Các công ước Quốc tế môi trường Việt Nam tham gia

46 3.2K 4
Các công ước Quốc tế môi trường Việt Nam tham gia

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC I. ĐỊNH NGHĨA: 1.Khái niệm: Công ước quốc tế là văn bản ghi rõ những việc cần tuân theo và những điều bị cấm thi hành, liên quan đến một lĩnh vực nào đó, do một nhóm nước thoả thuận và cùng cam kết thực hiện, nhằm tạo ra tiếng nói chung, sự thống nhất về hành động và sự hợp tác trong các nước thành viên. Công ước quốc tế có hiệu lực trọn vẹn với các nước thành viên, nhưng cũng có tác động rất lớn đối với các nước trong khu vực chưa tham gia công ước. Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. 2.Ý nghĩa: Tham gia vào các công ước là các nước đã thể hiện được sự quan tâm, trách nhiệm của quốc gia mình đối với vấn đề chungcủa thế giới đồng thời qua đó thể hiện được vị trí, tiếng nói cũng như đưa hình ảnh của mình trên trường quốc tế. Tham gia công ước các nước thành viên sẽ có được phương hướng hành động ứng phó với những vấn đề đặt ra, đồng thời có cơ hội nhận được sựbảo vệ,hỗ trở về khoa học, công nghệ, vốn của cộng động quốc tế. II. CÁC CÔNG ƯỚC VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA 1. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới 1.1 Giới thiệu − Công ước được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của Đại hội đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-1972. − Công ước đã được 186 nước tham gia kí kết. − Hiện có 911 Di sản thế giới nằm tại 151 quốc gia thành viên. Trong số này, 704 là văn hóa, 180 tự nhiên và 27 là di sản hỗn hợp. − Việt Nam tham gia kí kết vào ngày: 19/10/1987. 1.2 Các di sản của Việt Nam Hiện tại, Việt Nam đã có 6 di tích được UNESCO công nhận là Di sản thế giới gồm: − Vịnh Hạ Long 1994 − Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng 2003 − Quần thể di tích cố đô Huế 1993 − Phố cổ Hội An 1999 − Thánh địa Mỹ Sơn 1999Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long 2010 Các di sản khác UNESCO xếp vào di sản thế giới gồm: − Cao nguyên đá Đồng Văn 2010. − Nhã Nhạc Cung Đình Huế 2003. − Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên 2005. − Dân Ca Quan Họ Bắc Ninh 2009 − Ca Trù 2009. − Hội Gióng đền Sóc 2010. − Bia Tiến Sĩ 2010. 1.3 Nội dung: 1.3.1 Định nghĩa: Di sản văn hoá là: − Các di tích: các công trình kiến trúc, điêu khắc hoặc hội hoạ hoành tráng, các yếu tố hay kết cấu có tính chất khảo cổ, các văn bản, các hang động và các nhóm yếu tố có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học. − Các quần thể: các nhóm công trình xây dựng đứng một mình hoặc quần tụ có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, nghệ thuật hay khoa học, do kiến trúc, sự thống nhất của chúng hoặc sự nhất thể hoá của chúng vào cảnh quan. − Các thắng cảnh: các công trình của con người hoặc những công trình của con người kết hợp với các công trình của tự nhiên, cũng như các khu vực, kể cả các di chỉ khảo cổ học, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện lịch sử, thẩm mỹ, dân tộc học hoặc nhân chủng học. Di sản tự nhiên là: − Các di tích tự nhiên được tạo thành bởi những cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi các nhóm cấu trúc như vậy, có một giá trị đặc biệt về phương diện thẩm mỹ hoặc khoa học. − Các cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới đã được xác định là nơi cư trú của các giống động vật và thực vật có nguy cơ bị tiêu diệt, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học bảo tồn. − Các cảnh vật tự nhiên hoặc các khu vực tự nhiên có ranh giới đã được xác định cụ thể, có giá trị quốc tế đặc biệt về phương diện khoa học, bảo tồn hoặc vẻ đẹp thiên nhiên. 1.3.2 Thực trạng Nhận thấy rằng: di sản văn hoá và di sản tự nhiên ngày càng có nguy cơ bị phá hoại không chỉ bởi nguyên nhân xuống cấp vì “ lão hóa” theo thời gian mà còn bởi sự tiến triển của đời sống xã hội và kinh tế làm quá trình xuống cấp của các di sản nhanh và nghiêm trọng hơn Xét rằng: việc bảo vệ di sản đó ở các cấp quốc gia thường không được hoàn chỉnh vì việc bảo vệ đó đòi hỏi rất nhiều phương tiện như nguồn lực kinh tế, khoa học và ký thuật, sự giám sát, quản lý. Nhận thức được điều đó, tổ chức quốc tế UNESCO đã đưa ra công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới. 1.3.3 Các khoản thỏa thuận chính − Mối một quốc gia tham gia Công ước này công nhận rằng trách nhiệm bảo đảm của việc xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và truyền lại cho các thế hệ tương lai di sản văn hoá và tự nhiên nêu là trách nhiệm trước tiên của mình. Quốc gia này phải nỗ lực hành động tối đa cho mục đích trên bằng những nguồn lực mà mình sẵn có và nếu có, thì bằng cả sự viện trợ và hợp tác quốc tế mà nó có thể có được hưởng nhất là về mặt tài chính, nghệ thuật, khoa học và kỹ thuật. − Để bảo đảm việc bảo vệ và bảo tồn càng hiệu quả càng tốt và tôn tạo càng tích cực càng tốt di sản văn hoá và tự nhiên nằm trên lãnh thổ của mỗi nước và theo những điều kiện thích hợp của mỗi nước, các nước tham gia vào Công ước này sẽ cố gắng hết sức mình để thực hiện các công tác sau đây: a. Đề ra một chính sách chung để trao cho di sản văn hoá và tự nhiên một chức năng nhất định trong đời sống tập thể và đưa việc bảo vệ di sản đó vào các chương trình của việc kế hoạch hoá chung; b. Thành lập trên lãnh thổ của mình (trong trường hợp chưa có) một hoặc một vài cơ quan bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, có số nhân viên thích hợp và có đủ phương tiện thực hiện các nhiệm vụ được giao; c. Phát triển các công trình nghiên cứu và tìm tòi khoa học - kỹ thuật và cải tiến các phương pháp can thiệp cho phép một quốc gia ứng phó với những tai hoạ đang đe doạ di sản văn hoá hay tự nhiên của nó. d. Áp dụng các biện pháp luật pháp, khoa học - kỹ thuật, hành chính và tài chính thích hợp để xác định, bảo vệ, bảo tồn, tôn tạo và tái sử dụng di sản đó; e. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập hoặc phát triển các trung tâm quốc gia hoặc vùng về đào tạo cán bộ trong lĩnh vực bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên, khuyến khích việc nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này. - Khi viện trợ, giúp đỡ các quốc gia khác trong công tác bảo vệ các di sản văn hóa và tự nhiên cần tuân thủ một số điều a.Với tinh thần hoàn toàn tôn trọng chủ quyền của các quốc gia có di sản văn hoá và tự nhiên theo Điều1 và 2 nằm trên lãnh thổ của mình và không làm thiệt hại đến các quyền lợi cụ thể dự kiến trong luật pháp quốc gia về di sản đó, các nước tham gia Công ước này thừa nhận rằng đó là một di sản của thế giới mà toàn thể cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ hợp tác để bảo vệ. b. Các quốc gia tham gia Công ước xin nguyện góp sức một cách tương xứng và căn cứ vào các điều khoản của bản Công ước này, vào việc xác định, bảo vệ, bảo tồn và tôn tạo di sản văn hoá và tự nhiên nêu trong các phần 2 và 4 của Điều11 nếu quốc gia có di sản nằm trên lãnh thổ của nó, yêu cầu. c. Mỗi nước tham gia Công ước xin nguyện kiên quyết không dùng bất cứ biện pháp nào có thể phương hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến di sản văn hoá và tự nhiên nêu trong các Điều1 và 2, nằm trên lãnh thổ của các nước khác tham gia Công ước này. 2. Công ước Ramsar 2.1 Giới thiệu − Công ước Ramsar (công ước quốc tế về vùng đất ngập nước và các loài chimnước) là một điều ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, ngăn chặn sự xâm chiếm và phá hủy các vùng đất ngập nước và các loài chim nước trong hiện tại và tương lai. Công ước được đặt tên theo thành phố Ramsar của Iran. − Công ước được thông qua ngày 02/02/1971 và có hiệu lực ngày 21/12/1975, ban đầu có 11 quốc gia tham gia, hiện nay có 160 quốc gia đã tham gia. − Việt Nam tham gia công ước vào ngày 20/09/1988. 2.2 Khái niệm Đất ngập nước là những vùng đầm lầy, sình lầy, vùng than bùn hoặc vùng nước dù là tự nhiên hay nhân tạo, thường xuyên hay tạm thời, với nước đọng hay nước chảy, nước ngọt, nước lợ hay nước mặn, bao gồm cả các vùng nước biển có độ sâu không quá 6 mét khi thuỷ triều thấp. Chim nước là những loài chim mà về mặt sinh thái phụ thuộc và các vùng đất ngập nước. 2.3 Nội dung thỏa thuận Mỗi bên tham gia sẽ chỉ định những vùng đất ngập nước thích hợp trong phạm vi lãnh thổ của mình để đưa vào Danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Vì lợi ích cấp thiết của quốc gia mà xoá bỏ hoặc hạn chế bớt ranh giới vùng đất ngập nước đã đưa vào Danh mục thì Quốc gia đó phải đền bù tối đa mọi tổn thất về tài nguyên đất ngập nước và nhất là phải tạo lập các khu dự trữ thiên nhiên bổ sung cho loài chim nước và để giữ được, ở tại vùng đó nay ở nơi khác, một tỷ lệ thoả đáng của nơi cư trú ban đầu . Các Bên tham gia sẽ khuyến khích việc nghiên cứu và trao đổi số liệu và các ấn phẩm về các vùng đất ngập nước và hệ động và thực vật của chúng. Các Bên tham gia, thông qua việc quản lý, sẽ cố gắng làm tăng trưởng số lượng chim nước ở các vùng đất ngập nước thích hợp. Các Bên tham gia sẽ đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ có thẩm quyền trong các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý và bảo vệ đất ngập nước. 3. Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu 3.1. Giới thiệu − Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đă được chấp nhận vào ngày 9/5/1992 tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York. − Hiệncó 194 quốc gia và 1 tổ chức kinh tế khu vực tham gia . − Việt Nam tham gia vào 16/11/1994. 3.2. Hiện trạng − Con người đang đối diện với vấn đề biến đổi khí hậu với hiện tượng ấm lên tòan cầu. Sự ấm lên toàn cầu do hiệu ứng các khí nhà kính đã và đang tác động mạnh mẽ đến hệ thống khí hậu. − Chủ yếu là do phát thải của các nước phát triển, phát thải của các nước chưa phát thải còn thấp ( bình quân phát thải trên đầu người còn tương đối thấp). 3.3. Mục tiêu Các quốc gia thành viên cam kết : - Ổn định khí nhà kính trong khí quyển ở mức ngăn ngừa được. - Mức phát thải phải phù hợp để sinh thái thích nghi một cách tự nhiên với sự thay đổi khí hậu, đảm bảo rằng việc sản xuất lương thực không bị đe dọa tạo khả năng phát triển một cách lâu bền. 4. Nghị định thư Kyoto 4.1. Giới thiệu − Nghị định thư kyoto là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu. Được kí vào 11/ 12/1997 tại Tokyo. − Có hiệu lực thi hành từ ngày 16/ 02/ 2005 − Đến 9/2011 đã có 191 nước tham gia trong đó có khoảng 36 nước phát triển. − Việt Nam đã ký Nghị định thư Kyoto vào ngày 3/12/1998 và phê chuẩn vào ngày 25/9/2002 4.2 Nội dung − Nghị định thư Kyoto đưa ra chỉ tiêu giảm phát thải khí nhà kính có tính ràng buộc pháp lý đối với các nước phát triển, các nước đang phát triển thì vốn không chịu ràng buộc bởi các nguyên tắc thì có thể tham gia “ chương trình cơ cấu phát triển sạch”. − Nghị định thư Kyoto cũng cho phép một vài cách tiếp cận linh hoạt cho các nước phát triển nhằm đạt được mục tiêu cắt giảm khí thải bằng cách cho phép các nước này mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể thực hiện dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho các nước. 5. Công ước quốc tế về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học CWC (Convention on Weapons Chemical): 5.1. Giới thiệu về Công ước: Công ước quốc tế về cấm nghiên cứu, sản xuất, tàng trữ và sử dụng vũ khí hóa học (gọi tắt là Công ước về vũ khí hóa học). Đây là Công ước được Liên hợp quốc thông qua hồi đầu tháng 9/1992 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/04/1997. Đến năm 2013: có sự tham gia của 188 quốc gia. 08/04/2013: Hội nghị các nước thành viên Công ước Quốc tế về cấm sử dụng vũ khí hóa học khai mạc tại The Hague (Hà Lan). Tại Hội nghị này, thông cáo của LHQ nêu rõ, Công ước về vũ khí hóa học (CWC) năm 1997 “là văn kiện đa phương đầu tiên nghiêm cấm hoàn toàn các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt”. 5.2. Nội dung: 5.2.1. Mục tiêu của Công ước về vũ khí hóa học: • Tiêu huỷ toàn bộ các loại vũ khí hoá học và các phương tiện, cơ sở sản xuất vũ khí hoá học hiện có trong khoảng thời gian từ 10 hoặc 15 năm. • Cấm toàn bộ các chương trình phát triển vũ khí hoá học hiện tại. • Ngăn chặn sự xuất hiện những chương trình phát triển vũ khí hoá học mới. • Trợ giúp cho các nước thành viên khi họ bị đe doạ hoặc bị tấn công bằng vũ khí hoá học. • Mở ra khả năng xúc tiến tự do hoá thương mại trong lĩnh vực hoá chất cũng như hợp tác, trao đổi quốc tế về những thông tin khoa học và kỹ thuật trong lĩnh vực hoá học và công nghệ hoá học nhăm thúc đẩy sự phát triển kinh tế và kỹ thuật đối với tất cả các nước thành viên. • Để thực hiện được mục tiêu trên, Công ước cấm vũ khí hoá học đưa ra những điều khoản về thanh tra và kiểm soát rất chặt chẽ việc tiêu huỷ các loại vũ khí hoá học, các phương tiện, cơ sở sản xuất vũ khí hóa học và việc xuất nhập khẩu các loại hoá chất độc qui định trong công ước. 5.2.2. Quyền lợi của các quốc gia thành viên: • Nhận chuyển giao các thiết bị phát hiện, hệ thống báo động, các thiết bị và các chất tiêu độc cũng như thuốc điều trị, tư vấn về tất cả các biện pháp phòng chống vũ khí hoá học. • Sử dụng thông tin sẵn có liên quan tới các biện pháp phòng chống vũ khí hoá học trong ngân hàng dữ liệu của Ban thư ký kỹ thuật. • Yêu cầu Ban thư ký kỹ thuật cung cấp các tư vấn chuyên môn và giúp đỡ thực hiện các chương trình phát triển và hoàn thiện khả năng phòng chống vũ khí hoá học. • Tiếp nhận sự giúp đỡ và bảo vệ chống lại việc sử dụng vũ hoá học. • Yêu cầu viện trợ cho các nạn nhân do việc sử dụng vũ khí hoá học gây ra trong các trường hợp khẩn cấp. • Tạo cơ hội xúc tiến hợp tác và trao đổi quốc tế về thông tin khoa học kỹ thuật. Nghiên cứu, phát triển, chuyển giao sử dụng các hoá chất và phương tiện, thiết bị sản xuất chế biến hoá chất cho các mục đích không bị cấm trong Công ước. 5.3. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học OPCW (Organization on Prohibit Chemical Weapons): • OPCW là một tổ chức quốc tế độc lập về cấm sử dụng vũ khí hóa học. • Ra đời 1997 với mục đích giám sát việc thực hiện Hiệp ước Quốc tế về vũ khí hóa học (CWC). • Trụ sở: Hà Lan. • 19/9/2006: có 179 thành viên, gồm tất cả các quốc gia thành viên thường trực của HĐBA Liên hợp quốc, tất cả các nước có ngành hóa học phát triển và các nước từ tất cả các khu vực trên thế giới. • OPCW tổ chức họp tất cả thành viên hàng năm. Các quốc gia thành viên của OPCW có nhiệm vụ công bố số liệu đều đặn về số vũ khí hóa học nhằm xây dựng lộ trình đảm bảo vô hiệu hóa toàn bộ vũ khí hóa học gây ngạt (nhóm 1), vũ khí hóa học gây tổn thương thần kinh (nhóm 2), vũ khí hóa học gây loét da (nhóm 3). 5.4. Quá trình phê chuẩn Công ước của Chính phủ Việt Nam: • 13/01/1993: Việt Nam ký Công ước cấm vũ khí hoá học. • 24/08/1998: Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã phê chuẩn công ước này. • 19/10/1998: Chính phủ ban hành công văn số 112/CP-QHQT-m giao cho Bộ Công nghiệp làm Cơ quan Quốc gia phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khác để thực hiện Công ước và Bộ Ngoại giao cũng đã thông báo cho Tổ chức thực hiện Công ước về quyết định này của Chính phủ. • 30/10/1998: Công ước có hiệu lực chính thức đối với VN. VN trở thành thành viên chính thức của Tổ chức cấm vũ khí hoá học (OPCW).  Cơ cấu tổ chức: • Bộ Công nghiệp: • Bộ Ngoại giao: • Bộ quốc phòng: • Bộ Công an: • Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan: • Bộ Tư pháp: • Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường: 6. Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển 1992 (Tuyên bố Rio): 6.1. Giới thiệu tuyên bố Rio: Được nêu ra trong hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil (1992), với sự tham dự của 178 quốc gia và khoảng 30 ngàn người. 6.2. Nội dung: Tuyên bố Rio nêu ra 27 nguyên tắc không ràng buộc pháp lý, nhằm hướng tới một tuyên bố về Quyền Môi trường để đảm bảo trách nhiệm bảo vệ môi trường của mọi người trong các hoạt động phát triển. Tuyên bố đưa ra nguyên tắc tiếp cận: • “Phòng ngừa là chính”, yêu cầu các dự án phải làm đánh giá tác động môi trường. • “Trách nhiệm chung có phân biệt”: các nước phát triển, tùy nước sẽ có trách nhiệm liên quan đặc biệt về việc gây áp lực lên môi trường, tài nguyên toàn cầu. • “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”: cá nhân doanh nghiệp sử dụng tài nguyên, môi trường và gây ô nhiễm phải có trách nhiệm tài chính để giảm thiểu khả năng gây sự cố môi trường. 6.3. Việt Nam: Ở Việt Nam, do nhận thức được tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn đề môi trường, ngay sau Tuyên bố Rio, Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993. Sau đó đã hình thành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Ngày 26 tháng 8 năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 36-CT/TW về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt gần đây là nghị quyết số 41-NQ/TW (15/11/2004) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong đó nhấn mạnh :”Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản, không thể thiếu trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng đảm bảo phát triển bền vững, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhiều chỉ thị, nghị quyết khác của Đảng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã được ban hành, nhiều chương trình, đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này đã được tiến hành và thu được những kết quả bước đầu, nhiều nội dung cơ bản về phát triển bền vững đã đi vào cuộc sống và dần dần trở thành xu thế tất yếu trong sự phát triển của đất nước. 7. Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon 7.1. Giới thiệu: [...]... của Công ước đa dạng sinh học CBD là một công ước khung, các điều khoản của công ước chỉ đưa ra các mục tiêu tổng quát cần đạt được chứ không phải là các hoạt động cụ thể và bắt buộc Các bên tham gia công ước, tuỳ thuộc vào khả năng của mình, sẽ tự quyết định cách thức thực hiện các điều khoản đó Cơ quan ra quyết định của công ước là Hội nghị Các bên Tham gia (COP) Hội nghị là nơi các bên tham gia công. .. giới, dù là nước công nghiệp phát triển hay là nước đang phát triển… Công ước không chấp nhận bảo lưu mà đòi hỏi các quốc gia phải tham gia cả gói (package deal), có nghĩa là việc phê chuẩn hoặc tham gia Công ước đòi hỏi quốc gia phải có trách nhiệm thực hiện toàn bộ các điều khoản của Công ước Công ước Luật biển 1982 đã trù định toàn bộ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển... chặn việc xuất khẩu chất thải từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển 12.2 Công ước Basel tại Việt Nam − Việt Nam phê chuẩn công ước Basel ngày 13/3/1995 − Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường làm cơ quan thẩm quyền quốc gia và Cơ quan đầu mối quốc gia − Cục Quản lý chất thải và cải thiện môi trường là đầu mối hỗ trợ trong các công việc hàng ngày của Cơ quan... chuyển giao công nghệ 10.4 Công ước Đa dạng sinh học ở Việt Nam Tính đến cuối năm 2011, đã có 193 nước tham gia Công ước Đa dạng Sinh học.Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác bảo tồn, sử dụng bền vững đa dạng sinh học, Việt Nam đã tiến hành ký phê chuẩn Công ước vào ngày 28/5/1993 và chính thức trở thành một trong những quốc gia đầu tiên tham gia Công ước vào ngày 16/11/1994 Cơ quan được giao trách... ích của thế hệ hôm nay và mai sau 9.2.1 Nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia công ước • Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 134 của Công ước quốc tế về chống sa mạc hoá vào tháng 11 năm 1998 Là một quốc gia tham gia Công ước, Việt Nam cam kết thực hiện các nghĩa vụ chung theo Điều 4 của văn kiện cũng như nghĩa vụ của các quốc gia bị ảnh hưởng bởi sa mạc hóa và hạn hán quy định trong Điều 5,... về Công ước Sau khi Công ước Luật biển 1982 được thông qua ngày 30/4/1982, Việt Nam là một trong 107 quốc gia tham gia ký Công ước tại Montego Bay Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước ta đã ra Nghị quyết về việc phê chuẩn văn kiện pháp lý quan trọng này Điểm 1 trong Nghị quyết nêu rõ: “ Bằng việc phê chuẩn Công ước của LHQ về Luật biển 1982, nước CH XHCN Việt Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế. .. quan thẩm quyền và Cơ quan đầu mối 12.3 Các hoạt động tham gia công ước ở Việt Nam 12.3.1 Hoạt động chung − Tập hợp và phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật của Công ước để áp dụng vào Việt Nam; − Phối hợp chuyên gia của Công ước tổ chức các khóa tập huận cho cán bộ môi trường, hải quan, thương mại các tỉnh, thành phố; − Hình thành cơ chế phối hợp liên ngành trong nước nhằm kiểm soát chặt chẽ xuất, nhập khẩu... và PFOS-F; Các hóa chất trong Phụ lục C: Pentachlorobenzene • Năm 2011, Hội nghị các Bên lần thứ năm (COP 05) Công ước Stockholm đã bổ sung thêm Endosulfan và các đồng phân vào Phụ lục A của Công ước (Các chất POP theo yêu cầu mới của Công ước Stockholm sau đây được gọi tắt là các chất POP mới) Để thực hiện Công ước Stockholm, các Bên tham gia cần xây dựng Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước (sau đây... được phê chuẩn bởi 50 quốc gia hoặc các đơn vị hợp nhất kinh tế khu vực Đến tháng 6 năm 2002, có 103 quốc gia ký kết nhưng chỉ có 21 quốc gia phê chuẩn Khi một quốc gia ký kết Nghị định thư có nghĩa là quốc gia đó ủng hộ Nghị định thư và cam kết triển khai các bước cần thiết để được xem xét phê chuẩn Nghị định thư chỉ trở thành văn bản ràng buộc luật pháp quốc tế khi các quốc gia nộp tài liệu phê chuẩn... đề quản lý POP ở Việt Nam Kế hoạch quốc gia thực hiện Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó • phân huỷ đến năm 2020 Phụ lục: Danh mục 15 đề án ưu tiên quốc gia về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ Bản Kế hoạch này là kết quả của Dự án GEF/UNDP VIE01G31: “Xây dựng Kế hoạch quốc gia cho Việt Nam trong quá trình tham gia, thực hiện và 5 hiệu lực hoá Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm . trong các Điều1 và 2, nằm trên lãnh thổ của các nước khác tham gia Công ước này. 2. Công ước Ramsar 2.1 Giới thiệu − Công ước Ramsar (công ước quốc tế về vùng đất ngập nước và các loài chimnước). của Iran. − Công ước được thông qua ngày 02/02/1971 và có hiệu lực ngày 21/12/1975, ban đầu có 11 quốc gia tham gia, hiện nay có 160 quốc gia đã tham gia. − Việt Nam tham gia công ước vào ngày. ước. Hiện nay, có khoảng 300 công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. 2.Ý nghĩa: Tham gia vào các công ước là các nước đã thể hiện được sự quan tâm, trách nhiệm của quốc gia mình đối với vấn đề chungcủa

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • I. ĐỊNH NGHĨA:

  • 2.Ý nghĩa:

  • II. CÁC CÔNG ƯỚC VIỆT NAM ĐÃ THAM GIA

  • 1. Công ước về bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên thế giới

    • 1.1 Giới thiệu

    • 1.2 Các di sản của Việt Nam

    • 1.3 Nội dung:

      • 1.3.1 Định nghĩa:

      • 1.3.2 Thực trạng

      • 1.3.3 Các khoản thỏa thuận chính

  • 2. Công ước Ramsar

    • 2.1 Giới thiệu

    • 2.2 Khái niệm

    • 2.3 Nội dung thỏa thuận

  • 3. Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu

    • 3.1. Giới thiệu

    • 3.2. Hiện trạng

    • 3.3. Mục tiêu

  • 4. Nghị định thư Kyoto

    • 4.1. Giới thiệu

    • 4.2 Nội dung

    • 5.1. Giới thiệu về Công ước:

    • 5.2. Nội dung:

      • 5.2.1. Mục tiêu của Công ước về vũ khí hóa học:

      • 5.2.2. Quyền lợi của các quốc gia thành viên:

    • 5.3. Tổ chức Cấm vũ khí hóa học OPCW (Organization on Prohibit Chemical Weapons):

    • 5.4. Quá trình phê chuẩn Công ước của Chính phủ Việt Nam:

  • 6. Tuyên bố của Liên hợp quốc về môi trường và phát triển 1992 (Tuyên bố Rio):

    • 6.1. Giới thiệu tuyên bố Rio:

    • 6.2. Nội dung:

    • 6.3. Việt Nam:

  • 7. Công ước Vienna về bảo vệ tầng Ozon

    • 7.1. Giới thiệu:

    • 7.2. Nội dung:

  • 8. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn, 1987

    • 8.1. Giới thiệu:

    • 8.2. Nội dung:

    • 8.3. Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon

  • Ngày 15/9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Kỷ niệm 25 năm Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon (1987-2012) và Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon 16/9/2012 với chủ đề “ Bảo vệ bầu khí quyển cho các thế hệ mai sau”.  Tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó Cục trưởng, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, cho biết: Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 1/1994, với sự nỗ lực và hợp tác của các bộ ngành liên quan, các doanh nghiệp sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn (ODS), từ tháng 1/2010, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC (clorofluorocarbon). Với thành tích này, Việt Nam đã được Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc đánh giá có những đóng góp tích cực trong thực hiện Nghị định thư Montreal. Hiện nay, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới hoàn thành xây dựng dự án “Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC (hydrochlorofluorocarbon) của Việt Nam” với nguồn kinh phí 25 triệu USD để loại trừ hoàn toàn sử dụng các chất HCFC tại Việt Nam. Ông Nguyễn Khắc Hiếu, Phó cục trưởng Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết: “Với sự hỗ trợ của Quỹ đa phương, nguồn kinh phí và công nghệ hiện nay gần như đã được xác định. Khó khăn còn lại là các doanh nghiệp phải xác định thời gian khi công nghệ vào thì phải ngừng sản xuất một thời gian để tiếp nhận, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Nhưng chúng tôi mong các doanh nghiệp có thể thu xếp được vì công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích, tăng tính cạnh tranh và sản phẩm làm ra an toàn với môi trường”

  • 9. Công ước chống sa mạc hóa của Liên hợp quốc, 1992

    • 9.1. Giới thiệu:

    • 9.2. Nội dung:

      • 9.2.1. Nghĩa vụ của Việt Nam khi tham gia công ước

      • 9.2.2. Việt Nam thực thi Công ước

  • 10. Công ước đa dạng sinh học

    • 10.1. Các thông tin cơ bản

    • 10.2. Đặc điểm và nội dung của Công ước đa dạng sinh học

    • 10.3. Chủ quyền quốc gia và mối quan tâm chung của nhân loại

    • 10.3.1. Bảo tồn và sử dụng bền vững

    • 10.4. Công ước Đa dạng sinh học ở Việt Nam

    • 10.5. Kết luận

  • 11. Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học

    • 11.1. Các thông tin cơ bản

    • 11.2. Mục tiêu của nghị định thư

    • 11.3. Phạm vi của nghị định Thư

    • 11.4. Nghị định thư đã làm gì?

    • 11.5 Nghị định thư không làm gì?

    • 11.6. Khi nào nghị định thư có hiệu lưc?

    • 11.7. Các đặc điểm chính của Nghị định thư?

      • 11.7.1. Thủ tục thỏa thuận thông báo trước (AIA)

      • 11.7.2. Đánh giá rủi ro

      • 11.7.3. Xây dựng năng lực

      • 11.7.4. Nhận thức của công chúng

      • 11.7.5. Sử dụng thuật ngữ

      • 11.7.6. Công nghệ sinh học hiện đại

      • 11.8. Nghị định thư catagena tại Việt Nam

  • 12. Thực hiện công ước Basel ở Việt Nam

    • 12.1. Giới thiệu về công ước Basel

    • 12.2. Công ước Basel tại Việt Nam

    • 12.3. Các hoạt động tham gia công ước ở Việt Nam

      • 12.3.1. Hoạt động chung

      • 12.3.2. Xây dựng hệ thống pháp luật liên quan

      • 12.3.3. Thủ tục xuất khẩu chất thải nguy hại

      • 12.3.4. Các hoạt động kiểm soát nhập khẩu bất hợp pháp chất thải

  • 13. Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POP), 2001

    • 13.1. Giới thiệu

    • 13.2. Nội dung

  • 14. Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS), 1982

    • 14.1. Giới thiệu

    • 14.2. Nội dung

  • 15. Công ước quốc tế về ngăn chặn ô nhiễm từ tàu (Công ước MARPOL 1973/1978) 

    • 15.1. Giới thiệu

    • 15.2. Nội dung

  • 16. Công ước về thông báo sớm sự cố hạt nhân, IAEA, 1985

    • 16.1 . Giới thiệu:

    • 16.2 . Nội dung:

  • 17. Công ước về hỗ trợ trong trường hợp có sự cố hạt nhân hay phóng xạ khẩn cấp IAEA (1986)

    • 17.1. Giới thiệu:

    • 17.2. Nội dung:

  • 18. Công ước về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp

    • 18.1. Giới thiệu:

    • 18.2. Nội Dung:

  • Tài liệu tham khảo

  •  [7] Thực thi Công ước Đa dạng Sinh học – con đường nhiều chông gai (11/06/2012) từ (http://www.thiennhien.net/2012/06/11/thuc-thi-cong-uoc-da-dang-sinh-hoc-con-duong-nhieu-chong-gai/)

  • [8] Công ước đa dạng sinh học (1992) từ (http://thuvienphapluat.vn/archive/Cong-uoc-da-dang-sinh-hoc-CBD-1992-vb67330.aspx)

  • [9] Công ước đa dạng sinh học và vấn đề bảo tồn nguồn gen từ (http://www.vcn.vnn.vn/PrintPreview.aspx?ID=2548

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan