Khảo sát khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh tiểu học (KL03771)

77 519 0
Khảo sát khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh tiểu học (KL03771)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 Trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 Khoa giáo dục Tiểu học Nguyễn Thị Nhung Đề tài: Khả sát khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh Tiểu học Người hướng dẫn: Th.s Lê Bá Miên Hà Nội, Tháng 05 năm 2011 2 LỜI CÁM ƠN Trong quá trình nghiên cứu đề tài “khảo sát khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh Tiểu học”, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2 và đặc biệt là thầy giáo, Th.s Lê Bá Miên cùng các thầy cô, các bạn sinh viên trong khoa GDTH. Qua khóa luận này, em xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến thầy giáo, Th.s Lê Bá Miên – Người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em hoàn thành khóa luận đúng thời hạn quy định. Cũng qua đây, em xin gửi tới các thầy cô giáo, các em học sinh trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn – Hà Nội, cùng các thầy cô giáo và các bạn sinh viên trong khoa GDTH đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này lời cám ơn chân thành và sâu sắc. Lần đầu tiên bước vào nghiên cứu khoa học, hơn nữa thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Hà Nội, tháng 05 năm 2010. Sinh viên Nguyễn Thị Nhung 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong khóa luận chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Hà Nội, tháng 05 năm 2010 Sinh viên Nguyễn Thị Nhung 4 MỤC LỤC Trang PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài…………………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………… 3 3. Mục đích yêu cầu……………………………………………………. 5 3.1. Mục đích…………………………………………………………… 5 3.2. Yêu cầu……………………………………………………………. 5 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………. 6 4.1. Phương pháp điều tra…………………………………………… 6 4.2. Phương pháp thống kê…………………………………………… 6 4.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp……………………………… 6 5. Đối tượng nghiên cứu……………………………… 6 6. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………. 6 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………. 7 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Cơ sở lý luận……………………………………………………… 9 1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………. 18 5 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN, HIỂU BIẾT Ý NGHĨA VÀ GIẢI NGHĨA TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Khả năng nhận diện các từ về mặt lý thuyế t……………………. 21 2.2. Khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh Tiểu học……………………. 31 2.3. Khả năng giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học…………………… 44 2.4. Nhận xét về những lỗi sai học sinh hay mắc phải và một số đề xuất dạy giải nghĩa từ cho học sinh Tiểu học……………………………… 56 PHẦN 3: KẾT LUẬN ……………………………………………… 60 PHỤ LỤC…………………………………………………… 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………… 72 6 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bậc Tiểu học là bậc nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Vì vậy, các môn học ở bậc Tiểu học ngoài việc cung cấp tri thức thì cần chú trọng hình thành cho học sinh các kỹ năng học tập. Cùng với các môn học Toán, Tự nhiên – Xã hội,…, môn Tiếng Việt chú trọng hình thành, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt, phục vụ cho hoạt động học tập và giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày. Từ vựng – ngữ nghĩa là một bình diện của ngôn ngữ bên cạnh những bình diện khác như ngữ pháp, ngữ âm, phong cách,… Dạy từ ngữ là một hoạt động không thể thiếu trong chương trình Tiếng Việt ở phổ thông nói chung và chương trình Tiếng Việt bậc Tiểu học nói riêng. Mục tiêu đầu tiên của môn Tiếng Việt trong chương trình mới (Sau năm 2000) là: “Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong môi trường hoạt động lứa tuổi”. Điều này có nghĩa là chương trình Tiếng Việt Tiểu học giúp các em mở rộng và phát triển vốn từ, làm cho các em hiểu được nghĩa của các từ cụ thể, từ đó vận dụng vào giao tiếp và học tập. Về từ ngữ, các tác giả cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt” khẳng định: “Từ vựng là một trong các bộ phận của hệ thống ngôn ngữ, thiếu từ vựng thì không có bất cứ ngôn ngữ nào”. Điều này lý giải tại sao việc dạy từ ngữ được coi là nhiệm vụ quan trọng trong chương trình Tiếng Việt Tiều học, lý giải tại 7 sao việc mở rộng và phát triển vốn từ cho học sinh được chú trọng ngay từ bậc Tiều học. Nghĩa của từ rất quan trọng, trong giao tiếp thông thường cả người phát (nói, viết) và người nhận (nghe, đọc) đều phải nắm được từ, hiểu được nghĩa của từ thì mơi sử dụng từ một cách chuẩn xác, từ đó giao tiếp mới có hiệu quả. Dạy từ mà không cho học sinh hiểu từ, nắm được nghĩa của từ thì sẽ là một việc vô bổ bởi vì như thế học sinh không biết dùng các từ đã cung cấp. Là những giáo viên Tiểu học trong tương lai, những người sẽ trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học và dẫn dắt các em học sinh trong những bước đi học vấn đầu tiên để tạo nền tảng kiến thức vững chắc cho các bậc học tiếp theo, chúng tôi nhận thấy rằng muốn dạy tốt môn học này thì phải nắm vững được tiếng mẹ đẻ. Giảng dạy Tiếng Việt không thể có hiệu quả nếu không có ý thức đầy đủ việc dạy nghĩa, đem đến cho học sinh những hiểu biết về những sắc thái tinh tế của nghĩa từ, cụm từ, câu và bài. Hơn nữa, để tăng vốn từ cho học sinh phải cung cấp những từ mới, do vậy công việc đầu tiên của việc dạy từ là làm cho học sinh hiểu nghĩa từ. Tầm quan trọng của việc dạy nghĩa từ cho học sinh đã được thừa nhận từ lâu trong phương pháp dạy Tiếng Việt. Nó là nhiệm vụ sống còn trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em. Việc dạy nghĩa từ được tiến hành trong tất cả các giờ học, bất cứ ở đâu có cung cấp từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm thì ở đó có dạy nghĩa từ. Chẳng hạn như các bài tập đọc thường có mục ghi chú, giải nghĩa các từ ngữ cho học sinh; các bài tập dạy nghĩa cũng nhằm mục đích này. Bài tập giải nghĩa từ xuất hiện trong phân môn Luyện từ và câu không nhiều nhưng việc giải nghĩa từ lại thường xuyên phải thực hiện không 8 chỉ trong giờ luyện từ và câu mà trong rất nhiều giờ học khác của môn học Tiếng Việt và các môn học khác. Với những lí do thiết thực trên đây chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Khảo sát khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh Tiểu học” làm đề tài khóa luận của mình. 2. Lịch sử vấn đề Việc giải nghĩa từ không chỉ sử dụng chủ yếu trong môn Tiếng Việt, đặc biệt phân môn Luyện từ và câu mà còn được sử dụng trong các môn học khác nữa, nó được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước để tâm nghiên cứu. Sau đây chúng tôi xin điểm qua một vài công trình nghiên cứu trong nước về vấn đề này : Tác giả Đỗ Hữu Châu với cuốn “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng việt” đã viết về từ vựng ở tiếng việt với các loại từ: Từ Thuần việt, từ Hán việt, từ gốc Ấn – Âu, từ hỗn chủng. Về nghĩa thì cuốn sách này đề cập hiện tượng đa nghĩa, hiện tượng đồng âm, hiện tượng đồng nghĩa, trái nghĩa, hiện tượng từ tương tự. Theo tác giả Đỗ Hữu Châu thì: “Người ta chia hệ thống từ vựng thành những tập hợp từ vựng có sự đồng nhất ngữ nghĩa xét theo một phương diện nào đấy để phát hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa – đó là trường từ vựng – ngữ nghĩa”. Bên cạnh đó, Đỗ Hữu Châu đã dành riêng chương XVII, đặc biệt từ trang 273 đến trang 279 để nói về “giải nghĩa từ”. Ông còn cho rằng: “Dạy từ không chỉ thu hẹp trong việc giải nghĩa từ, mặc dù đó là việc then chốt”. Tác giả đưa ra 3 cách giải nghĩa biểu niệm đó là giải nghĩa theo cách định nghĩa, khái niệm. Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa, trái nghĩa và giải nghĩa theo cách miêu tả. 9 Tiếp tục tìm hiểu về ngữ nghĩa, nghĩa của từ thì hai tác giả Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Văn Hiệp với cuốn “Dẫn luận ngôn ngữ học” gồm 18 chương, trong đó nội dung về ngữ nghĩa, nghĩa của từ và nghĩa của câu được đề cập trong hai chương lớn là chương XV và XVI. Nhóm tác giả Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga trong cuốn “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” cũng bàn về giải nghĩa từ ở trang 198 đến trang 202 của chủ đề 6: Phương pháp dạy học luyện từ và câu. Khi nói về vấn đề này, các tác giả cũng khẳng định: “Nghĩa của từ được hiểu là nội dung đối tượng vật chất, là sự phản ánh đối tượng của hiện thực (một hiện tượng, một quan hệ, một tính chất, hay một quá trình) trong nhận thức, được ghi lại bằng một tổ hợp âm thanh xác định.Đồng thời nhóm tác giả này còn đưa ra 5 biện pháp giải nghĩa từ: Giải nghĩa bằng trực quan. Giải nghĩa bằng cách đối chiếu so sánh với từ khác. Giải nghĩa các từ bằng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Giải nghĩa bằng cách phân tích từ thành các thành tố (tiếng) và giải nghĩa từng thành tố này. Giải nghĩa bằng định nghĩa. Bên cạnh những công trình nghiên cứu của một số tác giả mà chúng tôi vừa kể trên thì có một số đề tài khoa học của khóa trước cũng tìm hiểu về vấn đề này như đề tài “khả năng hiểu nghĩa và tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa của học sinh Tiểu học” của Phùng Thị Hạnh. Trong đề tài này Phùng Thị Hạnh đã nghiên cứu về vấn đề khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh Tiểu học và đưa ra khái niệm về nghĩa của từ, các thành phần nghĩa của từ (từ trang 7 đến trang 11).Sau đó là phần Tìm hiểu thực trạng khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh lớp 2, lớp 3 tại một số trường Tiểu học bằng các bài kiểm tra (phiếu điều tra) nhưng đề tài của 10 Phùng Thị Hạnh tập trung đi sâu vào nghiên cứu về hiện tương đồng nghĩa, trái nghĩa và khả năng tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa của học sinh Tiểu học. Trong những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi nhận thấy hầu hết các công trình nghiên cứu này đều đã nghiên cứu trực tiếp về nghĩa của từ, và một số khía cạnh của giải nghĩa từ. Xét về cơ bản thì chưa có công trình nào nghiên cứu khả năng nhận diện, hiểu nghĩa và giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học. Vì vậy chúng tôi có thể khẳng định rằng đề tài nghiên cứu của chúng tôi là một đề tài mới mẻ và cần thiết. 3. Mục đích và yêu cầu 3.1. Mục đích : Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm 3 mục đích cơ bản sau : Thứ nhất: Muốn tìm hiểu được khả năng giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học trước hết phải tìm hiểu khả năng nhận diện, hiểu nghĩa của từ của học sinh Tiểu học. Thứ hai: Tìm hiểu khả năng giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học. Thứ ba: Trên cơ sở thực tế về khả năng nhận diện, hiểu nghĩa và giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học lớp 4, 5 chúng tôi đề ra những phương pháp cụ thể nhằm giúp học sinh nhận diện, hiểu nghĩa và biết cách giải nghĩa từ một cách tốt hơn. 3.2. Yêu cầu : Để thực hiện được những mục đích trên và đặc biệt giúp khóa luận này có hiệu quả, người viết phải đảm bảo tốt những yêu cầu sau: - Nắm được khái niệm nghĩa của từ, các loại nghĩa. - Biết được các cách giải nghĩa từ ở Tiểu học. [...]... thực trạng khả năng nhận diện, hiểu nghĩa và giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học và đề xuất một số giải pháp hình thành khả năng trên cho học sinh Tiểu học ( lớp 4, lớp 5 ) Theo các biện pháp này học sinh sẽ có khả năng nhận diện, hiểu nghĩa và giải nghĩa từ để có thể biết cách giải nghĩa từ và làm được nhiều dạng bài tập giải nghĩa từ khác nhau, làm cho vốn từ của các em trở nên phong phú và linh hoạt... tác giải nghĩa từ Tuy nhiên, xét trong tương quan chung, đây là nhiệm vụ, kĩ năng đặc trưng, bắt buộc của dạy học Tiếng Việt, nhất là đối với các phân môn như Tập đọc, Luyện từ và câu CHƯƠNG 2 : KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN, HIỂU BIẾT Ý NGHĨA VÀ GIẢI NGHĨA TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1 Khả năng nhận diện các từ về mặt lý thuyết 25 Để kiểm tra khả năng nhận diện các loại từ của học sinh Tiểu học về... khoa học rồi hợp lại thành cơ sở lý luận của đề tài 5 Đối tượng nghiên cứu Khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh lớp 4, lớp 5 ở trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn 6 Phạm vi nghiên cứu 11 Đề tài này chỉ nghiên cứu khả năng hiểu nghĩa và giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học lớp 4, lớp 5 ở một trường Tiểu học 7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần tìm hiểu. .. cho sẵn 2.2 Khả năng hiểu nghĩa từ của học sinh Tiểu học Mục đích của dạng bài tập này: - Giúp học sinh củng cố lại khái niệm nghĩa của từ - Học sinh biết được chức năng của nghĩa của từ trong giao tiếp hằng ngày - Biết vận dụng khái niệm để làm các bài tập hiểu nghĩa từ - Biết tìm từ tương ứng với các nghĩa cho sẵn qua đó hiểu được nghĩa của một từ nào đó 2.2.1 Khả năng hiểu nghĩa từ về lý thuyết (khái...- Một số dạng bài tập giải nghĩa từ phổ biến, hay gặp trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học sau năm 2000 - Tiến hành điều tra, thống kê, mô tả khả năng nhận diện, hiểu nghĩa và giải nghĩa từ của học sinh lớp 4, 5 tại trường Tiểu học Thị Trấn Sóc Sơn - Đề xuất được một số phương pháp cụ thể giúp học sinh nhận diện, hiểu nghĩa và giải nghĩa từ tốt hơn 4 Phương pháp nghiên cứu : Trong... lớp nghĩa đối lập với lớp nghĩa bên ngoài, lớp nghĩa này có tính bền vững, ít thay đổi, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Lớp nghĩa bên trong gồm 2 loại, đó là nghĩa từ vựng và nghĩa ngữ pháp Ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của từng từ, không lặp lại ở các từ khác Nghĩa từ vựng bao gồm nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái Nghĩa ngữ pháp là ý nghĩa chung cho nhiều từ cùng loại và. .. phải nắm được ý nghĩa riêng của từ đó là nghĩa từ vựng và ý nghĩa chung của từ đó là nghĩa ngữ pháp Trong phần nghiên cứu này ta chỉ đi tìm hiểu ý nghĩa riêng của từ Vì vậy trong phần này chúng tôi chỉ đề cập đến phần nghĩa từ vựng 1.1.1.2 Các thành phần nghĩa của từ a Nghĩa biểu vật: 14 Ý nghĩa biểu vật bắt nguồn từ chức năng biểu vật của từ Nghĩa biểu vật là nghĩa gọi tên các loại sự vật, hiện tượng,... phái sinh từ nghĩa gốc, nó được chi phối bởi các yếu tố xung quanh, còn gọi là nghĩa bóng (nghĩa phụ) 1.1.2 Một số biện pháp giải nghĩa từ ở Tiểu học Để dạy nghĩa từ, trước hết giáo viên phải hiểu nghĩa từ và biết giải nghĩa phù hợp với mục đích dạy học, phù hợp với đối tượng học sinh Ở Tiểu học, người ta thường nêu một số biện pháp giải nghĩa như sau: 1.1.2.1 Giải nghĩa bằng trực quan : Giải nghĩa bằng... cho các từ và tìm trong những từ đó đâu là từ đơn, đâu là từ phức Đồng thời, trước khi học sinh làm bài tập thì yêu cầu học sinh nhắc lại và phân biệt hai khái niệm này để tránh nhầm lẫn 2.1.3 Nhận diện từ ghép : Mục đích của dạng bài tập này là để kiểm tra mức độ nhớ, hiểu và vận dụng khái niệm từ ghép của học sinh Tiểu học (lớp 4A và lớp 5A) Từ đó giúp học sinh nhớ và nắm chắc được khái niệm từ ghép... nhất: Học sinh không phân biệt được từ đơn và từ phức nên đã nhầm lẫn khái niệm từ phức với khái niệm từ đơn và lấy ví dụ về từ đơn chứ không phải từ phức Do đó, học sinh đã làm sai cả lý thuyết và thực hành Ví dụ: học sinh nêu khái niệm từ phức” là từ có nghĩa và có một tiếng Ví dụ: Nhà, hoa, lá hay từ phức” có nghĩa là những từ chỉ khái niệm hoạt động Ví dụ: Cười Thứ hai: Học sinh làm sai lý thuyết . 2: KHẢO SÁT KHẢ NĂNG NHẬN DIỆN, HIỂU BIẾT Ý NGHĨA VÀ GIẢI NGHĨA TỪ NGỮ CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC 2.1. Khả năng nhận diện các từ về mặt lý thuyế t……………………. 21 2.2. Khả năng hiểu nghĩa từ của học. năng giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học trước hết phải tìm hiểu khả năng nhận diện, hiểu nghĩa của từ của học sinh Tiểu học. Thứ hai: Tìm hiểu khả năng giải nghĩa từ của học sinh Tiểu học. . đề tài khảo sát khả năng nhận diện, hiểu biết ý nghĩa và giải nghĩa từ ngữ của học sinh Tiểu học , em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và tạo điều kiện của tổ bộ môn Ngôn ngữ, khoa Ngữ văn

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan