thảo, NCS Lê Thị Quý, những người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin cảm ơn TS. Ông Vĩnh An và NCS Đậu Quang Vinh đã giúp đỡ tôi trong các chuyến đi thực địa, thu mẫu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn Động vật và Sinh lý người, các thầy giáo trong khoa Sinh học, và Trung tâm Thực hành-Thí nghiệm Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, người thân đã động viên tôi trong suốt thời gian qua! Nghệ An, tháng 10 năm 2014 Tác giả Trần Thị Thiện iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT cs. Cộng sự GĐ Giai đoạn VQG Vườn quốc gia KVNC Khu vực nghiên cứu KBT Khu bảo tồn BTTN Bảo tồn thiên nhiên KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên iv MỤC LỤC Trang v DANH MỤC CÁC BẢNG Trang vi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng cao về số lượng các loài lưỡng cư. Ở nước ta hiện nay đã thống kê được hơn 176 loài lưỡng cư [53], trong đó có rất nhiều loài đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa do mất dần môi trường sống. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống có tên trong danh lục các khu rừng đặc trưng Việt Nam trên địa bàn các huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Tương Dương, Con Cuông tỉnh Nghệ An, cách 30 km về phía Bắc của dãy núi Bắc Trường Sơn. Diện tích rừng khoảng 36.458 ha, chiếm 73% diện tích khu bảo tồn (Ban quản lý KBTTN Pù Huống 2003). Pù Huống có 2 loại rừng chính: rừng thường xanh đất thấp và rừng thường xanh núi thấp. Địa hình dốc và hiểm trở, độ cao trung bình dao động từ 200 đến 1447 mét. Kiểu địa hình phổ biến là ngọn núi chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Khu bảo tồn có hệ sinh thái và cảnh quan đa dạng, hệ động vật, thực vật phong phú, nhiệt độ và độ ẩm cao, là điều kiện lí tưởng cho các loài ếch nhái sinh sống. Ếch cây Rhacophorus kio là loài ếch cây có hình dạng và màu sắc đẹp, cũng là loài được xếp vào mức độ nguy cấp (EN) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Môi trường sống tự nhiên của chúng là các khu rừng ẩm ướt nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới. Cho đến nay, nghiên cứu về Ếch cây Rhacophorus kio chủ yếu là về cá thể trưởng thành, chưa có nghiên cứu nào về nòng nọc được thực hiện tại đây. Việc nghiên cứu nòng nọc loài Rhacophorus kio góp phần bổ sung các dấu hiệu hình thái nòng nọc, các giai đoạn phát triển của nòng nọc, đặc điểm sinh cảnh, môi trường sống cũng như bổ sung các thông tin về sự phân bố của loài này góp phần vào công tác bảo tồn chúng. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống”. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm về hình thái và giải phẫu miệng, cung cấp dẫn liệu về các giai đoạn phát triển nòng nọc Ếch cây Rhacophorus kio. Trên cơ sở đó góp phần xây dựng biện pháp bảo tồn loài lưỡng cư này ở Việt Nam. 3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm hình thái nòng nọc loài Ếch cây Rhacophorus kio ở các giai đoạn phát triển khác nhau. - Đặc điểm giải phẫu miệng nòng nọc loài Ếch cây Rhacophorus kio. - Đặc điểm hình thái của cá thể trưởng thành loài Ếch cây Rhacophorus kio. [...]... Quý và c.s đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc và con non của Ếch cây trung bộ Rhacophorus annamensis (Smith, 1924) [20] Năm 2013, Hoàng Ngọc Thảo, Lê Thị Quý dựa trên phân tích các mẫu thu được ở VQG Pù Mát và KBTTN Pù Huống đã mô tả đặc điểm sinh học nòng nọc loài Rana johnsi Smith, 1921 [25] 1.1.2 Lược sử nghiên cứu loài Ếch cây kio - Trưởng thành Năm 2006, Ohler & Delorme [34] đã mô tả đặc điểm hình. .. tiên của nòng nọc loài H chinensis ở Việt Nam Năm 2005, Grosjean [43] có mô tả hình thái, cấu tạo giải phẫu miệng và phân tích một số chỉ tiêu hình thái theo các giai đoạn của nòng nọc loài Rana nigrovitata ở VQG Bến En Tác giả Delomer và cộng sự [37] đã xây dựng cây phát 4 sinh các loài thuộc 2 họ Ranidae và Rhacophoridae ở Việt Nam dựa trên mẫu vật nòng nọc các loài thuộc 2 họ này Hendrix và cộng... Năm 2002, tác giả Ziegler, Vences [58] đã mô tả hình thái ngoài, đặc điểm sinh thái và phân bố của nòng nọc loài Rhacophorus verrucosus ở KBTTN Kẻ Gỗ, Hà Tĩnh, Việt Nam Năm 2004, các tác giả Grosjean, Vences, Dubois, [42] nghiên cứu các đặc điểm tiến hóa hình thái đĩa miệng 3 loài thuộc giống Hoplobatrachus ở khu vực Châu Á và Châu Phi Các mẫu nòng nọc của loài H chinensis được thu thập tại VQG Bến En,... kê sinh học 27 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 Đặc điểm hình thái nòng nọc loài Ếch cây Rhacophorus kio 3.1.1 Đặc điểm chẩn loại Đặc điểm chẩn loại nòng nọc loài Ếch cây kio được xác định trên mẫu vật ở các giai đoạn 26 – 40: Cơ thể cao, dày, đĩa miệng cỡ trung bình, ở vị trí phía trước mặt bụng; có gai thịt viền hai bên, phía dưới đĩa miệng, và 2 hàng gai thịt viền quanh môi dưới; bao... pyburni); C Lỗ thở kép, phía bên (Lepidobatrachus llanensis); D Lỗ thở kép, phía bên - bụng (Rhinophrynus dorsalis); E Lỗ thở đơn, phía bụng sau (Kaloula pulchra); F Lỗ thở đơn, giữa bụng (Ascaphus truei) 2.3.4.2 Phương pháp phân tích đặc điểm hình thái nòng nọc Đặc điểm hình thái nòng nọc được phân tích theo Grosjean (2001) [44] và được mô tả ở hình 2.9 21 Hình 2.9 Phương pháp đo nòng nọc (theo Grosjean,... về nòng nọc loài Rhaphacophorus annamensis (2007) và loài Microhyla fissipes ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng tỉnh Quảng Bình (2008) [45] Cũng với mẫu thu được ở VQG Phong Nha Kẻ Bàng, Hendrix và cộng sự năm 2009 đã có phân tích về đặc điểm hình thái và sinh thái nòng nọc loài Cóc rừng Ingerophrynus galeatus [46] Năm 2008, tại hệ sinh thái rừng Tây Nghệ An, Lê Thị Thu đã tiến hành nghiên cứu nòng nọc các loài. .. 101 loài thuộc 25 họ, 5 bộ Rhacophoridae có 5 loài, trong đó có R kio (Schlegel, 1840) Năm 2007, Hồ Thu Cúc và cs [7] ghi nhận ở khu vực huyện Hương Hóa, tỉnh Quảng Trị có 92 loài ếch nhái và bò sát, trong đó ếch nhái có 41 loài thuộc 6 họ, 1 bộ Họ Rhacophoridae có 14 loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 được đánh giá là loài quý hiếm, xếp vào cấp độ T (bị đe dọa) trong sách đỏ Việt Nam (2000) và. .. 7 loài Rhacophorus kio là 1 trong 4 loài của họ được ghi nhận bổ sung cho khu bảo tồn Đồng thời Ếch cây kio được đánh giá là 1 trong 17 loài có giá trị bảo tồn ở KBTTN Xuân Liên, được xếp vào mức độ EN trong sách đỏ Việt Nam (2007) Nguyễn Huy Hoàng và cs [9] dựa vào bộ sưu tập lưỡng cư, bò sát tại bảo tàng sinh học trường đại học khoa học tự nhiên và đại học quốc gia Hà Nội đã xác định được 219 loài. .. phân bố các loài lưỡng cư ở vùng nghiên cứu, phục vụ cho công tác bảo tồn [17] Năm 2011, các tác giả Lê Thị Thu, Cao Tiến Trung đã mô tả đặc điểm sinh học cóc nhà Duttaphrynus melanosticus (Schneider, 1799) ở miền tây Nghệ An [28] Năm 2012, Lê Thị Quý và cs đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc của hai loài Microhyla butleri và M heymonsi ở VQG Bạch Mã Đồng thời bổ sung mở rộng vùng phân bố của loài Microhyla... Năm 2009, Lê Thị Quý và cs đã mô tả đặc điểm hình thái nòng nọc của loài Leptobrachium chapaense (Bourret, 1937) trên cơ sở phân tích các mẫu thu được ở VQG Bạch Mã [15] Giai đoạn tiếp theo, các nghiên cứu về nòng nọc các loài trong điều kiện nuôi đối với những loài quý, hiếm và có giá trị khoa học đã được tiến hành như một giải pháp bảo tồn ngoại vị nhằm bổ sung cho các quần thể tự nhiên, khai thác sử . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THIỆN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MIỆNG NÒNG NỌC LOÀI Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG LUẬN. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THIỆN ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ GIẢI PHẪU MIỆNG NÒNG NỌC LOÀI Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006 Ở KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HUỐNG Chuyên. của loài này góp phần vào công tác bảo tồn chúng. Trên cơ sở đó, chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài Đặc điểm hình thái và giải phẫu miệng nòng nọc loài Rhacophorus kio Ohler & Delorme, 2006

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan