Kiểm định chất lượng giáo dục ở Trường Trung Học Y Tế - An Giang hiện nay, thực trạng – giải pháp

25 320 0
Kiểm định chất lượng giáo dục ở Trường Trung Học Y Tế - An Giang hiện nay, thực trạng – giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU Giáo dục – Đào tạo giữ vai trò đặc biệt cần thiết đối với sự phát triển của mỗi con người và của cả xã hội. Vốn con người (Human capial) bao gồm toàn bộ thể lực,trí lực, phẩm chất về đạo đức, về nhân cách. Vốn đó nhờ giáo dục – đào tạo mà có. Nó làm cho con người trở nên có ích, có giá trị, có chất lượng, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế trí thức đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đất nước. Nhiệm vụ chính của giáo dục và đào tạo là cung cấp nguồn nhân lực đó.Để thực hiện nhiệm vụ này, giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp của nước ta nói riêng, không những phải mở rộng quy mô mà còn phải không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Loài người đang có ngày càng nhiều phát minh khoa học, công nghệ được ứng dụng vào cuộc sống, làm cho năng suất lao động xã hội tăng vượt bậc, tạo ra nhiều của cải vật chất và văn hóa. Muốn thực hiện được như vậy, trước tiên phải có nguồn nhân lực, có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn do ngành giáo dục – đào tạo cung cấp. Do đó, vị trí của giáo dục – đào tạo có ý nghĩa quyết định đối với công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước , đã từ lâu nhận thức được rất rõ vai trò, vị trí của giáo dục – đào tạo đối với sự phát triển, cho nên thường xuyên chăm lo cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Không riêng ở Việt Nam hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu vì giáo dục là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trị xã hội và nâng cao chỉ số phát triển con người. Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05 / 08/ 2008 của Bộ Giáo Dục và Đào tạo có nêu :” Khẩn trương triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. Từ năm học 2008 – 2009, tất cả các đại học, học viện, cao đẳng và 2 trung cấp chuyên nghiệp triển khai tự đánh gia hàng năm và nộp báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp, thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả tự đánh giá, định kỳ đăng ký kiểm định chất lượng,phấn đấu đến năm 2010 có ít nhất 80% số lượng trường đại học, 50% số lượng trường cao đẳng và 30% số lượng trường trung cấp chuyên nghiệp được kiểm định chất lượng”. Tuy nhiên sự nghiệp giáo dục- đào tạo ở nước ta nói chung chưa đáp ứng được các yêu cầu về phát triển con người, phát triển kinh tế xã hội, vì vậy việc nâng cao chất lượng giáo dục thực sự đang là nhu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Một trong những hoạt động cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục là phải sớm thực hiện hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định đối với trường ở từng trình độ đào tạo, nói cách khác là kiểm định chất lượng giáo dục trường. Kiểm định chất lượng giáo dục trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trường, xác định mức độ trường đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn nhất định, giải trình với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục trường, làm cơ sở cho người học lựa chọn trường và nhà tuyển dụng lao động tuyển chọn nhân lực. Hòa vào chủ trương của nhà nước , trong quá trình phát triển Trường Trung Cấp Y Tế An Giang không những phải đáp ứng nhu cầu nhân lực cho ngành y tế mà còn phải đáp ứng nhu cầu của xã hội để đào tạo ra những học viên vừa có trình độ chuyên môn tốt vừa có tinh thần thái độ làm việc tốt. Để làm tốt nhiệm vụ và không ngừng phát triển, Trường đã thực hiện cải cách hành chính , thực thi dân chủ cơ sở, nói không với tiêu cực trong thi cử - bệnh thành tích trong giáo dục, nói không với đào tạo kém chất lượng và không đáp ứng nhu cầu xã hội. Như vậy nâng cao chất lượng đào tạo phải là nhiệm vụ nhàng đầu của nhà trường. Hiện nay nhà trường đào tạo 60 lớp với 2.371 học viên cho các ngành: Dược sĩ trung học, Điều dưỡng đa khoa, Hộ sinh, Y sĩ định hướng, Dược tá kể cả chính quy và vừa làm vừa học, việc kiểm định chất lượng giáo dục sẽ giúp cho trường 3 Trung Học Y Tế An Giang có kế hoạch và khả năng đào tạo tốt hơn, góp phần tạo ra sản phẩm ngày càng chất lượng hơn, đảm bảo quyền lợi cho người học và đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng nhân lực y tế của xã hội nói chung và của Tỉnh An Giang nói riêng. Mặt khác theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo tất cả các trường TCCN nếu không được công nhận đạt chuẩn chất lượng giáo dục thì học viên trường đó không được liên thông lên bậc cao hơn, và hiện tại trường Trung Học Y Tế An Giang chưa được kiểm định để được công nhận đạt chuẩn. Từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “Kiểm định chất lượng giáo dục ở Trường Trung Học Y Tế - An Giang hiện nay, thực trạng – giải pháp”, nhằm tìm các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong thời gian tới. 4 CHƢƠNG 1 NHỮNG VÁN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM LIÊN QUAN - Theo SEAMEO (2003) Kiểm định chất lượng là “ một quá trình đánh giá ngoài nhằm đưa ra một quyết định công nhận một cơ sở giáo dục hay 1 ngành của cơ sở giáo dục đáp ứng các chuẩn mực qui định”. Như vậy kiểm định chất lượng là 1 giải pháp quản lý chất lượng và hiệu quả nhằm các mục tiêu: + Đánh giá hiện trạng của cơ sở đào tạo đáp ứng được các tiêu chuẩn đề ra thế nào? + Đánh giá hiện trạng những điểm nào là điểm mạnh , điểm nào là điểm yếu so với tiêu chuẩn đề ra của cơ sở đào tạo. + Trên cơ sở đó định ra kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển. - Theo QĐ số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 thì : “ Chất lượng giáo dục trường” là sự đáp ứng mục tiêu do nhà trường đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật Giáo dục, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cả nước. “ Kiểm định chất lượng giáo dục trường” là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định đối với trường ở từng trình độ đào tạo. “ Tự đánh giá” là quá trình trường tự xem xét, nghiên cứu trên cơ sở các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để báo cáo về tình trạng chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, nhân lực, cơ sở vật chất và các vấn đề liên quan khác làm cơ sở để trường tiến hành điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn đã quy định. 5 Vì chất lượng giáo dục là một khái niệm động, đa chiều và gắn với các yếu tố chủ quan thông qua quan hệ giữa người và người, cho nên không thể dùng một phép đo đơn giản để đánh giá và đo lường chất lượng giáo dục. Trong giáo dục người ta thường dùng một bộ thước đo bao gồm các tiêu chí và các chỉ số ứng với các lãnh vực trong quá trình đào tạo, NCKH và dịch vụ cộng đồng của các trường, bộ thước đo này có thể dùng để đánh giá đo lường các điều kiện đảm bảo chất lượng, bản thân chất lượng đào tạo của một trường, các chỉ số đó có thể là chỉ số định lượng, tức là đánh giá và đo lường được bằng điểm số, cũng có thể có các chỉ số định tính, tức là đánh giá bằng nhận xét chủ quan của người đánh giá. 1.2. Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA TỰ ĐÁNH GIÁ - Là một khâu quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và xây dựng văn hóa chất lượng bên trong nhà trường. - Giúp nhà trường tự rà soát, xem xét, đánh giá thực trạng của mình, lập và triển khai các kế hoạch hành động cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó điều chỉnh mục tiêu cho giai đoạn tiếp theo hướng cao hơn. - Là điều kiện cần thiết để nhà trường đăng ký đánh giá ngoài và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng với một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục. - Thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của nhà trường. Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá của các tổ chức chuyên nghiệp, độc lập với các cơ sở giáo dục nhằm xem xét, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Tuy hoạt động này không trực tiếp tạo ra chất lượng giáo dục, nhưng quá trình phấn đấu để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng đã đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao các chuẩn mực đầu vào, qui trình đào tạo và các chuẩn mực đầu ra, do đó tạo nên chất lượng ở tất cả các khâu liên quan trong mỗi cơ sở giáo dục. 6 Chủ trương đổi mới quản lý giáo dục của Đảng và Nhà nước đòi hỏi phải có sự phân cấp cụ thể trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009 đòi hỏi bên cạnh các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập phải có sự tham gia của các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do các tổ chức, cá nhân khác thành lập. Tóm lại: kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá của các tổ chức chuyên nghiệp, độc lập với các cơ sở giáo dục nhằm xem xét, công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Kiểm định chất lượng giáo dục có thể áp dụng cho Việt Nam nhằm mục đích quản lý, giám sát và không ngừng nâng cao chất lượng GDĐH – TCCN. Kiểm định chát lượng giáo dục bao gồm kiểm định trường và kiểm định chương trình. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là công cụ để kiểm định các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục, bao gồm các yêu cầu và điều kiện cụ thể về các nguồn lực và quy trình thực hiện, sản phẩm đầu ra để khẳng định với xã hội về chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo của cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục. Các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục được xây dựng chung cho các cơ sở giáo dục và chương trình giáo dục của từng cấp học. 1.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GÓP PHẦN ĐỊNH HƢỚNG CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA XÃ HỘI - Định hướng lựa chọn đầu tư của người học, của phụ huynh đối với cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp có chất lượng và hiệu quả hơn mà phù hợp với khả năng của mình. - Định hướng lựa chọn đầu tư của Nhà nước để đào tạo nguồn nhân lực theo những ngành nghề cần thiết cho sự phát triển trong tương lai. - Định hướng đầu tư của các doanh nghiệp cần nguồn nhân lực thích hợp cho doanh nghiệp của mình. - Định hướng cho các nhà đầu tư nước ngoài làm từ thiện hay cần phát triển vốn của mình. 7 - Định hướng phát triển cho các cơ sở đào tạo trung cấp chuyên nghiệp để tăng cường năng lực cạnh tranh trong và ngoài nước (xây dựng văn hóa chất lượng, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học thuật, quản lý và tài chính…) - Định hướng cho sự hợp tác đào tạo (chuyển đổi, công nhận văn bằng chứng chỉ…) của các cơ sở trong và ngoài nước với nhau. 1.4. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG VỀ GDĐT VÀ CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO CỦA NHÀ NƢỚC TA VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC 1.4.1 Chủ trƣơng của Đảng Ban Chấp hành Trung ương quyết định chưa ban hành Nghị quyết mà ban hành Kết luận về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Kết luận có viết: Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân và là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Đàu tư cho giáo dục và đào tạo phải được ưu tiên và đi trước. Mục tiêu cốt lõi của giáo dục và đào tạo là hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực con người Việt Nam. Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo tới năm 2020, định hướng tới năm 2030 là: Tạo chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Để thực hiện mục tiêu trên, phải đổi mới mạnh mẽ, sấu sắc nhận thức và tư duy về giáo dục và đào tạo; về công tác quản lý giáo dục, về nội dung, phương pháp giáo dục; hình thức và phương pháp đánh giá chất lượng giáo dục. Phát triển và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công tác truyền thông phục vụ đổi mới giáo dục. Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục. 1.4.2. Văn bản của Nhà nƣớc Các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến kiểm định chất lượng giáo dục: 8 - Quyết định số 67/2007/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp. - Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về qui trình và chu trình kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. - Hướng dẫn tự đánh giá trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp số 462/KTKĐCLGD-KĐĐH của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục ngày 09 /05/2013. - Hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường TCCN của Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục ngày 23/05/2013. - Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai các hoạt động đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục. - Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã xem công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và đề ra mục tiêu “ Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp bảo đảm chất lượng và hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục”. - Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Giáo dục, đã dành một chương về kiểm định chất lượng giáo dục. - Chủ trương của trường trung học y tế An Giang: nghị quyết chi bộ hàng tháng, nghị quyết chi bộ trong đại hội giữa nhiệm kỳ. 1.5. BỘ TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC - Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu của trường trung cấp chuyên nghiệp (2 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý (8 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo (4 tiêu chí) 9 - Tiêu chuẩn 4: Hoạt động đào tạo (10 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên (8 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 6: Người học (7 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 7: Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế (3 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 8: Thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác (8 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 9: Tài chính và quản lý tài chính (4 tiêu chí) - Tiêu chuẩn 10: Quan hệ giữa nhà trường và xã hội (3 tiêu chí) 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC Y TẾ AN GIANG TỪ NĂM 2011 - 2013 2.1. ĐẶC ĐIỂM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG: - Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là một đơn vị chuyên trách có thể là một cơ quan, văn phòng, trung tâm hay công ty, có tư cách pháp nhân; có Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục do cơ quan chủ quản của tổ chức đó thành lập; có đội ngũ chuyên gia đánh giá để triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được quyền độc lập trong việc đưa ra quyết định công nhận hoặc không công nhận cơ sở giáo dục hoặc chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. - Trong những năm qua, hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục ở nước ta đang từng bước được hình thành. Năm 2003 Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục đã được thành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003. Năm 2005 kiểm định chất lượng giáo dục được đưa vào Luật Giáo dục; năm 2006 được đưa vào Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.Đến nay , Bộ trưởng Bộ GDĐT đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm định chất lượng GDĐH- TCCN và đang triển khai thực hiện. - Do kiểm định chất lượng giáo dục là một hoạt động mới, nên rất cần cho sự hỗ trợ về chuyên gia và tài chính. Trong những năm gần đây, một số dự án, đề án đã dành một phần kinh phí đáng kể để triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. Mặc dù các hoạt động này còn thiếu đồng bộ và thường phiến diện, chưa có tính hệ thống nhưng sự hỗ trợ của các dự án trong thời gian qua đã góp phần đẩy nhanh tiến độ triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục. - Đặc điểm của trường y tế An Giang : [...]... lý, Bộ Y tế đổi tên trường thành Trường Trung học Y tế An Giang (THYT.AG) Đến tháng 12/1976 Bộ chuyển giao Trường lại cho Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang trực tiếp quản lý Từ đó cho đến nay, Trường THYT An Giang thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ y tế trình độ trung cấp và sơ học cho tỉnh An Giang và một số tỉnh lân cận Trong năm học đầu tiên sau giải phóng (197 5–1 976), trường tiếp tục đào tạo học sinh... phát triển lên trường cao đẳng y tế An Giang - Đối với Sở Y Tế An Giang: Cần hổ trợ cho trường về việc thông qua quy chế hoạt động và các quyết định về bổ nhiệm theo mô hình mới để đàu năm học 2013 – 2014 bắt đầu vận hành - Đối với Sở Giáo Dục Đào Tạo An Giang: Cần tiếp tục hổ trợ trường về việc thành lập Trung tâm Tin học – Ngoại Ngữ trong thời gian sớm nhất - Đối với Ban giám hiệu nhà trường: Cần chỉ... tại đã nêu ở từng tiêu chí và đưa ra kế hoạch hành động cụ thể để nâng cao chất lượng đào tạo và sớm phát triển trường THYT-AG lên trường cao đẳng y tế An Giang 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quyết định số 76/2007/QĐ – BGDĐT ng y 14/12/2007 qui định về qui trình và chu trình kiểm định chất lượng giáo dục trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp 2 Bộ Giáo dục và Đào... tạo (2007), Quyết định số 67/2007/QĐ – BGDĐT ng y 01/11/2007 qui định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp 3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Hướng dẫn tự đánh giá trường trung cấp chuyên nghiệp ng y 09/6/2008 4 Bộ Giáo dục và đào tạo ( 2011) Tài liệu tập huấn tự đánh giá phục vụ công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường trung cấp chuyên nghiệp - trang 114, 115,...Sau ng y miền Nam hoàn toàn giải phóng, Sở Y tế Khu T y Nam bộ chủ trương sáp nhập 3 trường của chính quyền cũ gồm Trường Cán sự Hộ sinh Long Xuyên, Trường Tá viên điều dưỡng Long Xuyên và Trường Cán sự điều dưỡng Cần Thơ để thành lập Trường Y tế Trung cấp Long Xuyên do Sở Y tế Khu T y Nam bộ quản lý Đến tháng 12/1975 Sở Y tế Khu T y Nam bộ giải tán và bàn giao Trường lại cho Bộ Y tế miền Nam... khoa học, bài bản giúp nhà trường th y rõ bức tranh thực trạng khách quan về chất lượng đào tạo của trường Cái được lớn nhất là qua lần kiểm định n y sẽ nhận được cách tiếp cận mới khoa học (tự đánh giá theo cách KĐCL) để duy trì, cải tiến và nâng cao chất lượng đào tạo 2 Kiến nghị: - Đối với y ban nhân dan tỉnh An Giang: Cần sớm có quyết định bổ nhiệm thêm 1 phó hiệu trưởng, giúp bộ m y của trường. .. 114, 115, 119, 120, 122, 123, 124 5 Giáo trình TC Lý luạn chính trị - Hành chính ( Phần VI.1) trang 65 6 Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Cháp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI ( 2012), trang 92, 94,95 7 Trường trung cấp y tế An Giang (2012), Nội qui và qui chế năm 2012 8 Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ An Giang lần thứ IX TRƢỜNG TRUNG HỌC Y TẾ AN GIANG 25 ... hưởng rất nhiều đến chiến lược phát triển nhà trường, tạo các mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội… Chưa có hiệu phó phụ trách về khoa học kỹ thuật, nên hoạt động về nghiên cứu khoa học còn hạn chế: như khảo sát ý kiến cơ sở y tế, khảo sát về việc làm sau tốt nghiệp của học sinh cũng chưa được thực hiện 17 CHƢƠNG 3 MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG KIỂM ĐỊNH GIÁO DỤC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC Y. .. kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Iso lồng ghép kiểm định, định kỳ đánh giá nội bộ để phát hiện các điểm không phù hợp và đề ra các biện pháp khắc phục và cải tiến nhăm bảo đảm chất lượng trong đào tạo 20 - Triển khai việc x y dựng nhà thuốc thực hành trước khi khai giảng năm học 2013 – 2014 và lập kế hoạch x y dựng cơ sở thực hành tại trường, vừa có nơi cho học sinh thực tập vừa thu được lợi nhuận -. .. các ban giúp việc cho mỗi kỳ thi, thực hiện đúng quy chế cho từng đối tượng : + Quy chế 40/2007/QĐ-BGDĐT đối với học sinh trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy + Quy chế 46/2011/TT-BGDĐT đối với học sinh trung cấp chuyên nghiệp hệ vừa làm vừa học + Quy chế 14 /2007/QĐ-BLĐTBXH đối với học sinh đào tạo nghề Tốt nghiệp: tổ chức thi tốt nghiệp nghiêm túc , đảm bảo tính công bằng khách quan, thực hiện đúng . An Giang chưa được kiểm định để được công nhận đạt chuẩn. Từ những lý do trên, tôi thực hiện đề tài Kiểm định chất lượng giáo dục ở Trường Trung Học Y Tế - An Giang hiện nay, thực trạng –. 2 THỰC TRẠNG VỀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC Y TẾ AN GIANG TỪ NĂM 2011 - 2013 2.1. ĐẶC ĐIỂM KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG: - Tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục là một đơn vị chuyên. cao chất lượng GDĐH – TCCN. Kiểm định chát lượng giáo dục bao gồm kiểm định trường và kiểm định chương trình. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục là công cụ để kiểm định các cơ sở giáo

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:24

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan