Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu)

95 941 15
Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera (Qua tác phẩm tiêu biểu)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG LAN QUỲNH CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA (QUA CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ĐẶNG LAN QUỲNH CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA (QUA CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU) Chuyên ngành: Lí luận Văn học Mã số: 60.22.01.20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH NGA NGHỆ AN - 2014 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 6 1. Lí do chọn đề tài 6 2. Lịch sử vấn đề 7 3. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 13 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 14 5. Phương pháp nghiên cứu 14 6. Đóng góp của đề tài 14 Chương 1 CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA 16 1.1. Hậu hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học 16 1.1.1. Khái niệm chủ nghĩa hậu hiện đại 1.1.2. Hướng tiếp cận chủ nghĩa hậu hiện đại trong sáng tác và nghiên cứu văn học 1.1.3. Một số thành tựu cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học thế kỉ XX 1.2. Vài nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Milan Kundera 22 1.2.1. Tiểu sử 1.2.2. Văn nghiệp của Milan Kundera 1.2.3. Quan điểm tiếp cận cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera 1.3. Nhìn chung về cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera27 1.3.1. Tư tưởng - văn hóa Tiệp Khắc thời đại Milan Kundera 1.3.2. Điều kiện gia đình và bản thân Milan Kundera 1.3.3. Nhìn chung về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Milan Kundera Chương 2 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA 34 4 2.1. Cảm quan hậu hiện đại về thế giới hiện thực 34 2.1.1. Một hiện thực xô lệch, mất trọng tâm và phi trung tâm 2.1.2. Sự phá giải các quan niệm truyền thống về thực tại - cảm hứng giải cấu trúc về thế giới 2.1.3. Tính ngụy tạo của thế giới 2.2. Cảm quan hậu hiện đại về kiếp nhân sinh 42 2.2.1. Một cõi nhân sinh bị xóa sổ 2.2.2. Sự vô nghĩa, nhỏ bé của kiếp người 2.2.3. Con người như là trò chơi vô tăm tích 2.3. Sự hoài nghi 49 2.3.1. Sự hoài nghi các bảng giá trị văn hóa 2.3.2. Hoài nghi về sự tồn tại của kiếp người 2.3.3. Sự hoài nghi về các lí giải thế giới và con người Chương 3 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA TRÊN MỘT SỐ BÌNH DIỆN HÌNH THỨC 58 3.1. Tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại 58 3.1.1. Tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại nhìn từ cốt truyện 3.1.2. Tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại của tình huống 3.1.3. Tính chất trò chơi và sắc thái giễu nhại trong chi tiết 3.2. Liên văn bản với thủ pháp liên tưởng, ám gợi 71 3.2.1. Ám gợi về một bản nhạc (con số 7) 3.2.2. Các văn bản triết học 3.2.3. Các văn bản sử học, chân dung, tiểu luận văn học 3.3. Sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn và ngôi kể 81 3.3.1. Sự dịch chuyển liên tục các điểm nhìn - một kiểu quan niệm về cấu trúc thế giới và vấn đề bản ngã cá nhân 3.3.2. Trò chơi hoán đổi vị trí ngôi kể 3.3.3. Sự cộng sinh của những huyền thoại KẾT LUẬN 89 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Milan Kundera là một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý trong văn học Châu Âu hiện đại. Kudera được Russell Banks đánh giá là “nhà văn uyên bác nhất hành tinh”. Nhiều lần ông là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel văn chương và được trao tặng các giải thưởng vào các năm 1985, 1987, 2000 và 2007. Tác phẩm của Milan được rất nhiều độc giả trên thế giới hâm mộ bởi nó là kết tinh của những vấn đề nóng bỏng của thời đại. Ông được ví như một người cuối thế kỉ nhìn lại hành trình dài mà loài người đã trải qua. Những đóng góp và sự sáng tạo của ông ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với nền văn học Czech và nền văn học Pháp thế kỉ XX. Nghiên cứu về Milan Kundera là góp phần cho việc nhận thức một tác giả cụ thể nói riêng, về văn học Czech và văn học Pháp nói chung, trong tình hình những thành tựu của việc nghiên cứu nó ở Việt Nam còn có phần khiêm tốn. 1.2. Chủ nghĩa hậu hiện đại (postmodernism) là một thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực tư tưởng, từ triết học, mĩ học, các ngành phê bình, nghiên cứu nghệ thuật, trong đó có phê bình văn học… Chủ nghĩa hậu hiện đại là một luồng gió mới thổi bùng lên ngọn lửa tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, làm nên những cách tân nghệ thuật hết sức mới lạ. Nghiên cứu yếu tố hậu hiện đại trong tác phẩm văn học một mặt tạo cơ hội khám phá chiều sâu trong tư tưởng cảm nhận của tác giả, mặt khác còn mở ra những chiều kích ảnh hưởng và sức lan tỏa của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng. 1.3. Nghiên cứu về yếu tố hậu hiện đại đang trở thành một trào lưu hết sức sôi động và được xem như một hướng tiếp cận mới ở địa hạt văn học. Tuy nhiên, ở Việt Nam không có nhiều công trình viết về vấn đề này. Và, hiện cũng chưa có công trình nào nghiên cứu yếu tố hậu hiện đại trong các tiểu thuyết của Milan Kundera với tư cách là đối tượng chuyên biệt. Tìm hiểu cảm quan hậu 7 hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera qua các tác phẩm tiêu biểu của nhà văn là góp phần làm sáng rõ thêm thế giới nghệ thuật của các tiểu thuyết trên, cũng là góp phần nào đó cho vấn đề cách viết tiểu thuyết. 2. Lịch sử vấn đề Milan Kundera là một hiện tượng độc đáo của văn chương thế giới nói chung, nước Czech và nước Pháp nói riêng. Cho đến nay, sự nghiệp văn học của ông luôn tạo luồng dư luận trái chiều, ngay cả trong giới nghiên cứu, phê bình văn học. Để đánh giá một cách đầy đủ về cây bút tài hoa này đòi hỏi các nhà nghiên cứu phải tìm tòi, khám phá, khơi dòng bí ẩn… thế giới nghệ thuật của Milan Kundera. Hiện nay, nghiên cứu về Milan đã bắt đầu thu hút được nhiều đóng góp trong nước và quốc tế. 2.1. Những nghiên cứu về Milan Kundera ở nước ngoài Đồng bào của Milan Kundera, nhà văn Tiệp Khắc nổi tiếng Bomihur Herabar bình luận: “Ông là một thân sĩ giỏi giang, một nhà tiểu thuyết xuất sắc, một nhà nghệ thuật sáng suốt sâu xa, thăm dò tầng sâu của thế giới đạo đức”. Những năm gần đây, Kundera nhiều lần được đề cử giải Nobel văn học. Người ta tin rằng Kundera hoàn toàn có tố chất và năng lực để đứng vào hàng ngũ các nhà văn ưu tú nhất thế giới. Trong tiểu luận Sứ mệnh của tiểu thuyết (1997 - Ngân Xuyên dịch), Svetlana Zherlaimova (Nga) cho rằng, “Một trong những hiện tượng độc đáo đáng được chú ý một cách nghiêm túc trong văn học châu Âu hiện đại, có thể nói một cách chắc chắn, đó là các tiểu thuyết và tiểu luận về tiểu thuyết của Milan Kundera. Thực tế là tất cả những gì ông viết ra, kể từ những tập thơ đầu tiên xuất bản vào những năm 50, đều thu hút sự chú ý của độc giả và làm dấy lên những cuộc tranh cãi phê bình, mặc dù nhìn chung thơ của ông, cũng như vở kịch Người giữ nguồn nước (1962) từng gây tiếng vang, vẫn nằm trong khuôn khổ những quan niệm vốn có hồi ấy về văn học xã hội chủ nghĩa, còn những xung đột tình yêu từng được coi là mạnh bạo trong tập thơ Độc thoại (1957) đến hôm 8 nay cảm thấy là thường. Nhưng tận trong tính cách và tài năng của Kundera ngay từ đầu đã có tính phi chuẩn mực, tính luận chiến, chúng sẽ được bộc lộ đầy đủ trong văn xuôi và các bài luận lí thuyết của ông.” [74]. Svetlana Zherlaimova xem nhà văn Pháp gốc Tiệp Khắc này là một “hiện tượng” văn học-“hiện tượng Kundera”- và nhấn mạnh: “Thực chất là ở chỗ các cuốn tiểu thuyết cô đọng của Kundera, mỗi cuốn đều đáng được phân tích cặn kẽ, mang lại cho độc giả một cái nhìn độc đáo về thế giới hiện đại và vị trí của con người trong đó, một thứ triết học riêng về cuộc sống và các quan hệ liên cá nhân. Trong chúng, chủ đề sắc sảo và các tính cách con người sinh động được kết hợp với những suy tư về các đề tài triết học và hiện sinh mang tính toàn cầu, còn những bài tiểu luận lí thuyết của ông được viết bằng một văn phong không kém phần hấp dẫn và đặc sắc so với các tác phẩm nghệ thuật”. Theo Svetlana Zherlaimova, cũng trong tiểu luận “Sứ mệnh của tiểu thuyết” thì “tiểu thuyết đối với Kundera - đó là tiểu thuyết châu Âu” và “Kundera dành một vai trò hết sức quan trọng cho sự mỉa mai khi ông đối lập cái cười “ác quỷ” mang tính tra vấn, khiêu khích và do đó đưa tới nhận thức, với cái cười “thiên thần” mang tính phụ họa, tán dương, dẫn đến sự cảm nhận sai lệch về thế giới” [74]. Rõ ràng, Svetlana Zherlaimova đã có những đánh giá rất khái quát về Milan trên cơ sở tìm hiểu tiểu thuyết và tiểu luận lí thuyết của ông. Trên Tạp chí Da màu (số ra ngày 27.4.2010), Đặng Đình Túy đã tóm tắt khá chi tiết và bình luận về cuốn Trò đùa (La Plaisanterie): “sự sắp xếp câu chuyện của Kundera có kĩ thuật của sân khấu, ngay màn đầu người ta đã thấy xuất hiện tuần tự những nhân vật chính trong truyện và dần dần mọi giải quyết ló dạng. Quá khứ đan chéo với hiện tại và từng bước mọi gút mắc sẽ tự nhiên được tháo gỡ” [69]. Bài viết của người xem chế độ Cộng sản là “không còn chịu đựng nổi” nên muốn “bứt phá” không đem lại hiểu biết gì nhiều cho độc giả về văn chương của Milan Kundera mà chỉ chú ý kể những bi kịch mà nhân vật Ludvik phải trải qua vì lỡ có một “trò đùa”. 9 Nguyễn Văn Trung cũng có đánh giá khá tinh tế về Milan Kundera: “Tiểu thuyết của Kundera không nhằm mô tả một biến cố thời sự, phản ánh một hoàn cảnh lịch sử hay trình bày một chủ đề triết học, vì tiểu thuyết là một tác phẩm văn học tự lập gần gũi với những thể loại văn nghệ khác như âm nhạc. Cấu trúc của âm nhạc là đa âm (polyphonie) đa tấu, thực ra là hòa âm hòa tấu, hay khi cấu trúc của tiểu thuyết theo Kundera cũng đa âm, đa tấu nhưng không phải hòa âm, hợp tấu là vì tiếng nói của các nhân vật là “ông nói gà bà nói vịt” trong một thế giới bị “tàn phá, đổ vỡ’ theo lời kể của nhân vật chính trong La Plaisanterie” [70]. Tuy nhiên, bài viết của Nguyễn Văn Trung chủ yếu thắc mắc: “người Việt ở trong nước và ngoài nước có nên đọc Kudera không, vì các truyện của ông nói tới tâm trạng của người sống trong một chế độ toàn trị hay tị nạn định cư ở nước ngoài và sau cùng là tâm trạng nhớ cố hương, quay về thăm lại quê nhà” [70] và đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tại sao Kudera được dịch giới thiệu ở Việt Nam mà ít được dịch giới thiệu ở hải ngoại?” [70]. Ở Trung Quốc, theo nhà xuất bản dịch thuật Thượng Hải, chỉ trong năm 2002, 9 cuốn sách của Milan Kundera đã bán được hơn 1 triệu bản. Zhao Wuping, phụ trách biên tập sách tâm sự: “…Kundera được coi là nhà văn viết truyện nghiêm túc, các tác phẩm của ông cần cho sinh viên nghiên cứu văn học tại các trường đại học. Nhưng khi 4 cuốn sách đầu tiên được xuất bản và được độc giả đón nhận nồng nhiệt, chúng tôi mới biết chúng tôi đánh giá quá thấp sức cuốn hút của Kundera”. Jin Yijun, đã tốt nghiệp Cao đẳng thời trang London và là độc giả trung thành của Kundera, bộc lộ: “Tôi đọc hầu hết các tác phẩm của ông. Milan Kundera kể về nhân loại bằng một văn phong giản dị và trực diện”. Zhou Kexi, nhà văn kiêm dịch giả tiếng Pháp cho biết, tác phẩm của Kundera, đặc biệt là The Unbearable Lightness of Being (Đời nhẹ khôn kham) đánh mạnh vào trí tưởng tượng của độc giả. Sách của Kundera đã xuất hiện ở Trung Quốc từ 20 năm trước và nay lịch sử lại lặp lại. Dịch giả Pháp, Francois Kérel, lại chú ý đến Milan Kundera với tập truyện ngắn Những mối tình nực cười: “Các nhà nghiên cứu văn chương Kundera 10 thường chỉ tập trung vào các tiểu thuyết mà bỏ qua tập truyện ngắn có thể nói là mở đầu văn nghiệp của ông: Những mối tình nực cười . Là tác phẩm đầu tay, song bảy truyện ngắn trong Những mối tình nực cười không phải là những thử bút non nớt, nhiều khi tệ hại và ngớ ngẩn như ở trường hợp nhiều nhà văn, ngay cả các nhà văn lớn nhất. Kundera của Những mối tình nực cười (được viết tại Bohême từ 1959 đến 1968) đã ngay lập tức khẳng định được “đường cày” cho riêng mình trong cánh đồng văn xuôi rộng lớn. Các tiểu thuyết sau này sẽ tiếp tục triển khai các ý tưởng, khung cảnh, ngay cả cách hành văn và kết cấu của những truyện ngắn này…” Do hạn chế về ngoại ngữ và tư liệu, những gì mà chúng tôi có dịp tiếp xúc chắc chắn còn rất ít ỏi so với những nghiên cứu về tác giả này. Tuy nhiên, các tài liệu này đều sẽ là những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. 2.2. Tình hình nghiên cứu Milan Kundera ở Việt Nam Đối với nền văn học Việt Nam, Milan Kundera vẫn là một cái tên khá mới mẻ. Vì thế, số lượng các công trình nghiên cứu về Milan không nhiều. Chúng tôi xin điểm lại những nghiên cứu về ông trên những tài liệu mà chúng tôi có dịp tham khảo. Hạ Mi, trong bài viết "Tai họa của nhà văn" đăng trên báo Tiền Phong, số ra ngày 12.9.2013, đánh giá Milan Kundera là “nhà văn vĩ đại nhất còn sống của Czech”. Ông “quan tâm đến tác phẩm hơn là con người nghệ sĩ, hoặc ít nhất ông viết về nghệ sĩ từ tác phẩm trước hết […] Cảm nhận của Kundera rất độc đáo, đôi chỗ cực khác thường. Ông nhìn ra sự thô bạo trong tranh của Bacon - gợi cảm tưởng bàn tay họa sĩ như muốn “hiếp” nhân vật” [50]. Nguyễn Danh Lam khi “Hóng chuyện Milan Kundera” thì “choáng, sợ, kính và cả… bực, bởi Milan Kundera đầy lí tính. Song bắt buộc phải đọc ông. Không phải để xưng… đã đọc ông, mà thật sự thấy ở ông cái cần phải đọc” [44]. Ấy là thái độ của một người cảm giác được rằng đã “bước vào tiểu luận của Milan Kundera là bước vào một khu rừng lạ, trong ấy tác giả không cung cấp [...]... văn của chúng tôi được cấu trúc thành 3 chương Chương 1 Cơ sở để nghiên cứu cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera Chương 2 Cảm quan hậu hiện đại về hiện thực và con người trong tiểu thuyết của Milan Kundera 15 Chương 3 Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Milan Kundera trên một số phương diện hình thức 16 Chương 1 CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA... thuật của Milan Kundera trong bối cảnh lịch sử xã hội - thẩm mĩ của nýớc CHDCND Tiệp Khắc và nýớc Pháp mà nhà vãn từng sống và viết 14 3.2 Chỉ ra những biểu hiện cụ thể của cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera trên sự khảo sát nhận thức của nhà văn về con người và thế giới 3.3 Chỉ ra những biểu hiện của cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera trên một số bình... Thanh Hà trong “Sự bất tử của Milan Kundera – một sắc diện mới cho tiểu thuyết (Tạp chí Sông Hương) đã khẳng định: “Sự bất tử đã tập trung một cách toàn vẹn quan niệm về nghệ thuật tiểu thuyết trên các phương diện: Tiểu thuyết trò chơi, Tiểu thuyết và triết học, Tiểu thuyết luận bàn về tiểu thuyết, Tiểu thuyết bách khoa, Tiểu thuyết giao hưởng Từ đó, tác giả khẳng định: Tiểu thuyết Sự bất tử của Kundera. .. ngữ hậu hiện đại hoàn toàn có thể được thay bằng thuật ngữ hiện đại , hoặc chính xác hơn là thay bằng thuật ngữ “siêu hiện đại 18 hay “tối hiện đại [18] Theo tinh thần này, những hiện tượng “mới lạ” trong văn học đương đại mà hiện đang được nhiều người cho là hậu hiện đại , thực chất vẫn là một sự “ nối dài” của chủ nghĩa hiện đại Rõ ràng, chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại có mối quan. .. Những gì M .Kundera làm dường như đã chứng minh điều đó 34 Chương 2 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA 2.1 Cảm quan hậu hiện đại về thế giới hiện thực 2.1.1 Một hiện thực xô lệch, mất trọng tâm và phi trung tâm Chủ nghĩa hiện thực cổ điển chủ trương lấy hiên thực xã hội và những vấn đề có thực của con người làm đối tượng sáng tác Chủ nghĩa hiện thực hướng... định, đối tượng nghiên cứu trong đề tài của chúng tôi là cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera 4.2 Phạm vi khảo sát Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu tập trung khảo sát 3 tiểu thuyết của Milan Kundera: Sự bất tử, Bản nguyên, Chậm rãi Ngoài ra, chúng tôi còn khảo sát hai tiểu thuyết nữa là Vô tri và Điệu Valse giã từ 5 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này chúng tôi... yếu tố hậu hiện đại trong tác phẩm văn học đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến Thậm chí, sáng tác và nghiên cứu văn học theo xu hướng hậu hiện đại đã trở thành một phương thức quen thuộc và quan trọng của nền văn học hiện đại Tuy nhiên, trong những thập niên vừa qua, những cuộc tranh luận hậu hiện đại khống chế hiện trường trí thức và văn hóa trong nhiều lĩnh vực và trên khắp thế giới Lí thuyết. .. là định nghĩa chủ nghĩa hậu hiện đại trên cơ sở xác định mối quan hệ giữa chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa hậu hiện đại Mối quan hệ này cũng có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau Nhiều học giả như Hassan, Michel Foucault… coi chủ nghĩa hậu hiện đại như là đỉnh cao của chủ nghĩa hiện đại, là sự phát triển logic của chủ nghĩa hiện đại Họ cho rằng chủ nghĩa hiện đại và những đặc trưng của nó chính là những... thành công lớn của chủ nghĩa hậu hiện đại Tác phẩm văn chương hậu hiện đại không xây dựng nhân vật với tính cách phức tạp, xóa bỏ những điển hình, chỉ còn là tôi với “những ảo tưởng, mộng mơ, ác mộng của chính tôi” [5;76] 22 Trong tác phẩm hậu hiện đại, vị trí tác giả không còn giữ vị trí độc tôn, quan trọng mà đã tuyên bố “cái chết của tác giả” Các nhà văn để nhân vật tự chọn con đường đi của mình, giải... tôi quan tâm nghiên cứu, trong giới hạn phạm vi đề tài, là hình thức tư duy nghệ thuật của chủ nghĩa hậu hiện đại Không thể phủ nhận những thành tựu rực rỡ của văn học hậu hiện đại trong thế kỉ XX Những dấu ấn mà nó để lại tạo nên ám ảnh sâu sắc cho bao thế hệ người đọc Cảm quan hậu hiện đại trở thành một hình thức tư duy nghệ thuật, phương thức tái hiện hiện thực riêng biệt, hiệu quả Trong tiểu thuyết . thuật tiểu thuyết Milan Kundera Chương 2 CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI VỀ HIỆN THỰC VÀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MILAN KUNDERA 34 4 2.1. Cảm quan hậu hiện đại về thế giới hiện thực 34 2.1.1. Một hiện. nét về tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Milan Kundera 22 1.2.1. Tiểu sử 1.2.2. Văn nghiệp của Milan Kundera 1.2.3. Quan điểm tiếp cận cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Milan Kundera. người trong tiểu thuyết của Milan Kundera. 15 Chương 3. Cảm quan hậu hiện đại trong tiểu thuyết Milan Kundera trên một số phương diện hình thức. 16 Chương 1 CƠ SỞ ĐỂ NGHIÊN CỨU CẢM QUAN HẬU HIỆN ĐẠI TRONG

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan