Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

115 807 6
Bồi dưỡng hứng thú học tập môn toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời cảm ơn Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, các anh chị, các em và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới: Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, chuyên ngành giáo dục học (Bậc Tiểu học) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Thị Châu Giang đã hết lòng giúp đỡ, động viên, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn. Do thời gian có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên luận văn còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến góp ý của Thầy/Cô và các anh chị học viên. Nghi xuân, ngày 15 tháng 8 năm 2014 Học viên Phạm Thị Duân i MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải GS – TS Giáo sư – Tiến sĩ PGS – TS Phó giáo sư – Tiến sĩ GV – HS Giáo viên – Học sinh GDNGLL Giáo dục ngoài giờ lên lớp GD & ĐT Giáo dục và đào tạo SGK Sách giáo khoa TH Tiểu học ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Nhận thức của giáo viên Tiểu học về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 37 Bảng 2.2. Hứng thú học tập của học sinh lớp 4 ở Nghi Xuân – Hà Tĩnh 38 Bảng 2.3. Biểu hiện hứng thú học Toán của học sinh lớp 4 39 Bảng 2.4. Ý kiến của giáo viên về các yếu tố hạn chế học môn Toán của học sinh lớp 4 41 Bảng 2.5. Ý kiến của học sinh về các yếu tố hạn chế hứng thú học tập môn Toán 42 Bảng 2.6. Các biện pháp đã được giáo viên sử dụng trong bồi dưỡng hứng thú môn Toán lớp 4 44 iii Bảng 2.7. Đánh giá của giáo viên về những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học Toán cho học sinh lớp 4 46 iv MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong Chương trình Tiểu học do Bộ GD& ĐT ban hành kèm theo quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09 tháng 11 năm 2001 nêu rõ: "Mục tiêu dạy học Toán ở bậc Tiểu học nhằm giúp học sinh có kiến thức cơ bản về số học, các số tự nhiên, phân số Hình thành các kỹ năng Bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lý và diễn đạt đúng cách phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; chăm học và hứng thú học tập môn Toán" (373(v). [27]) Nghiên cứu các tài liệu lý luận cũng cho thấy: Hứng thú là yếu tố tạo ra chất lượng học tập ở người học. Khi có hứng thú học tập học sinh sẽ: - Say mê với môn học. - Tự tin, chủ động chiếm lĩnh các kiến thức mới, - Tích cực và sáng tạo khi giải quyết những nhiệm vụ học tập Có thể nói rằng hứng thú học tập là điều kiện tất yếu để mỗi học sinh phát huy vai trò tích cực, chủ động và tự giác của mình trong quá trình học tập. Trong dạy học ở Tiểu học, học sinh thường gặp nhiều khó khăn khi lĩnh hội các kiến thức toán học, đặc biệt là học sinh lớp 4, bởi: Ở giai đoạn đầu Tiểu học (lớp 1, 2 ,3) môn Toán chủ yếu gồm các nội dung gần gũi với cuộc sống của trẻ, sử dụng các kinh nghiệm đời sống của trẻ, nhưng sang giai đoạn cuối Tiểu học (lớp 4, 5) cấu trúc chương trình môn Toán tập trung vào các nội dung có tính khái quát, tính hệ thống cao hơn, khá trừu tượng hơn. Đòi hỏi học sinh phải nỗ lực rất nhiều mới có thể lĩnh hội được kiến thức. 1 Mặt khác, thực tiễn còn cho thấy việc lĩnh hội kiến thức Toán học của học sinh ở lớp 4 chưa hiệu quả. Bởi đại đa số học sinh lớp 4 nói riêng và học sinh cuối Tiểu học nói chung chưa thực sự hứng thú với môn Toán. Hơn nữa việc học Toán chỉ gói gọn trong chương trình học trên lớp, trong những bài toán cơ bản của sách giáo khoa khiến cho các em thấy môn học này còn quá gò bó và khô khan, chưa khơi gợi hứng thú học tập và kích thích được tính sáng tạo của các em. Trong tài liệu “Tham luận về Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”(GDNGLL) đã trình bày về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như sau: + Hoạt động GDNGLL là một hoạt động quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường…Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý thức. Chính trong quá trình sống, học tập, lao động giao lưu, vui chơi giải trí…con người đã tự hình thành và phát triển nhân cách của mình. Vì thế, hoạt động GDNGLL có liên quan đến việc mở rộng kiến thức, tư tưởng, tình cảm, nâng cao năng lực thể chất và tinh thần học tập của học sinh. Do vậy, cần thiết phải kết hợp việc học trên lớp với việc rèn kỹ năng thực hành, giúp học sinh hiểu sâu hơn và nắm bản chất của sự vật hiện tượng, tạo niềm tin và óc sáng tạo cho học sinh, giải quyết mối quan hệ giữa học và chơi – chơi và học, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học. + Hoạt động GDNGLL được quy định cụ thể tại Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo quyết định 51/2007/QĐ-BGĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ GD-ĐT, tại điều 26 đã chỉ rõ “Hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu kém phù hợp với 2 đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học. Hoạt động giáo dục trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn bắt buộc và tự chọn. Hoạt động GDNGLL bao gồm hoạt động ngoại khóa, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hóa, hoạt động bảo vệ môi trường, lao động công ích và các hoạt động xã hội khác…” Hiện nay, việc bồi dưỡng hứng thú học tập các môn học nói chung và môn Toán nói riêng thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học còn ít được quan tâm chú trọng, nếu có cũng chỉ diễn ra đơn điệu, cứng nhắc, chưa phát huy được hết ý nghĩa thực chất của nó đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Vì vậy, chúng tôi thiết nghĩ việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nếu làm tốt sẽ giúp các em cảm thấy môn học này không còn khô khan nữa. Vì thế để tìm kiếm các biện pháp hiệu quả giúp học sinh thành công hơn trong quá trình học tập môn Toán của học sinh lớp 4, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp”. 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán trong trường Tiểu học. 3.Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3.2. Đối tượng nghiên cứu 3 Biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua quá trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tại một số trường Tiểu học trên địa bàn huyện Nghi Xuân – Hà Tĩnh. 5. Giả thuyết nghiên cứu Nếu đề xuất được các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có tính khoa học và khả thi thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học Toán trong trường Tiểu học. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu. 6.1. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 6.2. Tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 6.3. Đề xuất và thử nghiệm tính hiệu quả của các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận: Sử dụng để nghiên cứu lí luận, lịch sử nghiên cứu vấn đề. 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Sử dụng để nghiên cứu phần thực tế bao gồm: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, phương pháp thử nghiệm sư phạm. 4 7.3. Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng toán học để xử lí các số liệu thống kê liên quan đến thực trạng bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo thì luận văn gồm có 3 chương. Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài. Chương 2: Thực trạng bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề: Hứng thú là thuộc tính tâm lý cá nhân, nó có ý nghĩa đặc biệt quan trong hoạt động của con người, đặc biệt hứng thú học tập môn Toán là một bộ phận cấu thành của hứng thú nhận thức - lĩnh vực được nhiều tác giả trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu. - I.F.Kha-la-mốp nghiên cứu hứng thú học tập của học sinh trong cuốn ”Phát huy tính tích cực của học sinh thế nào”, tác giả đã bàn nhiều về những đặc điểm, nguyên nhân cũng như biện pháp để hình thành hứng thú học tập cho học sinh, nêu rõ tầm quan trọng của hứng thú trong hoạt động nhận thức của con người. - V.N. Macsimôva nghiên cứu "Tác dụng của giảng dạy nêu vấn đề đến hứng thú nhận thức của học sinh" (1974). - N.G.Môracôva nghiên cứu "Tác dụng của giảng dạy nêu vấn đề đến hứng thú nhận thức của học sinh" (1975), "Hứng thú trong mối quan hệ với hoạt động nâng cao hiệu quả giờ lên lớp" (1975) - V.L Pagiơnhicốp tập trung làm rõ "Sự hình thành khuynh hướng xã hội của hứng thú ở học sinh trong quá trình tham gia công tác ngoài nhà trường". (1975) Nhìn chung, các tác giả này đi sâu nghiên cứu hứng thú trong lĩnh vực giáo dục và các giai đoạn phát triển trí tuệ của học sinh, đặc biệt là hứng thú nhận thức. Qua đó, cho chúng ta thấy hứng thú nhận thức là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự hình thành động cơ học tập, góp phần nâng cao chất lượng học tập. Về vấn đề hứng thú học tập môn Toán ở Tiểu học thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu có liên quan, như: 6 [...]... Toán của học sinh lớp 4 1.3.3.1 Khái niệm: - Trước hết cần xác định đối tượng của hứng thú học tập Toán: Đối với mỗi môn học nói chung và môn Toán nói riêng thì hứng thú học tập bao gồm cả hứng thú với bản thân môn học và hứng thú với hoạt động học tập 22 bộ môn Vì vậy, đối tượng của hứng thú học tập môn Toán bao gồm cả nội dung môn Toán và hoạt động học môn Toán: + Hứng thú với môn Toán là hứng thú với... kỹ xảo của môn học + Hứng thú với hoạt động học môn Toán là hứng thú với các hành động học tập để lĩnh hội tri thức và hình thành những kỹ năng kỹ xảo tương ứng với hệ thống tri thức - Vì vậy, chúng tôi quan niệm: Hứng thú học tập toán là thái độ học tập tích cực của học sinh với môn Toán và với hoạt động học tập bộ môn Toán, do nhận thức được ý nghĩa của môn học và có khả năng đem lại cho học sinh xúc... tích cực học toán cho học sinh lớp 4, 5 thông qua việc tổ chức sinh hoạt "Câu lạc bộ Toán Tuổi Thơ" (2007) Tác giả nêu lên cách tổ chức tác động đến học sinh qua hình thức tác động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao chất lượng học tập Toán cho HS lớp 4, 5 - Bùi Thị Hương với: "Hình thành kỹ năng tổ chức trò chơi học tập môn Toán ở các lớp 1,2,3 cho sinh viên ngành giáo dục Tiểu học Trường Đại học Vinh (2007)... của học sinh Tiểu học ở Tây Ninh" (TC Giáo dục, số 150, 2006); "Biện pháp tâm lý sư phạm nâng cao hứng thú học Toán ở học sinh Tiểu học" (TC Khoa học giáo dục, số 30, 2008); " Những yếu tố ảnh hưởng đến hứng thú học tập môn Toán của học sinh Tiểu học ở Tây Ninh" (TC Giáo dục, số 155, 2007) - Nguyễn Xuân Thức (2007) "Tìm hiểu hứng thú học tập môn toán của học sinh lớp 5 tiểu học (tâm lý học, số 3, tr 6-11)... về hứng thú học tập môn Toán Tiểu học và các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán đã được nhiều nhà tâm lý học trong và ngoài nước quan tâm; tuy nhiên, các tác giả thường chỉ tiếp cận vấn đề theo những hướng đơn lẻ mà chưa có tính tổng thể, nên việc vận dụng các biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán trong thực tiễn còn nhiều hạn chế 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Hứng thú. .. đối với HS Tiểu học và là môn học được đánh giá bằng điểm số + Chất lượng học tập môn Toán tốt góp phần đưa kết quả học tập lên cao và thúc đẩy chất lượng học các môn khác, như: Tiếng việt, Khoa học, Đạo đức - Hiện nay việc bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán ở các trường Tiểu học thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa đáp ứng với ... nhanh, khơi gợi hứng thú trong học tập Như vậy, hoạt động GDNGLL có ý nghĩa tích cực trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh , đáp ứng yêu cầu xã hội, góp phần phát huy vai trò của giáo dục trong sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đaoị hóa đất nước 1.3 Một số vấn đề về hứng thú học tập môn Toán của học sinh lớp 4 1.3.1 Nội dung môn Toán lớp 4 Nội dung môn Toán lớp 4 có 4 mạch kiến... hứng thú học tập của học sinh Đối với học sinh lớp 4, trong dạy Toán giáo viên cần chú ý đến các phương pháp dạy học tích cực như: Trò chơi học tập nhằm gây hứng thú học tập cho HS b Hình thức, phương tiện, điều kiện dạy học môn Toán lớp 4 +) Hình thức dạy học toán 4 Hình thức dạy học trong lớp: Mỗi tiết học chiếm thời gian tối đa 40 phút GV và HS tiến hành trong không gian lớp học theo quy định của... trình giáo dục để lôi cuốn bản thân học sinh tham gia tự giác, tích cực hoạt động và quản lí hoạt động để chiếm lĩnh được tri thức cần thiết cho bản thân 1.2.3.2 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp( GDNGLL) là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách cho học sinh,... có thể bồi dưỡng được hứng thú học tập Còn nếu ở học sinh lại có thái độ xấu với việc học tập nói chung và với môn học nói riêng thì không thể hình thành được hứng thú học tập Từ sự phân tích trên cho thấy, để phát triển hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cũng như phụ huynh cần chú ý áp dụng các biện pháp giáo dục cho học sinh có được một thái độ xúc cảm và có ý thức đúng đắn đối với môn Toán c . bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Chương 3: Một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài. hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 3.2. Đối tượng nghiên cứu 3 Biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài. Bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp . 2. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng hứng thú học tập môn Toán lớp 4 thông qua

Ngày đăng: 19/07/2015, 18:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan