Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên hiện nay đến năm 2015

31 1.3K 14
Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên hiện nay đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU 1 B. NỘI DUNG 2 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TA VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG 2 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực: 2 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con ngƣời: 2 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời và phát triển con ngƣời: 3 1.3. Một số khái niệm về nguồn nhân lực: 5 2. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực: 8 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC 12 TẠI CHI CỤC THUẾ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 12 1. Đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Long Xuyên có ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên: 12 1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý, tự nhiên: 12 1.2. Đặc điểm về kinh tế: 12 1.3. Đặc điểm về xã hội: 12 1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên: 13 2. Những kết quả và nguyên nhân dẫn đến đạt đƣợc kết quả trong phát huy nguồn nhân lực ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2008 đến năm 2012: 15 2.1. Những kết quả đạt đƣợc: 15 2.2. Những nguyên nhân dẫn đến đạt đƣợc kết quả: 17 3. Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phát huy nguồn nhân lực ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2008 đến năm 2012: 18 3.1. Những hạn chế: 18 3.2. Những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phát huy nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2008 đến năm 2012: 20 CHƢƠNG 3: MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG 21 CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC Ở CHI CỤC 21 THUẾ LONG XUYÊN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 21 1. Mục tiêu: 21 2. Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn nhân lực Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ nay đến năm 2015: 21 2.1. Phát triển về số lƣợng lao động thông qua công tác tuyển dụng và chế độ thôi việc: 21 2.2. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho công chức thuế; Thực hiện chế độ lƣơng, thƣởng hợp lý: 22 2.2.1. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cho công chức thuế: 22 2.2.2. Thực hiện chế độ lƣơng, thƣởng hợp lý: 23 2.3. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tổ chức, sắp xếp lại lao động: 25 C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 27 1. Kết luận: 27 2. Kiến nghị: 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 Học viên: Trần Ngọc Minh A. MỞ ĐẦU Trong thế giới hiện đại, vai trò quyết định của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển ngày càng đƣợc khẳng định. Dƣới góc độ phát triển bền vững, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực vừa là phƣơng tiện, vừa là mục tiêu cuối cùng. Nguồn nhân lực chính là nhân tố con ngƣời đƣợc phát huy toàn diện, thúc đẩy sự phát triển xã hội. Lịch sử phát triển ngành thuế nói chung và Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang nói riêng, thời gian qua đã chứng tỏ điều đó. Trong nhiều năm liền, tập thể cán bộ công chức Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên đã đóng vai trò quyết định trong việc thu thuế đạt vƣợt dự toán cấp trên giao. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra ở mọi lĩnh vực, ngành nghề, địa phƣơng, nguồn nhân lực trong Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên cũng bắt đầu bộc lộ những yếu kém nhất định, sự hiếu hụt về trình độ quản lý thuế hiện đại, khả năng phân tích, đánh giá, tƣ duy thấp so yêu cầu thực tế, một số ít cán bộ không đứng vững trƣớc cơ chế thị trƣờng, có biểu hiện sa sút về đạo đức cán bộ thuế, vụ lợi cá nhân gây ảnh hƣởng đến uy tín ngành và làm mất lòng tin của nhân dân. Với những vấn đề nêu trên, cùng với nhu cầu cấp thiết về phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc Cải cách hành chính - Hiện đại hoá ngành thuế, bản thân tôi chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên hiện nay đến năm 2015” làm tiểu luận tốt nghiệp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. Để thực hiện tiểu luận này, tôi đã sử dụng tổng hợp tất cả các phƣơng pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các phƣơng pháp logic và lịch sử để phân tích và tổng hợp, gắn lý luận Mác-Lênin kết hợp với thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ công chức Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên. Vì thời gian có hạn, nên tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong sự thông cảm của quí thầy, cô. Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 Học viên: Trần Ngọc Minh 2 B. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC VÀ CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG TA VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực: 1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con ngƣời: 1.1.1. Con ngƣời - một thực thể “sinh vật - xã hội - tinh thần”: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin “Bản thân chúng ta, với cả xƣơng thịt, máu mủ và đầu óc chúng ta thuộc về giới tự nhiên”. Chính vì vậy, trong thể xác con ngƣời luôn có những nhu cầu tự nhiên (ăn, uống, ngủ, nghĩ, duy trì nòi giống, tự vệ…), mà thiếu những cái này thì con ngƣời không thể tồn tại đƣợc. Nói một cách khác, con ngƣời sở dĩ trở thành ngƣời là do quá trình lao động, trong đó xã hội sản sinh ra con ngƣời “Với tính cách là con ngƣời nhƣ thế nào thì con ngƣời cũng sản sinh ra xã hội nhƣ thế”. Nhƣ vậy, con ngƣời là một thực thể “sinh vật - xã hội - tinh thần”, trong đó có sự tác động đan xen của ba hệ thống nhu cầu (nhu cầu sinh học, nhu cầu xã hội, nhu cầu tinh thần) và ba hệ thống quy luật (quy luật sinh học, quy luật xã hội, quy luật tinh thần). Mỗi hệ thống nhu cầu và quy luật này đều có vị trí, vai trò của mình trong sự tồn tại và phát triển của con ngƣời; đồng thời, chúng tham gia vào việc quy định bản chất của nó; trong đó, hệ thống nhu cầu xã hội và quy luật xã hội luôn giữ vị trí trung tâm và có vai trò quyết định. 1.1.2. Bản chất con ngƣời là tổng hòa tất cả các quan hệ xã hội: Xã hội là bộ phận đặc biệt của thế giới vật chất, còn con ngƣời là những tế bào cấu thành “bộ phận đặc biệt ấy”. Nói cách khác, nói đến con ngƣời là con ngƣời xã hội, nói đến xã hội là xã hội của chính con ngƣời. Mọi ngƣời biết rằng, con ngƣời sở dĩ trở thành ngƣời là do lao động. Chính trong quá trình lao động sản xuất, con ngƣời bộc lộ hai loại quan hệ cơ bản mang tính khách quan: Quan hệ của con ngƣời với giới tự nhiên đƣợc thực hiện ở lực lƣợng sản xuất và quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời đƣợc thể hiện ở quan hệ sản xuất. Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 Học viên: Trần Ngọc Minh 3 Trong sản xuất ngƣời ta không chỉ quan hệ với giới tự nhiên. Ngƣời ta không thể sản xuất đƣợc nếu không kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau; và quan hệ của họ với giới tự nhiên, tức là việc sản xuất chỉ diễn ra trong khuôn khổ những mối liên hệ và quan hệ xã hội đó. Hơn nữa, mỗi con ngƣời, mỗi thế hệ ngƣời ra đời không thể tự chọn cho mình những quan hệ theo sở thích, mà phải gia nhập ngay vào những quan hệ đã có, và dù muốn dù không cũng phải và tất yếu phải trở thành “cái mang” của những mối quan hệ xã hội ấy. Những luận điểm trên của của chủ nghĩa Mác - Lênin đã phản ánh đúng bản chất của con ngƣời là “tổng hòa các quan hệ xã hội”, chứ không phải của riêng một quan hệ nào. Nhƣ vậy, bản chất con ngƣời không phải là cái tinh thần trừu tƣợng, cũng không phải là cái tự nhiên tự phát, mà là cái hiện thực lịch sử cụ thể; không phải là cái vốn có trong mỗi cá thể riêng lẻ, mà là tổng hòa tất cả các quan hệ xã hội. Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, con ngƣời vừa là sản phẩm của hoàn cảnh vừa là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Con ngƣời là sản phẩm của hoàn cảnh nhƣng thông qua hoạt động thực tiễn, con ngƣời đã cải tạo hoàn cảnh, làm nên những biến đổi to lớn về điều kiện sống tự nhiên và xã hội của mình, từ đó thúc đẩy lịch sử xã hội phát triển. 1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời và phát triển con ngƣời: 1.2.1. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời: Có thể nói, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về con ngƣời là kết tinh những quan điểm về con ngƣời trong lịch sử tƣ tƣởng nhân loại (phƣơng Tây, phƣơng Đông, Mác - Lênin) đƣợc thể hiện một cách cụ thể, sinh động ở Việt Nam. Con ngƣời trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trƣớc hết, đó là con ngƣời - nhân cách. Cấu trúc nhân cách bao gồm hai yếu tố cơ bản là tài và đức; trong đó đức là nền tảng, còn tài là yếu tố quan trọng. Cần nhấn mạnh rằng, quan điểm đạo đức trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức nhân dân, đạo đức cách mạng. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gƣơng cho nhân dân theo để có lợi cho nƣớc cho dân”. Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 Học viên: Trần Ngọc Minh 4 Đạo đức, theo Hồ Chí Minh bao gồm những yếu tố cơ bản và quan trọng nhƣ: nhân, nghĩa, trí, dũng, cần, kiệm, liêm, chính với nội dung mới để phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Trong kế hoạch kiến quốc đầu tiên của nƣớc nhà (năm 1946), Hồ Chí Minh yêu cầu Chính phủ thực hiện ngay 4 điều: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chổ ở và làm cho dân có học hành - đó là mục đích là đạo đức của chúng ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi “cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém….không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đƣờng lối, chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực đƣợc.” Con ngƣời trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là con ngƣời xã hội cụ thể gắn với nghề nghiệp, chuyên môn nhất định. Đó là công nhân, nông dân, trí thức, bộ đội…đó là những con ngƣời tham gia trực tiếp và gián tiếp vào mặt trận lao động sản xuất, chiến đấu chống giặc ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển con ngƣời: Phát triển con ngƣời trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trƣớc hết là quan điểm giáo dục, đào tạo con ngƣời “Vì lợi ích mƣời năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng ngƣời”. “Trồng ngƣời” “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trƣớc hết cần có những con ngƣời xã hội chủ nghĩa”. Trƣớc hết là giáo dục rèn luyện đạo đức và cùng với nó là giáo dục bồi dƣỡng tài năng, tức là vừa “hồng” vừa “chuyên” theo phƣơng châm “Lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôi với hành”. Cần nói thêm rằng, trong thập niên cuối của thế kỷ XX, UNDP (Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc) đã đƣa ra quan điểm về phát triển con ngƣời (Human development-HD) và quan điểm về chỉ số phát triển con ngƣời (Human development index-HDI) với những nội dung cơ bản sau: - Sự phát triển con ngƣời là sự phát triển bản thân con ngƣời, do con ngƣời và vì con ngƣời. - Sự phát triển con ngƣời là vừa nâng cao năng lực lựa chọn và vừa mở rộng cơ hội lựa chọn của con ngƣời. Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 Học viên: Trần Ngọc Minh 5 - Sự phát triển con ngƣời gắn với dân chủ hóa đời sống xã hội và sự phát triển bền vững của cộng đồng. - Sự phát triển con ngƣời cần phải đƣợc lƣợng hóa (đo đạc) bằng các chỉ số cụ thể (thu nhập, sức khỏe, giáo dục, tuổi thọ,…). Trong đó, UNDP chọn ba chỉ số cơ bản: sức khỏe, học vấn, mức sống để đánh giá thành tựu về phát triển con ngƣời ở các cộng đồng, các quốc gia. Cả ba lĩnh vực trên đã đƣợc Hồ Chí Minh khẳng định (ngay từ năm 1945) là nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ: Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân rét là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi; nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi. Tóm lại, trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, con ngƣời hiện diện với tính cách là con ngƣời - nhân cách, con ngƣời chủ thể với những phẩm chất nhất định (Đức - Tài), đƣợc thể hiện trong thực tiễn cách mạng. Giáo dục rèn luyện, phát triển con ngƣời cần có cơ chế và chính sách cụ thể để làm cho “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. 1.3. Một số khái niệm về nguồn nhân lực: 1.3.1. Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực đƣợc hiểu là nguồn lực con ngƣời, một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển của xã hội. Nguồn nhân lực khác với các nguồn lực khác ở chỗ nó chịu sự tác động của nhiều yếu tố về thiên nhiên, tâm lý xã hội và kinh tế. Có thể nói nguồn nhân lực là một khái niệm khá phức tạp và đƣợc nghiên cứu trên nhiều khía cạnh, nhiều góc độ khác nhau. 1.3.2. Số lƣợng nguồn nhân lực: + Quy mô: là số lƣợng cán bộ công nhân viên làm việc trong một đơn vị, doanh nghiệp. Quy mô muốn chỉ về mặt số lƣợng công nhân viên đang làm việc trong một đơn vị, doanh nghiệp ít, hay nhiều, thể hiện nguồn lực của đơn vị, doanh nghiệp đó. Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 Học viên: Trần Ngọc Minh 6 + Tốc độ tăng: Muốn thể hiện sự lớn mạnh của nguồn nhân lực trong công ty. Tốc độ tăng càng cao thì càng thể hiện công ty ngày càng lớn mạnh. 1.3.3. Chất lƣợng nguồn nhân lực: Chất lƣợng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lƣợng nguồn nhân lực liên quan chặt chẽ đến trình độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Chất lƣợng của nguồn nhân lực phụ thuộc lớn vào chính sách giáo dục đào tạo của quốc gia; sự nhận thức và thái độ của ngƣời lao động trƣớc yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề, ý thức và đạo đức nghề nghiệp đối với ngƣời lao động trong tƣơng lai. Trong phạm vi một tổ chức, chất lƣợng nguồn nhân lực thể hiện trình độ phát triển của tổ chức đó. Chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Sức khoẻ và đạo đức: Sức khoẻ cần đƣợc hiểu là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sự phát triển bình thƣờng của cơ thể không có bệnh tật. Sức khoẻ là sự kết hợp hài hòa giữa thể chất và tinh thần. Trong phạm vi một tổ chức, doanh nghiệp tình trạng sức khoẻ nguồn nhân lực đƣợc đánh giá dựa vào các chỉ tiêu nhƣ chiều cao cân nặng, mắt, tai, mũi, họng, thần kinh tâm thần; tuổi tác, giới tính. Ở tầm vĩ mô ngoài các chỉ tiêu trên ngƣời ta còn đƣa ra một số chỉ tiêu khác nhƣ tỷ lệ sinh thô, chết thô, tỷ lệ tử vong của trẻ em… Một nguồn nhân lực có chất lƣợng cao phải là một nguồn nhân lực có trạng thái sức khoẻ tốt.Có nhiều chỉ tiêu biểu hiện trạng thái về sức khoẻ. Bộ y tế nƣớc ta quy định có ba loại: A: thể lực tốt, loại không có bệnh tật gì. B: thể lực trung bình. C: thể lực yếu, không có khả năng lao động. Gần đây Bộ Y Tế kết hợp với Bộ Quốc Phòng căn cứ vào 8 chỉ tiêu để đánh giá: Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 Học viên: Trần Ngọc Minh 7 . Chỉ tiêu thể lực chung: chiều cao, cân nặng, vòng ngực. . Chỉ tiêu về mắt. . Chỉ tiêu về tai mũi họng. . Chỉ tiêu về răng hàm mặt. . Chỉ tiêu về nội khoa. . Chỉ tiêu về ngoại khoa. . Chỉ tiêu về thần kinh, tâm thần. . Chỉ tiêu về da liễu. Căn cứ vào các chỉ tiêu trên để chia thành 6 loại: rất tốt, tốt, khá, trung bình, kém và rất kém. Năng lực phẩm chất ngƣời lao động là một chỉ tiêu mang tính định tính khó có thể lƣợng hoá đƣợc. Chỉ tiêu này đƣợc xem xét thông qua các mặt ý thức, thái độ ngƣời lao động đối với công việc, đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức, khả năng làm việc, ý chí tinh thần của ngƣời lao động. Năng lực phẩm chất tốt biểu hiện một nguồn nhân lực chất lƣợng cao. + Trình độ học vấn: Trình độ văn hoá của ngƣời lao động là sự hiểu biết của ngƣời lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trình độ văn hoá thể hiện thông qua các quan hệ tỷ lệ nhƣ: - Số lƣợng ngƣời biết chữ, không biết chữ. - Số ngƣời tốt nghiệp tiểu học. - Số ngƣời tốt nghiệp trung học cơ sở. - Số ngƣời tốt nghiệp trung học phổ thông. Trình độ văn hoá là một chỉ tiêu hết sức quan trọng phản ánh chất lƣợng nguồn nhân lực và nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng tiếp thu và vận dụng một cách nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. + Trình độ chuyên môn kỹ thuật: Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 Học viên: Trần Ngọc Minh 8 Trình độ chuyên môn là sự hiểu biết, khả năng thực hành về một chuyên môn nào đó. Nó biểu hiện trình độ đƣợc đào tạo ở các trƣờng trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, sau đại học; có khả năng chỉ đạo quản lý một công việc thuộc chuyên môn nhất định. Vì vậy trình độ chuyên môn của nguồn nhân lực đƣợc đo bằng: - Tỷ lệ cán bộ trung cấp. - Tỷ lệ cán bộ cao đẳng. - Tỷ lệ cán bộ đại học và sau đại học. Có nhiều chuyên môn khác nhau và trong mỗi chuyên môn đó lại có thể chia thành các chuyên môn nhỏ hơn. Trình độ kỹ thuật của ngƣời lao động thƣờng dùng để chỉ trình độ của những ngƣời đƣợc đào tạo ở các trƣờng kỹ thuật, đƣợc trang bị kiến thức nhất định, những kỹ năng thực hành về công việc nhất định. Trình độ kỹ thuật đƣợc hiểu thông qua các chỉ tiêu: Số lao động đã qua đào tạo và lao động phổ thông; Số ngƣời có bằng kỹ thuật và không có bằng; Trình độ tay nghề theo bậc thợ. Trình độ chuyên môn và kỹ thuật thƣờng kết hợp chặt chẽ với nhau thông qua chỉ tiêu số lao động đƣợc đào tạo và không đƣợc đào tạo trong mỗi tập thể ngƣời lao động. 2. Chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về nguồn nhân lực và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực: 2.1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chủ trƣơng: Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con ngƣời; coi con ngƣời là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; Phải bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân và các điều kiện để mọi ngƣời đƣợc phát triển toàn diện. Nâng cao năng lực và tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ, nhất là dân chủ trực tiếp để phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận cao trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nƣớc. Phát huy lợi thế dân số và con ngƣời Việt Nam, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, trọng dụng nhân tài, chăm lo lợi ích chính đáng và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mọi ngƣời dân, thực hiện công bằng xã hội… [...]... không cao Đặc điểm này ảnh hƣởng quan trọng đến thực trạng nguồn nhân lực thành phố nói chung và Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên nói riêng 1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên: Năm 1990, cùng với hệ thống ngành thuế cả nƣớc, Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên đƣợc thành lập, đảm trách nhiệm vụ thu thuế, phí và các khoản thu khác cho ngân sách nhà nƣớc ở địa phƣơng Hơn 21 năm. .. hành chính thuế, Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 2 Những giải pháp cơ bản nhằm phát huy nguồn nhân lực Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ nay đến năm 2015: 2.1 Phát triển về số lƣợng lao động thông qua công tác tuyển dụng và chế độ thôi việc: Hiện nay nguồn nhân lực Chi cục Thuế có tuổi đời bình quân khá cao (45 tuổi), trong đó, cán bộ trên 40 tuổi chi m trên 80% Từ năm 2009,... đoạn hiện nay Đây cũng là những cơ sở lý luận cơ bản cho các nội dung trình bày trong tiểu luận này Học viên: Trần Ngọc Minh 11 Lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính B64 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC THUẾ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 1 Đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Long Xuyên có ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên: ... CHI CỤC THUẾ LONG XUYÊN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2015 1 Mục tiêu: Phát triển nguồn lực con ngƣời trong Chi cục Thuế là quá trình tổng hợp nhiều biện pháp cụ thể khác nhau, nhƣng suy cho cùng phải quy về 3 vấn đề cơ bản: tạo ra sự tăng trƣởng về số lƣợng lao động phù hợp đặc điểm yêu cầu của đơn vị trong giai đoạn hiện nay và sắp tới; nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. .. với nhân dân, không ngừng vƣơn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao - Về khen thưởng: Kết quả đạt đƣợc trong phát huy nguồn nhân lực trong 5 năm qua của Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên đã chứng minh điều đó Chi cục Thuế liên tục 5 năm liền đều đạt vƣợt dự toán hàng năm với số thu ngân sách năm sau cao hơn năm trƣớc Số lƣợng nguồn nhân lực có giảm đáng kể nhƣng chất lƣợng từng bƣớc đƣợc nâng. .. triển nguồn nhân lực của đơn vị mình Trải qua nhiều năm xây dựng, đội ngũ cán bộ công chức thuế Long Xuyên đã đƣợc củng cố, hoàn thiện và trƣởng thành, góp phần quyết định vào việc hoàn thành tốt nhiệm vụ thu ngân sách ở địa phƣơng trong các năm qua Đánh giá về đội ngũ cán bộ Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên, có thể khẳng định: không có đội ngũ nhân lực tốt thì Chi cục Thuế không thể đạt đƣợc những thành. .. khen thƣởng chi m trên 64% tổng số cán bộ hiện có tại đơn vị Tập thể cán bộ Chi cục Thuế nhiều năm liền đƣợc Tổng Cục thuế, Bộ Tài Chính khen thƣởng Riêng năm 2009, Chi cục Thuế đƣợc tặng Bằng khen của Thủ tƣớng Chính phủ 2.2 Những nguyên nhân dẫn đến đạt đƣợc kết quả: - Ngành thuế cấp trên và ban lãnh đạo Chi cục Thuế nhận thức đúng vai trò, tầm quan trọng của nguồn nhân lực nên thƣờng xuyên quan tâm... bình quân 114% Qua đó chứng tỏ chất lƣợng nguồn nhân lực Chi cục Thuế từng bƣớc đƣợc nâng cao về năng lực và hiệu quả quản lý thuế - Về trình độ: Số liệu thống kê trên còn cho thấy sự phát triển nguồn nhân lực Chi cục Thuế theo hƣớng tích cực, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ từng bƣớc đƣợc nâng cao Thông qua thực hiện cơ chế ủy nhiệm thu, Chi cục Thuế đã đƣa ra khỏi ngành những... Giang lần thứ IX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 4 Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2010 -2015 5 Văn kiện Đại hội X Đảng bộ thành phố Long Xuyên, nhiệm kỳ 2010 -2015 6 Báo cáo tổng kết của Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên qua các năm từ 2008 -2012 7 Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng viên Đảng bộ Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên lần thứ VI, nhiệm kỳ 2011 - 2015. / Học viên: Trần Ngọc Minh... đạo Chi cục Thuế đã đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát huy tốt truyền thống đoàn kết thống nhất nội bộ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, huy động đƣợc sức mạnh của toàn đơn vị Nhờ đó, sức mạnh của nguồn nhân lực đƣợc phát huy mạnh mẽ 3 Những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong phát huy nguồn nhân lực ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2008 đến năm 2012: 3.1 Những hạn chế: Bên cạnh những thành . nguồn nhân lực Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên: 13 2. Những kết quả và nguyên nhân dẫn đến đạt đƣợc kết quả trong phát huy nguồn nhân lực ở Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên từ năm 2008 đến. Cải cách hành chính - Hiện đại hoá ngành thuế, bản thân tôi chọn đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Long Xuyên hiện nay đến năm 2015 làm tiểu luận. TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC THUẾ LONG XUYÊN TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 1. Đặc điểm chủ yếu về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Long Xuyên có ảnh hƣởng đến nguồn nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan