Tiểu luận Tổng quan ùn tắc giao thông Hà Nội

30 2.7K 17
Tiểu luận Tổng quan ùn tắc giao thông Hà Nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Tiểu luận: Tổng quan ùn tắc giao thông Hà Nội 1 1 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường Lời mở đầu Ùn tắc giao thông- một vấn đề bức xúc của toàn xã hội - một hiện tượng xã hội phản ánh sự quá tải về giao thông vận tải ở đô thị. Sự quá tải này là do mức độ phát triển của hệ thống giao thông vận tải ở đô thị không đáp ứng kịp với tốc độ tăng dân số đô thị, không đáp ứng được nhu cầu về giao thông vận tải của người dân. Đứng trước vấn đề giao thông nóng bỏng và bức xúc như hiện nay, bài tiểu luận sẽ trình bày 4 vấn đề chính: Hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả ùn tắc giao thông và đề cập, phân tích các giải pháp Bài tiểu luận: Với mục tiêu đem lại cái nhìn toàn diện, trung thực nhất về vấn đề đang được toàn xã hội quan tâm. 1. Lý do chọn đề tài? Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, thu hút hàng ngàn người về học tập, làm việc, sinh sống và hưởng thụ dịch vụ. Dưới sức ép của sự quá tải dân Hà Nội đã và đang phải đối mặt với vấn nạn ùn tắc giao thông cùng với những hậu quả ngày càng nghiêm trọng của nó. Ùn tắc giao thông xảy ra: thường xuyên, liên tục và kéo dài đã gây ra nhiều vấn đề bức xúc như lãng phí thời gian, tiền bạc, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, giảm năng suất lao động, tai nạn giao thông, làm mất cảnh quan đô thị và nhiều tệ nạn xã hội khác gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân đô thị. Ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn đặc biệt là thủ đô Hà Nội đã, đang và ngày càng trở nên bức xúc, nan giải, với những “nút thắt” vô hình và hữu hình cần được giải quyết ngay không chỉ trong ngắn hạn mà còn cần phải có tầm nhìn dài hạn. Vì vậy, vấn đề tìm hiểu hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp ùn tắc giao thông đô thị Hà Nội là điều kiện tiên quyết giúp Hà Nội phát triển xứng đáng là thủ đô của đất nước. 2 2 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường Nội dung 1. Tổng quan 1. Giao thông đô thị 2. Ùn tắc giao thông 2. Phương pháp nghiên cứu 1. Thu thập, tổng hợp tài liệu 3. Kết quả nghiên cứu 1. Hiện trạng ùn tắc giao thông trên đô thị Hà Nội 2. Hậu quả ùn tắc giao thông trên đô thị Hà Nội 3. Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại Hà Nội 4. Giải pháp giảm thiếu ùn tắc giao thông Hà Nội và quốc tế 4. Kết luận 5. Tài liệu tham khảo 1.Tổng quan 3 3 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường 1.1 Giao thông đô thị a. Khái niệm b. Phân loại c. Đặc điểm d. Tác động e. Yếu tố ảnh hưởng a. Khái niệm giao thông đô thị Hệ thống giao thông vận tải đô thị là tập hợp hệ thống giao thông và hệ thống vận tải nhằm đảm bảo sự liên hệ giao lưu giữa các khu vực khác nhau của đô thị. Giao thông vận tải giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt của thành phố, có vai trò đảm bảo việc vận chuyển hành khách và hàng hoá, bảo đảm lưu thông và đi lại hàng ngày của người dân an toàn và nhanh chóng, bảo đảm mối liên hệ qua lại bên trong và bên ngoài đô thị được thuận lợi, đồng thời điều hoà được các phương tiện giao thông, đảm bảo giao thông thông suốt, đảm bảo sự liên hệ thường xuyên và thống nhất giữa các khu chức năng chủ yếu của đô thị với nhau như: khu dân cư, khu hành chính, khu công nghiệp, khu thương mại, khu vui chơi giải trí… b. Phân loại Hệ thống giao thông đô thị có thể phân loại theo nhiều cách. Cách 1: Giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận:  Giao thông đối ngoại  Giao thông nội thị. Cách 2 :  Hệ thống giao thông động  Hệ thống giao thông tĩnh. Hệ thống giao thông động: Có chức năng đảm bảo cho phương tiện và người di chuyển giữa các khu vực. Hệ thống giao thông động gồm mạng lưới đường sá, các công trình trên đường và công trình khác. Hệ thống giao thông tĩnh: có chức năng phục vụ phương tiện và hành khách (hoặc hàng hoá) trong thời gian “không di chuyển”. Nó gồm hệ thống các điểm đầu mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau (các nhà ga đường sắt, các bến cảng thuỷ, ga hàng không, các bến vận tải đường bộ), các bãi đỗ xe, các điểm đầu cuối, các điểm trung chuyển, các điểm dừng dọc tuyến. c. Đặc điểm 4 4 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường  Tình trạng quá tải  Nhiều nút thắt  Diện tích dành cho giao thông có giới hạn  Có chức năng bố cục đô thị và tổ chức không gian thành phố d. Tác động của hệ thống giao thông vận tải đô thị  Vai trò kinh tế - xã hội ( tác động tích cực) o Hệ thống giao thông đô thị có vai trò như huyết mạch trong đô thị. o Giao thông vận tải là 1 ngành dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế. o Thay đổi sự phân bố sản xuất và dân cư.  Tác động tới môi trường o Ô nhiễm môi trường không khí và tiếng ồn e. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao thông vận tải đô thị  Đô thị hoá và tác động của đô thị hoá đến sự phát triển hệ thống giao thông đô thị  Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị  Phương tiện giao thông đô thị Phương tiện giao thông là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong giao thông đô thị. Số lượng phương tiện giao thông quá lớn, vượt quá sức chịu đựng của đường đô thị tất sẽ dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông. Số lượng và loại phương tiện giao thông ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ thống giao thông đô thị. Chi phí đi lại của xã hội và cá nhân phụ thuộc vào hai yếu tố là đường sá và phương tiện giao thông. Việc lựa chọn phương tiện đi lại của dân cư phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu dân số, mức thu nhập và tập quán đi lại. Phân loại phương tiện giao thông: a. Xe con cá nhân b. Xe hai bánh c. Xe công cộng (ôtô buýt, xe điện bánh sắt, xe điện bánh lốp…) Các tiêu chuẩn để chọn phương tiện vận tải như sau:  Thời gian  Giá thành 5 5 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường  Đúng giờ giấc và đều đặn  Không phụ thuộc vào thời gian biểu xe chạy  Tiện nghi và an toàn giao thông. Mỗi phương tiện vận tải đều có những ưu điểm và nhược điểm. Trong tổ chức, quản lý vận tải đô thị cần cân nhắc những ưu điểm và nhược điểm kể trên. Phát triển phương tiện vận tải công cộng có ưu điểm lớn và giải quyết được lượng giao thông hành khách lớn do đó giảm đáng kể lưu lượng xe chạy trên đường phố, nhưng cần phải có những biện pháp về mặt tổ chức, quản lý để khắc phục những nhược điểm của loại vận tải này. 1.2. Ùn tắc giao thông đô thị a. Khái niệm b. Nguyên nhân c. Hậu quả a. Các khái niệm: Ùn tắc giao thông đô thị Ùn tắc giao thông đô thị là một hiện tượng xã hội phản ánh sự quá tải về giao thông vận tải ở đô thị. Ùn tắc giao thông thường xảy ra ở các thành phố lớn và ở một mức độ nhất định có thể được xem là có hiệu quả bởi nếu một thành phố thưa vắng dân, mật độ đi lại thấp thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng các công trình giao thông không cao. Tuy nhiên ùn tắc giao thông thường xuyên trên diện rộng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế và đời sống dân cư. Ùn tắc giao thông thường xảy ra vào giờ cao điểm, tại các nút giao thông (ngã 3, ngã 4…). Nút giao thông Nút giao thông là chỗ giao nhau của nhiều tuyến đường (giữa các đường ôtô, giữa đường ôtô với đường thành phố, giữa đường ôtô với đường sắt, giữa đường ôtô với đường thành phố, giữa đường thành phố trong các đô thị). 6 6 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường Hình thức tổ chức nút giao thông có hai dạng:  Nút giao thông đồng mức  Nút giao thông khác mức. Nút giao thông đồng mức là nút giao thông mà trong đó tất cả các luồng xe vào nút từ các hướng đều đi lại trên cùng một mặt bằng. Nút giao thông khác mức là nút giao thông sử dụng các công trình cầu vượt, hầm chui có cao độ khác với cao độ mặt bằng để loại bỏ sự giao cắt (xung đột) giữa các luồng xe đi vuông góc hoặc cắt chéo nhau. Khi các tuyến giao thông có lưu lượng xe rất lớn gặp nhau, nút giao thông đồng mức không đảm bảo an toàn về tốc độ chyển động của xe, người ta dùng kiểu nút giao thông khác mức. Hình thức này rất thuận tiện, an toàn giao thông đồng thời đảm bảo tốc độ và lưu lượng xe qua lại không bị gián đoạn (tốc độ xe và lưu lượng xe qua lại không thay đổi so với toàn tuyến đường) khi thay đổi hướng xe chạy. Nút giao thông khác mức thường có các dạng nút hai tầng hoặc nhiều tầng. b. Nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông đô thị Có 5 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng UTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội: 1. Dân số tăng quá tải => nhu cầu giao thông và PTGT tăng nhanh 2. Cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển, diện tích dành cho giao thông hạn chế 3. Hệ thống giao thông vận tải công cộng chưa phát triển 4. Bộ máy hành chính và quản lý còn nhiều bất cập 5. Ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt c. Hậu quả của ùn tắc giao thông đến các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường Ùn tắc giao thông quá mức, xảy ra thường xuyên trên diện rộng ở các thành phố, đô thị đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng, khó có thể đo lường. Ngoài việc gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế do lãng phí thời gian, tiền bạc (lãng phí nhiên liệu, giảm năng suất lao động ), ùn tắc giao thông đô thị còn gây ô nhiễm 7 7 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường môi trường (ô nhiễm bụi, ô nhiễm không khí và tiếng ồn) gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và đời sống người dân đô thị. 2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu  Thu thập tài liệu ( sách, báo ) về vấn đề ùn tắc giao thông.  Lý do: Vấn đề ùn tắc giao thông (đặc biệt ở Hà Nội) là một chủ đề “hot” có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Bài tiểu luận dựa trên quá trình thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin thu được 3. Kết quả nghiên cứu 1. Hiện trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Hà Nội 2. Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại Hà Nội 3. Hậu quả ùn tắc giao thông 8 8 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường 4. Giải pháp giảm thiếu ùn tắc giao thông Hà Nội và bài học quốc tế 1: Hiện trạng ùn tắc giao thông 1.1. Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải đô thị của thành phố Hà Nội 2.1.1. Hiện trạng hệ thống giao thông (động, tĩnh): 1. Phát triển:  Mở rộng, nâng cấp cải tạo mạng lưới giao thông.  Giao thông công cộng. 2. Bất cập:  Quy mô hệ thống giao thông đô thị nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, năng lực rất hạn chế  Hệ thống giao thông tĩnh còn rất thiếu và chưa được quan tâm đúng mức.  Gia tăng phương tiện giao thông (đặc biệt là phương tiện các nhân)  Chưa đạt được tính thẩm mĩ (vẻ đẹp cho Hà Nội ) Giao thông công cộng: của Hà Nội cũng đang được chú trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm ách tắc giao thông do sử dụng phương tiện cá nhân. Tính đến năm 2009, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có 80 tuyến, khoảng 1.000 đầu xe với năng lực vận chuyển 400 triệu lượt hành khách, tương đương trên 20% nhu cầu đi lại của nhân dân. Đến giờ, hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt cũng được đầu tư nhiều hơn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được đủ nhu cầu đi lại của người dân. Tuy vậy, mạng lưới giao thông đô thị của Hà Nội đang tỏ rõ nhiều bất cập, yếu kém: + Quy mô hệ thống giao thông đô thị nhỏ, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, năng lực rất hạn chế. Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông ở Hà Nội còn ở mức rất thấp (hiện chỉ đạt 7% so với mức 20 – 25% tại các đô thị phát triển) và phân bố không đều (quận Hoàn Kiếm có tỷ lệ đường giao thông đạt 12% so với diện tích đô thị, các quận khác chỉ đạt 5 – 6%). Mật độ đường của Hà Nội cũng chỉ có 3,89km/km2 (tỷ lệ này tại các đô thị phát triển là 5 – 6km/km2). Cấu trúc đường hỗn hợp và thiếu sự liên thông. Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật của đường không đồng nhất. 9 9 Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường + Hầu hết đường phố nhỏ hẹp, lòng đường chỉ rộng từ 7 – 11m và được bố trí đan xen, dày đặc. Các giao cắt đồng mức và quá gần nhau (giao cắt trong nội thành trung bình cách nhau 380m, nhiều giao cắt chỉ cách nhau 50 – 100m) nên dễ tạo thành xung đột, giảm tốc độ lưu thông của phương tiện (vận tốc trung bình của phương tiện chỉ đạt 17 – 27km/h). + Hệ thống giao thông tĩnh còn rất thiếu và chưa được quan tâm đúng mức. Chỉ có 8 trong số 130 điểm đỗ xe nêu trên được xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch, còn lại là tận dụng đường, vỉa hè. + Mạng lưới giao thông đô thị không những giải quyết vấn đề đi lại mà còn tạo nên bộ mặt, vẻ đẹp của một thành phố. Với ý nghĩa này, Hà Nội chưa đạt được. Mặc dù một số con đường mới mở của Hà Nội đã được trao giải con đường đẹp Việt Nam, nhưng Hà Nội chưa có những con đường, những đại lộ nổi tiếng, tạo đặc trưng riêng của mình. 2.1.2. Hiện trạng hệ thống vận tải (công cộng & cá nhân): Hệ thống vận tải công cộng ở Hà Nội hiện mới đáp ứng được khoảng 20% nhu cầu đi lại của người dân, trong đó chủ yếu là xe buýt và taxi. Giao thông công cộng của Hà Nội rất yếu kém, hiện chưa có các loại hình vận tải công cộng cao tốc, có khả năng chuyên trở lớn như metro các loại ngầm hoặc nổi trên mặt đất… Trong khi đó, phương tiện vận tải cá nhân phát triển mạnh mẽ, với số lượng lớn không thể kiểm soát nổi. Ước tính, hiện nay (03/2008) thành phố có 207.090 xe ô tô các loại (đó là chưa tính tới 200.000 xe ô tô do Cục CSGT quản lý), 1.921.822 xe máy, 1.000.000 xe đạp, 300 xe xích lô, chưa kể đến các phương tiện đăng ký ngoại tỉnh lưu hành trong thành phố. Cơ cấu luồng phương tiện xe đạp là 25,3%, cho xe máy là 63,2%, xe con là 3,6%, xe tải là 1,1% và xe buýt là 6,7%, những con số này phần nào thể hiện dòng giao thông hỗn hợp làm cho công tác tổ chức, điều hành giao thông thêm khó khăn, phức tạp. 10 10 [...]... 11 2.2 Hiện trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội Hà Nội đang phải đối mặt với cuộc “chiến tranh giao thông , đó là nhận định của các chuyên gia giao thông Nhật Bản đang làm việc tại dự án phát triển nguồn nhân lực an toàn giao thông Hà Nội (TRAHUD) Hạ tầng giao thông hầu như không phát triển, phương tiện giao thông tăng theo cấp số nhân, ý thức chấp hành Luật Giao thông tự phát, tuỳ... theo đó là ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông ngày càng tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo đánh giá của Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội, hiện các tuyến đường trong khu vực nội thành chỉ đáp ứng được 30% lượng phương tiện hiện có Trên toàn thành phố hiện có 76 điểm có nguy cơ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông, trong đó riêng tại địa bàn quận Đống Đa có tới 34 điểm 1 Ùn tắc giao thông thường... ảnh ùn tắc giao thông còn ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thị Chỉ đứng nhìn cảnh lộn xộn, chen lấn lúc ùn tắc thôi đã thấy mệt 4 Giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông Hà Nội và quốc tế Công tác giảm UTGT trên địa bàn Hà Nội đã được coi là vấn đề cấp bách hàng đầu, nhiều giải pháp đã được tiến hành nhằm khắc phục Tuy nhiên kết quả vẫn còn rất hạn chế và hậu quả của UTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày... này phần nào thể hiện dòng giao thông hỗn hợp làm cho công tác tổ chức, điều hành giao thông thêm khó khăn, phức tạp Với hiện trạng giao thông hiện nay thì 1km đường Hà Nội phải chịu tải trên 500 ô tô và 6.000 xe máy Với tốc độ phát triển phương tiện là 12-15%/ năm như hiện nay thì tình trạng ùn tắc sẽ càng nghiêm trọng hơn 2 Nguyên nhân ùn tắc giao thông ở Hà Nội Hà Nội đang trong quá trình xây dựng,... lại của người dân không ngừng tăng, cầu về phương tiện giao thông (đặc biệt là phương tiện giao thông cá nhân) càng tăng và lưu lượng tham gia giao thông ngày càng lớn 2.Cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển, diện tích dành cho giao thông hạn chế Cơ sở hạ tầng yếu kém là một trong những nguyên nhân của sự ùn tắc giao thông tại thành phố Hà Nội Mạng lưới đường bộ dài 955km, chiếm tỷ lệ 7,2% diện... nhanh, hạ tầng giao thông phát triển chưa đồng bộ Ùn tắc giao thông là do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với hệ thống GTVT mà trong thực tế tại Hà Nội hiện nay là cầu đang vượt quá cung, cung không đáp ứng được với sự tăng trưởng của cầu, đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội hiện nay Có 5 nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng UTGT trên địa bàn thành phố Hà Nội: 1 Dân số tăng... xếp thành 2 hàng bên cửa lên xuống để nhường người từ trên tàu xuống hết rồi mới lần lượt lên tàu Vào những năm 60 giao thông Nhật cũng giống như Hà Nội bây giờ, đi lại lộn xộn dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông Có những thời điểm mà tai nạn giao thông cũng như số người chết tăng cao, người Nhật đã gọi đây là "cuộc chiến tranh giao thông" Từ năm 1971, Nhật Bản đã ban hành luật về an toàn giao thông. .. cầu giao thông và PTGT tăng nhanh 2 Cơ sở hạ tầng giao thông chưa phát triển, diện tích dành cho giao thông hạn chế 3 Hệ thống giao thông vận tải công cộng chưa phát triển 4 Bộ máy hành chính và quản lý còn nhiều bất cập 5 Ý thức tham gia giao thông của người dân chưa tốt 1.Dân số tăng quá tải => nhu cầu giao thông và PTGT tăng nhanh Sinh Viện: Phạm Thị Trang Lớp: K54 – Sinh Thái Môi Trường 13 Hà Nội. .. nhất chỉ đạt 20 - 30% so với yêu cầu Ngoài ra, việc các công trình giao thông, viễn thông, điện, nước… luôn luôn không đồng bộ khiến đường giao thông không ngớt bị đào bới cũng là gây cản trở giao thông 3 Hệ thống vận tải hành khách công cộng còn thiếu và yếu Hiện nay phương tiện giao thông công cộng ở Hà Nội chủ yếu có ôtô buýt và taxi Hà Nội có khoảng 32 doanh nghiệp tham gia kinh doanh taxi trên địa... các phương án điều khiển đèn tín hiệu tối ưu nhất để giải quyết chỗ ùn tắc Đặc biệt, việc tính toán các phương án điều khiển giao thông cho 1 tuyến đường, bao giờ cũng gắn với cả khu vực bị ùn tắc, nên khi giải quyết ùn tắc tại một điểm sẽ không làm ảnh hưởng tới các đường, nút giao thông khác Tất cả các thông tin về tình hình giao thông được cập nhật liên tục và định kỳ cung cấp (5 phút/lần ở đường . quả ùn tắc giao thông trên đô thị Hà Nội 3. Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại Hà Nội 4. Giải pháp giảm thiếu ùn tắc giao thông Hà Nội và quốc tế 4. Kết luận 5. Tài liệu tham khảo 1 .Tổng quan 3 3 Sinh. tích và tổng hợp thông tin thu được 3. Kết quả nghiên cứu 1. Hiện trạng ùn tắc giao thông tại đô thị Hà Nội 2. Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông tại Hà Nội 3. Hậu quả ùn tắc giao thông 8 8 Sinh. thiếu ùn tắc giao thông Hà Nội và bài học quốc tế 1: Hiện trạng ùn tắc giao thông 1.1. Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải đô thị của thành phố Hà Nội 2.1.1. Hiện trạng hệ thống giao thông

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:43

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.1 Giao thông đô thị

    • d. Tác động của hệ thống giao thông vận tải đô thị

    • e. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao thông vận tải đô thị

      • Cơ sở hạ tầng giao thông đô thị

      • Phương tiện giao thông đô thị

      • 1.2. Ùn tắc giao thông đô thị

        • a. Các khái niệm:

        • b. Nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông đô thị

        • c. Hậu quả của ùn tắc giao thông đến các hoạt động kinh tế, xã hội, môi trường

        • 3. Kết quả nghiên cứu

        • 1: Hiện trạng ùn tắc giao thông

          • 1.1. Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải đô thị của thành phố Hà Nội

            • 2.1.1. Hiện trạng hệ thống giao thông (động, tĩnh):

            • 2.1.2. Hiện trạng hệ thống vận tải (công cộng & cá nhân):

            • 2.2. Hiện trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội

            • 2. Nguyên nhân ùn tắc giao thông ở Hà Nội

              • 3. Hệ thống vận tải hành khách công cộng còn thiếu và yếu

              • 4. Công tác quản lý, tổ chức giao thông đô thị yếu

              • 5. Tình trạng dân trí, ý thức tự giác của dân cư đô thị còn thấp

              • 3.1. Thiệt hại kinh tế do ùn tắc giao thông gây nên

              • 3.2. Ô nhiễm môi trường ngày càng cao (ô nhiễm không khí do bụi và khí thải và ô nhiễm tiếng ồn)

              • 3.3. Ùn tắc giao thông ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan