Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng

108 628 0
Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH LÊ THỊ THÙY LINH LUẬN VĂN THẠC SỸ CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ VƯƠNG TRỌNG CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 60.22.01.21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN HẠNH NGHỆ AN, 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc luận văn 11 Chương 1: CON ĐƯỜNG THƠ VƯƠNG TRỌNG 13 1.1. Vài nét về cuộc đời và con người Vương Trọng 13 1.1.1. Về cuộc đời 13 1.1.2. Những phẩm cách cá nhân 14 1.2. Đường thơ Vương Trọng 17 1.2.1. Quan niệm thơ Vương Trọng 17 1.2.2. Các chặng đường thơ 21 1.3. Hai cảm cảm hứng chủ đạo trong thơ Vương Trọng 25 1.3.1. Cảm hứng sử thi 25 1.3.2. Cảm hứng thế sự – dòng mạch chính trong thơ Vương Trọng 30 Chương 2: CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ VƯƠNG TRỌNG NHÌN TỪ ĐỀ TÀI VÀ GIỌNG ĐIỆU 35 2.1. Cơ sở cho sự xuất hiện cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng 35 2.1.1. Những đổi thay của đất nước sau chiến tranh 35 2.1.2. Yêu cầu đổi mới tư duy nghệ thuật 37 2.1.3. Sự nhạy cảm, tinh tế, nhiều suy tư của một hồn thơ 41 2.2. Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng - nhìn từ đề tài 43 2.2.1. Chiến tranh từ góc nhìn thế sự 43 2.2.2. Những nghịch cảnh trong cuộc sống đời thường 50 2.2.3. Đối thoại với những nhân vật văn chương 55 2.2.4. Về những miền quê đã đi qua 59 2.3. Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng - nhìn từ giọng điệu 62 2.3.1. Giọng khắc khoải, u hoài 63 2.3.2. Giọng xót xa thương cảm 65 2.3.3. Giọng chiêm nghiệm suy tư 66 2.3.4. Giọng hài hước hóm hỉnh 68 Chương 3: CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ VƯƠNG TRỌNG NHÌN TỪ HÌNH THỨC THỂ HIỆN 72 3.1. Lựa chọn hình thức thơ linh hoạt 72 3.1.1. Thể thơ tự do 72 3.1.2.Thể thơ lục bát 77 3.2. Xu hướng tự sự hóa trữ tình 82 3.2.1. Kết cấu bài thơ theo “tính chuyện” 82 3.2.2. Mở rộng trường liên tưởng, so sánh trong kiến tạo câu thơ 84 3.3. Ngôn ngữ thơ 87 3.3.1. Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh 87 3.3.2. Sử dụng ngôn ngữ đời thường 91 3.3.3. Sử dụng ngôn ngữ mang tính biểu tượng 94 KẾT LUẬN 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vương Trọng thuộc thế hệ nhà thơ chống Mỹ. Với hơn 40 năm cầm bút, ông đã có một gia tài phong phú ở nhiều thể loại. Trong đó, thơ là thể loại thành công nhất. Nhiều giải thưởng Văn học, đặc biệt giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật trao cho Vương Trọng là sự thừa nhận tài năng, đóng góp của ông cho văn học dân tộc. Tuy nhiên đến nay, nghiên cứu thơ Vương Trọng chưa có nhiều thành tựu, hầu hết mới dừng lại ở những bài viết ngắn, nhỏ lẻ. Nghiên cứu thơ Vương Trọng, vì vậy không chỉ để hiểu tài năng, cá tính sáng tạo của một nhà thơ, mà còn góp phần để hiểu hơn về một thế hệ nhà thơ tài năng và những đóng góp của họ cho thơ ca dân tộc. 1.2. Thơ Vương Trọng gắn liền với lịch sử và đời sống dân tộc trong gần bốn thập kỷ qua. Những vấn đề về chiến tranh, về cuộc sống con người, nhân tình thế thái đã đi vào thơ ông một cách giản dị, tự nhiên, với nhiều suy tư chiêm nghiệm. Mảng thơ viết về thế sự được xem là mảng thành công nhất trong thơ Vương Trọng. Ở đó, ông đã thể hiện một cái tâm, cái tài rất riêng của mình. Tìm hiểu Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng, vì vậy có ý nghĩa như một sự khởi đầu để tìm hiểu tài năng, cá tính sáng tạo của nhà thơ. 2. Lịch sử vấn đề Vương Trọng xuất hiện trên văn đàn Việt Nam từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước. Ngay từ những bài thơ đầu tiên, Vương Trọng đã thu hút sự chú ý của giới nghiên cứu phê bình văn học và công chúng yêu thơ, nhất là từ sau khi ông được trao Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Kể từ đó đến nay, đã có nhiều bài giới thiệu, nghiên cứu về thơ Vương Trọng. Dựa vào nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, chúng tôi điểm lại một số vấn đề cơ bản. 1 Trong bài viết Đọc tuyển tập thơ Vương trọng, lời bạt cho Tuyển tập Ngoảnh lại, ( Nxb Thanh Niên, Hà Nội, 2001), Trần Đăng Khoa đã có một cái nhìn khái quát về thơ Vương Trọng. Theo ông, “Từ những năm chiến tranh, chúng ta đã có một nhà thơ quân đội Vương Trọng. Ở mảng thơ trận mạc này, Vương Trọng có nhiều bài thơ chân thực nói về nỗi gian nan, vất vả của người lính Trường Sơn, hay sau này là những người lính lặng lẽ chiến đấu ở Tà Sanh Căm Pu Chia, ở những cánh rừng của nước bạn Lào, rồi những người lính biên cương, hải đảo. Bằng mảng thơ này, Vương Trọng đã hoà mình vào đội ngũ của những nhà thơ khoác áo lính” [ 35 ]. Từ sau thời kì đổi mới, Vương Trọng đã tìm đúng "mỏ quặng" dồi dào cho chính bản thân mình khai thác. Ông xoáy sâu hơn vào những vỉa tầng của xã hội qua những số phận, tính cách và tầng lớp người. Sự thông minh của ông càng làm cho "con chữ của ông không nhạt" và sự lô gic trong từng câu chữ nhờ kiểu tư duy toán học. Từ cách nhìn ấy, Trần Đăng Khoa viết: "Với tuyển tập thơ Vương Trọng đã cho thấy một bút lực vạm vỡ, phong phú trên nhiều mảng đề tài. Hầu như ở mảng nào Vương Trọng cũng có thơ hay". Bên cạnh việc chú trọng đến nội dung chuyển tải, Vương Trọng cũng chú ý đến hình thức thể hiện. Thơ ông "viết theo lối cổ điển, truyền thống với cấu trúc chặt chẽ, vần điệu chỉn chu" vì thế ông có một lối thơ rất dễ đọc và dễ nhớ. "Tuyển tập này cho ta một cái nhìn tương đối đầy đủ về một đời thơ của một thi sĩ có tài trong nền thi ca hiện đại"[ 35 ]. Tháng 3/ 2002, trên Tạp chí Văn nghệ quân đội, Nguyễn Bùi Vợi đăng bài viết Ngoảnh lại – tuyển tập thơ chất lượng giới thiệu về thơ Vương Trọng. Theo ông: “Con đường thơ Vương Trọng là con đường chính thống: thơ phục vụ nhiệm vụ chính trị, phục vụ chiến đấu và sản xuất. Những bài thơ như thế chưa in đã được dán nhãn an toàn”. Lý giải cho điều này, ông đã đi từ đặc điểm con người, tính cách Vương Trọng, một con người mà theo ông là "không bao giờ bằng lòng với sự bảo lãnh an toàn trong thơ mình, Vương 2 Trọng ngẫm nghĩ việc đời, thu nhận thực tế và tìm cách lí giải, đánh giá lật ngược, lật xuôi vấn đề" [ 74 ]. Hành trình thơ Vương Trọng là hành trình của trải nghiệm qua các bước chân và hành trình thực tế trong sáng tác, vì thế thơ ông thấm đẫm sắc màu hiện thực. Sự thành công trong thơ Vương Trọng "bắt nguồn từ tài năng và lao động thơ miệt mài của anh trong đất đỏ màu mỡ của vườn ươm quân đội" [ 76 ]. Vũ Quần Phương trong lời tựa cho tập thơ Vương Trọng – Thơ với tuổi thơ ( Nxb Kim Đồng, 2002 ), đã đưa ra những cảm nhận tinh tế, sâu sắc về hồn thơ Vương Trọng. Ông viết: “Vương Trọng tìm chất thơ trong đời thường khi vui hóm, khi bâng khuâng cả tâm trí nhưng bao giờ cũng thành thật, nó là chất thơ vốn có trong đời, không đắp điếm, không ngụy tạo, càng không điệu bộ ngôn từ. Thơ ấy tạo ra những dư luận bùng nổ, nhưng lại có sức thấm, cũng lặng lẽ xuống lòng người. Sở hữu một bút pháp kiểu ấy không dễ đâu, không gan không làm được. Ông như người đào giếng vùng đồi, chưa tới mạch ngầm là giếng không có nước, bài thơ không thành thơ, không thể lấy nước bề mặt mà làm ra lênh láng như thợ giếng vùng xuôi”[58]. Cũng theo Vũ Quần Phương, hồn thơ Vương Trọng nhạy bén với tất cả những gì diễn ra trong cuộc sống, ngôn ngữ thơ ngắn gọn súc tích, không văn hoa, mĩ miều. Điều đó được xuất phát từ một tâm hồn nhạy cảm, một trí tuệ thông minh. Trong bài Những Trái tim đồng vọng, in trên Văn nghệ quân đội, (3/ 2003), Võ Văn Trực đã có những phân tích, lý giải khá thấu đáo về con đường thơ Vương Trọng. Cũng như những nhà thơ cùng thế hệ, Vương Trọng đến với thơ như một lẽ tự nhiên, một sự giải bày cảm xúc trước những vấn đề đang diễn ra trong hiện thực chiến tranh. Theo Võ Văn Trực, hồn thơ Vương Trọng trải dài trên những chặng đường ông qua, từ những cảm thương phận "bạc" của các vĩ nhân, đến cái hoang sơ điêu tàn nơi mười cô gái đã ngã xuống vì lịch sử cho đến những mảnh đời, số kiếp không may mắn trong chính xã hội đầy nhiễu nhương, Cái chất suy tư, trằn trọc về thế sự lại là cơ sở cho sự lần tìm về quá 3 khứ, về các bậc tiền nhân, đó như một quy luật của tâm lí. Thơ thế sự là địa hạt không phải là mới và cũng là đề tài được các nhà thơ, nhà văn quan tâm đi sâu khai thác mỗi người một góc cạnh nhưng cái nổi trội và biệt lập của Vương Trọng là ở chỗ "với trách nhiệm của người cầm bút ông tỏ ra có chừng mực" và để lại những bài thơ gây ấn tượng cho độc giả [ 73 ]. Có cùng cách nhìn ấy, nhưng có phần cụ thể và bao quát hơn, Nguyễn Thanh Tú trong bài viết Những nghịch cảnh thế sự trong thơ Vương Trọng, http://chuthanhtung.vnweblogs.com đã khái quát một cách ngắn gọn, súc tích những nghịch cảnh thế sự diễn ra trong thơ Vương Trọng, đó là nghịch cảnh của những “vĩ nhân” như Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ; nghịch cảnh những người thân như người mẹ, người chị; nghịch cảnh huyền thoại như nàng Tô Thị, chàng Trương Chi; cuối cùng là những nghịch cảnh thế sự đời thường. Ông viết: “Thơ Vương Trọng là thơ về những nghịch cảnh thế sự. Những bài thơ hay nhất của anh, theo tôi là những bài thơ viết về nghịch cảnh những số phận, những cảnh đời. Vì thế mà mỗi bài thơ lại mang dáng dấp một câu chuyện có nhân vật, có tình tiết. Thơ anh là thứ thơ gợi nhiều hơn tả. Bài thơ đọc xong không trơn tuột mà để lại dư âm trong lòng, thường là nỗi day dứt hay sự băn khoăn về một câu chuyện trái ngang nào đó”. Suy cho cùng, tất cả xuất phát từ tấm lòng nhân hậu , biết quan tâm, chia sẻ, biết đau nỗi đau của những người có cảnh ngộ éo le nên ông như đã hóa thân vào nhân vật để nói lên nỗi niềm từ tận sâu trong đáy lòng nhân vât. Vì vậy, thơ ông mới để lại sự day dứt xót xa, ý thức trách nhiệm với cuộc đời và dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc. Dương Thị Hường trong bài viết Thân phận con người sau chiến tranh trong thơ Vương Trọng, ĐH KH Xã Hội và Nhân văn, 2004, đã có những cảm nhận khá thấu đáo về thơ Vương Trọng trên cả hai phương diện nội dung tư tưởng và phương thức biểu hiện. Tác giả viết: “Có một điều quan trọng trong quan niệm sáng tác của Vương Trọng là hình tượng thơ có sức khái quát cao. Nhà thơ nói về con người cụ thể như mẹ, chị dâu, con dâu…mà người đọc 4 ai cũng đồng cảm bởi họ thấy những hình tượng đó có gì rất giống với những người thân của họ”. Điều này xuất phát từ chính tài năng thơ ca thiên bẩm và từ tư duy lôgic của toán học. Tất cả đã cộng hưởng với nhau tạo nên sự mạch lạc và khả năng bao quát lớn trong ngôn từ cũng như hình ảnh thơ. Thông thường, người viết khi đi từ cái khái quát đến cái cụ thể thì dễ hơn là từ những vấn đề cụ thể mà khái quát lên được cả một vấn đề rộng lớn. Và Vương Trọng là người đã làm được điều này, ông viết về những cái rất nhỏ nhặt, đời thường nhưng khả năng bao quát rộng lớn, chỉ là hình ảnh một ai đó thôi, nhưng người đọc có thể thấy hình ảnh mình hay người thân mình trong đó”. Cũng theo hướng đi sâu phân tích, cắt nghĩa sức hấp dẫn của thơ Vương Trọng, Trần Thị Thu Hường trong: Những tìm tòi đổi mới của Vương Trọng sau 1975, ĐH KH Xã Hội và Nhân văn, 2005, đã bộc bạch những cảm nhận đầy chất văn và thâu tóm được hồn thơ Vương Trọng như sau: “Thơ Vương Trọng giống như những tâm tình mà chúng ta dành cho nhau trong cuộc sống đời thường. Nó mộc mạc, giản dị mà sâu lắng đến nỗi đôi khi tôi không nghĩ đó là thơ- lãnh địa mà lâu nay vẫn được xem là nơi ngự trị của trí tưởng tượng và một chút phiêu diêu khó nắm bắt. Tôi cảm thấy gần gũi tựu như những gì Vương Trọng đã sống, trải nghiệm giờ muốn chia sẻ với mọi người. Đó là thơ - một lối thơ không chỉ để cảm mà còn để hiểu, không chỉ để hiểu mà còn để sống. Tôi yêu thơ Vương Trọng vì thế”. Điều này bắt nguồn từ chính phẩm cách con người ông, một con người điềm tĩnh, nhân hậu, ý thức công dân cao cùng với việc ông là người “đi nhiều”, sống chan hòa gần gũi với những người xung quanh, từ đó ông cảm nhận và quan sát những gì đang diễn ra và chép lại. Thơ ông có những điều bình thường đến nỗi “tưởng chừng như không thành thơ được” nhưng qua ngời bút của ông tất cả đều trở nên có ý nghĩa. Nguyễn Trường Văn trong bài viết Vương Trọng và những vần thơ chuyển tải nỗi lòng, http://vnca.cand.com, (9/ 2014), nhận xét: “Thơ Vương Trọng thường hướng đến người thực việc thực, đến những vấn đề cụ thể. Nó nặng về cấu tứ, ít tung tẩy, biến hóa trong cách 5 diễn đạt. Bởi vậy, đọc Vương Trọng ta có cảm nhận đó là một tiếng thơ nghiêng về sự thông minh hơn là… tài hoa”. Vốn là một con người thông minh, khả năng liên tưởng nhanh nhạy, hài hước, dí dỏm, đặc biệt, ông là một người giàu năng lực đồng cảm, chia sẻ vì thế khi đọc thơ của ông, hiện lên trước mắt độc giả những "cuộc đời, tâm trạng và số phận". Thơ hay trước hết phải hay ở ý, ở tứ và ngôn ngữ chỉ là phương tiện "giúp tác giả chuyển tải những suy nghĩ, tình cảm", nó được ví như một "chiếc xe mà cấu trúc câu thơ như thể con đường. Xe càng chắc chắn bao nhiêu, đường càng bớt gồ ghề quanh co bao nhiêu, thì những suy nghĩ, tình cảm của tác giả càng được chuyển tải đến độc giả nhanh bấy nhiêu". Vì thế, đọc thơ Vương Trọng, ta luôn bắt gặp những kiểu kết hợp từ rất giản dị, những hình ảnh gần gũi không khuếch trương, phóng đại, cũng không có kiểu "cách tân thơ" để lòe người đọc, cấu trúc ổn định, hiếm có những cấu trúc câu "đột biến, và có ý tưởng mù mờ, không rõ nghĩa". Bên cạnh những bài nghiên cứu theo hướng khám phá dấu ấn phong cách thơ còn có khá nhiều bài viết bàn về lối sống, con người nhà thơ và cảm nhận về những bài thơ được xem là độc đáo của Vương Trọng. Xuân Hải trong bài viết Nhà thơ Vương Trọng: Thơ sinh ra cốt để chuyển tải nỗi lòng,:http://www.thotre.com, (5/ 2008), đã có những ấn tượng mạnh về con người Vương Trọng. Ông viết: “Tuổi đã ngoại lục tuần nhưng ông còn rất phong độ. Da trắng, tóc bồng bềnh, nụ cười hiền mà ý vị, dáng vẻ một thầy đồ hơn là một đại tá quân đội.” Ông là một người có lòng yêu quê hương tha thiết, là người có tấm lòng chung và mong muốn đóng góp ý kiến của mình vào công cuộc cải tạo xã hội. Ông từng nói: “tôi luôn nghĩ về trách nhiệm công dân của nhà thơ vì thế luôn muốn cho thơ mình có ích. Một bài thơ hay để cho người đời ngẫm ngợi cũng là có ích, nhưng nếu ý tưởng trong bài thơ làm thay đổi được những sự bất hợp lý của cuộc đời thì thơ càng có ích hơn”. Lý giải cho sự nổi trội của chất trí tuệ, suy tư trong thơ Vương Trọng, Quỳnh Lâm trong bài 6 Nhà thơ Vương Trọng – Thổn thức nhịp quê, http://www.baonghean.vn, (9/2014), viết: “Vương Trọng thi đậu đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa toán. Chính tư duy toán học đã giúp ông có được khả năng khá nổi trội về mặt diễn thuyết với cách nói rành mạch, bố cục rõ ràng khúc chiết. Song thơ ca như đã ngấm vào trong máu, Vương Trọng mặc dù không chọn nó nhưng có thể nó đã chọn ông, hay điều gì đấy như là “trời định” vậy”. Sinh ra vốn mang trong mình chất tư duy toán học nhưng cái nghiệp văn chương quấn lấy ông như một cái nợ "tiền định", như một sự hợp tác "cơ duyên" của đất trời đã đưa ông đến với nhân duyên một nhà thơ chuyên nghiệp. Chính cái tư duy toán học đã ảnh hưởng sâu sắc trong sự nghiệp sáng tác của ông và "khả năng nổi trội về mặt diễn thuyết với cách nói rành mạch, bố cục rõ ràng, khúc chiết". Thơ gắn với nỗi lòng, thơ đi ra từ chính trái tim vì thế thơ ông như chính con người ông vậy "vừa mạch lạc khúc chiết vừa đằm thắm sâu sắc, vừa hóm hỉnh dí dỏm, vừa lắng đọng thiết tha". Phan Quế sau khi đọc bài thơ Nhớ mẹ và nghe Vương Trọng tâm sự về mẹ của mình cũng những tình cảm ông dành cho người mẹ kính yêu, đã có sự đồng cảm sâu sắc. Trong bài viết Nhà thơ Vương Trọng với bài thơ Nhớ mẹ, http://www.cand.com, ( 3/2009), Phan Quế viết: “Nhà thơ Vương Trọng đã cho tôi sự đồng cảm hiếu đễ khi đọc bài Khóc mẹ giữa chiêm bao của ông. Bài thơ về nước mắt nhưng thấm đẫm nghĩa tình. Giọt nước mắt ấy không thể làm chúng ta mộng mị mà chỉ có khắc sâu thêm nỗi thương nhớ mẹ một đời vất vả nuôi ta để được sống tốt hơn như những điều mẹ mong muốn”. Đối với mẹ, con luôn là điều tuyệt vời nhất, đối với con mẹ như là biển cả mênh mông. Vì thế, không phải chỉ đến Vương Trọng, trong lịch sử văn học, đã nhiều nhà thơ viết và có những trang thơ hay về mẹ như Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên…Và hẳn rằng không chỉ Phan Quế mà tất cả chúng ta, những người con, ai cũng có tình cảm yêu mến và trân trọng người mẹ của mình. Do đó, khi đọc bài thơ ắt hẳn sự đồng cảm sẽ lan tỏa đến cộng đồng trên một diện rộng. Bàn về trường ca Hà Nội của tôi của Vương Trọng, Bích 7 [...]... luận, luận văn gồm ba chương: Chương 1 Con đường thơ Vương Trọng 12 Chương 2 Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng nhìn từ đề tài, giọng điệu Chương 3 Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng nhìn từ hình thức thể hiện 13 Chương 1 CON ĐƯỜNG THƠ VƯƠNG TRỌNG 1.1 Vài nét về cuộc đời và con người Vương Trọng 1.1.1 Về cuộc đời Vương Trọng tên thật là Vương Đình Trọng, sinh ngày 01/08/1943, ở làng Đông Bích,... bật của cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng trên hai phương diện nội dung và nghệ thuật 3.2 Với mục đích đó, đề tài có nhiệm vụ: Thứ nhất, chỉ ra được con đường thơ Vương Trọng Thứ hai, chỉ ra được những biểu hiện của cảm hứng thế sự trên phương diện nội dung trong thơ Vương Trọng Thứ ba, chỉ ra được những biểu hiện của cảm hứng thế sự trên phương diện nghệ thuật thể hiện trong thơ Vương Trọng 4... Hai cảm cảm hứng chủ đạo trong thơ Vương Trọng Cũng như nhiều nhà thơ thế hệ chống Mỹ, Vương Trọng bắt đầu con đường sáng tạo nghệ thuật của mình bằng những bài thơ viết về chiến tranh, về quê hương đất nước Bên cạnh đó, ông còn có nhiều bài thơ viết về cuộc sống riêng tư, viết cho trẻ thơ Song về cơ bản, hai dòng mạch cảm hứng chính trong thơ ông vẫn là cảm hứng sử thi và cảm hứng thế sự Trong đó, thế. .. nói trên, trong thơ Vương Trọng còn có cảm hứng đời tư Dĩ nhiên sự bóc tách rõ ràng giữa hai cảm hứng thế sự và đời tư nhiều lúc là không thể Song thực tế cho thấy, những bài thơ viết về cảm hứng đời tư trong thơ Vương Trọng là những bài ông viết về những tình cảm riêng tư, gắn với cuộc sống riêng tư của nhà thơ Khảo sát Tuyển tập thơ Vương Trọng, chúng tôi nhận thấy những bài thơ viết về cảm hứng này... phần lý giải vì sao, thơ Vương Trọng lại mang đậm dấu ấn văn hóa xứ Nghệ đến vậy 1.2 Đường thơ Vương Trọng 1.2.1 Quan niệm thơ Vương Trọng Trong sáng tạo thơ ca, các nhà thơ, nhất là nhà thơ tài năng, giàu cá tính, luôn có quan niệm sáng tạo của riêng mình Họ có thể phát biểu thành lời như một tuyên ngôn, hoặc thể hiện trong thơ Vương Trọng là một nhà thơ như thế Nói tới quan niệm thơ là nói đến cái... đời sống, thân phận con người trong thực tại Đây cũng là giai đoạn cảm hứng thế sự đã lấn lướt đến mức triệt tiêu cảm hứng sử thi trong thơ Vương Trọng Mỵ Châu là bài thơ đầu tiên mở đầu cho một giai đoạn sáng tác mới của Vương Trọng Lấy cảm hứng từ số phận của một nhân vật lịch sử đã đi vào truyền thuyết, Vương Trọng đưa ra cách nhìn, cách lý giải mới bằng một thứ ngôn ngữ thơ giàu lý trí, đậm chất suy... này, ngôn ngữ thơ Vương Trọng trong sáng, câu thơ mộc mạc, giản dị với giọng điệu ngợi ca, hào hùng Có thể thấy, âm hưởng của thời đại đã thấm một cách tự nhiên vào hồn thơ Vương Trọng Bảy năm sau ngày ra đời của tập Thơ người ra trận, Vương Trọng xuất bản tập Khoảng trời quê hương (1979) Đây có thể xem là tập thơ đánh dấu sự chuyển biến trên con đường thơ Vương Trọng Các bài thơ trong tập chủ... Nhìn lại quá trình nghiên cứu, phê bình thơ Vương Trọng, có thể thấy, hầu hết các bài viết mới dừng lại ở việc cảm nhận, phê bình Điểm gặp gỡ dễ nhận thấy là các nhà nghiên cứu đều đánh giá cao tài năng, cá tính sáng tạo của Vương Trọng trong mảng thơ thế sự Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu quy mô về cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng 11 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên... suy tư Điều đó đã góp phần mang đến cho thơ ông một vẻ đẹp riêng ở mảng thơ viết về quê hương đất nước 1.3.2 Cảm hứng thế sự – dòng mạch chính trong thơ Vương Trọng Xuất hiện trên thi đàn Việt Nam vào năm 1969 với chùm thơ được tặng giải thưởng Báo Văn Nghệ, Vương Trọng sớm tạo được ấn tượng trong lòng công chúng yêu thơ Cũng như nhiều nhà thơ cùng thế hệ, Vương Trọng bị cuốn vào cuộc chiến tranh khốc... nhân, cá thể của mỗi nhà thơ Với Vương Trọng, thơ là tiếng nói tình cảm, cảm xúc, thơ đến với người, người đến với người bằng tình cảm Nói về thơ của mình, ông tâm sự: Thơ tôi đến với người đọc bằng tình cảm của chính mình và của bạn đọc” Theo ông, thơ hay trước hết là ở ý, ở tứ Và bài thơ giá trị là bài thơ mà khi đọc lên, “nhiều khi người ta không còn thấy thơ đâu mà chỉ thấy . đường thơ 21 1.3. Hai cảm cảm hứng chủ đạo trong thơ Vương Trọng 25 1.3.1. Cảm hứng sử thi 25 1.3.2. Cảm hứng thế sự – dòng mạch chính trong thơ Vương Trọng 30 Chương 2: CẢM HỨNG THẾ SỰ TRONG THƠ. chương: Chương 1. Con đường thơ Vương Trọng 11 Chương 2. Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng nhìn từ đề tài, giọng điệu Chương 3. Cảm hứng thế sự trong thơ Vương Trọng nhìn từ hình thức thể. hiện của cảm hứng thế sự trên phương diện nội dung trong thơ Vương Trọng. Thứ ba, chỉ ra được những biểu hiện của cảm hứng thế sự trên phương diện nghệ thuật thể hiện trong thơ Vương Trọng. 4.

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan