Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen

49 1.6K 7
Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC NGUYỄN THỊ CHINH YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: văn học thiếu nhi Người hướng dẫn khoa học Thạc sĩ - GVC - Nguyễn Ngọc Thi Hà Nội – 2011 2 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thạc sĩ Nguyễn Ngọc Thi, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và cho em những lời khuyên bổ ích để em hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn đến các thày cô trong khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu đề tài. Do thời gian nghiên cứu đề tài có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Chinh 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, ngày 06 tháng 05 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Chinh 4 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………………………………………………… … 1 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………… 1 1.1. Lí do khoa học………………………………………………………… 1 1.2. Lý do sư phạm………………………………………………………… 2 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………….3 3. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………… 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………… 5 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………….5 6. Cấu trúc khóa luận……………………………………………………… 5 NỘI DUNG………………………………………………………………….7 Chương 1. YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN…… 7 1.1. Khái quát về yếu tố thần kì và truyện cổ tích thần kì của Andersen……7 1.1.1. Truyện cổ Andersen………………………………………………… 7 1.1.2. Truyện cổ tích thần kì của Andersen………………………………….8 1.2. Sự tác động của yếu tố thần kì tới cốt truyện và nhân vật…………… 11 1.2.1. Sự tác động của yếu tố thần kì tới cốt truyện……………………… 11 1.2.2. Sự tác động của yếu tố thần kì tới nhân vật ………………………20 Chương 2: YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN VỚI VAI TRÒ GIÁO DỤC THẨM MĨ CHO HOC SINH TIỂU HỌC……… 28 2.1. Những vấn đề chung về giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học……28 2.1.1. Khái niệm giáo dục thẩm mĩ……………………………………… 28 2.1.2. Ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ……………………………………….28 2.1.3. Nhiệm vụ của giáo dục thẩm mĩ…………………………………… 29 2.2. Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen với việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh tiểu học……………………………………………………………31 5 2.2.1. Các yếu tố thần kì gợi lên ở trẻ những ước mơ về cái đẹp………….31 2.2.2. Các yếu tố thần kì đưa trẻ em đến với cái thiện, cái nhân hậu, lên án cái xấu, cái ác………………………………………………………………33 KẾT LUẬN……………………………………………………………… 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… 38 PHỤ LỤC………………………………………………………………….39 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Lí do khoa học Thế kỉ XIX, văn học Phương Tây phát triển rực rỡ với nhiều khuynh hướng, trào lưu và tác giả nổi tiếng. Nhìn chung, văn học nước ngoài đều có những điểm chung và sắc thái riêng do hoàn cảnh xã hội, hệ tư tưởng và truyền thống văn hoá của mỗi nước quy định. Chúng ta có thể điểm qua một số tên tuổi lớn như: V. Huygo, Balzac, Dickinx… họ là những nhà văn mà cho đến nay sức mạnh của họ vẫn không ngừng toả sáng. Và trong số những tên tuổi ấy, chúng ta không thể không nhắc đến nhà văn thiên tài Hans Christian Andersen (1805 – 1875) - Người kể chuyện thiên tài của nhân dân Đan Mạch và thế giới. Mọi người biết đến tài năng của ông là ở những pho truyện cổ tích ông kể. Truyện cổ tích của Andersen bộc lộ một khả năng kì lạ của trí tưởng tượng. Nó mang vẻ đẹp diu dàng, thanh khiết vì lòng tốt kì diệu qua giọng văn hóm hỉnh, hiền từ. Từ bé, mỗi khi nghe người lớn kể chuyện thì ngay lập tức Andersen có thể kể lại và biến hoá những câu chuyện ấy theo trí tưởng tượng của riêng mình. Mọi người đã kinh ngạc gọi ông là “phù thuỷ”. Thế giới xung quanh bước vào truyện kể của ông thật sinh động. Từ một chiếc lá rơi, một con kiến tha mồi, một con chim gõ kiến… đều biết nói năng, đi lại, có hồn, thậm chí cả chiếc bình mực cạn cũng trở thành câu chuyện làm say đắm lòng người. Nhờ trí tưởng tượng phong phú, kì diệu, tính thơ ngây con trẻ cộng với sự thâm trầm sâu sắc phảng phất trong các trang văn xuôi, ông đã tạo ra những câu chuyện hấp dẫn, có ý nghĩa sâu xa và sức cuốn hút mạnh mẽ. Andersen đã khám phá ra những khía cạnh thần kì, bất ngờ ngay trong những sự việc bình thường hàng ngày, đưa chúng ta vào thế giới thần thoại đầy chất thơ và giải quyết những quan niệm nhân sinh tiến bộ. 7 Với bút pháp vừa trào lộng vừa trữ tình, vừa hiện thực vừa lãng mạn, truyện cổ tích Andersen đã đề cập đến nhiều vấn đề của cuộc sống. Các nhân vật trong tác phẩm của ông từ thần tiên cho đến con người đều có một cuộc sống riêng và một tâm hồn phong phú, bộc lộ phẩm chất tốt đẹp của người lao động. Những nhân vật ấy đã để lại trong bạn đọc ấn tượng sâu sắc, sống mãi với thời gian. 1.2. Lý do sư phạm Tìm hiểu truyện cổ Andersen có rất nhiều vấn đề hay, trong đó “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen” là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen” có ý nghĩa lớn đối với tôi trong công tác giảng dạy sau này. Nó giúp tôi hiểu về ước mơ, hoài bão của nhân dân Đan Mạch xưa và nay. Đồng thời nghiên cứu “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen” giúp tôi hiểu thêm những giá trị to lớn không chỉ về nội dung mà nhất là về nghệ thuật mà Andersen đã góp cho nền văn học Đan Mạch nói riêng và kho tàng truyện cổ thế giới nói chung. Là một giáo viên tiểu học tương lai nhiệm vụ không chỉ cung cấp kiến thức cho các em mà còn giáo dục nhân cách để các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Các bài học rút ra từ truyện cổ Andersen là những công cụ giáo dục sắc bén với trẻ thơ. Hiểu được giá trị thiết thực trong truyện cổ Andersen sẽ là cơ sở vững chắc cho công tác chăm sóc giáo dục học sinh tiểu học nói chung, và việc giáo dục thẩm mĩ, tình cảm cho học sinh tiểu học nói riêng. Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn và nghiên cứu “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen” để bản thân có thêm kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy sau này, và để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về truyện cổ Andersen. 8 2. Lịch sử vấn đề Nghiên cứu mảng văn dành cho thiếu nhi, đặc biệt là truyện cổ Andersen, các nhà văn, nhà phê bình văn học ít nhiều khẳng định rằng Andersen là nhà văn xuất sắc của thiếu nhi. Nhìn chung, những tài liệu tiếng Việt hiện có, nghiên cứu về Andersen đề cập chủ yếu tới hai vấn đề lớn là: Cuộc đời, con người Andersen và những phương diện nghệ thuật của truyện. Cuộc đời của Andersen như một huyền thoại, có thể kể ra hàng loạt những cuốn truyện danh nhân, các bài viết như: Con mắt tiếp nhận văn chương, Andersen nhà viết truyện trẻ em tài tình của nhân dân Đan Mạch và thế giới, Một cơ hội hiểu hơn về Andersen. Trong những bài viết của mình, các tác giả đều nhấn mạnh rằng cuộc đời của Andersen không phải là một câu truyện thần tiên đẹp đẽ, ngược lại, đó là một quá trình đầy chông gai, với muôn vàn cay đắng để vươn lên và trở thành một nhà văn tài năng và có sức sáng tạo kì diệu. Đề cập tới tác phẩm của Andersen, các nhà nghiên cứu đều khẳng định giá trị của những câu chuyện kể mà trẻ con cũng như người lớn đều yêu thích. Tác giả Đỗ Đức Dục viết: “Truyện Andersen chẳng phải là những truyện đơn thuần viết cho trẻ em, trẻ em thích truyện Andersen đó là điều không ai chối cãi được. Nhưng ngay cả người lớn cũng rất thú vị khi đọc truyện Andersen, và chính những truyện ngắn của ông lại là những phần nổi tiếng nhất, xuất sắc nhất trong sự nghiệp sáng tác rất phong phú và nhiều loại của ông ” [5, 12]. Niels Julius Lassen - Đại sứ Đan Mạch đầu tiên tại Việt Nam đã nhận định: "Truyện Andersen là một mảng thời thơ ấu của bất cứ người Đan Mạch nào. Thiên tài của ông khiến chúng cũng là của người lớn. Những truyện đó không những là truyện truyền thống của trẻ em mà còn chứa đựng 9 nhiều yếu tố thần thoại, truyền thuyết, phản ánh qua một thế giới không thực những ước mơ và truyền thống của cả một dân tộc. Biết bao biểu trưng đến nay vẫn phù hợp như khi chúng được viết vào thời trước.” [15, 3] Nét nổi bật trong truyện cổ Andersen là khả năng tưởng tượng kì diệu cả ở tình tiết, nội dung và hệ thống nhân vật trong câu chuyện. Thế giới xung quanh bước vào truyện kể của ông thật sinh động. Từ một chiếc lá rơi hay cái bóng…đều biết nói năng, đi lại. Tác giả Lê Nguyên Cẩn đã viết: “Truyện của Andersen thể hiện hiểu biết đa dạng, sâu sắc. Vốn hiểu biết đó bao gồm cả chiều sâu, chiều rộng của nhiều nền văn hóa khác nhau. Tất cả đều được kết hợp lại một cách nhuần nhuyễn nhờ khả năng tưởng tượng phong phú, từ đó chất thơ và sức hấp dẫn của các truyện được tạo ra.” [16, 23] Chính Andersen đã từng nói: “Không có truyện kể nào hay hơn được những điều do chính cuộc sống tạo ra”. Truyện của Andersen dù là hiện thực hay hư cấu thì cũng đều bắt dễ từ thiện thực cuộc sống. Các nhân vật trong tác phẩm của ông từ thần tiên cho đến con người đều có một cuộc sống riêng và một tâm hồn phong phú, toát lên vẻ đẹp chân chất của người lao động, thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc trong ngòi bút Andersen. Hữu Ngọc - Chủ tịch quỹ phát triển hợp tác và giao lưu văn hóa Việt Nam - Đan Mạch nhận xét: “Văn phong và tính cách của Andersen vừa giản dị, vừa sâu sắc; vừa mơ mộng lãng mạn, vừa hiện thực, vừa bi hài, toát lên tình người, lạc quan và sự khoan dung độ lượng.” [14, 8] Như vậy, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về Andersen và những câu chuyện của ông. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu vào vấn đề tìm hiểu về yếu tố kì ảo trong truyện cổ Andersen. Với mong muốn tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này đã đưa tôi đến với đề tài: “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen.” 10 3. Mục đích nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài này giúp cho bản thân tôi hiểu sâu hơn về truyện cổ Andersen, thấy được nét độc đáo trong việc sử dụng các yếu tố thần kì trong câu chuyện cổ tích thần kì của ông, từ đó có cái nhìn toàn diện hơn về giá trị nghệ thuật và giá trị nhân văn mà chúng mang lại, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy sau này. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Với khóa luận này, người viết không tham vọng trình bày mọi khía cạnh của truyện cổ Andersen mà chỉ dừng lại ở những vấn đề của: “Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen” Đề hoàn thành khóa luận này, trong phạm vi tư liệu có thể, người đọc đã lựa chọn, nghiên cứu những truyện có yếu tố thần kì trong “ Truyện cổ Andersen” (Vũ Minh Toàn - Nguyễn Văn Hải - Ngô Thanh Tâm (dịch), NXB Văn học, 2008). Bên cạnh đó có sử dụng những thành tựu nghiên cứu của các tác giả khác có liên quan đến nội dung khóa luận để lí giải các vấn đề được sâu sắc hơn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng một số phương pháp sau: - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp phân loại. 6. Cấu trúc khóa luận Khóa luận gồm: Mở đầu Nội dung Chương 1: Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen [...]... hấp dẫn, dẫn tới thành công của truyện cổ Andersen b Sự tác động của yếu tố thần kì tới nhân vật * Yếu tố thần kì tạo nên nhân vật mang dấu ấn cổ tích: Truyện cổ tích thần kì luôn là mối quan tâm, hấp dẫn của trẻ em Trong đó xuất hiện các yếu tố thần tiên, kì ảo - yếu tố không thể thiếu trong 29 mỗi câu truyện cổ tích thần kì Trong các câu truyện cổ tích thần kì của mình, Andersen cho nhân vật trung gian... các truyện đó thành ba loại chính là: Truyện cổ tích thần kì, truyện cổ tích loài vật và truyện cổ tích sinh hoạt Qua bảng thống kê ta thấy, truyện cổ tích thần kì chiếm một số lượng lớn trong tổng số truyện của Andersen Trong 74 truyện thì 22 truyện có yếu tố thần kì xuất hiện Đây là một trong những yếu tố góp phần làm cho truyện cổ Andersen trở lên hấp dẫn và hứng thú với người đọc 1.1.2 Truyện cổ. ..Chương 2: Yếu tố thần kỳ trong truyện cổ Andersen với việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh Tiểu học Kết luận Tài liệu tham khảo 11 NỘI DUNG Chương 1: YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN 1.1 Khái quát về yếu tố thần kì và truyện cổ tích thần kì của Andersen 1.1.1 Truyện cổ Andersen a Sơ lược về truyện cổ Andersen Nhà văn Hans Christian Andersen (1805 – 1875) có lẽ là một... nếu thiếu yếu tố thần kỳ.” b Đặc điểm chung của truyện cổ tích thần kì Truyện cổ tích thần kì là bộ phận cơ bản và tiêu biều nhất của thể loại truyện cổ tích Hầu như những truyện cổ tích hay nhất, giá trị nhất của tất cả các dân tộc đều thuộc về cổ tích thần kì Hầu như mọi xung đột trong thực tại giữa người với người đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kì Yếu tố thần kì giữ vai... đàn thần, niêu thần (Thạch Sanh), sự biến hóa thần kì Nhờ những yếu tố thần kì, nhân vật chính diện được giúp đỡ và chiến thắng cái ác Truyện cổ tích thần kì là những truyện chủ yếu phản ánh ước mơ, nguyện vọng, lí tưởng xã hội của nhân dân thông qua chiến thắng tất yếu của cái đẹp, cái thiện Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố kì ảo tham gia như một phần không thể thiếu trong cốt truyện, làm cho truyện. .. và chính diện Đây là thành phần không thể thiếu trong mỗi truyện cổ tích thần kì Những nhân vật này làm cho câu chuyện tăng sức hấp dấn, bí ẩn và đôi khi là truyền tải một ước mơ về những phép màu thực sự c Truyện cổ tích thần kì của Andersen Biểu hiện chung của các yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì của Andersen là xuất hiện những nhân vật thần kì Bạn đọc thực sự ngỡ ngàng trước vẻ đẹp diễm... gian trong truyện cổ tích thần kì của Andersen rất kì ảo Chỉ trong thế giới kì ảo, những ước mơ và hoài bão của con người về đời sống mới được thực hiện một cách viên mãn Andersen sáng tạo ra không gian kì ảo trong truyện của mình nhằm bù đắp những thiếu hụt mà hiện thực khắc nghiệt của đời sống không thể nào mang lại Tất cả những yếu tố trên tạo nên một thế giới cổ tích thần kì của Andersen Đây là yếu. .. của mình * Đặc điểm các nhân vật trong các truyện cổ tích thần kì của Andersen: Thế giới nhân vật trong truyện cổ Andersen nói chung và truyện cổ tích thần kì của Andersen nói riêng rất đa dạng, phong phú Trí tưởng tượng kì diệu cùng với ngòi bút miêu tả sinh động, nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo, Andersen đã tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn lạ kì, cho các nhân vật Truyện của ông là một xã hội thu... mọi lứa tuổi 20 * Yếu tố thần kì giúp phát triển cốt truyện: Một truyện viết thành công bao giờ cũng phải bộc lộ được chủ đề của nó Muốn như vậy thì câu chuyện phải là một hệ thống hoàn chỉnh về các sự kiện và hành động Trong các truyện cổ tích thần kì của mình, Andersen đã sử dụng các yếu tố thần kì để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh về các sự kiện và các hành động của nhân vật Trong truyện “Em bé bán... tố góp phần không nhỏ vào sự thành công trong các sáng tác của Andersen, giúp ông kể được những câu chuyện li kì, hấp dẫn mà cả trẻ em và người lớn đều say mê 1.2 Sự tác động của yếu tố thần kì tới cốt truyện và nhân vật 1.2.1 Sự tác động của yếu tố thần kì tới cốt truyện a Những vấn đề chung về cốt truyện * Khái niệm cốt truyện: Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong . Chương 1: YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN 1.1. Khái quát về yếu tố thần kì và truyện cổ tích thần kì của Andersen 1.1.1. Truyện cổ Andersen a. Sơ lược về truyện cổ Andersen Nhà. Chương 1. YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ ANDERSEN … 7 1.1. Khái quát về yếu tố thần kì và truyện cổ tích thần kì của Andersen …7 1.1.1. Truyện cổ Andersen ……………………………………………… 7 1.1.2. Truyện cổ tích. đề hay, trong đó Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm. Nghiên cứu Yếu tố thần kì trong truyện cổ Andersen có ý nghĩa lớn đối với tôi trong công tác giảng

Ngày đăng: 17/07/2015, 08:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan