Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4

50 2.6K 2
Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn tập đọc chương trình tiếng việt lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC ********* LƯU THỊ KIM NHÀI BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP LẶP TRONG CÁC BÀI THƠ THUỘC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thu Trang Hà Nôi, tháng 5 năm 2011 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ở bậc Tiểu học, môn Tiếng Việt có nhiệm vụ rèn cho học sinh các kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết để giao tiếp trong mọi lứa tuổi. Thông qua việc học môn Tiếng Việt các em sẽ được cung cấp những kiến thức về Tiếng Việt, về văn hoá của đất nước Việt Nam và các nước trên toàn thế giới. Dạy Tiếng Việt còn có nghĩa là bồi dưỡng cho các em tình yêu Tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng và giàu đẹp của Tiếng Việt, đồng thời góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam mới - con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa có đạo đức, tri thức, năng động và sáng tạo. Hiện nay, các môn học ở bậc Tiểu học nói chung và môn Tiếng Việt nói riêng đều được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Cảm thụ văn học ở Tiểu học là một vấn đề được các thầy cô giáo quan tâm. Việc hình thành và rèn luyện kĩ năng cảm thụ thơ văn cho học sinh bậc Tiểu học cũng có ý nghĩa là giúp các em cảm nhận được cái hay, cái đẹp qua từng bài Tập đọc trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, trong nhà trường Tiểu học lâu nay, khi phân tích, bình giá thơ, giáo viên và học sinh thường ít chú ý đến phân tích các biện pháp tu từ. Đây là một thiếu sót đáng được chúng ta quan tâm. Mỗi biện pháp tu từ đều tạo nên giá trị riêng, trong đó phép điệp và phép lặp là một trong những biện pháp quan trọng trong việc giúp cho học sinh Tiểu học có được ấn tượng mạnh mẽ, gợi ra những xúc cảm về nội dung cũng như ý nghĩa của bài thơ. So với chương trình cũ, chương trình Tiếng Việt sau năm 2000 đã chú ý đưa vào nội dung giảng dạy các biện pháp từ từ, bao gồm cả phép điệp và phép lặp theo cả hai hướng cung cấp lý thuyết và luyện tập kĩ năng phân tích cảm thụ, từ đó học sinh dễ hiểu những bài Tập đọc hơn. Phục vụ nhiệm vụ 3 này, các bài thơ sử dụng phép điệp và phép lặp được tuyển chọn đưa vào chương trình khá nhiều. Từ những đặc điểm trên, tôi thấy rằng việc lựa chọn đối tượng nghiên cứu là phép điệp và phép lặp trong các bài thơ viết cho thiếu nhi trong chương trình Tiểu học là cần thiết, không chỉ để khẳng định một vấn đề lý thuyết mà còn là một cách tiếp cận chương trình sách giáo khoa chuẩn bị cho việc giảng dạy sau này của bản thân ở trường Tiểu học. Chính vì những lý do nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4” để nghiên cứu. 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu lý thuyết về phép điệp và phép lặp Ở cuốn “Phong cách học Tiếng Việt” (Nxb GD, 1998) tác giả Đinh Trọng Lạc đã đề cập đến phép điệp theo hướng xét các phương diện sử dụng: - Phương diện tu từ - Phương diện ngữ âm - Phương diện cú pháp 1.2.2. Góc độ phân tích, cảm thụ văn học a. Nhằm trau dồi khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, tác giả Trần Mạnh Hưởng trong cuốn “Luyện tập về cảm thụ văn học ở Tiểu học” đưa ra các dạng bài tập nhằm giúp học sinh tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi, trong đó có phép điệp và phép lặp bao gồm năm dạng bài tập về cảm thụ tu từ: a.1. Bài tập về tìm hiểu tác dụng của cách dùng từ, đặt câu sinh động. a.2. Bài tập phát hiện những hình ảnh chi tiết có giá trị gợi tả. a.3. Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biên pháp tu từ gần gũi quen thuộc với các em: nhân hoá, so sánh, phép điệp, phép lặp,… 4 a.4. Bài tập về đọc diễn cảm có sáng tạo. a.5. Bài tập về bộc lộ cảm thụ văn học qua viết văn. b. Tác giả Đinh Trọng Lạc đã biên soạn cuốn “Vẻ đẹp của ngôn ngữ văn học qua các bài tập đọc lớp 4, 5” (Nxb Giáo dục, 1999). Cuốn sách đã dành một số trang để nói về phép điệp và phép lặp cũng như đưa ra một số hình thức, dạng bài tập giúp học sinh cảm thụ cái hay, cái đẹp của các bài văn, bài thơ có sử dụng hai biện pháp này Hình thức 1: Tác giả đi vào phân tích các bài thơ có sử dụng phép điệp và phép lặp để các em thấy được cái hay, cái đẹp nhờ sử dụng phép điệp và phép lặp - cảm thụ bài thơ. Hình thức 2: Tác giả đưa ra các bài tập cụ thể để các em hoàn thành, từ đó cảm nhận bài thơ. c. Tác giả Nguyễn Đình Anh trong cuốn “Những bài văn đạt giải quốc gia Tiểu học” (Nxb Nghệ An, 2001) đã xây dựng nên một hệ thống các biện pháp tu từ nói chung và phép điệp, phép lặp nói riêng. Cuốn sách đã đề cập đến việc vận dụng, phát hiện các biện pháp tu từ qua các dạng bài tập. c.1. Tập phát hiện các biện pháp tu từ có trong đoạn thơ, đoạn văn. c.2. Tập cho học sinh sử dụng mô hình vào việc viết văn. d. Cuốn “300 bài tập phong cách học” (Nxb GD, 1999) của tác giả Đinh Trọng Lạc với mục đích rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích được cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ đã đưa ra hệ thống các bài tập trong đó có các bài tập về cảm thụ, phân tích cái hay, cái đẹp của việc sử dụng các biện pháp tu từ ngữ nghĩa (43 bài) nói chung và phép điệp, phép lặp nói riêng. Dạng bài tập chủ yếu là phân tích giá trị nghệ thuật, tìm ra cái hay, cái đẹp trong thơ văn. Như vậy ở góc độ cảm thụ văn học, phép điệp và phép lặp được tác giả nhắc tới và đi sâu vào phân tích, khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau. 5 Tuy nhiên, các tác giả mới dừng lại ở các hiện tượng đơn lẻ, mỗi tác giả chỉ đưa ra một số bài tập, hướng cảm thụ riêng mà chưa có hệ thống nhất định. 1.2.3. Góc độ luyện tập, thực hành và vận dụng làm văn Khi nói về bí quyết viết văn của học sinh, có lần nhà thơ Trần Đăng Khoa phát biểu: “Học sinh phải được viết bằng chính những ấn tượng của mình thì mới hay”. Chính vì vậy mà trong cuốn “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học” (Nxb GD, 2002) với mục đích tạo ấn tượng, đồng thời hướng dẫn học sinh viết văn, tác giả Nguyễn Trí đã đề cập rất tỉ mỉ đến vấn đề sử dụng các biên pháp tu từ trong đó có phép điệp và phép lặp. Qua việc phân tích tài liệu của nhà nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng các ví dụ để minh hoạ cho lí thuyết hay để phân tích, cảm thụ các tác giả đều tập trung lấy ví dụ trong thơ thiếu nhi, đặc biệt là các bài thơ trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học. Để có một cái nhìn hệ thống và khai thác triệt để, hiệu quả phép điệp và phép lặp trong thơ thiếu nhi, đặc biệt là các bài thơ chọn giảng dạy trong chương trình Sách giáo khoa Tiếng Việt sau năm 2000, chúng tôi chọn đề tài “Bước đầu tìm hiểu về phép điệp và phép lặp qua các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4”. Với đề tài này, tôi hy vọng đóng góp thêm một tiếng nói khẳng định vị trí cũng như hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và phép lặp trong thơ viết cho thiếu nhi nói chung, thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học nói riêng. Kết quả thống kê, phân tích của đề tài sẽ là tư liệu cần thiết cho việc giảng dạy sau này. 1.3. Đối tượng nghiên cứu 6 Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu, tôi chọn đối tượng nghiên cứu của đề tài là phép điệp và phép lặp trong các bài Thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Cũng do giới hạn thời gian, chúng tôi chỉ thống kê phép điệp và phép lặp trong các văn bản thơ thuộc phân môn Tập đọc Sách giáo khoa Tiếng Việt 4. Chúng tôi không thống kê phép điệp và phép lặp trong các văn bản văn xuôi ở sách giáo khoa Tiếng Việt 4. 1.5. Mục đích nghiên cứu Đề tài của chúng tôi sẽ tìm hiểu phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4 (chương trình Tiếng Việt sau năm 2000). 1.6. Phương pháp nghiên cứu - Thống kê, phân loại - Phân tích tu từ học - Phương pháp so sánh - Phương pháp tổng hợp, khái quát - Phương pháp nhận xét kết quả thống kê - Phương pháp phân tích kết quả thống kê 1.7. Cấu trúc khóa luận Khóa luận tốt nghiệp của chúng tôi có cấu trúc như sau: Mở đầu Nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Sự thể hiện của phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4 7 Chương 3: Hướng dẫn học sinh học và vận dụng phép điệp và phép lặp trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 Kết luận Tài liệu tham khảo 8 Chương 1 Cơ sở lí luận Đề tài xác định cơ sở lí luận gồm những nội dung như đặc trưng tâm lí lứa tuổi Tiểu học, việc nhận biết và sử dụng phép điệp và phép lặp. Ngoài ra, chúng tôi tập trung xem xét cơ sở ngôn ngữ học của đề tài. 1.1. Cơ sở tâm lí học Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là thứ công cụ có giá trị, có tác dụng vô cùng to lớn. Nó có thể dùng để biểu đạt tất cả những gì mà con người nghĩ ra, nhìn thấy, biết được những vật thể vô cùng rộng lớn, từ những thực thể vật chất đến những giá trị tinh thần trừu tượng mà các giác quan của con người không thể với tới được. Một công cụ mà tính năng có những nét kì diệu như thế phải là một bộ máy, một cơ chế hết sức tinh xảo, phức tạp. Cho nên, học để nắm được ngôn ngữ, cho dù với yêu cầu đặt ra ở mức trung bình cũng không phải chuyện một sớm, một chiều có thể giải quyết ngay được. Mặt khác, ngôn ngữ còn là công cụ để hiện thực hoá tư duy. Ngôn ngữ và tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Người có tư duy tốt sẽ nói năng mạch lạc, trôi chảy. Nếu trau dồi ngôn ngữ tỉ mỉ, chu đáo thì sẽ tạo điều kiện cho tư duy phát triển tốt. Vì thế, hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển tư duy cho học sinh thì phải tổ chức tốt việc rèn luyện ngôn ngữ. Tuy nhiên việc tiếp cận ngôn ngữ nói chung và tiếp cận Tiếng Việt (tiếng mẹ đẻ) nói riêng ở các lứa tuổi khác nhau đều bị chi phối bởi sự phát triển tâm lí lứa tuổi. Chính vì vậy, dạy học biện pháp tu từ trong Tiếng Việt nói chung, phép điệp và phép lặp nói riêng cũng cần phải chú ý đến đặc điểm 9 tâm lí của học sinh để đối chiếu theo đó mà có các phương huớng và phương pháp, biện pháp thích hợp. Trẻ em là sự kết tinh của thời đại dân tộc. Và trẻ em ngày nay chỉ có thể phát triển được thông qua giáo dục và bằng giáo dục nhà trường. Trong trường Tiểu học, học sinh có độ tuổi từ 6 đến 11 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển nhân cách, đặc biệt, các em rất giàu trí tưởng tượng, tư duy cụ thể phát triển, ham thích sáng tạo và rất hồn nhiên trong việc học các phân môn của môn Tiếng Việt. Đặc điểm tình cảm của học sinh Tiểu học rất phát triển. Các em thường biểu hiện cảm xúc trong khi tri giác trực tiếp với các sự vật, hiện tượng. Những hiểu biết mới trong học tập mà các em lĩnh hội được thường làm cho các em rất hưng phấn. Những chi tiết khô khan, không có điểm nhấn rất khó gây trong các em những cảm xúc tích cực, phép điệp và phép lặp giúp có tác dụng nhấn mạnh, tạo ra những cảm xúc, lôi cuốn các em vào đối tượng cần tìm hiểu. Nắm được đặc điểm tâm lí lứa tuổi trên sẽ giúp người dạy lựa chọn được phương pháp dạy hiệu quả. 1.2. Những hiểu biết chung về phép điệp và phép lặp 1.2.1. Phép điệp 1.2.1.1. Khái niệm phép điệp Là biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ, âm, vần, thanh hay cú pháp nhằm mục đích mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những xác cảm trong lòng người đọc, người nghe. 1.2.1.2. Phân loại phép điệp Tuỳ theo từng phương diện được xem xét, tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ” chia phép điệp thành những loại sau đây. 10 a. Xét theo phương diện tu từ cú pháp, có những loại sau a.1. Điệp ngữ Là lặp lại có ý thức những từ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh hoặc gợi ra những xúc cảm trong lòng người đọc, người nghe. Điệp ngữ có cơ sở lí luận là quy luật tâm lí: một vật kích thích, xuất hiện nhiều lần sẽ làm người ta chú ý. Căn cứ vào tính chất của tổ chức cấu trúc, điệp ngữ được chia làm nhiều dạng: + Điệp ngữ nối tiếp: là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau nhằm tạo nên ấn tượng mới mẻ có tính chất tăng tiến: Ví dụ: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công. (Hồ Chí Minh) + Điệp ngữ ngắt quãng: là dạng điệp ngữ trong đó những từ ngữ được lặp lại đứng cách xa nhau nhằm gây một ấn tương nổi bật và có tác dụng âm nhạc rất cao. Ví dụ: Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả cây già Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn thét núi Với khi thét khúc trường ca dữ dội Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng. (Thế Lữ) + Điệp vòng tròn là một dạng điệp ngữ có tác dụng tu từ lớn, chữ cuối câu được láy lại thành chữ đầu câu sau và cứ thế làm cho câu văn, câu thơ liền nhau như đợt sóng [...]... liệt kê các bài thơ cũng như văn xuôi trong phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4 21 Chương 2 Sự thể hiện của phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp 4 Dựa vào những cơ sở lý thuyết đã được trình bày ở chương 1, trong chương 2, chúng tôi xin đưa ra kết quả sử dụng phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc ở chương trình Tiếng Việt lớp 4 đã thống... chiện - Huy Cận Trong chương trình Tiếng Việt lớp 4, số lượng các bài văn xuôi là 37 bài và số lượng các bài thơ là 17 bài Do giới hạn về thời gian, đề tài của mình, chúng tôi chỉ đề cập đến phép điệp và phép lặp trong các bài thơ ở phân môn Tập đọc lớp 4 Tiểu kết chương 1 Như vậy, trong chương 1, chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí luận cơ bản về phép điệp và phép lặp Những lí luận về lí thuyết này... bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm, [10 ,49 ]) 2.3 Nhận xét về hiệu quả thẩm mỹ của phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc lớp 4 2.3.1 Phép điệp 24 2.3.1.1 Điệp âm Điệp âm được sử dụng 18 lần trong tổng số 16 bài thơ được khảo sát trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 gồm những bài sau: Mẹ ốm, Truyện cổ nước mình, Tre Việt Nam, Gà trống và Cáo, Bè xuôi sông La, Chợ tết, Khúc hát... bài Tập đọc ở lớp 1 và 365,5 tiết Tập đọc ở lớp 2, 3, 4, 5 17 Ở lớp 1, Tập đọc được học từ tuần 23 với 42 bài đọc, từ lớp 2 đến lớp 5, Tập đọc được học 31 tuần (không kể 4 tuần ôn tập) Ở lớp 2, mỗi tuần có 4 tiết (3 bài) , ở lớp 3, mỗi tuần có 3,5 tiết (3 bài) Ở lớp 4 và lớp 5 mỗi tuần có 2 tiết Tập đọc 1.3.3.2 Sách giáo khoa dạy học Tập đọc lớp 4 a Các tác phẩm văn xuôi tập một: - Chủ đề Thương người... hóa Nói cách khác, thông qua việc dạy đọc, phải làm cho học sinh thích thú đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi ích với các em trong cả cuộc đời 1.3.3 Nội dung chương trình Tập đọc lớp 4 1.3.3.1 Chương trình dạy học tập đọc Từ năm học 2000 - 2003, chương trình Tiếng Việt 2000 (còn gọi là chương trình 175 tuần) không kể những tuần ôn tập dành cho 5 lớp Tiểu học bao gồm 42 bài Tập đọc ở lớp 1 và 365,5... đồng thời, lấy ví dụ và phân tích hiệu quả nghệ thuật của chúng trong mỗi lần sử dụng 2.1 Tiêu chí thống kê Dựa vào khái niệm và cách thức phân loại phép điệp và phép lặp đã xác định ở chương 1, chúng tôi tiến hành thống kê những trường hợp sử dụng biện pháp tu từ này trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc trong chương trình Tiếng Việt lớp 4 Từ đó, chúng tôi có thể làm nổi bật được các mức độ sử dụng... dụng cũng như dễ dàng phân tích giá trị thẩm mỹ của phép điệp và phép lặp 2.2 Miêu tả kết quả thống kê 2.2.1 Phép điệp Số thứ tự Phép điệp Số lần sử dụng Tỉ lệ 1 Điệp âm 18 16,3% 2 Điệp vần 39 35 ,4% 3 Điệp thanh 4 3,7% 4 Điệp ngữ 43 39,1% 5 Điệp cấu trúc 6 5 ,4% 110 100% Tổng số 22 2.2.2 Phép lặp Số thứ tự Phép lặp Số lần sử dụng Tỉ lệ 1 Lặp liên từ 0 lần 0% 2 Lặp đầu 7 lần 100% 3 Lặp cuối 0 lần 0% 7... cho việc nghiên cứu, tìm hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về phép điệp và phép lặp ở các chương tiếp theo Ở chương này, chúng tôi đã trình bày khái niệm, phân loại phép điệp và phép lặp Cụ thể hơn, chúng tôi cũng đã đưa ra những hiểu biết ban đầu về các tiểu loại của phép điệp và phép lặp cũng như hiệu quả nghệ thuật của chúng Ngoài ra, để giúp mọi người có thể có cái nhìn bao quát hơn về đề tài của mình, chúng... phấp phới bay trong gió Nghĩa là trong sự chịu đựng này, tre vẫn ngầm có ý thức giáo dục con cháu của mình 31 Trong nền thơ ca Việt Nam, không thể không nhắc tới Hồ Chí Minh Người chính là một trong những nhà thơ đi đầu trong việc đưa các biện pháp tu từ vào trong thơ một cách sinh động và hiệu quả Trong phân môn Tập đọc lớp 4 có đưa vào giảng dạy hai bài thơ của người, trong đó, ở bài thơ “Không đề”... ảnh đẹp, phép điệp được sử dụng ở cuối hai câu thơ đã làm cho nhịp thơ thêm nhẹ nhàng, đi sâu và để lại ấn tượng trong lòng người đọc 2.3.1.2 Phép điệp vần Điệp vần là biện pháp được sử dụng với tần số cao thứ hai là 39 lần, chiếm 35 ,4% trong tất cả các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt ngoại trừ bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh Ví dụ: Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái . BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU VỀ PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP LẶP TRONG CÁC BÀI THƠ THUỘC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT LỚP 4 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên nghành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt. sẽ tìm hiểu phép điệp và phép lặp trong các bài thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4 (chương trình Tiếng Việt sau năm 2000). 1.6. Phương pháp nghiên cứu - Thống kê, phân. là phép điệp và phép lặp trong các bài Thơ thuộc phân môn Tập đọc chương trình Tiếng Việt lớp 4. 1 .4. Phạm vi nghiên cứu Cũng do giới hạn thời gian, chúng tôi chỉ thống kê phép điệp và phép

Ngày đăng: 17/07/2015, 07:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan