Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp

37 476 0
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 1 MỞ ĐẦU Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra hàng ngày, hàng giờ là một vấn đề bức xúc đối với tất cả các ngành, các cấp bởi thiệt hại về người và tài sản mà nó gây ra vô cùng nghiêm trọng. Trung bình, mỗi ngày trên cả nước có 30 người chết do tai nạn giao thông, cộng lại mỗi năm có trên 1.000 người chết và vài chục ngàn người bị thương vì lý do không đáng có này. Tính sơ qua, số người chết do tai nạn giao thông một năm ở nước ta bằng số người chết trong 120 cơn bão lớn, gấp 3 lần hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài 7 năm ở Irắc. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông có thể kể đến như cơ sở hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng,… thì có một nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng, đó là ý thức tham gia giao thông nếu không muốn nói là văn hóa giao thông của chúng ta đang có vấn đề! Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tỉnh An Giang đã nêu cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung, pháp luật về giao thông đường bộ nói riêng đã được Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong việc góp phần tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật. Với sự nổ lực và cố gắng của các cấp, các ngành, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông đường bộ nói riêng đã có những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng ý thức sống và làm theo Hiến pháp và pháp luật trong cán bộ, công chức và nhân dân. Mặc dù tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông được kiềm chế, giảm cả về số vụ và số người chết, người bị thương nhưng công tác này cũng còn tồn tại một số hạn chế, vì vậy để đảm bảo hiệu quả trong thời gian dài thì biện pháp hàng đầu là phải thực hiện tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 2 thông cho tất cả mọi người tham gia giao thông. Năm 2013 được Ủy ban an toàn giao thông quốc gia tiếp tục chọn là “Năm An toàn giao thông” với chủ đề: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ và ý thức tự giác của người tham gia giao thông”, vì vậy công tác này cần phải được thực hiện thật sự nghiêm túc nhằm nâng cao hơn nữa ý thức tự giác chấp hành quy định an toàn giao thông của mỗi người. Là một cán bộ thanh tra giao thông, chứng kiến đời sống giao thông vô cùng phức tạp như hiện nay, tôi đã trăn trở, lo lắng làm sao để mọi người hiểu được pháp luật nói chung, các quy định về pháp luật giao thông đường bộ nói riêng, để từ đó người dân tự giác chấp hành pháp luật một cách tốt nhất. Mặt khác, ý thức được sự nóng bỏng của vấn đề trật tự an toàn giao thông, vai trò vô cùng quan trọng của công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, đồng thời góp một phần nhỏ vào sự nghiệp xây dựng văn hóa giao thông tiến bộ văn minh, tôi đã chọn nội dung: “Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp” làm đề tài tốt nghiệp cho mình. Với mong muốn thông qua đề tài này sẽ góp phần tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông của tỉnh nhà, qua đó nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, từng bước đưa đời sống giao thông tỉnh nhà đi vào nề nếp ổn định, đảm bảo an toàn – hạnh phúc cho mọi nhà. Với kiến thức còn hạn chế cũng như bước đầu vào thực hiện chưa có kinh nghiệm, nên tiểu luận không tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để giúp nội dung tiểu luận được hoàn chỉnh. Cuối cùng, tôi xin gửi đến quý thầy cô trường Chính trị Tôn Đức Thắng lời chúc sức khỏe và luôn thành công trong sự nghiệp giảng dạy. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 3 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG 1.1 Khái niệm, mục đích, vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông. 1.1.1 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông: Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, Nhà nước và pháp luật là hai khái niệm xuất hiện và tồn tại song song, những nguyên nhân làm phát sinh Nhà nước, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Ngay từ trong nguồn gốc ra đời Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng không thể tách rời nhau. Nhà nước và pháp luật chỉ là sản phẩm của một xã hội có giai cấp. Pháp luật ngay từ khi ra đời đã trở thành phương tiện đặc biệt trong quản lý nhà nước và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các quy phạm pháp luật chỉ có thể được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Pháp luật là các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước. Pháp luật về giao thông là hệ thống các quy phạm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra trong hoạt động quản lý nhà nước về giao thông và được đảm bảo thực hiện trên cơ sở giáo dục, thuyết phục và cưỡng chế. “ Phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động do tổ chức, cá nhân thực hiện thông qua các hình thức nhất định nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho tổ chức, cá nhân được phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa”. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 4 Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông về cơ bản cũng giống với phổ biến, giáo dục pháp luật, nhưng khác chăng ở phạm vi hoạt động được giới hạn ở lĩnh vực giao thông vận tải. Có thể hiểu phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông là hoạt động quan trọng trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chủ thể tham gia giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, từng bước kiềm chế, giảm thiểu tai nạn giao thông. 1.1.2 Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông: Trong phổ biến, giáo dục pháp luật, vấn đề quan trọng và cơ bản nhất đó là xác định được mục đích của nó là gì? Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật là những gì chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật đặt ra khi thực hiện và mục đích chính là một trong những yếu tố tạo nên cấu trúc bên trong của phổ biến, giáo dục pháp luật. Có thể khái quát các mục đích chính của phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm: - Hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hệ thống tri thức pháp luật cho đối tượng. - Hình thành, bồi dưỡng, phát triển niềm tin pháp luật cho đối tượng. - Giáo dục ý thức nhân chách, rèn luyện thói quen, hành vi tuân thủ pháp luật cho đối tượng. Như vậy, mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông là nhằm hình thành tri thức, tình cảm pháp luật về giao thông cho đối tượng giáo dục, từ đó nâng cao nhận thức và có hành vi xử sự phù hợp với pháp luật giao thông. 1.1.3 Vai trò của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông: Phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò quan trọng, thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau: Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 5 Thứ nhất, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Thứ hai, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của mọi thành viên trong xã hội. Trong đời sống xã hội pháp luật nói chung và pháp luật về giao thông nói riêng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự ổn định và phát triển của xã hội. Vì vậy, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông có vai trò hết sức quan trọng, thể hiện rõ nét trên hai khía cạnh sau : Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông. Vai trò này bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật. Một trong những vai trò cơ bản của pháp luật trong đời sống Nhà nước, đời sống xã hội là: pháp luật là cơ sở để thiết lập, củng cố và tăng cường quyền lực Nhà nước. Một nguyên lý đã được khẳng định là Nhà nước không thể quản lý tốt trong lĩnh vực giao thông nếu như không có pháp luật về giao thông và pháp luật về giao thông không thể phát huy hiệu lực của mình nếu không có sức mạnh của bộ máy Nhà nước. Hệ thống pháp luật là “con đường”, là cái “khung pháp lý” do Nhà nước vạch ra để mọi tổ chức, mọi công dân dựa vào đó mà tổ chức, hoạt động và phát triển. Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông góp phần đem lại cho mọi người có trí thức pháp luật về giao thông, xây dựng tình cảm pháp luật đúng đắn và có hành vi hợp pháp, có văn hóa khi tham gia giao thông. Đồng thời mọi người biết sử dụng pháp luật làm phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội nói chung và về giao thông nói riêng. Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông góp phần nâng cao ý thức pháp luật giao thông, văn hoá giao thông cho mọi thành viên trong xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, vấn đề củng cố, tăng cường pháp chế xã hội chủ Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 6 nghĩa ở nước ta đang là một vấn đề cấp thiết. Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về giao thông cần phải mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phổ biến tất cả các văn bản pháp luật về giao thông để mọi người được biết và hiểu từ đó có ý thức chấp hành tránh những trường hợp người dân có hành vi vi phạm mà bản thân họ không biết mình vi phạm. Chỉ khi nào trong xã hội mọi công dân đều hiểu về pháp luật về giao thông, có ý thức pháp luật, luôn tuân thủ pháp luật và có hành vi phù hợp với yêu cầu của pháp luật về giao thông, thì Nhà nước mới thật sự quản lý có hiệu trong lĩnh vực giao thông. 1.2 Chủ thể và đối tƣợng phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông. Chủ thể của phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông: Đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, các cán bộ làm công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông có thể kể đến như Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, giảng viên giảng dạy pháp luật trong nhà trường, phóng viên, biên tập viên chuyên mục an toàn giao thông của các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các luật gia đang công tác tại cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Tư pháp, các tổ chức nghề nghiệp (Hội luật gia, Đoàn luật sư,…). Khách thể (đối tượng) giáo dục pháp luật về giao thông ở đây như cá nhân, những nhóm cộng đồng xã hội, đó có thể là cán bộ, công chức, viên chức; công nhân lao động, nông dân; học sinh, sinh viên, thanh niên và thậm chí cả những người tham gia đảm bảo an toàn giao thông như lực lượng công an, thanh tra,… Xét trong mối quan hệ này thì họ là đối tượng được giáo dục pháp luật, trong mối quan hệ khác họ có thể trở thành chủ thể giáo dục pháp luật. 1.3 Nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông. 1.3.1 Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông: Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông có nội dung rất phong phú và đa dạng, là yếu tố quan trọng của giáo dục pháp luật, cách tiếp cận đúng Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 7 đắn đối với việc xác định phạm vi của nội dung giáo dục pháp luật về giao thông là phải xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ của giáo dục pháp luật giao thông, mục đích và nhiệm vụ là : - Trang bị toàn bộ tri thức pháp luật về giao thông. - Bồi dưỡng tình cảm, tâm lý pháp luật. - Hướng dẫn hình thành thói quen xử sự tích cực theo pháp luật, có văn hóa khi tham gia giao thông. Các mục đích và nhiệm vụ trên sẽ đặt ra những nội dung cơ bản của hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, trong đó trang bị tri thức pháp luật về giao thông giữ vị trí hàng đầu, có tính tiền đề để hình thành nhận thức đúng đắn và khả năng lựa chọn hành vi đúng pháp luật, tích cực. Chính vì vậy nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông phải bao gồm một phạm vi tương đối rộng nhưng có đặc thù riêng, đó là : - Các thông tin pháp luật về giao thông (bao gồm tất cả các kiến thức luật cơ bản về các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giao thông hiện hành). - Các thông tin về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực giao thông như các hành vi vi phạm, tình hình tội phạm vi phạm quy định về giao thông, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông. - Các thông tin về nghiên cứu, điều tra xã hội học về thực hiện, áp dụng pháp luật về giao thông, tác động của từng văn bản pháp luật về giao thông đối với hoạt động giao thông, đối tượng tham gia giao thông. Các thông tin về nhu cầu, yêu cầu, đề xuất của nhân dân, các chuyên gia pháp luật và các ngành về việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực giao thông. - Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật cụ thể của công dân như quyền, nghĩa vụ pháp luật quy định, các quy trình thủ tục để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người hoạt động trong lĩnh vực giao thông. Bằng việc cung cấp, trang bị thường xuyên những loại thông tin trên, người được giáo dục sẽ có một hệ thống tri thức cần thiết về pháp luật và thực tiển pháp luật về giao thông, có khả năng vận dụng những tri thức đó để Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 8 phân tích, lý giải một cách khoa học, có căn cứ về những vấn đề về giao thông mà họ gặp hoặc chứng kiến từ đó định hướng cho hành vi của mình. Dĩ nhiên đó là một quá trình tác động lâu dài, từ nhiều phía và bắng nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào chủ thể giáo dục và trình độ, điều kiện tiếp thu của người được giáo dục. 1.3.2 Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông: Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông chủ yếu có thể kể đến như sau: - Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng: Ngày nay các phương tiện thông tin đại chúng đóng vai trò quan trọng, là công cụ, phương tiện hữu hiệu đưa pháp luật nhanh chóng đến tất cả các đối tượng trong toàn xã hội một cách rộng rãi ở các tầng lớp, các nhóm trong xã hội khác nhau, giúp họ dễ dàng tiếp thu, nắm bắt, tìm hiểu, nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về an toàn giao thông. Những phương tiện đó bao gồm: sách, báo, tạp chí, pháp luật, đài truyền thanh và các loại văn hóa văn nghệ khác. Việc đưa nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật thông về giao thông qua thông tin đại chúng là mốt hình thức rất phổ biến được sử dụng nhiều nội dung và nhiều hình thức khác nhau. Đây là việc làm cần thiết và phù hợp trong phổ biến giáo dục pháp luật về giao thông trên phương tiện thông tin đại chúng về trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông, xây dựng chuyên mục an toàn giao thông ở mỗi , mỗi xã - thị trấn, huyện thị, thành phố. Hình thức này chứa nhiều tính chất : Tính đăng tải thông tin, tính giáo dục, tính cổ động, phản biện của xã hội…Cho nên đưa chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông, thường xuyên, sâu rộng góp phần thay đổi nhận thức và thái độ của nhân dân đối với pháp luật về giao thông, đồng thời kịp thời đưa tin những địa phương đơn vị, cá nhân thực hiện tốt, Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 9 chưa tốt để động viên, chấn chỉnh, rút kinh nghiệm chung cho các phong trào toàn dân tham gia lập lại trật tự an toàn giao thông. - Phổ biến giáo dục pháp luật bằng tuyên truyền miệng: Tuyên truyền miệng là phổ biến pháp luật về giao thông một cách trực tiếp với các hình thức như: tư vấn, hướng dẩn tìm hiểu pháp luật, cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật, tổ chức họp ở các cơ quan đơn vị hoặc tổ chức ở từng chi tổ hội, theo giới tính, nghề nghiệp… hình thức này tác động trực tiếp đến đối tượng được tuyên truyền, đúng nội dung nên nó mang tính chính xác cao, là cán bộ tuyên tuyền phải phân tích sâu sắc nội dung và ý nghĩa của công tác tuyên truyền, thuyết phục đối tượng nâng cao nhận thức về pháp luật, hoặc đóng góp vào những vấn đề cần điều chỉnh cho hợp lý. - Đưa giáo dục pháp luật vào các trường học: Việc đưa giáo dục pháp luật vào các trường học là hình thức và phương tiện quan trọng trong hệ thống giáp dục pháp luật. Những năm qua việc dạy và học pháp luật đã từng bước được triển khai trong các trường phổ thông, các trường Đại học, trung học trong hệ thống các trường Đảng và các tổ chức xã hội khác như: Đoàn thanh niên, phụ nữ, công đoàn bước đầu đã đạt được những thành tựu đáng kể góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật. Nội dung giáo dục pháp luật về giao thông bao gồm: cung cấp các kiến thức cơ bản về giao thông, từ đó hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi văn hóa khi tham gia giao thông. Bên cạnh việc cung cấp kiến thức, việc giáo dục còn được thực hiện thông qua các phong trào về văn hóa giao thông. Để công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông trong các trường học đạt kết quả sắp tới cần phải làm: + Cải cách, hoàn thiện hệ thống giáo dục về an toàn giao thông. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 10 + Đoàn thanh niên, đội thiếu niên lồng ghép các chương trình hành động, sinh hoạt gắn liền với nội dung có tính giáo dục pháp luật về an toàn giao thông. + Đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giảng viên và giáo viên của các trường kiến thức giáo dục về an toàn giao thông và thông qua họ tác động trực tiếp vào các tầng lớp sinh viên và các em học sinh, thông qua đó các em sẽ nắm rõ hơn về giáo dục pháp về an toàn giao thông. - Phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông thông qua việc xây dựng các tủ sách pháp luật về an toàn giao thông ở cơ quan ban ngành huyện, thị, thành phố, ở cấp xã: Phối hợp với các ngành và địa phương tiếp tục kiện toàn, quản 1ý, khai thác và đầu tư có hiệu quả tủ sách pháp luật các xã - thị trấn theo tinh thần Nghị quyết số 1067/NQ-TTg ngày 25/11/1998 của Thủ tướng Chính phủ để trưng bài các loại văn bản pháp luật, các tập hệ thống văn bản dưới Luật, văn bản Trung ương, của Tỉnh và các bản tin pháp luật, công báo và sách báo…Để phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu pháp luật nói chung và về an toàn giao thông nói riêng của cán bộ và nhân dân địa phương. - Phổ biến giáo dục pháp luật về thông thông qua các phương pháp trực quan: Sáng tác các loại pa nô, áp pích, phát tờ rơi… có nội dung tuyên truyền pháp luật về giao thông và đặt tại những nơi thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông để cảnh báo người tham gia giao thông. Tổ chức những cuộc triển lãm tranh, ảnh những hình ảnh tai nạn giao thông và các hành vi vi phạm an toàn giao thông … - Tổ chức các lớp học chuyên đề về an toàn giao thông: Cho các đối tượng có phương tiện tham gia giao thông, kinh doanh vận tải, tổ chức thi lấy giấy phép lái xe…. - Thông qua xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông : Thông qua xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông tiến hành giải thích tuyên truyền giúp người vi phạm nói riêng và [...]... cầu của công tác Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 30 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp CHƢƠNG 3 MỤC TIÊU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI AN GIANG 3.1 Mục tiêu phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông. .. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Thanh tra Sở Giao thông vận tải là đơn vị nghiệp vụ trực thuộc Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang và chịu sự lãnh đạo về công tác Đảng, nghiệp vụ Thanh tra của Sở Giao thông vận tải và Thanh tra Bộ Đơn vị có mối quan hệ công tác mật thiết với các lực lượng Cảnh sát và các ngành chức... BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI AN GIANG 2.1 Vài nét về Thanh tra Sở giao thông vận tải tỉnh An Giang: Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang được thành lập theo Quyết định số 1757/2005/QĐ-UB ngày 17 tháng 6 năm 2005 trên cơ sở chuyển đổi từ đơn vị cũ theo các tên gọi khác như: Lực lượng Thanh tra giao thông, Ban Thanh tra giao thông thủy bộ… Về cơ... pháp luật 3.2.6 Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: Xây dựng đội ngũ công chức chuyên trách làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngành Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 33 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Thường xuyên đưa cán bộ công chức làm công tác phổ. .. gia giao thông nâng cao nhận thức và ý thức tự giác chấp hành pháp luật góp phần kiềm chế và giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, cụ thể công tác chỉ đạo phổ biến, giáo dục pháp luật của ngành như sau: Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 20 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Ngay sau khi Luật Giao. .. người tham gia giao thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 26 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp chung và pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nói riêng đã có tác động thiết thực đến việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật để từ... Thực trạng và giải pháp đảm bảo kinh phí để in ấn các tài liệu cần thiết, các văn bản pháp luật mới về an toàn giao thông, làm phong phú hơn tủ sách pháp luật về an toàn giao thông cho địa bàn tỉnh Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 35 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp KẾT LUẬN Công tác phổ biến giáo dục pháp. .. biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 31 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Tăng cường phổ biến, giáo dục cán bộ tự giác, gương mẫu chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông Các đơn vị, địa phương khi nhận được thông. .. gia giao thông có trình độ dân trí Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 29 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp thấp hoặc không có điều kiện tiếp cận với các quy định về an toàn giao thông nên nhận thức và ý thức chấp hành luật về an toàn giao thông chưa cao Đội ngũ thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo. .. ngành, Học viên: Nguyễn Anh Tuấn – Lớp B69 Tri Tôn 12 Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các cấp đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; - Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 21/4/2008 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008-2012 . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI AN GIANG 2.1 Vài nét về Thanh tra Sở giao thông vận tải tỉnh An Giang: Thanh tra Sở Giao. tốt hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên:. Minh Sở Giao thông vận tải tỉnh An Giang. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông của Thanh tra Sở giao thông vận tải An Giang – Thực trạng và giải pháp Học viên: Nguyễn Anh Tuấn

Ngày đăng: 17/07/2015, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan