Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn

25 601 1
Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn MỤC LỤC  MỤC LỤC 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 PHẦN I: LÝ THUYẾT 3 .I TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC 3 .1 Tri thức và Quản lý tri thức 3 .2 Tại sao tri thức lại quan trọng? 4 .3 Quản lý tri thức ra đời khi nào? 4 .4 Tại sao lại phải Quản lý tri thức? 5 .II VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TRI THỨC 7 .1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự 7 .2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế 8 .3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức 8 .4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức 9 .III VÀI ỨNG DỤNG CỦA QUẢN LÝ TRI THỨC 11 .1 Quản lý nhân sự 11 .2 Quản lý tri thức ở các doanh nghiệp 13 .3 Thư viện và vấn đề quản lý tri thức 15 PHẦN II: BÀI TẬP 17 .I Yêu cầu bài toán 17 .II Giới thiệu về Hệ chuyên gia 17 .III Giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ Prolog 17 .1 Cú pháp 18 .2 Dữ kiện 18 .3 Luật 18 .4 Ngữ nghĩa 19 .IV Xây dựng chương trình 20 KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 1/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn LỜI MỞ ĐẦU Công nghệ tri thức là một bộ môn của tin học có tính chất công nghệ, trong đó đối tượng thông tin được xử lí là các tri thức trong một lĩnh vực chuyên môn nào đó và quá trình xử lí bằng máy tính nhằm giải quyết những bài toán phức tạp thông thường đòi hỏi một trình độ cao về trí tuệ chuyên gia trong lĩnh vực bằng các công cụ toán học; phát triển các phương pháp lựa chọn và thu thập tri thức, các cơ chế lập luận trên các thông tin tri thức và việc thực hiện các phương pháp đó trên máy tính. Những vấn đề trung tâm của CNTT là tìm các phương pháp biểu diễn tri thức trong các chuyên ngành CNTT được phát triển mạnh trong những năm gần đây, là một nội dung chủ yếu của tin học hiện đại. Một loại sản phẩm tiêu biểu của CNTT là các hệ chuyên gia, đó là các hệ chương trình máy tính thực hiện một số chức năng của chuyên gia trong các hoạt động trí tuệ. Đã có một số hệ chuyên gia được ứng dụng trong thực tế như các hệ trợ giúp xác định công thức cấu trúc của các hợp chất hữu cơ phức tạp, hệ chẩn đoán bệnh trong y tế, hệ trợ giúp xác định thành phần địa chất, hệ trợ giúp quyết định trong quản lí kinh doanh, v.v. Quản lý tri thức, viết tắt là QLTT (Knowledge Management) dùng để chỉ những công nghệ, kỹ thuật, hoặc những thông lệ xã hội nhằm thu thập và tổ chức "tri thức" sao cho có thể áp dụng chúng vào một địa điểm và thời điểm phù hợp. Nói chung, việc quản lý tri thức tập trung vào những ứng dụng phần mềm hoặc cơ sở dữ liệu mà cho phép sử dụng cho mục đích thu thập thông tin. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Phan Huy Khánh đã nhiệt tình giảng dạy, góp ý để nhóm em hoàn thành tiểu luận này. Nhóm sinh viên thực hiện: 1. Võ Văn Luận 2. Lê Văn Đông 3. Trương Văn Thới Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 2/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn PHẦN I: LÝ THUYẾT .I TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC .1 Tri thức và Quản lý tri thức Theo định nghĩa thông thường, Tri thức (knowledge) là HIỂU và BIẾT. Trong nền kinh tế tri thức và trong ngành khoa học thông tin và thư viện ngày nay định nghĩa Tri thức là Thông tin có ý nghĩa (meaningful) và hữu ích (useful). Do đó Quản lý tri thức là quản lý những thông tin có ý nghĩa và hữu ích đồng thời quản lý những công nghệ giúp cho mọi người hình thành tri thức Kiến thức (Tri thức) được định nghĩa là kiến thức và các kỹ năng thu được từ một người qua kinh nghiệm thực tế hoặc qua sự giáo dục; từ lý thuyết và thực hành giúp chúng ta hiểu về các chủ đề; điều đó biết được trong một lĩnh vực cụ thể hoặc trong sự tổng hợp; các sự kiện và thông tin hoặc sự nhận thức hoặc hiểu biết thu được bởi kinh nghiệm từ các sự kiện hoặc trong thực tế. Sự tranh luận về triết học nói chung được bắt đầu với sự trình bày ý kiến của Plato như là “Niềm tin đúng đắn”. Tuy nhiên, ở đây chúng ta không định nghĩa hiện về tri thức và cũng không có một hoàn cảnh cụ thể nào, hiện tại vẫn còn lại rất nhiều ý kiến tranh luận về vấn đề này. Có nhiều cách hiểu về quản trị tri thức, dưới đây là một số định nghĩa đã được đưa ra:  Quản trị tri thức là tạo ra tri thức và việc này được nối tiếp với việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biên kiến thức.  Quản trị tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội mới.  Quản trị tri thức là hoạt động mà hoạt động này quan tâm tới chiến lược và chiến thuật để quản lý những tài sản mà trọng tâm là con người (human center assets).  Quản trị tri thức là quá trình hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh và hoàn thiện. Trên cơ sở tổng kết các định nghĩa khác nhau về quản trị tri thức, McAdam và McGreedy (1999) đã chỉ ra rằng chúng thể hiện một miền rộng lớn từ những quan Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 3/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn điểm có tính cơ giới (coi tri thức là tài sản) tới quan điểm thiên về định hướng xã hội (tri thức được tạo ra trong tổ chức thông qua những quan hệ xã hội). Các định nghĩa về quản trị tri thức thể hiện nổi bật các đặc tính sau:  Quản trị tri thức là một lĩnh vực có liên quan chặt chẽ với lý luận và thực tiễn, và là một lĩnh vực mang tính đa ngành đa lĩnh vực.  Quản trị tri thức không phải là công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin chỉ là yếu tố hỗ trợ, nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản trị tri thức.  Quản trị tri thức lấy yêu tố con người làm trọng tâm. .2 Tại sao tri thức lại quan trọng? Khi tài nguyên thiên nhiên đã cạn kiệt, giá nhân công không còn rẻ mạt thì những lợi thế thương mại khác phải được đánh giá đúng tầm của nó để mang lại những giá trị mong đợi của tổ chức. Tỉ lệ giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong kỷ nguyên công nghiệp là 75/25 nay đã chuyển thành 25/75 trong kỷ nguyên tri thức. Các thước đo giá trị của một tổ chức hay doanh nghiệp cũng đã thay đổi theo hướng đem lại lợi ích thoả mãn nhiều đối tượng liên quan khác nhau như cổ đông, nhân viên, Nhà nước, nhà cung cấp, đối tác và cộng đồng. .3 Quản lý tri thức ra đời khi nào? Thuật ngữ “tri thức” xuất hiện từ thời Plato và Aristote và được nghiên cứu nhiều bởi các học giả hiện đại như Daniell Bell (1973), Peter Drucker (1993), Alvin Toffler (1970, 1980), Macheal Polanyi (1958, 1967) và Ikujiro Nonaka (1991, 1995). Các học giả này đã đưa ra những vấn đề xung quanh khái niệm tri thức, nguồn vốn hay tài sản trí tuệ của doanh nghiệp. Các khái niệm dữ liệu, thông tin, tri thức và sự thông thái của tổ chức cũng được hình thành và phát triển bởi các học giả trên. Tuy nhiên, khái niệm “quản lý tri thức” lần đầu tiên được đề cập đến từ đầu những năm 80. Melissie C. Rumizen, tác giả cuốn “The complete Idiot’s guide to Knowledge Management”, cho rằng tiến sỹ Karl-Erik Sveiby, người Thuỵ Điển, là người đầu tiên đưa ra khái niệm tài sản tri thức doanh nghiệp vào năm 1979 nhưng không được đón nhận. Một báo cáo gần đây của Chính phủ Hoa Kỳ cho rằng tiến sỹ Karl M. Wiig (Viện nghiên cứu tri thức - KRI) là người đầu tiên đưa ra khái niệm về quản lý tri thức trong một bài phát biểu tại Tổ chức lao động quốc tế của Liên Hợp Quốc (ILO) vào năm 1986. Và đến đầu những năm 90 thì quản lý tri thức mới thực sự “nở rộ” như một công cụ mới trong quản lý. Thomas A. Stewart được xem như là người đầu tiên viết về quản lý tri thức trên các tạp chí về doanh nghiệp với bài viết “Brainpower” trên tạp chí kinh tế nổi tiếng “Fortune” vào năm 1991. Tiếp theo đó là cả một chuỗi các cuộc tranh luận giữa các trường phái khác nhau về quản lý tri thức. Hàng trăm trang web về Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 4/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn quản lý tri thức ra đời và đến tận hôm nay, các quan niệm khác nhau về vấn đề này vẫn tồn tại. .4 Tại sao lại phải Quản lý tri thức? Trong suốt 50 năm qua, kinh tế thế giới đã có những bước chuyển rõ rệt từ nền tảng sản xuất thuần tuý sang hệ thống sản xuất dựa vào kỹ năng và tri thức. Ở Mỹ, chỉ trong vòng 40 năm số người lao động thuần tuý đã giảm gần một nửa (34% lực lượng lao động vào năm 1980 so với 57% vào năm 1940). Các nhà đầu tư cũng nghiêng về các công ty có năng lực quản lý tốt và có khả năng thích nghi nhanh chóng với những thay đổi của thị trường thay vì chỉ chú trọng đến giá trị tài sản của công ty. Ngày nay, tương lai và giá trị của một công ty phụ thuộc vào khả năng phát triển các sản phẩm/dịch vụ mới một cách nhanh chóng và kịp thời để có thể bắt nhịp với những nhu cầu luôn thay đổi. Thay vì một số cách tiếp cận truyền thống các doanh nghiệp giờ đây coi QLTT như một yếu tố mới nhưng quan trọng nhất để giữ vững lợi thế cạnh tranh bằng thoả mãn khách hàng. Tóm lại, có 4 lý do chính dẫn đến sự xuất hiện của quản lý tri thức:  Cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi tổ chức phải liên tục đổi mới sản phẩm và cải tiến hoạt động của mình dựa trên nguồn tri thức của mọi người trong tổ chức  Nhu cầu học hỏi trong một tổ chức luôn tồn tại nhưng thời lượng cho việc bồi bổ kinh nghiệm và kiến thức lại giảm đi rất nhiều do phải chú trọng vào các tác nghiệp hàng ngày. Vậy, các tổ chức cần kiến tạo và sử dụng tri thức một cách thông minh nhất để không bị tụt hậu  Cơ chế thị trường tạo ra nhiều khả năng lựa chọn cho người lao động. Nhu cầu thay đổi nơi làm việc của người lao động có trình độ và kỹ năng cao tăng lên chính là nguy cơ suy giảm nguồn tri thức của tổ chức. Khi ra đi, họ không chỉ làm giảm năng suất của tổ chức mà còn mang đi những tri thức của mình, thậm chí cả tri thức của tổ chức  Đa phần các công ty thành công là những công ty nắm bắt nhanh, kịp thời, và xử lý chính xác các nguồn thông tin (thị trường, khách hàng, sản phẩm…). Việc biến các thông tin đó thành tri thức của tổ chức chính là lợi thế cạnh tranh mà không phải nhà quản lý nào cũng làm được.Quản lý tri thức đạt hiệu quả, tổ chức hay doanh nghiệp sẽ đạt được những kết quả rõ rệt như: o Tăng Năng suất o Thúc đẩy hoạt động đổi mới o Cải thiện hiệu quả quản lý Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 5/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn o Nâng cao sự thoả mãn của Khách hàng o Thu hút và khai thác nhân tài o Khuyến khích học hỏi, chia sẻ Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 6/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn .II VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TRI THỨC .1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự Từ khía cạnh nhân sự, những nhu cầu về việc tăng việc trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt động gồm nhiều lĩnh vực khác nhau là một trong những lý do chính dẫn tới việc xây dựng quản trị tri thức. Bên cạnh đó, nhu cầu tăng khả năng xử lý của nhân viên trong các tình huống phức tạp và lưu giữ những tri thức khi các nhóm làm việc tan rã hay tái lập cũng khiến việc xây dựng hệ thống QTTT trở nên cần thiết. Thứ nhất, nhu cầu về việc đẩy mạnh trao đổi, chia sẻ và sáng tạo trong các nhóm hoạt động ngày càng lớn hơn. Lí do là vì các công ty đang có xu hướng kết hợp với nhau để tăng khả năng cạnh tranh. Do đó, nhân viên trong các công ty khác nhau thường xuyên phải làm việc với nhau. Hơn nữa, để phát triển một sản phẩm đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau (thiết kế, kĩ thuật, marketing, v.v.). Nói cách khác, thành viên của một nhóm làm việc phải từ các bộ phận khác nhau, mà họ thường chỉ biết rõ về lĩnh vực chuyên môn của mình mà thiếu những hiểu biết cần thiết về các lĩnh vực khác. Sự khác biệt về văn hóa cũng có thể gây khó khăn trong quá trình làm việc nhóm. Vì vậy, việc tăng khả năng và hiệu quả làm việc nhóm, mà điển hình là việc chia sẻ và trao đổi, của các thành viên trong nhóm là vô cùng cần thiết. Quản trị tri thức có thể trở thành lời giải tối ưu cho bài toán này, bởi vì nó thúc đẩy thảo luận và chia sẻ tri thức trong nhóm và tổ chức. Thứ hai, là về việc các nhóm làm việc được thành lập và giải tán. Hiện nay, các nhóm làm việc thường được thành lập để giải quyết những vấn đề, những dự án trong thời gian ngắn. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm này thường được giải tán, thành viên trở về với công việc thường ngày hoặc tham gia các nhóm làm việc khác, nơi mà khả năng chuyên môn của họ có giá trị hơn là tri thức thu được ở các lĩnh vực khác trong dự án. Điều quan trọng là, những tri thức đó lại không được lưu trữ lại, trở thành “tài sản cá nhân” của nhân viên. Khi nhân viên đó ra đi, tri thức của công ty cũng mất đi theo. Quản trị tri thức có thể giúp công ty giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả, bởi vì trong đó có quá trình “nắm bắt” các tri thức ẩn – qua các quá trình trao đổi trực tiếp và việc lưu trữ tri thức ẩn dưới dạng hiện. Ngoài ra, trong thời đại kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay, đòi hỏi về kĩ năng và khả năng ra quyết định của nhân viên ngày càng cao hơn. Ngày nay, thời gian chính là yếu tố cạnh tranh quyết định giữa mọi công ty. Ta có thể phải đối mặt với những thay đổi, những sáng tạo bất ngờ từ phía đối thủ, sự chuyển dịch mạnh mẽ của thị trường không ổn định. Công ty rất có thể sẽ không bắt kịp được những bước tiến của môi trường bên ngoài. Vì vậy, việc phản ứng và ra quyết định trước một tình huống của nhân viên cần phải không những chính xác mà còn phải càng nhanh càng Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 7/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn tốt. Điều này đòi hỏi trình độ tri thức của nhân viên phải cao hơn và thông tin phải được cung cấp nhanh chóng, chính xác hơn. Nếu quản trị tri thức tốt, bạn hoàn toàn có thể giải quyết được những vấn đề này. .2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế Lý thuyết kinh tế cũ cho rằng mọi tài sản đều dễ bị giảm giá trị khi thu hồi, nhưng điều này không đúng với tri thức. Những quy luật chi phối tri thức thì khác hẳn những quy luật chi phối thế giới vật chất. Ví dụ:  Cùng một cái máy tính, khi người A đang sử dụng, những người khác không sử dụng được nữa.  Sau khi người A sử dụng và chuyển giao cho người khác, chất lượng máy tính coi như bị hao mòn và giảm giá trị. Nhưng với tri thức, khi một người đang dùng, những người khác cũng có thể sử dụng được. Và tri thức càng sử dụng nhiều thì càng tăng giá trị. Các nhà kinh tế học gọi đó là quy luật tăng lợi nhuận: càng sử dụng, càng cung cấp nhiều giá trị - từ đó tạo ra một chu trình tự tăng cường. Tri thức là biến số duy nhất lý giải nguyên nhân có một khoảng cách ngày càng lớn giữa giá trị thị trường và cơ sở tài sản của một công ty thành đạt. Không như các tài nguyên có giới hạn như đất, vốn, và nhân công, tài sản tri thức và trí tuệ là những nguồn tài khuyên không giới hạn có thể sinh ra nhiều lợi nhuận qua hệ thống sử dụng và ứng dụng chúng. Tri thức rộng giúp bạn có cái nhìn đa chiều về cùng một hiện tượng, một biến đổi bất thường trên thị trường. Từ đó vừa có khả năng chống đỡ, vừa có lợi thế cạnh tranh so với đối thủ. Muốn có được điều này, các doanh nghiệp bắt buộc phải không ngừng sáng tạo, sáng tạo không ngừng nghỉ để bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Cứ như thế tri thức ngày càng gia tăng. Quản trị tri thức mang đến cơ hội duy nhất biến tri thức thành hệ thống giúp tạo ra lợi thế về thời gian giữ cho sự cạnh tranh được liên tục, tạo ra giá trị kinh tế và giá trị thị trường không thể chối cãi được. .3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã thay đổi hoàn toàn công việc. Hiện nay chúng ta có thể thu thập và lưu trữ một khối lượng lớn thông tin dễ dàng, truyền tải chúng một cách nhanh chóng. Các công việc được hoàn thành dựa vào công nghệ, đặc biệt là máy tính, ngày càng nhiều. Sự quan trọng của công nghệ là không thể phủ nhận. Nhưng công nghệ không tạo ra yếu tố cạnh tranh. Ta có thể sở Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 8/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn hữu một công nghệ hoàn toàn mới, giúp công ty vượt lên trên đối thủ của mình. Nhưng, thời gian sau đó, khi mà đối thủ tạo ra công cụ tương tự, hoặc cũng mua công nghệ đó, thì yếu tố cạnh tranh sẽ bị mất đi. Trong thời đại công nghệ hiện nay thời gian cho một cuộc chạy đua công nghệ như vậy ngày càng ngắn dần, do vậy, chúng ta không thể coi công nghệ như yếu tố cạnh tranh lâu dài. Trong khi đó, công nghệ với hai lợi ích chính là lưu trữ và truyền tải thông tin lại cho phép xây dựng một hệ thống lưu trữ và phân phối thông tin hiệu quả. Công nghệ trở thành một nhân tố giúp lưu trữ, phân phối và trao đổi tri thức hữu hiệu. Bằng cách kết hợp công nghệ với quản trị tri thức một cách hiệu quả có thể tạo ra các yếu tố cạnh tranh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh lâu dài. Bên cạnh đó, nhờ có công nghệ phát triển mà các công việc, các quy trình được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vòng đời của sản phẩm, từ lúc được nghiên cứu, sản xuất, tới khi bán ra và các dịch vụ hậu mãi cũng do đó ngắn lại. Các sản phẩm cũng liên tục được nâng cấp và cải tiến, thị trường liên tục thay đổi. Do vậy, thời gian cho ra sản phẩm trở thành một yếu tố sống còn, các quyết định ngày càng phải được đưa ra nhanh chóng và chính xác hơn. Vậy yếu tố nào làm được điều này? Công nghệ có thể giúp chúng ta thu thập, lưu trữ, truyền tải thông tin một cách vô cùng hiệu quả, nhưng để biến thông tin thành tri thức, thành quyết định, thì lại cần đến con người và kiến thức, kinh nghiệm của họ. Tri thức chứ không phải công nghệ trực tiếp giúp người sở hữu nó ra quyết định. Quản trị tri thức, với sự hỗ trợ của công nghệ, có thể giúp làm việc hiệu quả hơn, tự mình đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, giảm bớt sai lầm và thoả mãn yêu cầu đúng lúc nhất, v.v. .4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức Cũng giống như công nghệ, cơ cấu tổ chức ngày nay thay đổi quá nhanh. Chính những thay đổi về cơ cấu tổ chức này bắt buộc có một hệ thống quản trị tri thức hữu hiệu. Ví dụ với một dự án lớn đột nhiên gặp phải một vấn đề nan giải, sau một thời gian tìm kiểm giải pháp, một thành viên trong dự án nhớ ra rằng trong một dự án trước kia, vấn đề tương tự cũng đã nảy sinh và được giải quyết khá hiệu quả. Ở đây, đặt ra vấn đề là làm sao áp dụng tốt nhất tri thức đã có để giải quyết vấn đề này. Ngày nay, các công ty làm việc theo định hướng dự án. Mỗi thành viên được nhặt ra từ các bộ phận chức năng khác nhau để tạo ra một đội duy nhất. Các đội sau khi hoàn thành xong dự án thường chuyển lên một dự án khác cao hơn hoặc phân tán sang các dự án khác. Các tri thức, kinh nghiệm, kỹ năng thu được trong suốt quá trình phát triển sản phẩm , dịch vụ lại không được chuyển đến các đội dự án phụ trách việc Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 9/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn phát triển các phiên bản sau trong quá trình tiến hoá dịch vụ sản phẩm đó . Ngoài ra với cơ cấu tổ chức làm việc theo đội và dự án, các kỹ năng được phát triển trong quá trình hợp tác thường sẽ bị mất đi khi đội đó tan rã và các tri thức qui trình mà đội thu được sẽ không có điều kiện để sử dụng lại trong tương lai. Một hệ thống quản tri tri thức trong trường hợp này sẽ giúp nắm bắt được các tri thức dự án, cho phép sử dụng lại nó trong tương lai. Toàn cầu hoá tạo ra một sân chơi phẳng, cạnh tranh hơn bao giờ hết. 20 năm trước không ai có thể nghĩ Ấn Độ lại có thể trở thành sân sau của Mĩ với hàng loạt các “call center” nằm rải rác khắp đất nước, cung cấp dịch vụ cho khách hàng trên toàn thế giới, đặc biệt là các khách hàng từ Châu Âu và Mĩ. Ngày nay, Microsoft không nhất thiết phải động tay vào tất cả các giai đoạn tạo ra một phần mềm. Họ có thể chuyển phần việc gia công “ ít chất xám” sang các nước khác với mức lương chỉ bằng ½ mức phải trả cho một lập trình viên tại Redmond. Cũng lúc đó, để sản xuất ra một chiếc máy tính xách tay, Dell có một tập hợp hơn 40 nhà cung cấp – là những công ty, xưởng, nhà máy trên toàn thế giới chuyên sản xuất linh kiện lắp ráp. Đó là lý do vì sao cần quản trị tri thức. Việc cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn khi các nước đang dần dần dỡ bỏ các qui định, để thị trường tự điều chỉnh theo những qui luật vốn có của nó. Giả sử, bạn đang có lợi thế về giá so với đối thủ cạnh tranh bởi vì nhà cung cấp của bạn ở Hàn Quốc và chính phủ Hàn Quốc thì đã dỡ bỏ các hàng rào qui định khiến đầu vào của bạn rẻ hơn. Trong khi đó, tại Ấn Độ - nơi các hàng rào thuế quan vẫn còn tồn tại, đối thủ đang phải chật vật mua đầu vào với mức giá cao hơn. Đột nhiên, Ấn Độ quyết định dỡ bỏ tất cả các hàng rào thuế quan. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Thứ duy nhất có thể làm là cắt giảm chi phí. Chúng ta bắt đầu loay hoay với việc cắt giảm biên chế, xa thải, đuổi việc ,…. Ta quên mất một điều rằng khi loại một ai đó ra khỏi công ty cũng loại luôn nguồn tri thức mà người đó có. Trong khi đó, điều tốt nhất là xây dựng một hệ thống quản trị tri thức và các kỹ năng để tránh sáng tạo lại những gì đã có, đạt được mục tiêu cắt giảm chi phí đồng thời cả lợi thế cạnh tranh dài hạn. Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 10/25 [...]... K11 23/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn KẾT LUẬN Tri thức có vai trò hết sức quan trọng góp phần tạo nên mọi thành tựu và tiến bộ trong lịch sử phát tri n của văn minh nhân loại Mặc dù những câu hỏi có tính tri t học về bản chất của tri thức, về quá trình hình thành tri thức, về quan hệ giữa vật chất và trí tuệ Vẫn không ngừng được tranh luận và chưa có.. .Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn III VÀI ỨNG DỤNG CỦA QUẢN LÝ TRI THỨC 1 Quản lý nhân sự Nguồn nhân lực đã trở thành “một tài sản quý nhất, quan trọng nhất và quyết định nhất” cho sự tồn tại và phát tri n của bất kỳ một tổ chức nào Song, khi nói về những nhận thức được hầu hết mọi người chấp nhận này thì cần phải hiểu đó là nguồn nhân lực có tri thức, ... nhiệm cán bộ chuyên Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 13/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn trách việc quản lý tri thức, mà dựa vào các nhà tư vấn quản lý thông tin và tài liệu để phát tri n công tác quản lý tri thức một cách hiệu quả Các chuyên gia QLTT cho rằng tri thức là một nguồn lực quan trọng nhất của tổ chức, một nguồn lực duy nhất mà các đối thủ không... những năng suất và chất lượng mới cho công tác quản lý, hoạt động kinh doanh, phát tri n sản xuất và dịch vụ… Do là công cụ quản lý, hệ QTTT đòi hỏi phải có công nghệ và nhà tư vấn để khuyến cáo về cách thức thực hiện đối với việc kiểm soát, phân tích và lập lưu đồ đối với tri thức Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 24/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn TÀI LIỆU... chốt trong dự án đều được thông tin đầy đủ và tiếp thêm sinh lực Mục đích sau cùng của công t là sử dụng một nhóm nhân viên để phát tri n các ý tưởng tốt nhất tích hợp từ kinh nghiệm và ý tưởng của các thành viên khác trong Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 12/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn công ty, từ đó hành động trên cơ sở thống nhất mục đích và tập... khích Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 11/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn lệ Cuộc khảo sát của Reuters vào năm 2001 chỉ ra rằng 90% các công ty tri n khai các giải pháp quản lý tri thức đă có những quyết định tốt hơn, và 81% công ty cho rằng họ nhận thấy sự gia tăng năng suất một cách rõ rệt (Malhotra, 2001) Vào đầu những năm 80, tiến sỹ Eric Sveiby -... trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn thức là một thứ khó nắm bắt và tổ chức vì nó dựa vào kinh nghiệm và đặc thù với mỗi hoàn cảnh một Bởi vậy, không có gì ngạc nhiên là hầu hết các nỗ lực để nắm bắt và tổ chức tri thức đều sử dụng các phương pháp mà sẽ dùng máy tính để lưu trữ tri thức Do đó, phần lớn hệ thống mà được mệnh danh là quản lý tri thức hiện nay đã đều nhắm vào các... (Công nghệ IP-based –S ử dụng HTTP Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 15/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn trong việc truyền thông và HTMT/XML trong việc đóng gói thông tin) là công nghệ hiện tại và tương lai của ngành thông tin – thư viện Tại Việt Nam, cần thay đổi tầm nhìn và cách nhìn về ngành nghề thư viện hiện đại để thoát ra khỏi vỏ bọc lạc hậu, chiến... nghĩa của nó được định nghĩa là một mô hình tối thiểu của nó Với một chương trình Prolog bình thường, có nhiều loại ngữ nghĩa được sử dụng như ngữ nghĩa đầy đủ, ngữ nghĩa tối thiểu, ngữ nghĩa hoàn chỉnh, Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 19/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn IV Xây dựng chương trình Chương trình được viết bằng Prolog với mã nguồn và giải... đi vào xã hội tri thức trong đó nguồn lực kinh tế cơ bản không phải là vốn mà là và sẽ là tri thức và tri thức đã và đang trở thành một nguồn lực kinh tế chủ yếu và là một nguồn lực thống trị - và có thể là duy nhất - của lợi thế cạnh tranh Những nhận xét của Drucker hoàn toàn phù hợp với những dự báo của Alvin Tofler trong tác phầm nổi tiếng của ông về một xã hội tri thức. ” Sự bùng nổ thông tin và . Thới Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 2/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong thực tiễn PHẦN I: LÝ THUYẾT .I TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC .1 Tri thức và Quản lý tri. Drucker (199 3), Alvin Toffler (197 0, 198 0), Macheal Polanyi (195 8, 196 7) và Ikujiro Nonaka (199 1, 199 5). Các học giả này đã đưa ra những vấn đề xung quanh khái niệm tri thức, nguồn vốn hay tài. và sử dụng tri thức, tuy nhiên chúng không được phản ánh vào trong thực tiễn QLTT. Tri Nhóm 19 – Khoa học Máy tính K11 14/25 Tìm hiểu về Quản trị tri thức và vai trò của Quản trị tri thức trong

Ngày đăng: 17/07/2015, 11:39

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • PHẦN I: LÝ THUYẾT

    • .I TÌM HIỂU VỀ QUẢN TRỊ TRI THỨC

      • .1 Tri thức và Quản lý tri thức

      • .2 Tại sao tri thức lại quan trọng?

      • .3 Quản lý tri thức ra đời khi nào?

      • .4 Tại sao lại phải Quản lý tri thức?

      • .II VAI TRÒ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ TRI THỨC

        • .1 Xuất phát từ nhu cầu nhân sự

        • .2 Xuất phát từ nhu cầu kinh tế

        • .3 Công nghệ và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức

        • .4 Cơ cấu tổ chức và nhu cầu về một hệ thống quản trị tri thức

        • .III VÀI ỨNG DỤNG CỦA QUẢN LÝ TRI THỨC

          • .1 Quản lý nhân sự

          • .2 Quản lý tri thức ở các doanh nghiệp

          • .3 Thư viện và vấn đề quản lý tri thức

          • PHẦN II: BÀI TẬP

            • .I Yêu cầu bài toán

            • .II Giới thiệu về Hệ chuyên gia

            • .III Giới thiệu sơ lược về ngôn ngữ Prolog

              • .1 Cú pháp

              • .2 Dữ kiện

              • .3 Luật

              • .4 Ngữ nghĩa

              • .IV Xây dựng chương trình

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan