Chính sách ngoại giao của Triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 (KL06513)

67 2.6K 17
Chính sách ngoại giao của Triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 (KL06513)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* NGÔ THỊ THANH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. TRẦN THỊ THU HÀ HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu đề tài “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884” được thực hiện với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà. Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch Sử, các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội II, đã trang bị cho em những kiến thức và kinh nghiệm quý giá trong quá trình học tập tại trường và nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ, kỹ năng của bản thân còn nhiều hạn chế nên chắc chắn đề tài khóa luận này của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Thanh LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu đề tài “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884” được thực hiện với sự hướng dẫn của Thạc sĩ Trần Thị Thu Hà. Bài nghiên cứu này do tự tay em tìm tài liệu và viết, không trùng khớp với bất kỳ kết quả của tác giả nào khác. Em xin cam đoan những lời trên là hoàn toàn đúng sự thật. Trong bài nghiên cứu này của em còn rất nhiều thiếu xót, em xin kính mong các thầy cô đóng góp ý kiến để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5 5. Đóng góp của khóa luận 5 6. Bố cục khóa luận 6 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN 7 1.1. TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC 7 1.2. TÌNH HÌNH TRONG NƯỚC 9 1.3. QUAN HỆ GIỮA NGUYỄN ÁNH - BÁ ĐA LỘC - PHÁP 11 1.4. NHỮNG YÊU CẦU LỊCH SỬ ĐẶT RA CHO NỀN NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN 15 CHƢƠNG 2. CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 18 2.1. CHÍNH TRỊ 18 2.1.1. Chính sách cấm đạo thiên chúa của triều Nguyễn 18 2.1.2. Các hiệp ước triều Nguyễn ký với Pháp 29 2.2. KINH TẾ 34 2.2.1. Chính sách "bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn 34 2.2.3. Quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với Pháp 42 2.3. VĂN HÓA 48 CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 51 3.1. ĐẶC ĐIỂM 51 3.1.1. Đường lối đối ngoại giao "tự thủ", "khép kín" 51 3.1.2. Tư tưởng ngoại giao "không phương Tây" 52 3.1.3. Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn không linh hoạt 54 3.2. TÁC ĐỘNG 56 3.2.1. Tích cực 56 3.2.2. Tiêu cực 56 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triều Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại tồn tại lâu dài và ghi lại nhiều dấu ấn nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Vì thế, trong vấn đề nghiên cứu xã hội Việt Nam truyền thống cũng như cho đến nay, việc nghiên cứu sâu sắc và toàn diện các vấn đề lịch sử triều Nguyễn là một trong những nhiệm vụ trung tâm của giới sử học Việt Nam hiện nay nhằm góp phần vào công cuộc nhận thức lại và đánh giá chính xác hơn về triều đại này. Chúng ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc. Tiêu biểu là nhà Nguyễn có những đóng góp to lớn về việc thống nhất quốc gia sau mấy trăm năm chia cắt. Đặc biệt là đóng góp về mặt mở rộng lãnh thổ vào tận đồng bằng sông Cửu Long, xác lập chủ quyền trên vùng đất mới, rồi trên cơ sở đó đi tới thống nhất quốc gia trên một lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo. Xác lập lãnh thổ hiện đại là mốc cực kỳ quan trọng trong lịch sử mỗi quốc gia - dân tộc. Bên cạnh đó, những vấn đề hoạt động ngoại giao dưới triều Nguyễn cũng có tầm quan trọng đặc biệt với lịch sử nước nhà, đặc biệt là chính sách ngoại giao với Pháp trong giai đoạn 1802 - 1884, khi đất nước vẫn còn độc lập tự chủ. Chính sách ngoại giao này một mặt nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền của dân tộc, mang tính phòng vệ, xa lánh phương Tây nhưng mặt khác cũng chính chính sách ngoại giao này là một trong những nguyên nhân chủ quan quan trọng dẫn đến việc nhà Nguyễn để nước ta rơi vào tay Pháp, điển hình là nhà Nguyễn đã thi hành một số chính sách ngoại giao sai lầm như chính sách cấm đạo, giết đạo hay chính sách “bế quan tỏa cảng”. Do vậy, đã dẫn đến một biến cố lịch sử - bị thực dân Pháp một nước đến từ phương Tây 2 thôn tính. Năm 1858, Pháp nổ tiếng súng xâm lược đầu tiên, và chỉ trong vòng 30 năm, một dân tộc có tinh thần yêu nước, có truyền thống chống ngoại xâm đã rơi vào thảm cảnh: mất độc lập dân tộc. Như vậy, để nghiên cứu đi sâu hơn về các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp - một trong những nguyên nhân để mất nước ta thời bấy giờ chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về những hoạt động đối ngoại của triều Nguyễn với Pháp giai đoạn này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 từ trước đến nay được đề cập ít nhiều trong các công trình nghiên cứu về triều Nguyễn, bao gồm cả tác phẩm nước ngoài và tác phẩm Việt Nam. Về tác phẩm nước ngoài gồm có: Một số bộ sử An Nam của người Pháp như Histoire moderne du pays d’ Annam (Lịch sử cận đại xứ An Nam) của Charles Maybon xuất bản tại Paris năm 1919, Lecture sur l’ histoire d’ Annam (Bài giảng lịch sử An Nam) của Charles Maybon và H. Russier xuất bản năm 1919 cũng nhấn mạnh công thống nhất đất nước và những thành tựu của triều Nguyễn, đồng thời có xu hướng nêu cao vai trò trợ giúp của một số sĩ quan và kỹ thuật Pháp. Năm 1987, một giáo sư người Nhật là Yoshiharu Tsuboi đã viết cuốn “Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa” - do NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh xuất bản. Tác phẩm viết về một giai đoạn lịch sử của nước Đại Nam triều vua Tự Đức khi thực dân Pháp chuẩn bị xâm lược qua đó thấy được các đối sách của nước ta đối với Pháp lúc bấy giờ. Về tác phẩm Việt Nam gồm có: Sách sử chính thống gồm có 2 bộ sử của Quốc sử quán triều Nguyễn là bộ “Đại Nam thực lục, tiền biên và chính biên” nguyên bản chữ Hán lưu giữ 3 tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, bản dịch 38 tập, Nxb Sử học và Khoa học xã hội, Hà Nội, 1962 đến 1978 và “Đại Nam liệt truyện, tiền biên, chính biên sơ tập và nhị tập” nguyên bản chữ Hán lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm, bản dịch 4 tập, Nxb Thuận Hóa, Huế, 1993. Hai bộ sử này ghi chép theo quan điểm chính thống của vương triều đang trị vì và nhằm tôn vinh công lao, sự nghiệp của triều Nguyễn. Sách chuyên khảo về lịch sử triều Nguyễn, đặc biệt về chính sách ngoại giao trong giai đoạn 1802 - 1884 gồm: Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim (1949), Nxb Tân Việt, Hà Nội; Việt sử Tân biên của Phạm Văn Sơn (1961), Sài Gòn; Ngoại giao Việt Nam từ thuở dựng nước đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Trần Văn Cường (2001), Học viện quan hệ quốc tế; Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 - 1858) của Trần Nam Tiến (2006). Các tác phẩm trên chủ yếu viết về các chính sách đối nội, đối ngoại của các vua triều Nguyễn cũng như công lao của triều Nguyễn đối với dân tộc ta. Tạp chí khoa học về triều Nguyễn gồm: “Sự du nhập của đạo Thiên chúa vào Việt Nam - thực chất, hậu quả và hệ lụy” của Nguyễn Văn Kiệm (1993), Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1. “Thử tìm hiểu ảnh hưởng của Nho giáo trong đường lối ngoại giao của triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX” của Đinh Dung (1997), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 6. “Một số tư liệu liên quan đến mối quan hệ giữa Việt Nam và phương Tây dưới triều Nguyễn” của Chu Tuyết Lan (2000), Tạp chí nghiên cứu Lịch sử số 6. “Những bài học lịch sử từ mối quan hệ giữa nhà nước phong kiến Nguyễn với giáo hội Thiên chúa giáo trong thế kỉ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm (2004), Nghiên cứu Tôn giáo số 5. 4 “Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn trong bối cảnh khu vực: Qua so sánh với Triều Tiên” của Nguyễn Quang Hưng (2005), Nghiên cứu Tôn giáo số 7 và 8. Nhìn chung, các tác phẩm trên ít nhiều đều có đề cập tới công lao, sự nghiệp cũng như chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp. Đó là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài “Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884”. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3.1. Mục đích Tìm hiểu các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884, qua đó đánh giá các đặc điểm và tác động của chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với lịch sử dân tộc. 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu khái quát về cơ sở hình thành chính sách ngoại giao triều Nguyễn. Nghiên cứu về các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884. Chỉ ra những đặc điểm và đánh giá những tác động của chính sách ngoại giao triều Nguyễn về mặt tích cực và tiêu cực. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu trong phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam dưới triều đại nhà Nguyễn. Phạm vi thời gian: Đề tài lấy mốc mở đầu từ năm 1802, từ khi Nguyễn Ánh lên ngôi cho đến hết năm 1884 khi triều Nguyễn ký Hiệp ước Patơnốt với Pháp. 5 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tƣ liệu Khóa luận được thực hiện dựa trên những nguồn tài liệu chủ yếu sau: Tư liệu trong thư tịch cổ Việt Nam như: Đại Nam thực lục, Phủ biên tạp lục, Việt Nam sử lược. Các công trình nghiên cứu trong các Hội thảo khoa học nghiên cứu lịch sử liên quan đến ngoại giao triều Nguyễn - Pháp như: Kỷ yếu Hội thảo khoa học chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Tác phẩm nước ngoài như: Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa. Các sách nghiên cứu về ngoại giao triều Nguyễn - Pháp như: Ngoại giao giữa Việt Nam và các nước phương Tây dưới triều Nguyễn (1802 - 1858); Kinh tế thương nghiệp Việt Nam dưới triều Nguyễn. Bài viết trong các tạp chí Nghiên cứu lịch sử và Nghiên cứu tôn giáo cũng là những nguồn tư liệu quan trọng phục vụ nghiên cứu đề tài. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp luận: dựa trên lí luận của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Tôi sử dụng phương pháp chuyên ngành là lôgic và lịch sử, bên cạnh đó tôi còn sử dụng các phương pháp liên ngành bổ trợ cho việc thực hiện đề tài như phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, xác minh nguồn tư liệu… 5. Đóng góp của khóa luận Đề tài cũng có những đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn như sau: Làm rõ cơ sở hình thành chính sách ngoại giao của triều Nguyễn. Phân tích các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp từ giai đoạn 1802 - 1884. [...]... 2: Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 – 1884 Chương 3: Đặc điểm và tác động chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 – 1884 6 Chƣơng 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO TRIỀU NGUYỄN 1.1 TÌNH HÌNH THẾ GIỚI VÀ KHU VỰC Năm 1802, sau khi đánh bại triều Tây Sơn, làm chủ toàn bộ lãnh thổ Đàng Trong và Đàng Ngoài cũ, Nguyễn Ánh lên ngôi vua tự đặt... kinh tế và xã hội ở trong nước đã đặt ra cho triều đình nhà Nguyễn những vấn đề mới trong việc quan hệ ngoại giao, phải có những chính sách ngoại giao khôn khéo để tạo điều kiện cho nền kinh tế ngoại thương phát triển 17 Chƣơng 2 CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA TRIỀU NGUYỄN ĐỐI VỚI PHÁP GIAI ĐOẠN 1802 - 1884 2.1 CHÍNH TRỊ 2.1.1 Chính sách cấm đạo thiên chúa của triều Nguyễn Hình thành từ thế kỷ I ở đế quốc Roma... của chính sách ngoại giao triều Nguyễn đối với Pháp trong giai đoạn trên Làm tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử ở các trường trung học phổ thông và Đại học 6 Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của khóa luận được bố cục thành ba chương: Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách ngoại giao triều Nguyễn Chương 2: Chính sách ngoại giao của. .. tr.218] Chính sách đối với thiên chúa giáo của nhà Nguyễn dưới thời Thiệu Trị chứng tỏ triều đình cũng có lúc đối xử hoà dịu với tôn giáo này Song sự kiêu hãnh về tôn giáo và văn minh, tham vọng mở rộng thế lực thực dân của Pháp, của các giáo sĩ thừa sai người Pháp, sự câu kết chặt chẽ giữa họ với hải quân Pháp để đưa ra những yêu sách một phía, hành động bạo lực của tàu chiến Pháp ở Đà Nẵng đã khiến triều. .. nổ cuộc vũ trang của Pháp năm 1858, với hoạt động công khai chống lại triều đình của các giáo sĩ thừa sai, thái độ thân Pháp, cộng tác với Pháp khá rõ của một bộ phận giáo dân, cộng thêm những cuộc nổi dậy chống triều đình nổ ra ở 19 Bắc Kỳ có sự tham gia của giáo dân (khởi nghĩa của Tạ Văn Phụng ) thì biện pháp đối phó của triều đình càng trở nên quyết liệt đẫm máu 2.1.1.1 Chính sách cấm đạo Thiên chúa... động truyền giáo của Alecxandre de Rhodes đã gây xôn xao trong dư luận 18 Ngày 27 - 10 - 1663, Hội truyền giáo đối ngoại Pháp được thành lập và chính thức ra mắt Từ đây hoạt động truyền giáo ở Việt Nam bước sang một giai đoạn mới Giai đoạn chứng kiến sự hăng hái của các dòng tu thuộc các quốc tịch khác nhau, cũng là giai đoạn người Pháp dần vươn lên thắng thế và chiếm ưu thế tuyệt đối ở Việt Nam Từ... tràng, nhà tiểu nhi, nhà chị em đa phần bị phá huỷ Sau điều ước được ký giữa triều đình với Pháp 5 - 6 - 1862, trong đó có quy định vấn đề Thiên chúa giáo, Tự Đức rất phẫn nộ và ra chỉ dụ (ngày 13 7 - 1862) Song dần dần, thái độ của Tự Đức đối với Thiên chúa giáo đã có 28 những thay đổi Trong triều đình chính sách của nhà Nguyễn đối với Thiên chúa giáo phân làm hai ngả: phái chủ hoà đứng đầu là Tự Đức thì... đến các chính sách của các vua triều Nguyễn mang nặng tính chất độc đoán, cổ hủ và bảo thủ Thứ hai, cơ sở kinh tế - xã hội đầu thế kỉ XIX: Đất nước phải trải qua hơn 200 chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài Cho tới đầu thế kỷ XIX, được sự giúp đỡ của Pháp, Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây sơn lập nên nhà Nguyễn, thống nhất quốc gia Với việc Pháp giúp như thế, Nguyễn Ánh sau khi lên làm vua (1802) buộc... biến ở trong và ngoài nước, khiến chính sách của nhà nước phong kiến đối với đạo Thiên chúa trở nên nghiêm ngặt hơn Có thể nói, chính sách “bài đạo” dưới triều Minh Mạng là một nhân tố tạo nên cản trở, khó khăn lớn trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước phương Tây, chủ yếu là Pháp trong thời kỳ này Thực chất, chính sách này bắt nguồn từ nhu cầu tự vệ và ý thức của giai cấp phong kiến cầm quyền trong... của mấy viên giám mục ở thành Toulouse và xứ Narboune, tháng 5 - 1787, Bá Đa Lộc đã được tiếp kiến vua Pháp là Louis XVI và Bộ trưởng Hải quân De Castries Ngày 25 - 11 - 1787, bản dự thảo Hiệp ước viện trợ cho Nguyễn Ánh được đệ lên Louis XVI xét duyệt Và ngày 28 - 11 - 1787, bản hiệp ước được chính thức ký kết giữa Thượng thư Bộ Ngoại giao Mont Morin, đại diện vua Pháp và Bá Đa Lộc, đại diện cho Nguyễn . nghiệp cũng như chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp. Đó là cơ sở để chúng tôi thực hiện đề tài Chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884 . 3. Mục. Tìm hiểu các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp giai đoạn 1802 - 1884, qua đó đánh giá các đặc điểm và tác động của chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với lịch sử dân. thành chính sách ngoại giao của triều Nguyễn. Phân tích các chính sách ngoại giao của triều Nguyễn đối với Pháp từ giai đoạn 1802 - 1884. 6 Phân tích các đặc trưng cơ bản và tác động của chính

Ngày đăng: 17/07/2015, 08:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan