Giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ tại UBND xã Bình Thủy

23 2.5K 12
Giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ tại UBND xã Bình Thủy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

 Giáo  1  A61   Trong công cuộc đổi mới của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động có những đóng góp nhất định và luôn có sự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện. Hòa vào xu thế đó trong những năm gần đây, nghiệp vụ công tác văn thư, lưu trữ có những bước phát triển phong phú và đa dạng đáp ứng yêu cầu của nền cải cách hành chính. Công tác văn thư - lưu trữ là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ cho lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra quản lý điều hành công việc của các cơ quan Đảng, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân đảm bảo cung cấp kịp thời chính xác. Đồng thời công tác văn thư – lưu trữ được xác định là một mặt hoạt động của bộ máy quản lý nói chung và chiếm một phần lớn nội dung hoạt động của văn phòng ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý của một cơ quan, là một mắt xích quan trọng trong guồng máy hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành. Hiệu quả hoạt động quản lý của cơ quan, tổ chức cao hay thấp phụ thuộc vào một phần của công tác này có được làm tốt hay không; vì đây là một công tác vừa mang tính chính trị vừa có tính nghiệp vụ, kĩ thuật và liên quan nhiều cán bộ, công chức. Làm tốt công tác văn thư, lưu trữ sẽ góp phần giải quyết công việc cơ quan được nhanh chóng, chính xác, năng xuất, chất lượng, đúng chế độ, giữ bí mật của Đảng và Nhà nước, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ và việc lợi dụng văn bản Nhà nước để làm những việc trái pháp luật góp phần lớn lao vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước của mỗi quốc gia. Nắm bắt được tầm quan trọng đó, Đảng và nhà nước ta nhiều năm qua đã không ngừng cải cách nền hành chính quốc gia trong đó có công tác văn thư – lưu trữ được tập trung đổi mới và sáng tạo hơn.  Giáo  2  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 Trong quá trình học tập tại trường và nghiên cứu thực tế, bản thân chọn đề tài    xã   giai đọan từ 2011 – 2015 làm tiểu luận cuối khóa. Với mục đích là nghiên cứu nhằm phát triển những ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm tồn tại để công tác văn thư lưu trữ ở UBND xã Bình Thủy trong thời gian tới hiệu quả hơn, xứng với vai trò của nó. Do vậy, đề tài này là rất cần thiết để nghiên cứu.  Giáo  3  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 C1  -  1.1.  1.1.1.  Công tác văn thư là công tác công văn giấy tờ, là hoạt động đảm bảo thông tin bằng văn bản phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và điều hành công việc trong cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế và các đơn vị vũ trang nhân dân. 1.1.2.  - Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ những thông tin cần thiết phục vụ nhiệm vụ quản lý, điều hành và các công việc chuyên môn của mỗi cơ quan tổ chức nói chung trong quá trình quản lý. - Làm tốt công tác văn thư sẽ góp phần giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức được nhanh chóng, chính xác, năng suất, chất lượng, đúng chính sách, đúng chế độ, giữ gìn được bí mật quốc gia, hạn chế được bệnh quan liêu giấy tờ. - Công tác văn thư bảo đảm đầy đủ chứng cứ về mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức. Nội dung của những tài liệu được hình thành và được nhận trong quá trình giải quyết các công việc phản ánh chính xác, chân thực các hoạt động của cơ quan, tổ chức. - Công tác văn thư có nề nếp bảo đảm giữ gìn đầy đủ hồ sơ, tài liệu, tạo điều kiện tốt cho công tác lưu trữ. Nguồn bổ sung tài liệu vào lưu trữ chủ yếu từ giai đoạn văn thư. - Góp phần bảo vệ bí mật của Đảng và Nhà nước, ngăn chặn việc lạm dụng văn bản của Nhà nước, con dấu của cơ quan vào mục đích phạm pháp. 1.1.3.     : Nội dung công tác văn thư được ghi trong khoản 2 Điều 1 Nghị định 110/2004 ngày 8/4/2004 của Chính Phủ công tác văn thư gồm có 05 khâu: Soạn thảo và ban hành văn bản; quản lý và giải quyết văn  Giáo  4  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 bản đến; quản lý và giải quyết văn bản đi; quản lý và sử dụng con dấu; lập hồ sơ hiện hành và nộp tài liệu vào lưu trữ cơ quan. - : Thủ tục gồm 05 bước Soạn thảo, lấy ý kiến tham gia xây dựng dự thảo, thẩm định kiểm tra dự thảo, xem xét, thông qua, công bố, gửi và lưu trữ văn bản. - : Tất cả các văn bản, giấy tờ (kể cả đơn, thư cá nhân) gửi đến cơ quan, tổ chức gọi là văn bản đến. Thủ tục gồm 6 bước: Bước 1: Tiếp nhận văn bản đến. Bước 2: Sơ bộ phân loại bao bì văn bản. Bước 3: Bóc bao bì văn bản. Bước 4: Đóng dấu đến, ghi sổ đến và ngày đến. Bước 5: Vào sổ đăng ký văn bản. Bước 6: Trình văn bản đến Bước 7: Chuyển giao văn bản. Bước 8: Theo dõi việc giải quyết văn bản đến. - Qu: Tất cả các loại văn bản do cơ quan soạn thảo và ban hành để thực hiện quản lý, điều hành các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình được gửi đến các đối tượng có liên quan gọi là văn bản đi. Gồm 4 bước: Bước 1: Kiểm tra lại văn bản. Bước 2: Vào sổ đăng ký văn bản đi. Bước 3: Chuyển giao văn bản đi. Bước 4: Sắp xếp và lưu văn bản . - : Dấu là thành phần biểu hiện tính hợp pháp và tính chân thực của văn bản. Thể hiện tính quyền lực nhà nước trong văn bản của các cơ quan nhà nước.  Giáo  5  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 Trong Điều 1 Nghị định số 58/2001/NĐ-CP ngày 24/8/2001 của Chính Phủ quy định việc quản lý và sử dụng con dấu đã chỉ rõ: “Con dấu được sử dụng trong các cơ quan, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang và một số chức danh khẳng định giá trị pháp lý của văn bản, thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân phải được quản lý thống nhất”. Các nguyên tắc đóng dấu: Dấu chỉ đóng lên các văn bản, giấy tờ sau khi đã có chữ ký của thẩm quyền, không đóng dấu trên giấy trắng, giấy khống chỉ, hoặc vào văn bản, giấy tờ chưa hoàn chỉnh nội dung; dấu phải đóng rõ ràng, ngay ngắn, đóng 1/3 đến 1/4 chữ ký về phía bên trái; dấu của cơ quan chỉ đóng vào văn bản do cơ quan xây dựng và ban hành và không đóng dấu ngoài giờ hành chính đối với các cơ quan nhà nước. Trường hợp đặc biệt do thủ trưởng cơ quan cho phép. -  Lập hồ sơ hiện hành là quá trình tập hợp, sắp xếp tài liệu hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thành hồ sơ theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định. Mỗi hồ sơ có thể là một hoặc nhiều tập, mỗi tập là một đơn vị bảo quản. Khi lập hồ sơ cần phải thu thập đầy đủ thông tin về mọi vấn đề, một sự việc, một con người cụ thể. Tóm lại, nội dung của công tác văn thư gồm 5 khâu quan trọng nói trên, không thể thiếu một khâu nào, tác động qua lại lẫn nhau và có ý nghĩa to lớn trong công tác văn thư. 1. 1.2.1.  Công tác lưu trữ là một lĩnh vực hoạt động của xã hội bao gồm những vấn đề lý luận, thực tiễn và pháp chế liên quan tới quá trình hoạt động quản lý và hoạt động nghiệp vụ nhằm thu thập, bảo quản an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ. 1.2.2  Giáo  6  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 - : Tài liệu lưu trữ có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Nó phục vụ đắc lực cho việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước: để quản lý nhà nước, quản lý các mặt đời sống xã hội, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, đấu tranh chống lại mọi kẻ thù trong nước và ngoài nước; làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho từng vùng và toàn quốc. - : Tài liệu lưu trữ phản ánh sự thật khách quan hoạt động sáng tạo khoa học của xã hội đương thời nên nó mang tính khoa học cao. Tài liệu lưu trữ được sử dụng để làm tư liệu tổng kết, đánh giá rút ra các quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và tư duy. Trong lĩnh vực khoa học, nghiên cứu, sử dụng tài liệu lưu trữ để kế thừa những thành tựu đã có từ trước, là cơ sở tìm tòi cái mới trong hoa học. - : Tài liệu lưu trữ bao giờ cũng gắn liền và phản ánh một cách trung thực quá trình hoạt động của một con người, một cơ quan, tổ chức và các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ, trong suốt tiến trình lịch sử của một quốc gia, một dân tộc, một ngành hoạt động xã hội, một cơ quan, tổ chức. Vì thế, tài liệu lưu trữ là nguồn thông tin chính xác nhất, chân thực nhất để nghiên cứu lịch sử. Nói cách khác tài liệu lưu trữ là nguồn sử liệu quan trọng nhất. - : Tài liệu lưu trữ là di sản văn hóa đặc biệt của dân tộc. Cùng với các loại di sản văn hóa khác mà con người đã để lại từ đời này qua đời khác như di chỉ khảo cổ, các hiện vật trong bảo tàng… tài liệu lưu trữ đã để lại cho xã hội loài người các loại văn tự rất có giá trị. 1.2.3.  -  Tính khoa học của công tác lưu trữ được thể hiện nổi bật qua việc nghiên cứu tài liệu lưu trữ, tìm ra các quy luật hoạt động của tự nhiên và xã hội được phản ánh, thể hiện trong tài liệu lưu trữ;  Giáo  7  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 Tính khoa học của công tác lưu trữ thể hiện trong nội dung các khâu nghiệp vụ lưu trữ, như xác định giá trị, xây dựng hệ thống công cụ tra cứu, bảo quản tài liệu… Tính chất khoa học của công tác lưu trữ thể hiện ở việc thực hiện nghiệp vụ lưu trữ đối với mỗi loại hình tài liệu khác nhau. - : Tài liệu lưu trữ chứa đựng thông tin đa dạng, nhiều mặt của đời sống xã hội. Trong khối tài liệu lưu trữ, có rất nhiều tài liệu mang thông tin mật, bí mật đối với cơ quan, tổ chức bí mật quốc gia. Trong các khâu nghiệp vụ của công tác lưu trữ luôn mang tính cơ mật. Do vậy, cán bộ lưu trữ phải luôn có tinh thần bảo vệ bí mật, vì là người thường xuyên tiếp xúc tài liệu lưu trữ trong hầu hết các khâu nghiệp vụ lưu trữ. - : Biên soạn các văn bản về quản lý công tác lưu trữ và chuyên môn nghiệp vụ lưu trữ; lập kế hoạch, phương hướng công tác lưu trữ; tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các quy định của Nhà nước về công tác lưu trữ ở các đơn vị trực thuộc; dự trù kinh phí cho hoạt động của cơ quan lưu trữ; lập kế hoạch tổ chức đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lưu trữ; tổ chức nghiên cứu khoa học nghiệp vụ và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực lưu trữ; thực hiện chế độ thông tin báo cáo, thống kê công tác lưu trữ; tổ chức sơ, tổng kết hoạt động quản lý công tác lưu trữ. - : Trong chuyên đề công tác lưu trữ, nội dung hoạt động nghiệp vụ công tác lưu trữ gồm 03 nội dung chủ yếu: công tác thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ, bảo quản tài liệu lưu trữ và sử dụng tài liệu lưu trữ. Tóm lại, tài liệu lưu trữ có giá trị thực tiễn, phục vụ cho hoạt dộng thực tiễn, vừa có ý nghĩa lịch sử lớn lao. Tài liệu lưu trữ quốc gia là di sản của dân tộc, có giá trị đặc biệt đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa. Theo Công văn số 08-CV/LT ngày 10/4/1993 của Cục Lưu trữ Trung ương Đảng hướng dẫn một số yêu cầu cơ bản về xây dựng và trang thiết bị của kho lưu  Giáo  8  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 trữ. Quan điểm của Đảng về vấn đề này cụ thể như sau: Tập trung quản lý và bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ là một nhiệm vụ quan trọng của các kho lưu trữ Cấp ủy. Ngoài ra, còn có Quyết định số 403-QĐ/VPTW ngày 22/10/1984 của Văn phòng Trung ương Đảng về một số chế độ công tác văn thư - lưu trữ ở Văn phòng Tỉnh ủy, Thành ủy. 1.2.1.2.   Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước đã tập trung xây dựng một quy chế thống nhất về công tác văn thư lưu trữ trong các cơ quan nhà nước. Chế độ công văn giấy tờ là chế độ bắt buộc đối với tất cả các cán bộ, công chức nhà nước. Chế độ càng hợp lý và thiết thực thì càng mang lại hiệu quả cao trong công tác, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cụ thể Nhà nước đã ban hành các văn bản pháp lý để làm cho công tác văn thư lưu trữ đi vào nề nếp, góp phần nâng cao chế độ quản lý công tác văn thư, lưu trữ như: - Nghị định 58/2001/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2001 của Chính phủ về quản lý và sử dụng con dấu; - Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư; - Công văn của Cục Lưu trữ nhà nước số 283/VTLTNN-NVTW ngày 19 tháng 5 năm 2004 về ban hành hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành chính; - Công văn của Cục Văn thư, lưu trữ nhà nước số 425/CVTLTNN-NVTW ngày 18 tháng 7 năm 2005 về hướng dẫn quản lý văn bản đi, văn bản đến; - Công văn của Cục Lưu trữ nhà nước số 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19 tháng 12 năm 2006 về việc hướng dẫn tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị; - Nghị định 31/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 58/2001/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu;  Giáo  9  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 - Chỉ thị số 05/2009/CT-TTg ngày 06 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về công tác văn thư, lưu trữ; - Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư; - Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính. Thông tư số 14/2011/TT-BNV ngày 08/11/2011 của Bộ nội vụ về Quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Thông tư số 15/2011/TT-BNV ngày 11/11/2011 của Bộ nội vụ về qui định định mức kinh tế - kỹ thuật Vệ sinh kho bảo quan tài liệu lưu trữ và vệ sinh tài liệu lưu trữ nền giấy. Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 21/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới. Hướng dẫn số 02/HD-BCA-A81 ngày 12/3/2012 của Bộ Công an về thực hiện Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 21/02/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bảo vệ bí mật nhà nước trong tình hình mới. Luật Lưu trữ được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2012   - Quyết định số 403/1999/QĐ-UB ngày 05 tháng 3 năm 1999 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành “Qui chế tạm thời và công tác văn thư - lưu trữ”. - Quyết định 03/QĐ-VP.UB ngày 11/01/1999 của Chánh văn phòng UBND tỉnh về việc ban hành qui định về tiếp nhận, xử lý, ban hành văn bản và quản lý tài liệu của Văn phòng UBND tỉnh.  Giáo  10  Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính A61 - Công văn số 610/CV.UB ngày 21/05/1999 của UBND tỉnh về việc tăng cường sử dụng thiết bị tin học do ngân sách nhà nước trang bị. Chỉ thị số 10/2011/CT-UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh An Giang về việc tăng cường công tác Văn thư – Lưu trữ trên địa bàn tỉnh An Giang. Tóm lại, còn rất nhiều những văn bản của Nhà nước, của Chính phủ đề cập đến công tác văn thư, lưu trữ, qua đó cho chúng ta thấy vị trí và tầm quan trọng vô cùng to lớn của công tác văn thư, lưu trữ trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế và các tổ chức xã hội. Đây cũng là những cơ sở pháp lý, để đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ. [...]... kiệm, chống tham ô, lãng phí trong công tác văn thư, lưu trữ 3.2.2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ làm công tác văn thƣ lƣu trữ: - Nâng cao nhận thức cán bộ làm công tác văn thư để thấy được tầm quan trọng của công việc, nhất là trong tình hình mới hiện nay Người làm công tác văn thư, lưu trữ phải có tinh thần trách nhiệm cao, có phẩm chất đạo đức tốt, tự học hỏi nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn,... công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 2.2.3 Những kinh nghiệm rút ra về công tác văn thƣ, lƣu trữ Qua những kết quả đạt được và những mặt hạn chế về công tác văn thư, lưu trữ tại UBND xã Bình Thủy Bản thân xin đúc kết nên những kinh nghiệm để công tác văn thư - lưu trữ được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, cụ thể như: - Phải có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ. .. chung công tác văn thư, lưu trữ năm 2012 của UBND xã Bình Thủy hoạt động về cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu Đặc biệt là trong việc xây dựng hồ sơ lưu trữ, cụ thể nhờ công tác thu thập, lưu trữ văn bản đến và lưu văn bản đi đã giúp đơn vị hoàn thành nhiều công việc - Từ năm 2012 và quí I năm 2013 cơ quan đã tiếp nhận văn bản đến và lưu trữ văn bản đi cụ thể như sau: + Văn bản do trực tiếp của UBND xã gửi... THỰC HIỆN CÔNG TÁC VĂN THƢ – LƢU TRỮ CỦA UBND BÌNH THỦY THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm tình hình chung của UBND xã Bình Thủy - Xã Bình Thủy được thành lập năm 1944, trải qua 69 năm xây và trưởng thành cho đến năm 2005 được công nhận là xã văn hóa Xã Bình Thủy là xã cù lao thuộc huyện Châu Phú, nằm dọc theo sông Hậu, phía Đông giáp xã Mỹ Hội Đông huyện Chợ Mới , Tây giáp xã Bình Mỹ, Nam giáp xã Bình Thạnh,... sách, kể cả phương tiện đi lại để gửi văn bản đi - Lãnh đạo Cấp ủy cần có những qui định cụ thể cho cán bộ sử dụng trang thiết bị kỹ thuật và cất giữ con dấu Tóm lại, từ những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ nêu trên nhất định sẽ góp phần làm cho công tác văn thư, lưu trữ tại UBND xã Bình Thủy đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao hơn 20 Họ ê ự ệ :N ễ ịM Hoa Trung... KIẾN NGHỊ Từ những đánh giá về công tác văn thư, lưu trữ nêu trên; để làm tốt công tác văn thư, lưu trữ, bản thân xin đề xuất một số kiến nghị như sau: - Đề nghị Lãnh đạo các sở, ban, ngành, UBND cấp trên hướng dẫn và ra quy định, quy chế về công tác Văn thư, công tác Lưu trữ, quy trình quản lý văn bản, ban hành văn bản, giấy tờ theo đúng quy định cho cấp dưới thực hiện - Văn bản mật phải được lập sổ... của công tác văn thư, lưu trữ là không thể thiếu trong tình hình mới - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, thường xuyên cập nhật, triển khai những văn bản mới về công tác văn thư, lưu trữ, đặc biệt là Luật Lưu trữ được Quốc hội thông qua ngày 11/11/2011 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/7/2012; Chỉ thị số 10/2011/CT -UBND ngày 20/9/2011 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác văn. .. độ hòa nhã, tâm huyết với công việc, đoàn kết thống nhất cao, có ý thức trong công tác 3.2.3 Bố trí, đào tạo, dự nguồn cán bộ làm công tác văn thƣ, lƣu trữ: Sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác văn thư phải có đủ trình độ, lòng nhiệt huyết với công việc, năng lực, kinh nghiệm về công tác văn thư Không phân công, bố trí những người có nâng lực kém dẫn đến công tác văn thư, lưu trữ bị chậm trễ, không đạt... m Hoà Chƣơng 3 PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC VĂN THƢ – LƢU TRỮ TẠI UBND X BÌNH THỦY, THỜI GIAN TỚI 3.1 PHƢƠNG HƢỚNG Để công tác văn thư ngày càng hoàn thiện nhằm phù hợp với thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau đây trong thời gian tới: - Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước về công tác văn thư, lưu trữ làm cho đội ngũ này vừa là đội... kinh tế - xã hội… - Việc quản lý và giải quyết văn bản đến, văn bản đi đều tập trung đăng ký tại cán bộ văn thư, lưu trữ của cơ quan, có mở sổ công văn đến, công văn đi theo từng loại văn bản và giải quyết kịp thời như: văn bản quy phạm pháp luật thì sao (bằng cách photocopy) ra thành nhiều bản để các bộ phận liên quan tự nghiên cứu và vào sổ văn bản đến đối với văn bản quy phạm pháp luật; văn bản có . chung công tác văn thư, lưu trữ năm 2012 của UBND xã Bình Thủy hoạt động về cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu. Đặc biệt là trong việc xây dựng hồ sơ lưu trữ, cụ thể nhờ công tác thu thập, lưu trữ văn. nâng cao chất lượng công tác văn thư, lưu trữ nêu trên nhất định sẽ góp phần làm cho công tác văn thư, lưu trữ tại UBND xã Bình Thủy đi vào nề nếp và đạt hiệu quả cao hơn. . đề công tác lưu trữ, nội dung hoạt động nghiệp vụ công tác lưu trữ gồm 03 nội dung chủ yếu: công tác thu thập và bổ sung tài liệu lưu trữ, bảo quản tài liệu lưu trữ và sử dụng tài liệu lưu trữ.

Ngày đăng: 17/07/2015, 16:01

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan