CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN

121 599 2
CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1. Tôn giáo, một hình thái ý thức xã hội, được hình thành và song hành cùng với quá trình tiến hóa, phát triển của lịch sử xã hội loài người. Tôn giáo và khái niệm tôn giáo ngày càng đa dạng, biến thiên, và vẫn khẳng định được vị thế, những giá trị của mình trong đời sống tâm linh cộng đồng, từng vùng miền, dân tộc. Những giá trị đó đã chi phối, thậm chí khuynh loát tinh thần, đời sống con người. Các giáo lý của tôn giáo nói chung đều chứa đựng giá trị đạo đức nhân bản rất hữu ích cho việc xây dựng nền đạo đức mới và nhân cách con người, hướng con người tới Chân – thiện – mĩ, tới những điều tốt đẹp, công bằng, bác ái, sống lương thiện hơn, hạnh phúc hơn trong cõi thế tục. Văn học nghệ thuật, theo Mác và Ăng-ghen, cũng là một hình thái ý thức xã hội thuộc thượng tầng kiến trúc, dĩ nhiên không ngoài quỹ đạo ảnh hưởng của tôn giáo, kể cả những ẩn ức, khái niệm về nó. Không phải ngẫu nhiên mà trong thế giới nghệ thuật của nhiều văn nghệ sĩ, dấu ấn tôn giáo lại in đậm đến vậy. Tôn giáo ở một khía cạnh nào đó cũng được nhìn nhận như một cảm quan, một cách nhìn nghệ thuật về thực tại, “nó tồn tại trong thơ và bằng thơ, chứ không thể xé rào ra ngoài thơ để thành tôn giáo của thế tục. Rabindranath Tagore gọi đó là “tôn giáo của nhà thơ”.” [39, 2]. Tôn giáo đã ăn sâu vào ý thức của nhà thơ, làm cơ sở để họ cắt nghĩa cảm nhận đời sống theo nhãn quan tôn giáo. Vì vậy, tìm hiểu cảm hứng tôn giáo của một nhà thơ chính là từng bước thâm nhập vào thế giới tôn giáo dưới nhãn quan thi sĩ, từ đó hiểu được cách tiếp cận đời sống từ chiều sâu tâm linh, nó chi phối nhân sinh quan, thế giới quan để tạo nên một thế giới nghệ thuật với những phương thức biểu đạt riêng biệt. 1.2. Mai Văn Phấn – con người âm thầm trong hành trình của những đổi mới, cách tân và sáng tạo đã mang lại cho thơ Việt đương đại một sinh khí mới, dáng vẻ mới. Ông đã tạo ra “một vùng tiểu khí hậu trong thơ” (Hữu Thỉnh, Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công - Kỷ yếu hội thảo thơ tại Hải Phòng, 15/ 5/ 2011, NXB Hội Nhà văn, 2011). Ông là người luôn trăn trở, suy tư một cách nghiêm túc về nghề nghiệp. Vì thế, Mai Văn Phấn đã có những quan điểm tiến bộ, góp phần không nhỏ vào sự khai phóng cho nền văn học mới khi ông xác định cho mình một hướng đi mới, một trường thẩm mỹ mới.Với Mai Văn Phấn “thơ ca ngoài mục đích tải đạo, tuyên truyền, mô phỏng diễn tả…nó còn tìm cách đặt tên lại sự vật, định hình lại thế giới” [33,14]. Vì vậy, qua các tác phẩm của mình, từ tập thơ đầu tay “giọt nắng” (Hội Liên hiệp VHNT TP. Hải Phòng, 1992), đến tập thơ mới nhất “vừa sinh ra ở đó” (Nxb. Hội Nhà văn, 2012), Mai Văn Phấn đã cho người đọc thấy được mạch nguồn vận động và sáng tạo không ngừng của một thi sĩ tài hoa, đặc biệt có tư tưởng trong lộ trình nghệ thuật của mình. Đây không chỉ là bước đột phá trong quá trình ông tự hoàn thiện và đổi mới mình, mà quan trọng hơn, đó còn là đòn bẩy mạnh mẽ nhất đưa thơ bước đến đỉnh cao của nghệ thuật đích thực. Đọc thơ Mai Văn Phấn trong mỗi thời kì, mỗi giai đoạn nhất định, người đọc không khỏi suy tư, trăn trở theo những theo những khát vọng khơi mở và thầm kín nơi ông. Nghiên cứu thơ Mai Văn Phấn, trong bối cảnh thơ Việt sau 1975 với xu hướng vận động tự do hóa, dân chủ hóa để một lần nữa khẳng định ngọn nguồn sáng tạo mới trong thơ Việt Nam hiện đại. 1.3. Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn chính là thể hiện một cách nhìn mới, nhận thức mới trong sáng tác của ông, đã tạo nên những sắc màu riêng biệt thể hiện quan niệm, cách khai thác độc đáo về một thế giới bên ngoài thế giới thực tại. Hay nói đúng hơn, chính là cách nhà thơ tìm đến với một thực tại khác mà ở đó có sự xen kẽ giữa hư và thực. Qua đó, bộc lộ nỗ lực của thi sĩ trong việc kiến tạo một thế giới mới xuất phát từ điểm nhìn của đời sống thực tại. Do vậy, chọn đề tài “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn”, người viết hi vọng sẽ khám phá thêm về những yếu tố cấu thành nhân sinh quan, thế giới quan của nhà thơ, đồng thời, giúp người đọc hiểu thêm một khía cạnh mới trong nhận thức khám phá thế giới của một hồn thơ thi sĩ. 2 Lịch sử vấn đề Từ năm 1992 với “giọt nắng”, tập thơ mở đường chính thức đưa Mai Văn Phấn vào làng văn, từ đó đến nay ông liên tiếp cho ra đời những tác phẩm có giá trị, để rồi trên chính con đường ấy đã ghi nhận những đóng góp hết sức tích cực của nhà thơ. Không gian thơ của Mai Văn Phấn luôn là khu vườn đầy hương sắc, lôi cuốn sự tìm tòi, khám phá của những người yêu thơ mà nó còn là nơi gặp gỡ của đông đảo các tầng lớp ở các ngành nghề, lứa tuổi khác nhau. Vậy nên, khi tìm hiểu về quá trình nghiên cứu thơ Mai Văn Phấn chúng tôi đánh giá dưới con mắt của lí thuyết tiếp nhận, đi từ những nhận xét chung nhất đến những nhận xét bước đầu chạm vào vấn đề mà người viết quan tâm. Thơ ca Mai Văn Phấn là một thế giới đa thanh, đa sắc. Vì vậy, khi đến với độc giả dưới góc nhìn đa diện, các tác phẩm của ông được soi chiếu dưới nhiều chiều kích khác nhau. Có thể khẳng định, số lượng bài viết về thơ Mai Văn Phấn khá lớn, theo thống kê chư đầy đủ cho đến thời điểm hiện tại có đến hàng trăm các bài viết trên nhiều phương diện: giới thiệu sách, giới thiệu chân dung nhà thơ, thảo luận, nghiên cứu, phê bình… Trong đó, có nhiều ý kiến khen chê nhiều chiều. 2.1. Trước hết, là những đánh giá ghi nhận những đóng góp to lớn của Mai Văn Phấn cho quá trình hiện đại hóa của văn học nước nhà, là nhà thơ cách tân hàng đầu trong nền thơ ca đương đại Việt Nam với sự sáng tạo không ngừng. Sự thống nhất chung đó có ở các bài viết của các tác giả Đình Kính, Cao Năm, Đỗ Quyên, Nguyễn Quang Thiều… Đặc biệt được nhấn mạnh một cách toàn diện và sâu sắc trong hai luận văn tốt nghiệp: “Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn” của Vũ Thị Thảo và “Một số cách tân nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn” của Nguyễn Quang Hà. Nhà văn Đình Kính trong bài mở đầu tại hội thảo “Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn khác biệt và thành công” đã nhấn mạnh: “Mai Văn Phấn là nhà thơ tiên phong sáng tạo theo hướng đổi mới, cách tân, định hình tư duy thẩm mĩ mới và anh đã được đánh giá cao” [13, 6]. Đồng thời ở Mai Văn Phấn “ngoài sự tài hoa, đam mê, phông văn hóa, tri thức, sự kiên trì nhẫn nại trong sáng tạo, anh còn là nhà thơ dũng cảm và giàu bản lĩnh”. Bên cạnh đó, khi khẳng định về tố chất của người nghệ sĩ, Cao Năm đã không dè dặt trong việc một lần nữa nhấn mạnh ở bản lĩnh sáng tạo của một cây bút kiên định, giàu sức sống. “Mai Văn Phấn dường như sinh ra là để năng động và sáng tạo không ngừng, con người hiện thân của sự sáng tạo” [13,18]. Cùng với dòng mạch vận động này, nhưng chủ yếu tiếp cận ở phương diện sáng tác và thành quả nghệ thuật của Mai Văn Phấn. Không thể không kể đến hai công trình nghiên cứu chi tiết, hệ thống ở phương diện nghệ thuật trong hai luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Hà và Vũ Thị Thảo. Điểm gặp gỡ của hai bài viết này là đều khẳng định những thành công và đóng góp quan trọng về mặt nghệ thuật trong các sáng tác của Mai Văn Phấn. Vũ Thị Thảo trong “Đặc điểm nghệ thuật thơ Mai Văn Phấn”, trên cơ sở phân tích quan niệm trong hành trình sáng tác của Mai Văn Phấn, từ đó có cái nhìn khái quát một cách có hệ thống về các phương diện nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn, “Bằng con mắt quan sát tinh tế và có chiều sâu, Mai Văn Phấn nhìn vạn vật trong sự phồn sinh , hóa sinh bất định. Chính những quan niệm về thi ca, về thi nhân, về nhân sinh và thế giới nói trên đã chi phối hành trình sáng tạo nghệ thuật của ông” [44,116]. Còn Nguyễn Quang Hà trong “Một số cách tân nghệ thuật trong thơ Mai Văn Phấn” đã nhìn nhận xu thế cách tân trong thơ Việt nói chung và đặc biệt trong thơ Mai Văn Phấn. “Mai Văn Phấn đã cho thấy một diện mạo thơ mới có thể chuyển tải được những bộn bề, phức tạp của cuộc sống và tâm trạng với nhiều cung bậc tình cảm của cái tôi luôn mang nặng ý thức, trách nhiệm với con người và cuộc sống, phù hợp với xu hướng phát triển chung của xã hội” [3, 122]. Như vậy, có thể nói trên đây đã dẫn ra một vài ý kiến tiêu biểu cho cách nhìn nhận, đánh giá những đóng góp tích cực cũng như những thành công trên con đường tìm kiếm nghệ thuật đích thực của Mai Văn Phấn. Tuy các bài viết chưa thể bao quát hết được các phương diện đánh giá về các sáng tác của ông, nhưng với mỗi cách nhìn, mỗi quan niệm cho ta một mảnh ghép quan trọng để hoàn thiện dần bức chân dung về thơ và đời của nhà thơ Mai Văn Phấn. 2.2. Bên cạnh những tình cảm yêu mến, sự trân trọng và đón nhận nồng nhiệt, còn có những ý kiến trái chiều trong hành trình sáng tác của thơ ông. Đó là những nhận xét phê phán cực đoan của các nhà thơ, các nhà phê bình trước những thành tựu được ghi nhận trong thơ Mai Văn Phấn. Rõ ràng, thơ Mai Văn Phấn “bên cạnh những thành công thì thơ ông còn nhiều điều dang dở. Trước hết, thơ Mai Văn Phấn, có những bài thơ gây khó hiểu cho bạn đọc. Với niềm say mê cách tân thơ, nhiều khi nhà thơ quá sa đà vào việc thể nghiệm những cái mới nên thơ ông trở nên rối rắm, khó hiểu” [44, 119]. Đây có lẽ là cái nhìn biện chứng hơn cả đối với một thế giới thơ mà ở đó nhà thơ tạo ra nhiều “cánh cửa” để bạn đọc có thể tiếp cận ở nhiều chiều kích khác nhau. Ở đó, họ thực sự tự do, “nó không có chỗ cho sự ù lì, dễ dãi…đọc thơ anh trước hết cần sự đồng cảm, tháo gỡ những quan niệm cũ về thơ vẫn nằm ẩn sâu trong mỗi người, cần vươn tới những tìm kiếm mới, giá trị mới”…[13, 2]. Nói tóm lại, dù đánh giá ở phương diện nào thì cũng không thể phủ nhận được những giá trị và đóng góp của thơ Mai Văn Phấn. Thơ Mai Văn Phấn vẫn giành được những ưu ái và đánh giá cao bởi những cây bút uy tín, chuyên nghiệp trên văn đàn hiện nay 2.3. Trong các công trình nghiên cứu còn hạn chế về thơ Mai Văn Phấn, vấn đề người viết quan tâm là “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” vẫn chưa được nhìn nhận và nghiên cứu một cách có hệ thống, thậm chí, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách có trọng điểm về vấn đề này. Một số bài viết của các tác giả Dương Kiều Minh, Nguyễn Hiệp, Đỗ Minh Tuấn, Vũ Thị Thảo… đã bắt đầu chạm vào vấn đề tôn giáo ở phương diện tâm linh, hình ảnh biểu tượng làm cơ sở tiền đề, định hướng cho người viết có những phân tích, đánh giá, lí giải vấn đề “cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” một cách sâu sắc và toàn diện hơn. Nhà thơ Dương Kiều Minh với “cuộc trở về “tâm không” trong tập “Bầu trời không mái che” của nhà thơ Mai Văn Phấn” nhấn mạnh đến sự hồi sinh cùng biểu tượng trong thơ ông, “Bầu trời không mái che – một cuộc hoàn nguyên để tái sinh ngoạn mục, một cuộc một cuộc lộn trở về với bản thể người trong bản thể của vũ trụ”, rồi khi nhắc đến hình ảnh biểu tượng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn, nhà nghiên cứu đã khẳng định “bông cúc hiện ra như ánh sáng của sự giác ngộ, của giải thoát trên lối về độc đáo của cuộc kiếm tìm” [13, 23]. Nhà văn Đặng Thân trong “hành trình cỏ cây xuyên tâm linh”, cũng bước đầu nhìn nhận, đánh giá những hình ảnh biểu tượng: hoa sen biểu tượng phật giáo; bông cúc biểu tượng cho một thế giới tâm linh thanh sạch;và đặc biệt “hình ảnh cỏ là cội rễ tâm linh Mai Văn Phấn” [13, 65]. Nhà thơ Đỗ Minh Tuấn trong bài “Mai Văn Phấn và thi pháp mộng du xuyên thế giới”, đã đánh giá những bài thơ hay của Mai Văn Phấn trên bình diện tôn giáo, “những bài hay nhất của anh đã thể hiện cuộc luân hồi thi ca và tái sinh thi ca trong cõi vô thường tam thiên thế giới của phật giáo thấm sâu vào cảm xúc của thi nhân” [13, 89]. Cụ thể hơn trong bài viết của Vũ Thị Thảo đã liệt kê một cách có hệ thống các hình ảnh biểu tượng tâm linh, chủ đề tâm linh trong thơ Mai Văn Phấn, có thể nói “ ý niệm tâm linh giống như luồng ánh sáng linh thiêng soi rọi, phủ ngập lộ trình thơ Mai Văn Phấn” [44, 55]. Điểm qua một vài bài viết trên, chúng ta có thể thấy được, vấn đề “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” chưa được nhìn nhận như là một vấn đề trọng tâm mà mới chỉ tồn tại dưới những nhận xét lẻ tẻ trong các bài nghiên cứu. Các tác giả đã bắt đầu tiếp cận ở phương diện tâm linh, hình ảnh – biểu tượng tôn giáo. Trên cơ sở hệ thống hóa các bài viết có liên quan, người nghiên cứu đã có những phân tích, lí giải, đánh giá vấn đề “cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn” trên bình diện sâu và rộng hơn. Nói tóm lại, thông qua việc tìm hiểu lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ Mai Văn Phấn trên bình diện, làm cơ sở để khai thác sâu về đề tài “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn”. Với đề tài này, chúng tôi một lần nữa muốn góp thêm một tiếng nói khẳng định giá trị thơ Mai Văn Phấn. Và, hơn thế bài viết muốn đưa đến một cái nhìn mới, toàn diện hơn khi soi chiếu thành tựu thơ của Mai Văn Phấn dưới góc nhìn của cảm hứng tôn giáo – một trong những nguồn cảm hứng chủ đạo làm nên sức sống thơ ông. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vấn đề cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ sáng tác thơ của Mai Văn Phấn gồm các tác phẩm đã xuất bản: Giọt nắng (thơ, Hội Liên hiệp VHNT TP. Hải Phòng, 1992); Gọi xanh (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 1995); Cầu nguyện ban mai (thơ, Nxb. Hải Phòng, 1997); Nghi lễ nhận tên (thơ, Nxb. Hải Phòng, 1999); Người cùng thời (trường ca, Nxb. Hải Phòng, 1999); Vách nước (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2003); Hôm sau (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2009); và đột nhiên gió thổi (thơ, Nxb. Văn học, 2009); Bầu trời không mái che (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2010); hoa giấu mặt (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2012); Vừa sinh ra ở đó (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 2013). Đặc biệt luận văn còn tham khảo công trình Thơ tuyển Mai Văn Phấn (thơ cùng tiểu luận và trả lời phỏng vấn, Nxb. Hội Nhà văn, 2011). 4 Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 1 Phương pháp liên ngành Bản chất của phương pháp này là người viết vận dụng một số tri thức liên ngành triết học, tôn giáo học, phân tâm học…nhằm lí giả các vấn đề văn học qua cái nhìn tôn giáo. Có thể nói, đây là phương pháp chủ đạo, có ý nghĩa quan trọng, xuyên suốt quá trình khai triển luận văn. Góp phần đáng kể vào việc làm sáng tỏ những vấn đề có ý nghĩa then chốt trong bài viết. 2 Phương pháp hệ thống Phương pháp này cho phép người nghiên cứu xem xét những bình diện, những yếu tố cơ bản làm nên ý nghĩa, đặc điểm những cái nhìn, cách cảm, cách nghĩ về tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn. Để từ đó hệ thống thành một chỉnh thể nghệ thuật với cấu trúc và quy luật nội tại riêng. 3 Phương pháp thống kê, phân loại Với phương pháp này sẽ được xem xét dựa trên sự tương đồng về mặt giá trị, giúp người viết xắp xếp một cách có hệ thống những hình ảnh, biểu tượng xuất hiện nhiều lần như một phương tiện quan trọng biểu hiện cho cách nhìn của nhà thơ. Để từ đó người nghiên cứu sẽ xác lập, xâu chuỗi các biểu hiện đa dạng của các yếu tố trong thơ Mai Văn Phấn. 4 Phương pháp phân tích, tổng hợp Người viết sử dụng phương pháp này để thiết lập hệ thống luận điểm. Trên cơ sở làm rõ những nét độc đáo về cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn để có cái nhìn khái quát về hành trình thơ ông. Từ đó, làm cơ sở khái quát chung về những dấu ấn mới trong cách nhìn của thi sĩ. 5 Phương pháp so sánh – đối chiếu Trên cơ sở lí giải các yếu tố, các phương diện đặc biệt trong thơ ông, từ đó so sánh, đối chiếu những cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa của Mai Văn Phấn với các nhà thơ cùng thời để tìm ra dấu ấn riêng biệt của Mai Văn Phấn. 5 Đóng góp của luận văn Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về “Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn”. Trong khuôn khổ cho phép, luận văn cố gắng làm nổi bật nét đặc sắc trong thơ Mai Văn Phấn ở phương diện tôn giáo. Thực hiện luận văn, chúng tôi mong muốn đóng góp công tác nghiên cứu, đánh giá về một hiện tượng thơ độc đáo có những quan điểm, cách nhìn, cách lí giải hết sức đặc biệt về các vấn đề có tính triết lí nhân sinh sâu sắc. 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, phần nội dung luận văn có những chương sau: Chương 1: Cảm hứng tôn giáo và sự hình thành cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn Chương 2: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn, nhìn từ thế giới hình tượng Chương 3: Cảm hứng tôn giáo trong thơ Mai Văn Phấn, nhìn từ các phương diện nghệ thuật CHƯƠNG 1: CẢM HỨNG TÔN GIÁO VÀ SỰ HÌNH THÀNH CẢM HỨNG TÔN GIÁO TRONG THƠ MAI VĂN PHẤN 1 Giới thuyết về tôn giáo và cảm hứng tôn giáo 1 Tôn giáo Ra đời hàng ngàn năm nay, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, là một hiện tượng lịch sử thuộc lĩnh vực tinh thần có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của toàn thể nhân loại. Đến với tôn giáo là đến với thế giới của cái đẹp, cái thiêng và sự thánh thiện, nó giúp tâm hồn con người bình yên, thanh thản. Không phải ngẫu nhiên mà từ xưa đến nay tôn giáo luôn là nguồn cảm hứng bất tận trong các lĩnh vực nghệ thuật, đặc biệt nhất là văn học. Trên thế giới có rất nhiều các loại hình tôn giáo khác nhau, mỗi tôn giáo mang một màu sắc, một nét đẹp riêng, tạo thành một bản âm hưởng đa thanh, đa sắc, từ đó đã có rất nhiều cách hiểu về tôn giáo khác nhau. Khái niệm tôn giáo là một vấn đề được giới nghiên cứu về tôn giáo bàn cãi rất nhiều. Ở mỗi góc độ cho chúng ta một cách nhìn, một cảm nhận ở nhiều khía cạnh. Trước hết là những quan điểm về tôn giáo được đánh giá từ những mặt hạn chế. Nói đúng hơn đó là những cách nhìn nhận, đánh giá chưa toàn diện, hoàn chỉnh về tôn giáo vì họ chưa nhìn thấy bản chất xã hội của nó. Tiêu biểu đó là những ý kiến đánh giá của các nhà triết học trước Mác. Từ chủ nghĩa duy tâm đa khẳng định tôn giáo như một hiện tượng nằm ngoài hiện thực khách quan, không phụ thuộc vào hiện thực khách quan mà là “một sức mạnh kì bí thuộc “tinh thần” tồn tại vĩnh hằng, là cái chủ yếu đem lại sinh khí cho con người” [38, 17]. Các nhà thần học cho rằng “Tôn giáo là mối liên hệ giữa thần thánh và con người”. [...]... và với thế giới Ở Mai Văn Phấn, dù là con chiên của đạo Thiên Chúa, nhưng tâm hồn ông không hề giành riêng cho bức tường thành Thiên chúa, bởi trong con người ấy không hề có sự phân biệt giữa tôn giáo mình và tôn giáo người Mai Văn Phấn không hề dè dặt trong việc đem những từ ngữ, hình ảnh của nhiều tôn giáo khác nhau vào trong thơ mình, đặc biệt là ngôn ngữ của đạo Phật Cảm hứng tôn giáo mang tính chất... hiện rõ trong sáng tác của ông, càng về những sáng tác ở giai đoạn sau dấu ấn này ngày càng in đậm Tôn giáo của Mai Văn Phấn là cảm quan, cảm xúc về những điều thiêng, về cái đẹp hiện tồn và linh ẩn trong cõi thế tục, là khát vọng lý tưởng tìm đến Chân-thiện-mỹ trong hành trình sáng tạo của ông 2 1 Cảm hứng tôn giáo trong văn học Việt Nam Mối quan hệ giữa tôn giáo và thi ca Từ xa xưa, tôn giáo và thi... hiểu rõ hơn về cảm hứng tôn giáo dựa trên cách hiểu về các thuật ngữ, chúng ta có thể khẳng định, cảm hứng tôn giáo bên cạnh cái hứng thú mãnh liệt đó còn là cảm hứng sáng tác xuất phát từ cảm quan về hiện thực tôn giáo, trong đó người nghệ sĩ lấy tôn giáo làm đề tài, chất liệu để tạo ra thế giới hình tượng, xác lập cho mình một điểm nhìn từ trong tâm linh, tạo ra một giọng điệu riêng trong tác phẩm... như một cảm quan, một cái nhìn nghệ thuật về thực tại Nó tồn tại trong thơ và bằng thơ, chứ không thể xé rào ra ngoài thơ để thành tôn giáo của thế tục Rabindranath Tagore gọi đó là tôn giáo của nhà thơ ” [39, 2] Như vậy, thơ ca và tôn giáo đều song tồn trong thế giới tâm linh, tưởng tượng, dựa vào lý trí và cảm xúc để tác động vào người tiếp nhận Hơn nữa dù là tình cảm tôn giáo hay tình cảm thẩm... riêng của Mai Văn Phấn về tôn giáo Trong đó, thi sĩ thể hiện “tín tâm” với tất cả tôn giáo, ở đó ông luôn định hình các sự vật, hiện tượng bằng cách nhìn nhận chúng trong nhiều chiều kích khác nhau Bằng ngòi bút tài hoa, uyên bác và một trái tim nhạy cảm của người nghệ sĩ, Mai Văn Phấn đã góp thêm vào làng thơ một mĩ quan mới về tôn giáo, khẳng định một lần nữa mạch nguồn tôn giáo là vô tận trong thế... biệt với thứ tôn giáo chính thống lúc ban đầu Mặt khác, tôn giáo ảnh hưởng lên tâm hồn nhạy cảm của các nghệ sĩ cũng không thuần nhất Vì vậy, sự cộng hưởng trong văn học được tạo nên từ sự giao thoa của nhiều hình thức tôn giáo khác nhau, văn học không phải chỉ thể hiện một loại tôn giáo nhất định mà mỗi tôn giáo được thể hiện trong mỗi thời kì văn học đậm nhạt khác nhau Trước hết là trong văn học dân... hoặc trong các kinh điển tôn giáo qua sự sáng tạo, nhào nặn lại của thi sĩ hiện lên với một sắc thái thẩm mỹ đặc biệt Đồng thời, tôn giáo như đối tượng quan tâm và mô tả của thơ ca Tôn giáo là nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo nghệ thuật Còn thơ ca lại được sử dụng như một hình thức để tôn giáo thể hiện các giáo lý, giáo luật Những bài kinh ca, những cuốn sách ghi chép lại những triết lý tôn giáo. .. sắc dân tộc và tinh thần phật giáo Đến văn học trung đại, trong văn hóa nói chung, đặc biệt trong văn học với hiện tượng “tam giáo đồng nguyên” (Nho – Phật – Đạo), khiến cho thơ văn thời trung đại thấm đẫm tinh thần tôn giáo Thời kì đầu, phật giáo vẫn là tôn giáo có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Lịch sử văn học trung đại Việt Nam phải kể đến những vẻ đẹp kết tinh từ phật giáo với văn chương Biết bao kiệt tác... các tôn giáo không chỉ là từ Nho giáo, Phật giáo mà cả Thiên chúa giáo trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc Viết về tôn giáo ở Việt Nam các tác phẩm các tác phẩm chứa đựng nhiều yếu tố nhân sinh, thể hiện sự am hiểu giáo lý tôn giáo Do vậy, văn học viết về tôn giáo luôn là nguồn chất liệu để các nhà thơ, nhà văn khai thác Trong đó, đáng kể nhất phải nói đến ở giai đoạn này là ánh sáng của Thiên chúa giáo. .. giáo 2 Sơ lược về cảm hứng tôn giáo trong văn học Việt Nam Trong quá trình phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống nhân loại, đặc biệt là ở các lĩnh vực tinh thần đã mang lại cho các lĩnh vực nghệ thuật thêm nguồn sống mới Từ khi mới du nhập vào Việt Nam tôn giáo đã có những ảnh hưởng nhất định trong đời sống của con người Từ đó, tôn giáo đi vào thơ ca, cũng như vào văn học nghệ thuật . Thỉnh, Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, khác biệt và thành công - Kỷ yếu hội thảo thơ tại Hải Phòng, 15 / 5/ 2 011 , NXB Hội Nhà văn, 2 011 ). Ông là người luôn trăn trở, suy tư một cách nghiêm túc về. Hải Phòng, 19 92); Gọi xanh (thơ, Nxb. Hội Nhà văn, 19 95); Cầu nguyện ban mai (thơ, Nxb. Hải Phòng, 19 97); Nghi lễ nhận tên (thơ, Nxb. Hải Phòng, 19 99); Người cùng thời (trường ca, Nxb. Hải Phòng, 19 99);. mình” [33, 18 ]. Tuy nhiên với sự tiến bộ này ông vẫn không nhìn thấy bản chất xã hội của tôn giáo. Hạn chế này cũng bộc lộ rõ ở quan điểm của nhà phân tâm học người Áo Singmund Freud (18 56 -1 939)

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mặt khác, thơ tự do còn được nhà thơ đẩy đến những cách tân táo bạo. Ta có những cách diễn đạt khá mới lạ: Con gián và tôi từ giờ sòng phẳng/ Nó chui ra. Tôi vô cảm./ Nó gặm nhấm. Tôi ngập chìm./ Nó leo tường. Tôi thù vặt./ Nó bài tiết. Tôi ăn gian./ Nó hôi xì. Tôi lì lợm./ Nó dò xét. Tôi mở đường./ Nó nghênh ngang. Tôi u muội. (Chuyện còn dài)

  • Đó là một sự kết hợp độc đáo, không tuân theo một quy tắc nội tại hiện hữu nào, mà đó có thể gọi là những nguyên tắc của riêng nhà thơ. Khi ấy, chỉ có sự hoạt động mạnh mẽ của “thế giới thứ hai”, tạo ra nhiều liên tưởng bất ngờ. Nó lôi cuốn người đọc cùng trải nghiệm trong những sáng tạo của nhà thơ.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan