Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các chủ đề sinh học

21 2.5K 27
Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các chủ đề sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 TW Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ giáo dục đang triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm từng bước đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở các trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp dạy học cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Trong thời điểm hiện nay, sở GD & ĐT yêu cầu các trường đẩy mạnh triển khai dạy học theo chủ đề đơn môn hoặc liên môn. Muốn thực hiện dạy học chủ đề có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong đó kết hợp nhiều kỹ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp với từng chủ đề, với từng đối tượng học sinh và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện các chủ đề dạy học trong tổ bộ môn, tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa hiểu tường tận để phân biệt giữa Phương pháp dạy học tích cực và Kỹ thuật dạy học tích cực; cũng như chưa sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học tích cực dẫn đến hiệu quả chưa cao. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các chủ đề sinh học” để nghiên cứu và thử nghiệm.

SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học I - LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 TW Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ giáo dục đang triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm từng bước đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở các trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp dạy học cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Trong thời điểm hiện nay, sở GD & ĐT yêu cầu các trường đẩy mạnh triển khai dạy học theo chủ đề đơn môn hoặc liên môn. Muốn thực hiện dạy học chủ đề có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong đó kết hợp nhiều kỹ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp với từng chủ đề, với từng đối tượng học sinh và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương. Trong quá trình triển khai thực hiện các chủ đề dạy học trong tổ bộ môn, tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa hiểu tường tận để phân biệt giữa Phương pháp dạy học tích cực và Kỹ thuật dạy học tích cực; cũng như chưa sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học tích cực dẫn đến hiệu quả chưa cao. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các chủ đề sinh học” để nghiên cứu và thử nghiệm. Do dạy học theo chủ đề, dạy học dự án mới được triển khai rộng rãi trong thời gian ngắn; việc thực hiện các chủ đề, dự án còn gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên cũng như học sinh nên số lượng dự án thực hiện chưa nhiều. Vì vậy nội dung đề tài cũng chỉ đề cập được một ít kinh nghiệm thông qua những chủ đề, dự án mà bản thân thực hiện. Vì thế chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, rất mong sự góp ý của quý đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. II - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái quát về phương pháp dạy học tích cực và kĩ thuật dạy học tích cực a) Phương pháp dạy học(PPDH) và phương pháp dạy học tích cực Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học, tuy vậy có thể hiểu cụ thể; Phương pháp dạy học( PPDH) là những hình, cách thức hành động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phù hợp với nội dung và điều kiện dạy học cụ thể. PPDH quy định những mô hình hành động của giáo viên và học sinh. Có nhiều PPDH khác nhau bào gồm các PPDH truyền thống và các PPDH hiện đại. PPDH truyền thống: thường giáo viên độc thoại, chủ động truyền đạt kiến thức còn người học tiếp thu một cách thụ động, giáo viên làm mẫu còn học sinh làm theo. Đây là các PPDH thụ động là giáo viên truyền đạt kiến thức, độc thoại, phát vấn hay đặt câu hỏi, Phan Thị Thu Hiền 1 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học giáo viên áp đặt kiến thức có sẵn, còn học sinh thì học thuộc lòng và nhớ máy móc. Giáo viên độc quyền đánh giá cho điểm. PPDH hiện đại: giáo viên là người thiết kế tổ chức còn bản thân học sinh tự tìm kiếm tri thức, tự hoạt động theo cách riêng độc lập và sáng tạo. PPDH tích cực là học sinh tự tìm ra kiến thức bằng hành động thao tác giáo viên đối thoại với học sinh, giáo viên hợp tác và trao đổi với học sinh và giáo viên khẳng định kiến thức do học sinh tìm ra. Học sinh học cách học, cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, cách sống và trưởng thành. Học sinh tự đánh giá và điều chỉnh làm cơ sở cho giáo viên cho điểm cơ động. Một số PPDH tích cực thường được áp dụng trong giảng dạy môn sinh học như: • Phương pháp dạy học theo nhóm; • Phương pháp trực quan – tìm tòi; • Phương pháp giải quyết vấn đề; • Phương pháp dạy học dự án; • Phương pháp thực hành trên lớp; • Phương pháp động não;… b) Kĩ thuật dạy học tích cực Kĩ thuật dạy học (KTDH) là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Bao gồm các KTDH tích cực sau: kĩ thuật chia nhóm; kĩ thuật giao nhiệm vụ; kỹ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật phòng tranh; kỹ thuật các mảnh ghép; kĩ thuật hỏi chuyên gia;… Các KTDH chưa phải là các PPDH độc lập mà là những thành phần của PPDH. Ví dụ, trong PPDH theo nhóm có các KTDH như: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật phòng tranh, kĩ thuật các mảnh ghép,…Tuy nhiên việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối. 1.2. Sử dụng PPDH, KTDH tích cực để nâng cao hiệu quả dạy học chủ đề sinh học Theo quan điểm dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh, quá trình dạy - học bao gồm một hệ thống các hành động có mục đích của giáo viên, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung kiến thức và đạt được mục tiêu dạy học xác định đã đề ra. Trong đó giáo viên là người lựa chọn PPDH và KTDH phù hợp để tổ chức định hướng hành động chiếm lĩnh tri thức của học sinh. Như vậy, có thể hình dung diễn biến của hoạt động dạy học tích cực như sau: - Giáo viên tổ chức tình huống, giao nhiệm vụ cho học sinh học sinh hăng hái đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần tìm tòi giải quyết. Dưới sự chỉ đạo của giáo viên, vấn đề được diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và các nội dung cụ thể đã xác định. - Học sinh tự chủ tìm tòi giải quyết vấn đề đặt ra. Với sự theo dõi, định hướng, giúp đỡ của giáo viên, hoạt động học của học sinh diễn ra theo một tiến trình hợp lí, phù hợp với những đòi hỏi phương pháp luận. Phan Thị Thu Hiền 2 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học - Giáo viên chỉ đạo sự trao đổi, tranh luận của học sinh, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa tri thức, kiểm tra kết quả học phù hợp với mục tiêu dạy học các nội dung cụ thể đã xác định. Các PPDH, KTDH tích cực sẽ được sử dụng trong việc tổ chức hoạt động học tập của học sinh ở trên lớp hay ngoài giờ lên lớp để thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ học tập nhằm đạt mục tiêu dạy học. Trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học này, vấn đề đánh giá của giáo viên và đánh giá của học sinh về kết quả hoạt động (bao gồm tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng) được quan tâm thực hiện. 2) Cơ sở thực tiễn Dạy học dự án, thuyết trình theo nhóm vốn đã được thực hiện tự phát, đơn lẻ ở trường phổ thông từ lâu. Giáo viên áp dụng theo kinh nghiệm cảm tính, theo quan điểm chủ quan của bản thân và chưa phát huy hết tính hiệu quả của nó. Từ vài năm trở lại đây, nhất là năm học 2014 – 2015; ngành giáo dục triển khai thực hiện dạy học theo chủ đề rộng rãi trong các trường phổ thông, coi đây như là hướng đi cơ bản để thúc đẩy việc phát triển năng lực người học. Khái niệm về “Phương pháp dạy học tích cực”, “Kỹ thuật dạy học tích cực” cũng được triển khai rộng rãi tới từng giáo viên bộ môn sinh học qua cuốn “Giáo dục kỹ năng sống trong môn Sinh học ở trường THPT” từ năm 2010. Việc vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học theo Chủ đề cũng được triển khai trong đợt tập huấn “Xây dựng các chuyên đề dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh” cho toàn bộ giáo viên. Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện các chủ đề thì phát sinh nhiều khó khăn: - Dạy học theo chủ đề mới được triển khai một cách bài bản trong thời gian gần đây nên khi thực hiện giáo viên còn bỡ ngỡ; khó khăn trong soạn giảng, trong việc tổ chực hoạt động học sinh; trong theo dõi và đánh giá kết quả học tập,… - Hầu hết giáo viên chưa hiểu và phân biệt được giữa Phương pháp dạy học tích cực và Kỹ thuật dạy học tích cực; việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực đôi khi còn rập khuôn, chưa tính đến mức độ khả thi và tính hiệu quả. Từ đó nhiều khi thực hiện Chủ đề đúng/ đủ theo yêu cầu (của trường) nhưng hiệu quả học tập lại không cao và đôi lúc chẳng có hiệu quả gì. - Trình độ, năng lực và phương tiện học tập của học sinh vùng nông thôn còn nhiều hạn chế nên khi áp dụng một số Kỹ thuật dạy học rất phù hợp với nội dung chủ đề nhưng học sinh lại không thực hiện được. - Năng lực sử dụng các phương tiện dạy học của giáo viên còn hạn chế, nên chưa đáp ứng được nhu cầu thực hiện một số kỹ thuật dạy học hiện đại. Để tổ chức được quá trình dạy học chủ đề, cần phải căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. Phan Thị Thu Hiền 3 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Lựa chọn PPDH, KTDH tích cực phù hợp trong giảng dạy một số chủ đề sinh học ở trường THPT Võ Trường Toản 1.1. Lựa chọn chủ đề dạy học trong môn sinh học Việc lựa chọn chủ đề dạy học môn sinh học phải căn cứ vào nội dung chương trình môn học, thường chọn chủ đề gồm các bài có nội dung liên quan. Tổ bộ môn chúng tôi chọn một số chủ đề để thực hiện trong năm học 2014 – 2015 như sau: Lớp 10: Chủ đề 1: Phân bào.( 3 tiết) Chủ đề 2: Vi rút và bệnh truyền nhiễm.( 4 tiết) Lớp 11: Chủ đề 3: Quang hợp ở thực vật.(4 tiết) Chủ đề 4: Tập tính của động vật.(3 tiết) Lớp 12: Chủ đề 5: Ứng dụng di truyền học trong tạo giống.( 4 tiết) Chủ đề 6: Quần xã sinh vật và diễn thế sinh thái.( 3 tiết) 1.2. Lựa cho PPDH và KTDH tích cực phù hợp cho từng chủ đề Sau khi lựa chọn các chủ đề, giáo viên phải xây dựng ma trận mục tiêu của từng chủ đề, từ đó làm cơ sở lựa chọn PPDH và KTDH phù hợp. Qua phân tích nội dung kiến thức, mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và năng lực cần hướng tới; phân tích khả năng học tập của học sinh, điều kiện cụ thể của nhà trường và địa phương giáo viên lưa chọn những PPDH, KTDT tích cực phù hợp. Giáo viên phải đặc biệt quan tâm tới hiệu quả của phương pháp, kĩ thuật đó trong thực hiện mục tiêu của chủ đề. Sau đây là một số PPDH, KTDH tích cực được lựa chọn cho một số chủ đề thực hiện ở trường THPT Võ Trường Toản năm học 2014 – 2015: Chủ đề Mục tiêu cơ bản Điều kiện tổ chức chủ đề Tiến trình tổ chức chủ đề Lựa chọn PPDH và KTDH tích cực Chủ đề 1: PHÂN BÀO (Sinh học 10) + Kiến thức: - Mô tả được chu kỳ tế bào. - Nêu được diễn biến chính của các kỳ nguyên phân, giảm phân. - Nêu được ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân. + Khả năng học tập của học sinh: - Đọc hiểu kiến thức trong SGK để tóm tắt nội dung kiến thức,… - Tìm kiếm thông tin trên các phương tiên thông tin Dự kiến tiến trình thực hiện chủ đề: 1) Cuối tiết học trước giáo viên giới thiệu chung về chủ đề, giao nhiệm vụ chuẩn bị bằng phiếu + Phương pháp thực hành trên lớp: - Kĩ thuật chia nhóm thực hành(6HS/ nhóm) GV thực hiện cuối tiết trước. - KT giáo nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc nội dung 3 bài 18, 19, 20 tóm tắt yêu cầu và các bước tiến hành bài thực hành. Phan Thị Thu Hiền 4 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học + Kĩ năng: - Tìm kiếm thông tin qua đọc SGK, tài liệu tham khảo, … - Làm việc nhóm, trao đổi thông tin,… - Quan sát hình, tiêu bản phân bào. - Lập bản so sánh nguyên phân, giảm phân. - Giải một số bài tập về nguyên phân, giảm phân như tính số tế bào con, số NST trong tế bào con,… + Năng lực hướng tới: - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình thực hành thí nghiệm. - Năng lực thu nhận và xử lý thông tin từ SGK, mạng internet,… - Năng lực tư duy phân tích so sánh giữa các kỳ nguyên phân, giảm phân. - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua thảo luận, thuyết trình. truyền thông (trên mạng internet). - Phối hợp hoạt động nhóm. - Sử dung các dụng cụ thực hành thí nghiệm, tiến hành thực hành thí nghiệm. - Sử dung máy vi tính để làm bài báo cáo, thuyết trình,… - Trình bày bài báo cáo trước lớp. + Điều kiện cơ sở vật chất: Nhà trường: - Có phòng thực hành thí nghiệm trang bị đầy đủ các thiết bị thực hành quan sát tế bào, có sẵn các tiêu bản cố định về phân bào,… - Có máy trình chiếu, bảng thông minh phục vụ cho thuyết trình báo cáo bằng Powerpoint,… Địa phương: - Nhiều gia đình học sinh có máy vi tính kết nối mạng internet,… học tập. Tiết 1: Thực hành quan sát tiêu bản nguyên phân, giảm phân. Tiết 2: Học trên lớp. GV hướng dẫn các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện bài báo cáo thuyết trình. Thực hiện bài báo cáo 1 tuần. Tiết 3: Báo cáo kết quả và đánh giá. - Kĩ thuật mảnh ghép: chia nhóm thành 2 nhóm nhỏ: 1 nhóm (3 HS) tiến hành làm tiêu bản hoa hẹ, 1 nhóm( 3 HS) làm tiêu bản rễ hành. Sau đó chia thành 3 nhóm nhỏ mới (1 nhóm 2 HS khác nhóm ban đầu) cùng trao đổi cách làm mỗi loại tiêu bản; đồng thời cả nhóm quan sát tiêu bản vừa làm, kết hợp quan sát tiêu bản cố định. - Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ: Cả nhóm phải thống nhất lựa chọn hình ảnh phù hợp để vẽ hình vào tập ghi và trình bày trước lớp kết quả của nhóm mình tìm được. - Kĩ thuật đặt câu hỏi: GV hỏi lý do kết luận hình ảnh thuộc các kỳ phân bào. + Phương pháp dạy học dự án: ( Làm ở nhà trong 1 tuần) - KT chia nhóm: chia lớp thành 6 nhóm(đã chia). - KT giáo nhiệm vụ và Kĩ thuật tóm tắt nội dung tài liệu: yêu cầu mỗi HS đọc nội dung 3 bài 18, 19 và tóm tắt diễn biến chu kỳ tế bào, diễn biến các kì nguyên phân, giảm phân. Sau đó, thảo luận, thống nhất nội dung. Phan Thị Thu Hiền 5 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học - Năng lực tính toán. - KT hoàn tất một nhiệm vụ: nhóm tự phân công nhiệm vụ để xây dựng, hoàn thiện bài thuyết trình. Báo cáo bài thuyết trình trước lớp. Chủ đề 3: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT ( Sinh hoc 11) + Kiến thức: - Vai trò của quá trình quang hợp. - Nêu lá cây là cơ quan chứa lục lạp mang sắc tố quang hợp. - Trình bày được đặc điểm thích nghi và quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM. - Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. - Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng. Kĩ năng : - Tìm kiếm thông tin qua đọc SGK, tài liệu tham khảo, … - Trình bày nội dung bài học trước lớp. - Làm việc nhóm, trao đổi thông tin,… - Quan sát hình, - Lập bản so + Khả năng học tập của học sinh: - Đọc hiểu kiến thức trong SGK để tóm tắt nội dung kiến thức,… - Tìm kiếm thông tin trên các phương tiên thông tin truyền thông (trên mạng internet). - Phối hợp hoạt động nhóm. - Sử dung máy vi tính để làm bài báo cáo, thuyết trình,… - Trình bày bài báo cáo trước lớp. + Điều kiện cơ sở vật chất: Nhà trường: - Có máy trình chiếu, bảng thông minh phục vụ cho thuyết trình báo cáo bằng Powerpoint,… Địa phương: - Nhiều gia đình học sinh có máy vi tính kết nối mạng Tiết 1: 15 đầu: Giáo viên giới thiệu chung về chủ đề. Nêu yêu cầu, mục tiêu của chủ đề. 25 phút tiếp theo: Tổ chức tìm hiểu về quang hợp ở thực vật, vai trò quang hợp, cơ quan quang hợp. 5 phút còn lại: Phát phiếu học tập ( SS quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM) và giao nhiệm vụ học tập tiết sau. Tiết 2: Nêu các giai đoạn của qua trình quang hợp ở TV C3. So sánh các đặc điểm thích nghi và Kĩ thuật động não: Nêu những mục tiêu chính của chuyên đề. Phương pháp trực quan – hỏi đáp tìm tòi: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày 1 phút: hỏi đáp trình bày vai trò quang hợp. - Kĩ thuật “chúng em biết 3”:Nêu cấu tạo lá phù hợp với chức năng quang hợp. + Phương pháp dạy học theo nhóm: - Kĩ thuật chia nhóm: Chia nhóm nhỏ gồm 6 hoc sinh. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập so sánh các đặc điểm thích nghi và cơ chế quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM. - Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ: Nhóm thảo luận thống nhất Phan Thị Thu Hiền 6 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học sánh quang hợp ở C3, C4 và CAM. + Năng lực hướng tới: - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực thu nhận và xử lý thông tin từ SGK, internet, … - Năng lực tư duy phân tích so sánh. - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua thảo luận, thuyết trình. internet,… cơ chế quang hợp ở thực vật C3,C4, CAM. Tiết 3: Tổ chức thuyết trình về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp và mối quan hệ giữa quang hợp với năng suất cây trồng. Tiết 4: Giáo viên hệ thống lại kiến thức chủ đề theo chuẩn ( 25 phút) và tiến hành đánh giá việc thực hiện chủ đề. bảng so sánh và trình bày sản phẩm. Phương pháp Seminar: - Kĩ thuật đọc tóm tắt nội dung tài liệu. - Kĩ thuật nói cách khác: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và viết bài thuyết trình các nội dung còn lại. Giáo viên cho học sinh lựa chọn đăng ký 1 trong 2 nội dung bài 10 hoặc bài 11; hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin và logic trình bày bài thuyết trình. Tổ chức bốc thăm thuyết trình, tranh luận trong lớp. Chủ đề 6: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ DIỄN THẾ SINH THÁI ( Sinh học 12) + Kiến thức: - Trình bày được khái niệm quần xã. - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần xã. - Trình bày được các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã. - Nêu được mối quan hệ dinh dưỡng : chuỗi (xích) và lưới + Khả năng học tập của học sinh: - Đọc hiểu kiến thức trong SGK để tóm tắt nội dung kiến thức,… - Tìm kiếm thông tin trên các phương tiên thông tin truyền thông (trên mạng internet). - Phối hợp hoạt động nhóm. Tiết 1: Giáo viên giới thiệu chung về chủ đề. Nêu yêu cầu, mục tiêu của chủ đề ( Mỗi nhóm nghiên cứu về một Quần xã và diễn thế của quần xã đó: Quần xã ao hồ, Khu rừng, Đồng ruộng, Công viên, có ở + Phương pháp dạy học theo nhóm: - Kĩ thuật chia nhóm: Chia nhóm nhỏ gồm 6 hoc sinh. - Kĩ thuật động não: Cả nhóm tìm kiếm ý tưởng để chọn tiểu chủ đề và nêu các bước Kế hoạch thực hiện cho nhóm mình. + Kỹ thuật khăn trải bàn: Mỗi cá nhân nêu các nội dung chính cần trình bày của tiểu chủ đề trên các góc giấy A1, sau đó thống Phan Thị Thu Hiền 7 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học thức ăn, bậc dinh dưỡng. - Nêu được các tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái. - Trình bày được diễn thế sinh thái + Kỹ năng : - Tìm kiếm thông tin qua đọc SGK, tài liệu tham khảo, … - Trình bày nội dung trước nhóm, lớp. - Làm việc nhóm, trao đổi thông tin,… - Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về QXSV và diễn thế sinh thái ở đia phương. + Năng lực hướng tới: - Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề. - Năng lực thu nhận và xử lý thông tin từ SGK, internet, … - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua thảo luận, thuyết trình - Sử dung máy vi tính để làm bài báo cáo, thuyết trình,… - Trình bày bài báo cáo trước lớp. + Điều kiện cơ sở vật chất: Nhà trường: - Có máy trình chiếu, bảng thông minh phục vụ cho thuyết trình báo cáo bằng Powerpoint,… Địa phương: - Nhiều gia đình học sinh có máy vi tính kết nối mạng internet,… địa phương). Chia nhóm, chọn các tiểu chủ đề của từng nhóm, lập kế hoạch thực hiện chủ đề, phân công nhiệm vụ của từng HS trong nhóm, Thời gian 1 tuần từ sau tiết 1 đến tiết 2: Các nhóm tổ chức thực hiện chủ đề, tìm tư liệu, thống nhất nội dung báo cáo, viết và trình bày bài thuyết trình, Tiết 2: Tổ chức báo cáo các tiểu chủ đề. Tiết 3: Tiếp tục báo cáo các tiểu chủ đề; giáo tổ chức đánh giá. nhất sườn nội dung của tiểu chủ đề. + Kỹ thuật giao nhiệm vụ: Cho mỗi học sinh tự nhận nhiệm vụ hoặc phần việc mình thích, sau đó nhóm trưởng cân nhắc giao nhiệm vụ cụ thể từng học sinh và có giới hạn thời gian hoàn thành. + Phương pháp dạy học dự án: ( Làm ở nhà trong 1 tuần) - Kĩ thuật đọc tích cực: yêu cầu mỗi HS đọc nội dung 3 bài 40, 41, 43 SGK 12 cơ bản và nội dung tương ứng trong SGK nâng cao, trong tài liệu tham khảo, thông tin trên mạng internet, để nêu ra những ý chính cần trình bày trong tiểu chủ đề của nhóm ( theo sườn đã thống nhất). Sau đó, thảo luận chia sẻ, thống nhất nội dung. - Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ: nhóm tập trung cùng xây dựng, hoàn thiện bài thuyết trình. Báo cáo bài thuyết trình trước lớp. Trên đây, tôi trình bày cách thức lựa chọn PPDH, KTDH tích cực phù với 3 dạng chủ đề phổ biến hiện nay là Chủ đề kết hợp dạy học trên lớp với thực hiện dự án; chủ đề dạy học chủ yếu trên lớp và chủ đề dễ tìm kiếm thông tin, kiến thức chỉ dạy học theo dự án. Ngoài ra còn tùy vào nội dung kiến thức cụ thể của từng chủ đề, tùy mục đích hướng tới và điều kiện thực tế cùa nhà trường, địa phương, chúng ta có sự lựa chọn phù hợp. Phan Thị Thu Hiền 8 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học 2. Thực hiện chuyên đề, rút kinh nghiệm để điều chỉnh PPDH, KTDH nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Tổ bộ môn sau khi tiếp thu yêu cầu, phương pháp và quy trình xây dựng chủ đề do Sở giáo dục tập huấn đã thống nhất quy trình tổ chức thực hiện xây dựng các chủ đề , trong đó đặc biệt chú ý việc phân tích các cơ sở nội dung, điều kiện cơ sở vật chất và năng lực học sinh và mục tiêu hướng tới để xác định các PPDH, KTDH sử dụng trong chủ đề. Sau đây, tôi trình bày quy trình thực hiện 1 chủ đề: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT có kết hợp dạy học trên lớp và dạy học dự án; có kết hợp nhiều PPDH, KTDH tích cực khác nhau phù hợp với mục tiêu hướng tới của chủ đề, phù hợp điều kiện cụ thể của học sinh trường THPT Võ Trường Toản. Bước 1: Chọn chủ đề Thực hiện từ đầu năm học, tổ dựa vào nội dung chương trình nhận thấy nội dung các bài 8, 9, 10 và 11 có thể xây dựng một chủ đề để thực hiện. Bước 2: Phân tích nội dung, mục tiêu và điều kiện thực tế để xác định cách thức tổ chức và các PPDH, KTDH cần sử dụng và lập thành bảng sau: Mục tiêu cơ bản Điều kiện tổ chức chủ đề Tiến trình tổ chức chủ đề Lựa chọn PPDH và KTDH tích cực + Kiến thức: - Vai trò của quá trình quang hợp. - Nêu lá cây là cơ quan chứa lục lạp mang sắc tố quang hợp. - Trình bày được đặc điểm thích nghi và quá trình quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM. - Trình bày được quá trình quang hợp chịu ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. - Giải thích được quá trình quang hợp quyết định năng suất cây trồng. Kĩ năng : - Tìm kiếm thông tin qua đọc SGK, tài liệu tham khảo, … + Khả năng học tập của học sinh: - Đọc hiểu kiến thức trong SGK để tóm tắt nội dung kiến thức,… - Tìm kiếm thông tin trên các phương tiên thông tin truyền thông (trên mạng internet). - Phối hợp hoạt động nhóm. - Sử dung máy vi tính để làm bài báo cáo, thuyết trình,… - Trình bày bài báo cáo trước lớp. + Điều kiện cơ sở vật chất: Nhà trường: - Có máy trình chiếu, bảng thông Tiết 1: 15 đầu: Giáo viên giới thiệu chung về chủ đề. Nêu yêu cầu, mục tiêu của chủ đề. 25 phút tiếp theo: Tổ chức tìm hiểu về quang hợp ở thực vật, vai trò quang hợp, cơ quan quang hợp. 5 phút còn lại: Phát phiếu học tập ( SS quang hợp ở thực vật C3, C4, CAM) và giao nhiệm vụ học tập tiết sau. Tiết 2: Nêu các giai đoạn của qua trình quang hợp ở TV C3. So sánh các đặc điểm thích nghi và cơ chế quang hợp ở thực vật C3,C4, Kĩ thuật động não: Nêu những mục tiêu chính của chuyên đề. Phương pháp trực quan – hỏi đáp tìm tòi: - Kĩ thuật đặt câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày 1 phút: hỏi đáp trình bày vai trò quang hợp. - Kĩ thuật “chúng em biết 3”:Nêu cấu tạo lá phù hợp với chức năng quang hợp. + Phương pháp dạy học theo nhóm: - Kĩ thuật chia nhóm: Chia nhóm nhỏ gồm 6 hoc sinh. - Kĩ thuật giao nhiệm vụ: Hoàn thành phiếu học tập so sánh các đặc điểm thích nghi và cơ chế quang hợp ở thực vật C3, C4, Phan Thị Thu Hiền 9 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học - Trình bày nội dung bài học trước lớp. - Làm việc nhóm, trao đổi thông tin,… - Quan sát hình, - Lập bản so sánh quang hợp ở C3, C4 và CAM. + Năng lực hướng tới: - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề. - Năng lực thu nhận và xử lý thông tin từ SGK, internet,… - Năng lực tư duy phân tích so sánh. - Phát triển năng lực ngôn ngữ qua thảo luận, thuyết trình. minh phục vụ cho thuyết trình báo cáo bằng Powerpoint,… Địa phương: - Nhiều gia đình học sinh có máy vi tính kết nối mạng internet,… CAM. Tiết 3: Tổ chức thuyết trình về các yếu tố ảnh hưởng tới quang hợp và mối quan hệ giữa quang hợp với năng suất cây trồng. Tiết 4: Giáo viên hệ thống lại kiến thức chủ đề theo chuẩn ( 25 phút) và tiến hành đánh giá việc thực hiện chủ đề. CAM. - Kĩ thuật hoàn tất một nhiệm vụ: Nhóm thảo luận thống nhất bảng so sánh và trình bày sản phẩm. Phương pháp Seminar: - Kĩ thuật đọc tóm tắt nội dung tài liệu. - Kĩ thuật nói cách khác: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu và viết bài thuyết trình về các nội dung còn lại. Giáo viên cho học sinh lựa chọn đăng ký; hướng dẫn học sinh tìm kiếm thông tin và viết bài thuyết trình. Tổ chức bốc thăm thuyết trình, tranh luận trong lớp. Bước 3: Phân công tham gia xây dựng chủ đề Tổ thống nhất phân công các giáo viên có dạy khối lớp 11 tham gia các nhiệm vụ như sau: TT Họ và tên Chức vụ Phân công công việc 1 Phan Thị Thu Hiền Nhóm trưởng - Phụ trách chung, phân công nhiệm vụ, tổ chức thảo luận. - Xác định và xây dựng nội dung của chuyên đề. - Lập bảng kế hoạch chi tiết các bước tiến hành dạy học chủ đề - Kết luận chung. 3 Cao Thị Toàn Thành viên - Xác định và xây dựng nội dung của chuyên đề. - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chuyên đề. - Phản biện – Góp ý xây dựng hoàn chỉnh. 5 Trịnh Thị Tuyết Thư ký - Xác định và xây dựng nội dung của chuyên đề. - Ghi chép, tổng hợp các ý kiến, hoàn thiện chủ đề. và các thành viên còn lại của tổ tham gia ý kiên để hoàn thiện chủ đề. Bước 4: Thống nhất các nội dung của chủ đề và hoàn thiện giáo án: Phan Thị Thu Hiền 10 Trường THPT Võ Trường Toản [...]...SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học CHUYÊN ĐỀ: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT I Nội dung chuyên đề: 1 Mô tả chuyên đề: Chuyên đề này gồm các bài sinh học lớp 11, cơ bản: + Bài 8: Quang hợp ở thực vật + Bài 9: Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4, CAM + Bài 10: Ảnh hưởng của các nhân tố... quả cao hơn IV - HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI -Phan Thị Thu Hiền 19 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học Thực hiện đề tài trong năm học 2014 – 2015, với 6 chủ đề của bộ môn Sinh học ở trường THPT Võ Trường Toản... SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học - Khi thực hiện các chủ đề phải chú trọng tới tìm kiếm các PPDH, KTDH phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực của người học dự trên điều kiện thực tế của trường lớp mình, tránh tổ chức chủ đề theo hình thức, phong trào - Sở giáo dục cần tổ chức các. .. Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học 4 Kế hoạch thực hiện chủ đề và xây dựng chủ đề : Thực hiện giờ lên lớp - 4 tiết/ 4 tuần và làm việc ở nhà Thời lượng Tiết 1 Nhiệm vụ Giới thiệu chủ đề Nghiên cứu KN, vai trò và cơ quan quang hợp 01 tuần từ tiết Hoàn thành phiếu học tập: So... Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học kinh tế quan hệ của các nguyên tố khoáng đối với việc tăng hệ số kinh tế thuật nhằm tăng hệ số kinh tế phân bón có tác học của dụng tăng việc sử hệ số kinh dụng các tế tương giống lai ứng với mới có ưu từng thời thế cao vào kỳ sinh sản xuất trưởng... được các ý cơ bản nhất để phân biệt các nhóm thực vật này - Phân biệt được các nhóm thực vật này trong thực tế nhờ biết các dấu hiệu cơ bản -Phan Thị Thu Hiền 16 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học Các. .. 13 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học Gv cử HS lên trình bày Chuẩn bị GV yêu cầu học sinh đọc nội dung bài thuyết 2 bài 10 và 11; mỗi học sinh lựa Đọc bài 10, 11 nêu những nội trình( 15 chọn viết bài thuyết trình ( 1 trong dung cơ bản của mỗi bài phút) 2... và học sinh: 2.1 Chuẩn bị của giáo viên - Dự trù kế hoạch thực hiện chuyên đề, kế hoạch phân công nhiệm vụ các tổ nhóm, - Bảng hoạt động nhóm, máy chiếu v.v - Các mẫu ghi nhận hoạt động và bảng đánh giá kết quả chủ đề -Phan Thị Thu Hiền 11 Trường THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ. .. hiệu quả của dạy học theo chủ đề Trước hết, có thay đổi nhận thức của từng giáo viên trong tổ bộ môn, dạy học theo chủ đề không còn mang tính hình thức, đối phó mà chú ý hơn tính hiệu quả của nó Các chủ đề thực hiện sau càng được đầu tư hơn trong soạn giảng, mà đặc biệt quan tâm tới tìm kiếm những PPDH và KTDH tích cực phù hợp với mục tiêu cũng như năng lực học tập của học sinh Sự lựa chọn các PPDH, KTDH... THPT Võ Trường Toản SKKN: Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy một số chủ đề sinh học Các NL hướngtới Mức độ nhận thức Nội dung NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU - Liệt kê các thành phần tham gia, sản phẩm quang hợp - Viết PTTT quang hợp - Hiểu được quang hợp là quá trình oxi hóa khử - Kể ra được các đặc điểm của lá phù hợp

Ngày đăng: 18/07/2015, 11:29

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 TW Đảng khóa XI (Nghị quyết số 29 - NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ giáo dục đang triển khai nhiều hoạt động cụ thể nhằm từng bước đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học ở các trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

  • Mục tiêu của giáo dục phổ thông đang được chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho học sinh sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn. Phương pháp dạy học cũng được đổi mới theo hướng “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”.

  • Trong thời điểm hiện nay, sở GD & ĐT yêu cầu các trường đẩy mạnh triển khai dạy học theo chủ đề đơn môn hoặc liên môn. Muốn thực hiện dạy học chủ đề có hiệu quả đòi hỏi giáo viên phải sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau trong đó kết hợp nhiều kỹ thuật dạy học tích cực một cách phù hợp với từng chủ đề, với từng đối tượng học sinh và phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương.

  • Trong quá trình triển khai thực hiện các chủ đề dạy học trong tổ bộ môn, tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa hiểu tường tận để phân biệt giữa Phương pháp dạy học tích cực và Kỹ thuật dạy học tích cực; cũng như chưa sử dụng hợp lý các kỹ thuật dạy học tích cực dẫn đến hiệu quả chưa cao. Đó là lý do tôi chọn đề tài “Ứng dụng phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy các chủ đề sinh học” để nghiên cứu và thử nghiệm.

  • Do dạy học theo chủ đề, dạy học dự án mới được triển khai rộng rãi trong thời gian ngắn; việc thực hiện các chủ đề, dự án còn gặp nhiều khó khăn đối với giáo viên cũng như học sinh nên số lượng dự án thực hiện chưa nhiều. Vì vậy nội dung đề tài cũng chỉ đề cập được một ít kinh nghiệm thông qua những chủ đề, dự án mà bản thân thực hiện. Vì thế chắc chắn đề tài còn nhiều hạn chế, rất mong sự góp ý của quý đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan