Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

62 531 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu ................................................................................. 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................. 4 2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hom ....................... 4 2.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm hom ..................................... 15 2.3. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam ...................................... 15 2.3.1. Trên thế giới ................................................................................... 15 2.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ...................................................... 18 2.4. Giới thiệu chung về loài cây Sao đen .................................................. 19 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..... 22 3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ......................................................... 22 3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22 3.4.1. Ngoại nghiệp .................................................................................. 22 3.4.2. Nội nghiệp ...................................................................................... 25 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 30 4.1. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của hom cây Sao đen ................................................................................... 30 4.1.1. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống của hom cây Sao đen ............................................................................................................ 30 4.1.2. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra rễ của hom cây Sao đen ..................................................................................................... 31 4.1.3. Ảnh hýởng của ðộ dài hom giâm ðến khả nãng ra chồi của hom cây Sao ðen ..................................................................................................... 36 4.2.2. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra rễ của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm ................................................................ 41 4.2.3. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Sao đen ..................................................................................................... 46 Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................... 49 5.1. Kết luận ................................................................................................. 49 5.2. Tồn tại ................................................................................................... 50 5.3. Kiến nghị............................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 51

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM NGUYỄN ĐÌNH DỰ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM SAO ĐEN (Hopea odorata) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Lớp : 42 – Lâm nghiệp Khoá học : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lương Thị Anh Khoa Lâm nghiệp - Trường ĐH Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo, ngoài những kiến thức đã học về lý thuyết mỗi sinh viên rất cần có cơ hội tiếp cận và làm quen với thực tế, thực hiện tốt việc “học đi đôi với hành”. Qua đó, giúp sinh viên hoàn thiện về kiến thức, phương pháp làm việc, nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường và Ban chủ nhiệm Khoa, em thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. Trong quá trình học tập, rèn luyện và thực hiện khoá luận em đã được sự chỉ bảo của thầy cô khoa Lâm nghiệp, các bộ môn Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, trường Đại học nông Lâm Thái Nguyên, nhất là cô giáo hướng dấn Lương thị Anh, đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ em suốt quá trình thực tập, điều tra thu thập số liệu phục vụ cho quá trình làm khoá luận và đạt kết quả như mong muốn. Đến nay bản khoá luận đã hoàn thành, nhân dịp này em xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót và vấn đề còn tồn tại. Vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ cử thầy cô giáo để khoá luận của em được hoàn thiện và đạt kết quả cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014 sinh viên Nguyễn đình Dự MỤC LỤC Trang Phần 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống bằng hom 4 2.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm hom 15 2.3. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 15 2.3.1. Trên thế giới 15 2.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 18 2.4. Giới thiệu chung về loài cây Sao đen 19 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 22 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 22 3.4.1. Ngoại nghiệp 22 3.4.2. Nội nghiệp 25 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30 4.1. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống, khả năng ra rễ, chồi của hom cây Sao đen 30 4.1.1. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống của hom cây Sao đen 30 4.1.2. Ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra rễ của hom cây Sao đen 31 4.1.3. Ảnh hýởng của ðộ dài hom giâm ðến khả nãng ra chồi của hom cây Sao ðen 36 4.2.2. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra rễ của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm 41 4.2.3. Ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Sao đen 46 Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Tồn tại 50 5.3. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTN : Công thức thí nghiệm CT : Công thức TB : Trung bình IAA : Axit Indol-axitic IBA : Axit Indol-butiric IPA : Axit Indol-propionic NAA : Axit Napthalen-axetic DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Mẫu bảng3.1: Bảng sắp xếp các trị số quan sát phân tích phương sai 26 Mẫu bảng 3.2: Bảng phân tích phương sai 1 nhân tố ANOVA 29 Bảng 4.1: Kết quả về ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến tỷ lệ sống trung bình của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm 30 Bảng 4.2: Kết quả về khả năng ra rễ của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm 31 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp kết quả về chỉ số ra rễ của độ dài hom của cây Sao đen 34 Bảng 4.4: Bảng phân tích phương sai một nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số ra rễ của độ dài hom của cây Sao đen 35 Bảng 4.5: Bảng sai dị từng cặp xjxi − cho chỉ số loại hom của cây Sao đen 36 Bảng 4.6: Kết quả về khả năng ra chồi của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm 37 Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của loại hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm 40 Bảng 4.8: Kết quả về khả năng ra rễ của loại hom giâm cây Sao đen 41 Bảng 4.9: Bảng tổng hợp kết quả về chỉ số ra rễ của loại hom của cây Sao đen ở cuối thí nghiệm 43 Bảng 4.10: Bảng phân tích phương sai một nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số ra rễ của loại hom của cây Sao đen 45 Bảng 4.11: Bảng sai dị từng cặp xjxi − cho chỉ số loại hom giâm của cây Sao đen 45 Bảng 4.12: Kết quả về ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra chồi của hom cây Sao đen 46 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Tỷ lệ sống trung bình của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về độ dài hom giâm 31 Hình 4.2: Tỷ lệ rễ của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về độ dài hom giâm 32 Hình 4.3: Chỉ số ra rễ của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về 32 Hình 4.4: Tỷ lệ ra chồi của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về độ dài hom giâm 37 Hình 4.5: Chỉ số ra chồi của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về độ dài hom giâm 38 Hình 4.6: Tỷ lệ sống trung bình của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm 40 Hình 4.7: Tỷ lệ ra rễ của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm 41 Hình 4.8: Chỉ số ra rễ của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm 42 Hình 4.9: Tỷ lệ ra chồi của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm 47 Hình 4.10: Chỉ sốra chồicủa hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm về loại hom giâm 47 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Giống là một trong những khâu quan trọng của trồng rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao [5]. Trong những năm gần đây, các Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng trong cả nước đã tiến hành về chọn giống, khảo nghiệm và nhân giống cho nhiều loại cây rừng, đã đạt được một số kết quả bước đầu, mở ra một triển vọng lớn cho trồng rừng nguyên liệu ở nước ta. Những loài cây rừng sau khi đã được chọn lọc, khảo nghiệm thì việc lựa chọn phương pháp nhân giống có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc duy trì những tính trạng tốt của loài cây rừng. Một trong những phương pháp nhân giống duy trì được nguyên vẹn những tính trạng tốt từ đời trước cho đời sau là phương pháp nhân giống bằng hom [11]. Họ Sao dầu (Dipterocarpaceae) bao gồm những loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao, tiêu biểu và chiếm ưu thế trong rừng mưa nhiệt đới. Với khoảng 580 loài nằm trong15 giống khác nhau, cây họ Sao dầu được phân bố rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực Đông nam châu Á. Đây là loài cây đặc hữu của vùng Đông nam châu Á và của Việt Nam, đặc sắc của khu vực Ấn độ - Mã Lai [14]. Cây họ Sao dầu cung cấp một nguồn tài nguyên dồi dào về gỗ và nhựa dầu thiên nhiên ở nước ta. Bên cạnh những giá trị kinh tế cao của họ Dầu như gỗ sử dụng cho công nghiệp đóng tàu, công nghiệp xây dựng, chất dầu cho dược liệu, nhựa dầu dùng chát ghe thuyền, pha sơn, chế biến vecni và sử dụng trong y học,… Chúng còn có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh thái, là những loài cây sinh trưởng và phát triển tiên phong trong rừng nhiệt đới, cộng với khả năng hình thành mối quan hệ cộng sinh hữu ích với một số 2 mô sinh vật đất, cây họ Dầu rất có triển vọng trong tất cả các hoạt động trồng và phục hồi rừng. Thêm vào đó, với khả năng hấp thụ khí CO 2 lớn, cây họ Dầu còn được chọn làm đối tượng cho các dự án phục hồi rừng với quy mô lớn và đó được coi như là những biện pháp thuyết phục nhằm làm cân bằng lại lượng CO 2 khí quyển, góp phần làm giảm hiệu ứng nhà kính. Rừng cây họ Sao dầu ở Việt Nam cũng giống như các nước trong khu vực đã và đang bị tàn phá. Với khoảng 40 loài nằm trong 6 giống, bao gồm hầu hết các loại có giá trị kinh tế cao [8]. Hiện nay nhiều loại cây thuộc họ Sao dầu đang được coi là có nguy cơ bị tuyệt chủng [1]. Cùng với cây Dầu rái, Sao đen đang được coi là cây quan trọng để làm giàu rừng ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Đây cũng là loài cây được các nước Đông Nam Á coi là cây bản địa có giá trị trong các chương trình trồng rừng. Sao đen là cây gỗ lớn chiếm ưu thế trong các rừng cây họ dầu ở Việt Nam, chúng rất có triển vọng trong các hoạt động trồng rừng và phục hồi rừng. Hiện nay, một khó khăn lớn gặp phải ở cây họ Sao dầu là thiếu cây giống chất lượng tốt đáp ứng cho các hoạt động trồng rừng. Do cây họ Sao dầu chỉ có chu kỳ ra hoa, kết hạt rất thất thường, dao động 2 -1,5 năm, hạt của chúng lại mất sức nảy mầm nhanh chóng, chỉ sau 2 tuần thu hái. Do vậy, nếu chỉ dựa vào nguồn hạt và cây con thu lượm tự nhiên thì các hoạt động trồng rừng và phục hồi rừng Sao dầu với quy mô lớn sẽ không thể thực hiện được [15,17]. Đứng trước tình hình thực tế đó, để công tác trồng rừng, phục hồi rừng cây họ Sao dầu có hiệu quả thì việc cung cấp giống bằng phương pháp giâm hom là việc cần thiết, bởi vì nhân giống bằng hom có đặc tính ưu việt do đó: cho phép giữ lại những đặc tính quý hiếm của cây bố mẹ, ở thế hệ sau nhận được vậy liệu di truyền là đồng nhất, đáp ứng nhu cầu trồng rừng quy mô lớn như hiện nay. Ngoài ra, nhân giống dinh dưỡng là một thủ pháp không thể thiếu được trong tiến hành bất kỳ trong một chương trình chọn giống nào. 3 Song cần nhận thấy rằng, nhân giống cây rừng bằng hom không chỉ thay đổi phương thức sản xuất cây con, mà quan trọng hơn là để sản xuất cây con có chất lượng di truyền được cải thiện [13]. Đối với cây Sao đen nhân giống bằng hom mới chỉ thực sự bắt đầu, cần được ưu tiên phát triển trồng cây bản địa gỗ lớn này. Xuất phát từ vấn đề trên tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian, giảm chi phí trong nhân giống, tạo ra được cây con đảm bảo số lượng và chất lượng, cung cấp giống cho công tác trồng rừng hiện nay. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Lựa chọn được loại hom đem giâm cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất để sản xuất cây giống Sao đen. Lựa chọn được kích thước hom đem giâm cho tỷ lệ ra rễ tốt nhất để sản xuất cây giống Sao đen. 1.4. Ý nghĩa nghiên cứu - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Các kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo và xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống cây Sao đen. + Giúp cho sinh viên làm quen với thực tế sản xuất, biết áp dụng và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành. + Tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi ra thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất Kết quả nghiên cứu vận dụng vào thực tế để sản xuất cây giống Sao đen [...]... giống hom cây Sao đen ở Trung tâm giống cây rừng cho tỷ lệ ra rễ cao nhất: 90% (đối với thuốc nước) và 96,7% (đối với thuốc bột) Thảo luận: Từ những kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày ở trên, tại Thái Nguyên chưa có nghiên cứu nào về nhân giống bằng hom cho Sao đen Vì vậy tôi tiền hành đề tài: ‘ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea. .. giữa, hom gốc) ở trạng thái bánh tẻ 3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Vùng núi phía Bắc, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, thời gian từ tháng 2/2014 - 4/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu đề tài thực hiện một số nội dung sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng ra rễ, chồi của hom cây. .. các điều kiện cây trồng có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây non, song không có ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom lấy từ cây lớn tuổi Thời vụ giâm hom Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom giâm Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom, một số loại cây có thể giâm hom quanh năm, nhưng một số loài thì cần... theo dõi: Số hom sống (20 ngày thu thập số liệu 1lần); Số hom ra rễ, số rễ /hom, chiều dài rễ; số hom ra chồi, số chồi /hom, chiều dài chồi (thu thập số liệu vào cuối đợt thí nghiệm) Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng hình thành cây giống Sao đen + Thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức giâm 30 hom, tổng số hom giâm trong thí nghiệm là 270 hom Thí nghiệm... của hom cây Sao đen - Nghiên cứu ảnh hưởng của loại hom giâm đến khả năng ra rễ, chồi của hom cây Sao đen 3.4 Phương pháp nghiên cứu Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa: thu thập các kết quả của các công trình, tài liệu điều tra nghiên cứu về loài đã công bố của các tác giả trong và ngoài nước Số liệu về khí tượng thủy văn giai đoạn thực hiện thí nghiệm, và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm... đến các bộ phận của hom, lá là cơ quan điều tiết các chất điều hòa sinh trưởng ở hom giâm Ảnh hưởng của kích thước hom: Đường kính và chiều dài của hom cũng ảnh hưởng đến tỉ lệ ra rễ của hom giâm Từ các kết quả nghiên cứu, D.A Komixarop (1964) với nhiều loại cây thấy rằng hom có kích thước lớn tốt hơn hom có kích thước nhỏ Tuy nhiên, hom cắt từ cây có đường kính nhỏ khả năng phát sinh ra rễ thấp, hom. .. nước 28-27% Một số nghiên cứu về nhân giống sinh dưỡng bằng hom Sao dầu đã được tiến hành tại Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Đông Nam Bộ và Trung tâm nghiên cứu sinh thái môi trường rừng, bước đầu có kết quả khả quan Nghiên cứu cây Dầu rái bằng hom đã đạt tỷ lệ ra rễ đối với thuốc bột 80%, thuốc nước 78,3% Nghiên cứu nhân giống Sao đen, Dầu nước bằng hom cho tỷ lệ ra rễ: 85% đối với Sao đen, 81% đối... tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên 2.4 Giới thiệu chung về loài cây Sao đen [16] Sao đen (Hopea odorata Roxb) thuộc sao dầu (Dipterocarpaceae) là loại cây cho gỗ, cây cao khoảng 30 đến 40m có đường kính 60-80 cm, thân hình 20 trụ thẳng, gốc không có bạnh vè, tán lá rậm hình chóp, cây gỗ lớn thường xanh, hàng năm vẫn có 2 lần thay... nghiệp Đề tài thực hiện một số thí nghiệm sau: Thí nghiệm1: Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dài hom giâm đến khả năng hình thành cây hom Sao đen + Thí nghiệm gồm 3 công thức, 3 lần nhắc lại, mỗi công thức giâm 30 hom, tổng số hom giâm trong thí nghiệm là 270 hom Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 23 Công thức 1: hom giâm dài 5cm Công thức 2 :hom giâm dài 6cm Công thức 3: hom giâm dài 7cm Các... cành Điều kiện sinh sống của cây mẹ lấy cành có ảnh hưởng khá rõ đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm, nhất là hom lấy từ những cây non (ví dụ: hom lấy từ cây 3 tuổi của loài Picea abies, Pinus resinosa … Có bón phân hữu cơ và phân khoáng đã có tỷ lệ ra rễ cao hơn rõ rệt so với hom lấy từ cây không được bón phân Điều kiện chiếu sáng cho cây mẹ lấy cành cũng ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom giâm, ví dụ: Komisrov,1964 . hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên . Trong quá trình học tập, rèn. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NNG LÂM NGUYỄN ĐÌNH DỰ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ NỘI TẠI ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM SAO ĐEN (Hopea odorata) TẠI. ảnh hưởng của một số yếu tố nội tại đến khả năng hình thành cây hom Sao đen (Hopea odorata Roxb) tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên . 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm rút ngắn

Ngày đăng: 17/07/2015, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan