Nghiên cứu ảnh hưởng của chất INDOLE-3-BUTANIC ACID đến khả năng hình thành cây hom sao đen (Hopea odorata Roxb) tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

52 270 0
Nghiên cứu ảnh hưởng của chất INDOLE-3-BUTANIC ACID đến khả năng hình thành cây hom sao đen (Hopea odorata Roxb) tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................... 4 2.1.1. Cơ sở tế bào học ...................................................................................... 4 2.1.2. Cơ sở di truyền học ................................................................................. 4 2.1.3. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể ............................................................. 5 2.1.4. Sự hình thành rễ ở hom giâm .................................................................. 6 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom .............................. 6 2.1.6. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm hom ..................................... 12 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam .......................................... 13 2.2.1. Trên thế giới .......................................................................................... 13 2.2.2. Ở Việt Nam ........................................................................................... 14 2.3. Tổng quan loài cây nghiên cứu ................................................................ 15 2.3. Tổng quan địa điểm nghiên cứu .............................................................. 16 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 18 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 18 3.4.1. Ngoại nghiệp ......................................................................................... 18 3.4.2. Nội nghiệp ............................................................................................. 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......... 25 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng sống của hom giâm ở các công thức thí nghiệm .............. 25 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng ra rễ của hom giâm ở các công thức thí nghiệm.............................. 26 4.2.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích IBA đến số rễ TB/hom của hom giâm ................................................................................ 27 4.2.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến chiều dài rễ TB/hom của hom giâm Sao đen ................................... 29 4.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số nồng độ chất kích thích IBA đến chỉ số ra rễ của hom giâm ......................................................................... 31 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng ra chồi, số chồi/hom, chiều dài chồi TB/hom của hom giâm theo các ngày thí nghiệm ............................................................................................... 32 4.3.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích IBA đến số chồi TB/hom của hom giâm ............................................................................ 33 4.3.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc kích thích IBA đến chiều dài chồi TB/hom của hom giâm ............................................................................ 34 4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích IBA đến chỉ số ra chồi của hom giâm .................................................................................. 36 PHẦN 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .......................................................... 38 5.1. Kết luận .................................................................................................... 38 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 39

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ DUY CƯƠNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT INDOLE-3-BUTANIC ACID ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM SAO ĐEN (Hopea odorata Roxb) TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K42 – Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khoá học : 2010 – 2014 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Lê Sỹ Trung Thái Nguyên, năm 2014 LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một thời gian có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên. Đây là một quá trình giúp sinh viên hệ thống hóa, củng cố lại kiến thức đã học. Đồng thời cũng là thời gian để cho sinh viên học hỏi, làm quen với công tác nghiên cứu, tiếp xúc và cọ sát với thực tế, giúp mỗi sinh viên nâng cao kiến thức, kỹ năng, thái độ trước khi ra trường. Là tiền đề cho sự thành công của mình trong tương lai. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất INDOLE-3-BUTANIC ACID đến khả năng hình thành cây hom sao đen (Hopea odorata Roxb) tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên” Trong quá trình thực tập được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa, cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Vùng núi phía Bắc, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Sỹ Trung người trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này cùng sự cố gắng của bản thân đã giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới tất cả sự giúp đỡ đó. Do điều kiện và thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 05 năm2014 Sinh Viên Ngô Duy Cương MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Cơ sở tế bào học 4 2.1.2. Cơ sở di truyền học 4 2.1.3. Cơ sở phát sinh phát triển cá thể 5 2.1.4. Sự hình thành rễ ở hom giâm 6 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom 6 2.1.6. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản khi giâm hom 12 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam 13 2.2.1. Trên thế giới 13 2.2.2. Ở Việt Nam 14 2.3. Tổng quan loài cây nghiên cứu 15 2.3. Tổng quan địa điểm nghiên cứu 16 PHẦN 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 18 3.3. Nội dung nghiên cứu 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu 18 3.4.1. Ngoại nghiệp 18 3.4.2. Nội nghiệp 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng sống của hom giâm ở các công thức thí nghiệm 25 4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng ra rễ của hom giâm ở các công thức thí nghiệm 26 4.2.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích IBA đến số rễ TB/hom của hom giâm 27 4.2.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến chiều dài rễ TB/hom của hom giâm Sao đen 29 4.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số nồng độ chất kích thích IBA đến chỉ số ra rễ của hom giâm 31 4.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng ra chồi, số chồi/hom, chiều dài chồi TB/hom của hom giâm theo các ngày thí nghiệm 32 4.3.1. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích IBA đến số chồi TB/hom của hom giâm 33 4.3.2. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc kích thích IBA đến chiều dài chồi TB/hom của hom giâm 34 4.3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích IBA đến chỉ số ra chồi của hom giâm 36 PHẦN 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 38 5.1. Kết luận 38 5.2. Kiến nghị 39 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kết quả phân tích mẫu đất 17 Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm cho các công thức giâm hom Sao đen với 3 lần nhắc lại 19 Bảng 4.1. Tỷ lệ sống của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm 25 Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ số rễ, chiều dài rễ trung bình trên hom và chỉ số ra rễ của hom giâm ở cuối đợt thí nghiệm 27 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích IBA đến số rễ TB/hom Sao đen của các công thức thí nghiệm 42 Bảng 4.4: Phân tích phương sai một nhân tố của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến số rễ TB/hom của hom giâm Sao đen (ANOVA) 43 Bảng 4.5: Tổng hợp kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến chiều dài rễ TB/hom của hom giâm Sao đen 30 Bảng 4.6: Phân tích phương sai một nhân tố của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến chiều dài rễ TB/hom của hom giâm Sao đen (ANOVA) 43 Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích đến tỷ ra chồi, số chồi/hom, chiều dài chồi TB/hom và chỉ số ra chồi của hom giâm ở cuối đợt thí nghiệm 32 Bảng 4.8: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc nồng độ kích thích IBA đến số chồi TB/hom của hom giâm 33 Bảng 4.9: Phân tích phương sai một nhân tố của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến số chồi TB/hom của hom giâm Sao đen (ANOVA) 44 Bảng 4.10: Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của thuốc kích thích IBA đến chiều dài chồi TB/hom của hom giâm 34 Bảng 4.11: Phân tích phương sai một nhân tố của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến chiều dài chồi TB/hom của hom giâm Sao đen (ANOVA) 45 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Biểu đồ so sánh tỷ lệ sống của hom giâm Sao đen ở các CTTN 26 Hình 4.2: Biểu đồ so sánh số rễ TB/hom của cây hom Sao đen ở các CTTN 42 Hình 4.3: Biểu đồ so sánh chiều dài rễ TB/hom của hom cây Sao đen 30 Hình 4.4: Biểu đồ so sánh chỉ số ra rễ của hom giâm Sao đen 31 Hình 4.5: Biểu đồ so sánh số chồi trung bình/hom của hom giâm Sao đen 33 Hình 4.6: Biểu đồ so sánh chiều dài chồi trung bình trên hom ở các CTTN 35 Hình 4.7: Biểu đồ so sánh chỉ số ra chồi ở các công thức thí nghiệm 36 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTTN: Công thức thí nghiệm CT: Công thức TB: Trung bình IAA: Axit Indol-axitic IBA: Axit Indol-butiric IPA: Axit Indol-propionic NAA: LDS: Axit Napthalen-axetic Chỉ tiêu sai dị bảo đảm nhỏ nhất 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, các trung tâm nghiên cứu giống cây rừng trong cả nước đã tiến hành nghiên cứu về chọn giống, khảo nghiệm và nhân giống cho nhiều loài cây rừng, đã đạt được một số kết quả bước đầu, mở ra một triển vọng lớn cho trồng rừng nguyên liệu ở nước ta. Giống là một khâu đặc biệt quan trọng trong các chương trình trồng rừng kể cả cho rừng kinh tế, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và trồng cây phân tán. Công tác giống đóng vai trò không thể thiếu được trong trồng rừng, nhằm tái tạo, giúp cho sản xuất nghề rừng được lâu dài, sớm phát huy tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường. Giống là một khâu quan trọng của rừng thâm canh. Không có giống được cải thiện theo mục tiêu kinh tế thì không thể đưa năng suất rừng lên cao. Những loại rừng sau khi đã được chọn lọc, khảo nghiệm thì việc lựa chọn phương pháp nhân giống có ý nghĩa cực kì quan trọng trong việc duy trì những tính trạng tốt của loài cây rừng. Một trong số những phương pháp nhân giống duy trì được trọn vẹn những tính trạng tốt từ đời trước cho tới đời sau là nhân giống bằng hom. Nhân giống là bước cuối cùng của chương trình cải thiện giống. Để giữ được đặc tính tốt của cây giống người ta thường dùng phương thức nhân giống sinh dưỡng, trong các phương thức nhân giống sinh dưỡng thì giâm hom là phương thức nhân giống được dùng rộng rãi cho một số loài cây rừng, là phương pháp có hệ số nhân giống cao, phù hợp trồng rừng với quy mô lớn, sản phẩm cuối cùng cho một số lượng lớn cây giống đồng đều về mặt chất lượng di truyền. Nhân giống bằng hom là một trong những công cụ có hiệu quả cho chọn giống cây rừng. Song cần thấy rằng việc áp dụng nhân giống bằng hom chỉ là một công cụ của chọn giống, nó chỉ phát huy tác dụng tốt khi giống đã qua chọn lọc, khảo nghiệm cẩn thận, được chứng minh là hơn giống đại trà [2]. Họ Dầu một số tài liệu tiếng việt gọi là họ hai cánh có danh pháp khoa học là Dipterocarpaceae là một họ của 17 chi và khoảng 580-680 loài cây 2 thân gỗ chủ yếu ở các rừng mưa nhiệt đới vùng đất thấp với quả có hai cánh [15]. Nhiều loài là các loại cây nổi bật trong các cánh rừng, thông thường có thể cao tới 40-70 m, đôi khi cao trên 80 m. Các loài trong họ này có tầm quan trọng lớn trong việc buôn bán gỗ. Chúng phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đới, từ miền bắc Nam Mỹ tới châu Phi, Seychelles, Ấn Độ, Đông Dương và Malesia, với sự đa dạng và phổ biến nhất ở miền tây Malesia. Một số loài hiện nay đang bị rơi vào tình trạng nguy cấp do kết quả của việc chặt hạ quá mức cũng như việc buôn lậu gỗ. Chúng cung cấp các loại gỗ có giá trị, tinh dầu thơm, bôm, nhựa mủ cũng như làm gỗ dán. Cây Sao đen có tên khoa học là Hopea odorata, thuộc họ Dầu, tên tiếng Anh là Golden oak, là loài cây gỗ lớn thường xanh, thân thẳng, tròn thuôn, cao từ 20 – 30 m. Khi cây trưởng thành, vỏ nứt dọc, màu đen, lõi gỗ hơi đỏ. Tán lá rậm, hình chóp, cành nhánh khỏe, dài, mọc chếch. Lá hình trái xoan thuôn, mép hơi gợn sóng, đáy tròn, đỉnh nhọn, mặt trên lá màu xanh bóng. Mặt dưới hơi bạc, có tuyến ở nách gân bên. Hoa mọc thành chùm, hoa nhỏ màu trắng. Quả có hai cánh, phủ lông mịn, dài 3-6 cm, lúc non xanh nhạt, lúc già chuyển qua nâu. Do có nhiều tannin (15%) nên vỏ sao đen được dụng làm thuốc: Chữa đau răng, viêm lợi, áp xe, làm răng bền … Ở Ấn Độ nhựa cây được dùng làm thuốc cầm máu. Một số nơi ở Việt Nam, đã dùng vỏ sao đen ăn trầu. Sao đen được khai thác chủ yếu để lấy gỗ, gỗ Sao đen thuộc loại gỗ quý, không mối mọt thường dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc, làm sàn nhà, tà vẹt, đóng toa xe, tàu đi biển … Cây Sao đen có kích thước lớn cao, to, tán đẹp nên rất thích hợp để trồng làm cây đường phố, quanh các công trình lớn. Xuất phát từ thực tế tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chất INDOLE-3-BUTANIC ACID đến khả năng hình thành cây hom sao đen (Hopea odorata Roxb) tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp phần nhân giống cây con Sao đen cung cấp cho trồng rừng gỗ lớn, cây đô thị, làm đẹp cảnh quan, cải thiện cuộc sống. 3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Xác định nồng độ thuốc IBA phù hợp kích thích ra rễ của hom cây Sao đen trong khoảng 300 ppm đến 750 ppm. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học: Qua quá trình nghiên cứu đề tài đã giúp cho sinh viên nắm vững hơn những kiến thức đã được học. Đặc biệt là những kiến thức trong lĩnh vực lâm sinh như những kiến thức về hom giâm, xử lí hom giâm, kỹ thuật cắt hom, cắm hom,… Biết được quá trình sinh trưởng và phát triển của cây hom từ lúc cắm hom đến lúc cây hom ra rễ. Từ đó nắm vững được toàn bộ quá trình nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Đồng thời qua quá trình nghiên cứu đề tài giúp cho sinh viên nắm được các phương pháp nghiên cứu, bước đầu tiếp cận và áp dụng khoa học tiến bộ vào thực tiễn sản xuất, qua đó đào tạo cho sinh viên một tác phong làm việc tự lập khi làm việc ở ngoài thực tế. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất: Sự thành công của đề tài này có ý nghĩa rất to lớn trong thực tiễn sản xuất vì đã tìm ra được nồng độ thuốc phù hợp nhất trong phương pháp nhân giống bằng hom giâm với loài cây Sao đen trong giới hạn thuốc 300ppm đến 700ppm. Từ đó có thể phổ biến kỹ thuật này cho người dân áp dụng nhằm tạo ra được cây hom với chất lượng tốt nhất. [...]... Nghiên cứu Lâm nghiệp Vùng núi phía Bắc trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên - Thời gian tiến hành: 02/2014 – 04/2014 3.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu tỉ lệ hom sống định kỳ 20 ngày, 40 ngày, 60 ngày ở các công thức thí nghiệm - Nghiên cứu tỉ lệ ra rễ của hom cây Sao đen ở cuối đợt thí nghiệm - Nghiên cứu sự nảy chồi của hom cây Sao đen ở cuối đợt thí nghiệm - Xác định nồng độ loại thuốc có ảnh hưởng. .. dài của rễ 2.1.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ra rễ của hom Thời vụ giâm hom Thời vụ giâm hom là một trong những nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự ra rễ của hom giâm Tỷ lệ ra rễ của hom giâm phụ thuộc vào thời vụ lấy cành và thời vụ giâm hom, một số loài cây có thể giâm hom quanh năm, nhưng một số loài cây thì cần có thời vụ nhất định, mùa mưa là mùa giâm hom có tỉ lệ ra rễ cao nhất của. .. KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng sống của hom giâm ở các công thức thí nghiệm Kết quả nghiên cứu về số hom sống ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.1 Bảng 4.1 Tỷ lệ sống của hom cây Sao đen ở các công thức thí nghiệm Nồng độ Số hom IBA thí (ppm) nghiệm 300 ppm Tỷ lệ hom sống ở định kỳ theo dõi... lệ hom sống cao nhất so với các công thức khác 4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng ra rễ của hom giâm ở các công thức thí nghiệm Kết quả nghiên cứu tỷ lệ ra rễ, số rễ /hom, chiều dài rễ /hom của hom giâm theo các ngày thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.2 27 Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ số rễ, chiều dài rễ trung bình trên hom và chỉ số ra rễ của hom. .. chứng 8/90 hom (8,9%) 4.2.1 Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích IBA đến số rễ TB /hom của hom giâm Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích IBA đến số rễ TB /hom của hom giâm được thể hiện qua bảng 4.3 và hình 4.2: 28 Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của nồng độ thuốc kích thích IBA đến số rễ TB /hom Sao đen của các công thức thí nghiệm Nồng độ thuốc kích... đất của trường ĐHNL Thái Nguyên) 18 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây hom Sao đen ở giai đoạn hom bánh tẻ Phạm vi nghiên cứu: Thuốc kích thích sinh trưởng IBA ở các nồng độ 300ppm, 450ppm, 600ppm, 750ppm 3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành tại vườn ươm Trung tâm Nghiên cứu. .. bằng nước sạch rồi tiến hành cắm hom Lấy hom: Hom được lấy trên cây mẹ tại khu vực đường Mỏ Bạch Thành Phố Thái Nguyên, hom bánh tẻ không bị sâu hại Bảo quản hom: Hom sau khi cắt được ngâm nước tránh sự thoát hơi nước dẫn đến hom héo, khả năng ra rễ kém Cắt hom: Hom có chiều dài khoảng 6-8cm, cắt tỉa bớt lá, để lại 1-2 lá, cắt1/2 – 1/3 diện tích lá để tránh ảnh hưởng đến quá trình quang hợp Sau khi... sinh thái chính trong cả nước Tính đến cuối năm 1997, Trung tâm đã sản xuất khoảng 120 ngàn cây hom cho 60 ha rừng trồng 2.3 Tổng quan loài cây nghiên cứu Đặc điểm hình thái Cây Sao đen có tên khoa học là Hopea odorata, thuộc họ Dầu, tên tiếng Anh là Golden oak, là loài cây gỗ lớn thường xanh, thân thẳng, tròn thuôn, cao từ 20 - 30m Khi cây trưởng thành, vỏ nứt dọc, màu đen, lõi gỗ hơi đỏ Tán lá rậm, hình. .. một bộ phận cây mẹ bằng hàng loạt quá trình nguyên nhiễm nên có khả năng phát triển thành cây mới có đặc điểm di truyền giống cây mẹ Nhân giống bằng hom là phương pháp dùng một phần lá, một đoạn thân, một đoạn cành hoặc đoạn rễ để tạo ra cây mới gọi là cây hom, cây hom có đặc tính di truyền như của cây mẹ Vấn đề quyết định trong giâm hom là làm cho hom ra rễ, trong công thức thí nghiệm hom ra rễ càng... đây, nghiên cứu và sản xuất cây hom được tiến hành ở các nước Đông nam Á [12] Ở Malaysia, nhân giống sinh dưỡng các loại cây họ sao Dầu bắt đầu từ những năm 1970, hầu hết các nghiên cứu được tiến hành ở viện nghiên cứu Lâm nghiệp Malaysia, ở trường Đại học Tổng hợp Pertanian, Trung tâm nghiên cứu Lâm nghiệp Sepilok, cũng đã báo cáo các công trình có giá trị về công trình nhân giống sinh dưỡng cây họ . trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của chất INDOLE-3-BUTANIC ACID đến khả năng hình thành cây hom sao đen (Hopea odorata Roxb) tại Trường. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGÔ DUY CƯƠNG Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT INDOLE-3-BUTANIC ACID ĐẾN KHẢ NĂNG HÌNH THÀNH CÂY HOM SAO ĐEN (Hopea odorata. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất INDOLE-3-BUTANIC ACID đến khả năng hình thành cây hom sao đen (Hopea odorata Roxb) tại Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên . 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài góp

Ngày đăng: 17/07/2015, 22:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan